What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Các vị khách đến Tsarskoye Selo giữa tk 18, vào thời Elizaveta, sẽ phải đợi ở "Dãy sảnh chờ yết kiến" này sau khi qua Cầu thang chính ở cánh nam của cung. Sảnh này được nối với "Đại Sảnh" và do Rastrelli thiết kế. Kiến trúc của nó nhắc lại kiến trúc của Phòng Ngai vàng trong cung: các khung cửa được viền vằng các phù điêu gỗ mạ vàng, phong cách baroque. "Dãy sảnh chờ yết kiến" có 3 phòng. Trần của 3 phòng này vẽ tranh với các chủ đề lần lượt "Sự khải hoàn của thần Bacchus" "Adriane" và "Đỉnh Olympus".
















 

Trong Sảnh chờ 2


Sảnh chờ 3 - bàn ăn bày theo lối xưa




Lò sưởi ốp gốm Hà Lan (nhập khẩu)






Sảnh chờ 3 - tranh trần "Trên đỉnh Olympus"

 

Đại Sảnh, hay Phòng Sáng sủa như tên gọi trong tk 18, là căn phòng rộng nhất Cung Ekaterina. Do Rastrelli thực hiện từ 1752-1756. Phòng rộng 800m2, là nơi tiếp các sứ đoàn, các lễ nghi, đại tiệc, tiệc khiêu vũ và tiệc hóa trang.

Phỏng theo Sảnh Gương của Cung Versailles. Vào chiều tối, Sảnh được chiếu sáng bởi 696 ngọn nến, phản chiếu trên các tấm gương gắn quanh tường. Các trang trí theo lối baroque tạo cảm giác không gian như không có giới hạn, các cửa sổ và tấm gương xen kẽ khắp các bức tường; trần nhà với bức tranh trần lớn được viền bộ khung mạ vàng khiến trông phần trần nhà như mở rộng lên trên.

Các khung và phù điêu trang trí bằng gỗ mạ vàng do 130 nghệ nhân thực hiện theo bản vẽ của Rastrelli và các mẫu do nhà điêu khắc Johann Franz Duncker thực hiện. Bức tranh trần được vẽ năm 1752-54 dựa trên phác thảo của họa sĩ trang trí người Venice, Giuseppe Valeriani, tới Nga theo lời mời của Rastrelli. Ông được hỗ trợ bởi Antonio Peresinotti và nhiều họa sĩ Nga khác: anh em nhà Belsky và Firsov, S. Ivanov, N. Afanasyev, B. Sukhodolsky, G. Kozlov, I. Vasilyev và M. Sergeyev. Bộ tranh trần chia thành 2 phần: Câu chuyện về nước Nga, Câu chuyện về Hòa bình và Câu chuyện về Chiến thắng.




















 
"Phòng Trưng Bày": gồm có 2 phòng. vốn xưa kia là nơi trữ đồ ăn bằng bạc, vải trải bàn, đồ sứ. Hiện nay trưng bày trong phòng là các mảng phù điêu trang trí bằng gỗ còn sót lại sau chiến tranh: các mảng trần, tường mạ vàng cũ từ Đại Sảnh. Trong phòng cũng trưng bày mô hình của Đại Cung làm từ 1744, mô tả từng giai đoạn xây dựng.


mô hình của Đại Cung làm từ 1744, mô tả từng giai đoạn xây dựng



các mảng phù điêu trang trí bằng gỗ còn sót lại sau chiến tranh

 

Cầu thang chính: sau WW2, cầu thang chính bị phá hủy do cháy, chỉ còn 1 phần các món đồ sứ (sứ Trung Hoa và Nhật tk 18-19) trưng bày ở đây được sơ tán kịp thời.


 
Thật tuyệt vời, mong xem phòng Hổ phách. Quả thật là mặc dù đã 3 lần đến St Petersburg nhưng chưa có dịp vào bên trong cung điện tráng lệ bậc nhất thế giới này, có lẽ nó sánh ngang với cung điện Madrid về độ xa hoa, cầu kỳ và tráng lệ. Muốn vào bên trong cung điện này mùa hè, bạn phải đi theo tour mới có vé, hoặc chờ vài tiếng xếp hàng đến chiều họ mới cho khách lẻ vào thăm. Tuyệt tác, cám ơn danngoc.
 

Kế đó là "Phòng Chân dung" nơi trưng bày chân dung các vị hoàng đế và nữ hoàng Nga. Trong hình là tượng Nữ hoàng Elizaveta Petrovna.



Piotr I, cha của Elizaveta Petrovna, người đã cho xây cung điện này.



Ekaterina II
 
Không phủ nhận việc Ekaterina II ham trai đẹp và xài rất hao, nhưng một trong những giai thoại hay được giới tuyên truyền sau CMT2 sử dụng, đó là "các ngôi làng Potiomkin". Mục đích họ khai thác là để bêu xấu sự xa hoa, sa đọa của phong kiến Nga. Nhưng cũng có các nghi ngờ về tính chân thực của giai thoại này. Chính Potiomkin là người khởi đầu đưa dân đến vùng đất mới bên bờ Biển Đen, gọi là vùng Novorossia (Tân Nga). Nước Nga lấy lại nó sau chiến tranh Nga-Thổ, theo điều khoản của Hòa ước Kuchuk-Kainarzji. Nhờ sự kết hợp nhiều bước được vạch ra và thực hiện bởi Potiomkin, vùng Crimea cũng mau chóng trở thành một phần của Đế quốc Nga. Chỉ trong 4 năm, Potiomkin đã thu hút 400.000 cư dân tới các vùng đất mới, lập ra các thành phố Ekaterinoslav, Nikolaiev, Mariupol, Kherson và Sevastopol, tạo căn cứ cho Hạm đội Biển Đen. Ông mời Ekaterina đích thân đi thanh sát cuộc sống tại các vùng đất mới. Ông tổ chức toàn bộ chuyến đi của Nữ hoàng cho tới tận những tiểu tiết nhỏ nhất. Chuyến đi kéo dài 6 tháng và băng qua 6.034 km. Tại mỗi trong số 35 thành phố, một lễ tiếp đón long trọng có vũ hội, kịch và pháo hoa được tổ chức để vinh danh Nữ hoàng. Sau chuyến đi, xuất hiện cụm từ “các ngôi làng Potiomkin”. Mọi người đồn là các ngôi làng Nữ hoàng được thấy trên đường đi được dựng từ các tấm ván, rằng nông dân là diễn viên và rằng chỉ có một đám diễn ấy cứ di chuyển từ làng này qua làng khác. Các nhà ngoại giao nước ngoài đi cùng đoàn đã dựng lên giai thoại trên. Họ tìm cách thuyết phục chính phủ mình là nước Nga chưa củng cố được vị thế của mình tại các vùng lãnh thổ mới. Mục đích của họ là gì thì ta cũng dễ hiểu.

Grigory Potiomkin là chồng chính thức thứ 2 của Ekaterina. Ekaterina viết cho Công tước Potiomkin: "Vấn đề là trái tim ta từ chối sống thiếu tình yêu. Nếu khanh muốn ta trở thành của khanh trọn đời, hãy thể hiện cho ta tình bạn cũng nhiều như tình yêu, nhất là phải yêu ta và nói với ta sự thật". Potiomkin hóa ra rất phù hợp vai trò người tình hoàng cung. Ngài gọi ông là “Học trò của ta, bạn ta, thần tượng của ta”. Khi Potiomkin đi làm nhiệm vụ, ra trận hay đi kinh lý, ngài viết những lá thư dịu dàng gửi ông, gọi ông là "chồng yêu của ta". Chuyện tình bất đầu từ mùa xuân, đến mùa hè Ekaterina làm đám cưới với người yêu. Đám cưới bí mật của Ekaterina và Potiomkin diễn ra ngày 8/6/1774 tại nhà thờ Thánh Sampsony Strannoprymets ở tỉnh Vyborg. Một năm sau họ sinh được con gái Elizaveta Grigoryevna. Cô bé được lấy theo họ cha nhưng cắt ngắn – Tiomkina. Một năm sau, quan hệ giữa họ lâm vào khủng hoảng: Hai người tính cách mạnh đều tìm cách ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng bất thành. Một lần Potiomkin đi kinh lý một tỉnh nọ, Ekaterina kiếm được một tình nhân khác - Đại tá Piotr Zavadovsky. Potiomkin đau khổ vô cùng, thậm chí viết thư cho Nữ hoàng: “Những người đánh mất vị trí của mình thì sống như đã chết". Tuy nhiên, ngài đã quyết định và trả lời chồng: "Trung thành, trước hết là phải phục tùng".
 
Last edited:

Hoàng đế Pavel I.
Hoàng tử Pavel Petrovich ra đời là một sự kiện hết sức vui mừng. Là chắt của Piotr Đại đế, ngài bít được chỗ trống kế vị. Ngài sống phần lớn đời mình dưới cái bóng bà mẹ vĩ đại của mình. Ngài sống trong thế giới riêng mình mà ngài đã tỉ mẩn tạo ra. Nhiều người nghĩ rằng ngài mất trí. Chẳng bao lâu sau khi ngài chào đời, bà nội ngài, Nữ hoàng Elizaveta Petrovna, đã tước ngài khỏi tay mẹ ngài, sau này là Ekaterina Đại đế, và chỉ cho người mẹ được gặp con có 1 lần mỗi tuần. Mọi người đồn rằng cha thật của ngài là quan thị vệ Saltykov. Chỉ khi Pavel Petrovich lớn lên, những người thời đó mới nhận ra tính điên và tác phong quân sự ngài thừa hưởng từ cha ngài. Vị hoàng đế tương lai được học 5 ngoại ngữ, sử, văn, toán, vật lý, đồ họa và kiến trúc. Cưỡi ngựa, đánh kiếm, khiêu vũ, dùng máy tiện và cờ vua là các môn bắt buộc. Chương trình không bắt buộc có các khoa học quân sự, nhưng Pavel vẫn khăng khăng đòi học. Ngài xấu hổ về mẹ mình Ekaterina II, người mà ngài xem là dâm đãng; ngài sợ hãi đám tình nhân của bà và cảm thấy ngột ngạt trong không khí phù phiếm của triều đình.

Chương trình huấn luyện Gatchina của Pavel đã đi vào huyền thoại. Trước khi một người đi nhận ca gác, anh ta được vít vào một cái khung đặc biệt trong vài giờ để giữ lưng và đầu cho thẳng và tập giữ bất động. Quần chẽn trắng bị nhúng ướt và để hong khô trên người sao cho không còn một nếp nhăn nhỏ. Các sĩ quan dạy binh sĩ đi đều bước với một cốc nước để trên đầu. Nếu nước sánh ra, có nghĩa là họ bước đi chưa đủ thẳng. Cách sải bước diễu binh của lính nghi vệ mà ta thấy trong các buổi lễ long trọng ngày nay vốn là kiểu bước bình thường vào thời Pavel.



Hoàng đế Aleksandr I.
Aleksandr tập hợp một nhóm gồm các bạn bè ngài và các người cùng chí hướng, những nhà tự do được giáo dục theo phong cách Châu Âu. Một cuộc cải cách giáo dục tiến bộ được tiến hành (giáo dục bậc cao được mở ra cho mọi tầng lớp, việc kiểm duyệt bị hạn chế, mở cửa 5 trường đại học mới), thực hiện nỗ lực đầu tiên để giải quyết vấn đề nông nô.



Bàn giấy, làm sau 1787. Nghệ nhân Verentennikov.


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,618
Bài viết
1,154,008
Members
190,149
Latest member
inhopgiaycarton
Back
Top