What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Rồi thì chúng tôi cũng đến điểm hẹn là nhà anh Hồ Khanh, người sẽ cùng với 3 người bạn của mình giúp chúng tôi đi Sơn Đoòng. Địa điểm này cách nơi chúng tôi ăn sáng cũng không xa và rất gần ngã ba rẽ vào đường 20 anh hùng.


IMG_8576.jpg


Quán nhỏ ven đường là điểm tập kết, đón người dẫn đường của đoàn



Lúc chúng tôi đến, các anh đã có ở đó và chuẩn bị đầy đủ những thứ lương thực cần thiết để mang đi. Nói về Hồ Khanh thì ai cũng biết vì anh gắn liền với việc đưa đoàn thám hiểm của BCRA đi khám phá hang Sơn Đoòng và nhiều hang khác trong hệ thống các hang động vùng Phong nha-Kẻ Bàng. Tuy nhiên, chỉ đến khi các số liệu, hình ảnh về Sơn Đoòng được công bố, người ta mới biết đến các giá trị to lớn của cái hang này, nơi anh Khanh cùng các bạn mình đã đến từ hàng trục năm trước. Và đương nhiên người dẫn đường là một trong những người có công nhất. Và lúc đầu, xuýt chút nữa cái hang này đã mang tên anh.


IMG_8577.jpg


Căn nhà nhỏ bốn gian lợp ngói, anh Khanh được thừa hưởng từ người cha của mình



Anh khanh sinh năm 1969, người săn chắc, hiền lành và cởi mở. Anh Khanh giờ là ông chủ quán "Hồ trên núi", một quán bán giải khát và đồ ăn nhẹ do chính vợ anh bán và phục vụ. Cả nhà anh sống chủ yếu nhờ cái quán này nhưng nó cũng không đông lắm. Dù ở mặt đường nhưng nó lại nằm sâu cuối con đường thị trấn, nơi du khách ít khi đi vào đây. Khách thường lên bến thuyền ở phía ngoài, đi theo sông Son phía sau nhà anh Khanh vào động Phong Nha. Anh Khanh giờ cũng không còn đi kiếm trầm hương hay làm nghề sơn tràng như ngày xưa. Tôi thấy anh không còn nhiều nét lam lũ như những người bạn đi cùng đoàn của mình. Giờ anh nổi tiếng hơn trước nhưng chắc cuộc sống cũng không khá lên nhiều.


IMG_0007.jpg


IMG_0010.jpg


Hy vọng sau này, khi hang Sơn Đoòng cho phép khai thác du lịch,
nơi đây sẽ là địa điểm cung cấp dịch vụ dẫn đường như đi leo Phan vậy. Ảnh Sami​
 
Trong căn quán nhỏ rất sạch sẽ và trang trí đơn giản bằng những thân tre nhỏ, mọi người gặp gỡ làm quen với nhau rất chân tình. Lần này em được đi cùng với nhiều các gạo cội trong Phượt lên đã học hỏi được rất nhiều. Em sẽ kể dần trong suốt chuyến đi.


IMG_8580.jpg


Mọi người quây quần bên tách cà phê đen do bác Big đã gọi vào đặt trước để quán chuẩn bị sẵn.



IMG_8575.jpg


Anh Hồ Khanh là trung tâm chú ý với rất nhiều câu hỏi được các thành viên trong đoàn đưa ra.
Nhiều lúc anh không biết phải bắt đầu như thế nào mà chỉ cười hiền lành.



DSC06783.jpg


Chúng tôi chụp chung một tấm ảnh cả đoàn. Trong ảnh có anh áo trắng là lái xe.
Anh chỉ đưa chúng tôi đến cửa rừng chứ không đi đợt này. Ảnh lão Big
 
Sau khi nhóm dẫn đường của anh Hồ Khanh nhập với đoàn chúng tôi thì bây giờ số người đã lên đến 16 không kể 2 lái xe. Ngoài ra còn các loại ba lô lủng củng, nồi xong, gạo, thịt mắm muối...tất tần tật chất lên 2 cái xe innova 7 chỗ. Từ đây vào đến cửa rừng còn hơn 30 km nữa chứ không ít nhưng mà cũng chẳng còn cách nào. Tôi ngồi ghế trước ôm bao gạo máy chục cân không còn chỗ để chân.


IMG_8579.jpg


Hai em xe phải cõng tất cả 18 người với bao nhiêu hàng hóa. Cũng may đường tốt nên không có vấn đề gì.
Xa xa cách vị trí đỗ xe một đoạn chính là Ngã ba rẽ vào đường 20.


Lúc ở trong quán tôi nhìn thấy mọi người chuẩn bị thịt lợn còn tươi còn nguyên tảng lớn, để kín trong cái nồi gang to sau đó cho vào bao dứa. Có ba cái nồi gang tất cả. Các bác đều biết nồi gang nó dày và nặng thế nào và tôi cũng thắc mắc sao các anh không mang nồi nhôm. Thức ăn 3 ngày trong rừng trông cậy tất cả vào số thịt lợn đó. Trời nắng, thịt tươi, đi lâu ngày nữa... cuối cùng nó như nào chắc không cần nói các bác cũng đoán ra:)). Chuyện hay lắm, cũng là kinh nghiệm quý khi đi Phượt.



IMG_9173.jpg


Km0 con đường 20, nối đường Đông và Tây Trường Sơn thời chống Mỹ.
Trông nó đơn giản và xấu tệ, không xứng đáng với chiến công lẫy lừng và những kỳ tích mà nó mang lại.​


Thực ra, tôi chỉ phát hiện ra tấm biển này khi đã yên vị trong xe. Xe đi rất nhanh nên không thể dừng lại chụp ảnh. Chỉ kịp nhìn lướt qua rồi đi thôi. Tấm ảnh này là tôi chụp khi về. Tôi nói anh lái xe cho xuống đi bộ quanh khu đó vì về quán rất gần. Tiện đây thì đưa ảnh ra luôn cho liền mạch. Như vậy con đường 20 lịch sử được bắt đầu từ đây.

Và nếu không rẽ vào đường 20 mà đi quá lên phía trên một chút có một tượng đài kỷ niệm con đường này. Là tôi nghĩ vậy vì nó bị rào kín xung quanh và chẳng có chỗ nào ghi chép cái gì giới thiệu với du khách. Nhìn cây cột bê tông to đùng với nhánh dây leo được trạm khắc xù xì tôi chịu không hiểu ý người ta muốn nói cái gì khi xây cái công trình này. Trên đỉnh cột lại có những nhánh xòe ra như là cánh của đuôi bom Mỹ vậy. Có thể tôi dốt chăng?


IMG_9177.jpg


Tôi đoán đây là cây tre vì nó có đốt. Nó có vẻ như chưa làm song nhưng đã bắt đầu rêu mốc và bị bỏ ngang.
Việc rào kín cái cột này khiến mọi người không thể đến gần trông rất phản cảm.



IMG_9179.jpg


Ngã ba đường 20 nhìn từ phía cây cột bê tông lại.
Không hiểu sao người dân đổ một đống phân bò to lắm đúng giữa cái ngã ba này.



IMG_9180.jpg


Cột cây số bên ngã ba bị đá che gần hết.
 
IMG_9177.jpg


Tôi đoán đây là cây tre vì nó có đốt. Nó có vẻ như chưa làm song nhưng đã bắt đầu rêu mốc và bị bỏ ngang.
Việc rào kín cái cột này khiến mọi người không thể đến gần trông rất phản cảm.



Không biết cột đá sự tích trầu cau dựng ở đây có ý nghĩa gì nữa ?? tra ra có tí Nguồn
 
@Voòng chủ xị: Cụ nói thế làm em ngại quá. Chẳng qua cũng chỉ là tiện tay dắt dê thôi cụ ạ=)).

@ViFiMan: Bạn nói tôi mới để ý kỹ cái cây kia. Ở các bức ảnh dưới đây nó còn có chùm quả nữa. Thực ra, tôi đã cố chọn cái đẹp nhất trong mấy bức ảnh tôi chụp cái cột này để các bác thấy nó ít bị hoang phế đi một chút. Tôi thấy nó chưa làm song lại đặt trong khung cảnh xung quanh nhà cửa, cây cối lam nham. Dưới gốc thì cây dại mọc đầy, gạch đá lổn nhổn có quây lưới thép. Dù với bất cứ mục đích gì và đã bỏ ra bao nhiêu tiền, cái công trình này không mang lại cho tôi hiểu biết gì thêm về vùng đất anh hùng trong chiến tranh này. Và tôi cũng không có ý định tìm hiểu tiếp:(


IMG_9174.jpg


IMG_9176.jpg
 
IMG_8582.jpg


Con đường 20 tuy không to nhưng bằng phẳng. Xa xa kia chính là Núi đôi Quảng Bình.
Núi đôi này nằm gần Trạm Kiểm lâm số 4-Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng-Quảng Bình.


Đường 20 nối từ Đông Trường Sơn qua Tây Trường Sơn dài cả thảy 16 km. Tôi biết điều này vì nó được ghi trên một biển chỉ dẫn. Do nó nằm lọt trong Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (một loại rừng đặc dụng) nên nó được bảo vệ tương đối nghiêm ngặt. Cơ quan chuyên trách quản lý rừng là Kiểm lâm. Hồi xưa, lực lượng này được coi là bán vũ trang, hoạt động như một đơn vị quân sự, được trang bị súng và công cụ hỗ trợ. Nhưng sau này các chức năng vũ trang bị bỏ đi nên quyền lực cũng giảm.

Đầu tiên là Trạm kiểm lâm số 4 có barie chắn tất cả các xe. Phương tiện qua lại dù là xe máy đều phải xuất trình giấy tờ, nêu rõ mục đích đi lại...Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Bác Big vào trình các loại giấy tờ cùng danh sách tên của tất cả các thành viên trong đoàn có ghi rõ số chứng minh thư, địa chỉ thường trú. Do đã có làm việc và biết kế hoạch từ trước nên thủ tục cũng khá nhanh.


IMG_4979.jpg


IMG_4980.jpg


Cổng xây giả đá khá đồ sộ. Còn có cả biểu tượng Di sản thiên nhiên Thế giới​



DSC_0073.jpg


Mấy anh kiểm lâm trẻ ra mở cổng. Trông các anh có vẻ căng thẳng khi gặp đoàn cán bộ Trung ương
đi tuần núi, ông nào ông nấy quần áo rằn ri, râu ria xồm xoàm, tướng tá dữ tợn=))



DSC_0075.jpg


Barie đã mở rồi, đi tiếp các bác ơi
 
Last edited:
Dù với bất cứ mục đích gì và đã bỏ ra bao nhiêu tiền, cái công trình này không mang lại cho tôi hiểu biết gì thêm về vùng đất anh hùng trong chiến tranh này. Và tôi cũng không có ý định tìm hiểu tiếp:(


IMG_9174.jpg



Hì, xen ngang tí dù bác đã "bỏ qua" cái này rồi. Nó là tác phẩm của một ông "điêu khắc gia", tên là Trầu cau Cây đá. Ông này định bỏ tiền biến chỗ này thành một trung tâm với các loại tượng đá, kết hợp du lịch, nghỉ ngơi... đại khái là cũng kì vọng lắm.

Mỗi tội bỏ hoang đã 6 - 7 năm rồi.​
 
Trên đường 20 còn có một công trình nữa đang xây dựng. Ở đây đã nằm trong vùng lõi của rừng đặc dụng thì việc xây dựng cái gì là cực kỳ khó. Trừ phi đây là một công trình gì đó phục vụ cho việc tưởng niệm hay cho chính mục đích bảo vệ vườn. Tôi thấy rất đông công nhân và xe, máy cùng đất đá vật liệu ngổn ngang. Giữa rừng núi bao la xanh ngắt, đất đỏ đào lên trông cứ như là một nốt ghẻ lớn vậy. Thoáng nghĩ như vậy, tôi cũng không buồn chụp cái ảnh nào. Nhưng thực ra lại là một sai lầm vì giờ đây viết suông không có ảnh:(


IMG_9166.jpg


Tấm biển chỉ đường quý giá khi cả ngày chả gặp được ai để hỏi đường.
Gần ngã tư này có một cây cầu bê tông tương đối lớn mà tôi quên mất tên


Đường 20 ăn vào đường Tây Trường Sơn ở một ngã tư lớn. Một đường đi Lào qua cửa khẩu Cà Roòng, Đường vào Nam qua Khe Sanh, Đường ra Bắc qua Khe Gát. Chúng tôi xuôi về Nam đến cây số 35. Đến đoạn này, đường chuyển sang loại đổ bê tông chứ không trải nhựa nữa. Và đường cũng nhỏ. Hai bên đường thực vật xanh rì và hầu như không thấy có dấu vết tác động của con người. Tuy vậy cũng không nhìn thấy cây to.


IMG_8585.jpg


Một đoạn trên đường Tây Trường Sơn gần trạm Kiểm lẩm 37​


Chúng tôi dừng lại trình diện một lần nữa ở trạm Kiểm lâm 37. Tôi đoán nó tên là 37 vì nó được đặt gần cây số 37 của con đường này chứ không phải nó được đánh số theo thứ tự. Ở đây ngoài trạm số 4 như đã kể ở trên còn có trạm 40 nữa. Trạm này thuộc Kiểm lâm vườn Quốc gia. Do vườn này trực thuộc tỉnh Quảng Bình nên kiểm lâm vườn tương đương với Hạt kiểm lâm huyện. Nhân tiện cũng trao đổi thêm là ở Việt Nam hiện nay chỉ còn 6 vườn Quốc gia thuộc Trung ương (Bộ NN-PTNT) thôi, ví dụ như Cúc Phương, Nam Cát Tiên...



IMG_8587.jpg


Và đây, trạm Kiểm lâm 37, nơi cử bốn kiểm lâm đi cùng chúng tôi.
 
Last edited:
Trạm kiêm lâm 37 là một ngôi nhà cấp 4 có 3 gian lợp ngói. Để có chỗ sinh hoạt rộng rãi hơn, một cái mái vẩy được làm chìa ra phía trước lợp tôn. Người sẽ thay nhau đi tuần rừng trong phạm vi mình quản lý. Lúc chúng tôi đến một nhóm 4 anh trong đó có trạm trưởng đã đi vào rừng từ ngày hôm trước và sẽ đợi chúng tôi trong đó. Và cũng rất may là như vậy chứ 2 cái xe kia không thể cõng thêm 4 người. Trong trạm còn lại 4 anh kiểm lâm. Họ rất cởi mở và thân thiện dù sự có mặt chúng tôi ở đây, trên địa bàn quản lý của trạm, tạo thêm nhiều trách nhiệm cho họ:).


IMG_8584.jpg



IMG_4982.jpg



DSC_0076.jpg


Lão Big lại tất tả vào trạm đưa giấy tờ.


DSC06784.jpg


Chúng tôi cũng điền tên, địa chỉ...vào danh sách để lưu lại một bản tại trạm.
 
Last edited:
Trạm Kiểm lâm 37 có tất cả 14 người do một trạm trưởng phụ trách. Quân số được chia thành 3 đội, mỗi đội 4 người. Họ thay nhau, luân phiên đi tuần tra trong khu vực phụ trách của trạm mỗi đợt liên tục trong 4 ngày. Theo biên chế chung thì một kiểm lâm phụ trách 1000 ha rừng. Mỗi lần đi, họ mang theo gạo, nồi nấu cơm, võng...để có thể cắm trại ở ngay trong rừng. Nói chung đây là vùng lõi và cực ít dân cư sinh sống nên không phải quá lo về sự xâm hại của dân địa phương. Việc tuần tra là để phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ phá rừng do người nơi khác đến là chính. Do đó mỗi khi đi rừng, họ thường ít gặp dân. Khu tuần tra này cũng không có sóng điện thoại nên cần liên lạc, họ phải ngược lên trạm 40 để gọi.


IMG_8588.jpg



IMG_8589.jpg


Bên trong căn nhà cấp 4 trạm 37, vật dụng đơn giản phục vụ cho cuộc sống của 14 người.



Trong trạm rất may là có điện thoại cố định và điện sinh hoạt, nếu không cái trạm này sẽ hoàn toàn biệt lập với bên ngoài. Tôi chạy vào xem thấy các anh cũng có một cái TV còn lại xung quanh là những tấm phản gỗ lớn được đóng liền luôn vào các cột nhà làm chỗ ngủ. Lúc cả trạm mà tập trung đủ ở đây chắc cũng không đủ chỗ nằm.


IMG_8590.jpg


Bản đồ khu vực trạm quản lý thuộc xã Tân Trạch



DSC06787.jpg



DSC06788.jpg


Cả đoàn chụp ảnh lấy khí thế ở trạm 37 trước khi đi. Ảnh lão Big.



IMG_8586.jpg


Chúng tôi còn phải đi thêm chục cây nữa mới đến lối mòn đi Sơn Đoòng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,924
Bài viết
1,156,683
Members
190,269
Latest member
NutGarden
Back
Top