What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Sera

Thôi không bàn xa nữa, kẻo lại không viết xong nổi topic trong tháng này !!! Sau khi đi xong thì tha hồ bàn luận. Thực ra tôi còn muốn tiện đây sẽ viết về những điều mình biết về văn hóa, Phật giáo Tạng, nhưng để cuối chuyến đi nhé.

@ms.huong: đúng là bạn Tenzin, tôi không nhớ họ bạn í, nhưng khách VN bạn ấy dẫn nhiều rồi. Bạn ấy nhớ nhất đoàn năm ngoái 17 người với những 16 quý cô.

Tiếp tục vài hình ảnh về tu viện Sera.

Một ngõ nhỏ

11132007696_0f1edc5a29_z.jpg


Bức này chụp trong điện, nhưng bị nhòe, thành ra tôi lại thấy hay hay. Đại sư Tông Khách Ba ngồi trên điện, bên dưới là Dalai Lama thứ 3, tức là đệ tử 4 đời của ngài. Tự nhiên khuôn mặt của Đại sư nhòe sang lại như nhìn về hai chỗ...

11132157563_905772edbb_c.jpg
 
Last edited:
Luận pháp và Nghị trường

11131970945_361533d819_c.jpg


Luận pháp ở Sera thì mọi người viết nhiều quá rồi. Chỉ là so với Drepung buổi sáng, thì tôi nói đùa rằng Drepung là luận pháp kiểu sinh viên năm cuối, còn ở Sera là sinh viên năm đầu. Ở Sera chia thành nhóm nhỏ và luận ồn ào, hoa chân múa tay rất là vui vẻ, thậm chí như là trình diễn cho khách và người cúng dường xem. Còn luận pháp ở Drepung buổi sáng là tranh luận cho chính các sư xem, nên khác biệt khá rõ. Còn về nội dung thì chịu.

Bên ngoài cổng vườn luận pháp, Lymy nghe được đoạn này:

Tour guide: - Bà thấy các sư tranh luận thế nào?

Bà du khách Pháp: - Tao hiểu hết, chả có gì khó hiểu cả. Quốc hội nước tao cũng y như thế này mà !!
 
Re: Luận pháp và Nghị trường

Bên ngoài cổng vườn luận pháp, Lymy nghe được đoạn này:

Tour guide: - Bà thấy các sư tranh luận thế nào?

Bà du khách Pháp: - Tao hiểu hết, chả có gì khó hiểu cả. Quốc hội nước tao cũng y như thế này mà !!

Xem ra em toàn được nghe những thứ kì khôi. Bà du khách ấy bảo: Ôi trời. Quốc hội nước tao năm nào cũng diễn trò này, nói được ai hiểu chết liền. Hoá ra tao đi tới nửa vòng trái đất đến đây để nghe những điều ngày nào cũng diễn trên TV, ha ha!!!
 
Barkhor

Rời Sera, xe thả chúng tôi ở gần Barkhor, và ba đứa lại tiếp tục công cuộc khảo sát khu vực quanh quảng trường, với các ngõ phố mua bán đồ.

11131996596_50976154e4_c.jpg


Barkhor buổi chiều nắng rực. Nhanh chóng... lạc nhau, nên tôi đi một vòng kora quanh Jokhang và đi xem các hàng quán. Các sạp lưu động bán đồ lưu niệm trước kia có rất nhiều quanh Barkhor giờ được gom vào một khu nhà to ở cách đó cả mấy trăm mét, chỉ còn những cửa hàng là nhà có gian hàng hẳn hoi, đồ đẹp hơn nhưng cũng đắt hơn. Nếu với những sạp nhỏ bạn có thể mặc cả xuống giá 1/3, thì với các cửa hàng việc mặc cả xuống 1/2 là rất khó, thậm chí nhiều chỗ không mặc cả được.

Cuối cùng tôi mua một chiếc chuông và một cây chử.

11217807225_951774fe5d.jpg


Chuông này gọi là chuông kim cương, vì có gắn ở tay cầm một biểu tượng năm mũi. Cây kim cương chử (chùy kim cương) là pháp khí đặc trưng của Kim cương thừa - Mật tông. Chử hai đầu, mỗi đầu có năm mũi, một mũi giữa và bốn mũi xung quanh tượng trưng cho Ngũ trí, Ngũ Phật, Ngũ nguyên. Chử khi cầm là để kiên cố chân tâm, định lại chính tâm mình; chử cũng là vật để hàng ma. Tôi nghe kĩ ba cái chuông và chọn chiếc này vì thấy âm thanh tốt nhất. Tiếng chuông để nhắc nhở, khai mở trí tuệ, Chử để đại định và từ bi. Sau này chiếc Chử tôi đã mang theo vào Potala và Jokhang, đặt lên các bàn thờ thiêng liêng nhất ở đó.

Hai pháp khí này trong Mật giáo thuộc loại rất mạnh, có thể nói là mạnh nhất, cho nên không nhiều người mua về.
 
Buổi tối

Trong đoàn chỉ có 3 chúng tôi chưa lên Lhasa nên mới hào hứng với Drepung, Sera, Barkhor đến thế; 4 người khác the Lhapka đi chợ, nơi vẽ tranh thangka và những điều thú vị khác nữa.

Bảy giờ tối, tôi về khách sạn rồi cùng mọi người đến nhà Lhapka ăn tối. Không biết các đoàn khác có được bạn mời như thế không, còn tôi rất vui. Nhà bạn nằm trong một khu tập thể cũ ở gần khách sạn, đi vòng vèo trong ngõ. Căn nhà nhỏ ấm cúng đón đám khách bởi những nụ cười thân thiện, bởi đứa trẻ lấp ló sau cửa, bởi những món ăn Tạng được nấu khéo léo và chắc là có phần điều chỉnh cho đám thực khách Việt Nam, bởi tôi thấy có rất nhiều rau !

Vào giữa bữa tối, mẹ của chủ nhà bước ra; bà cụ ngoài 70 tuổi, rất thân thiện và vui tính. Bà ra hiệu cho tất cả nâng ly, và một mình cụ đấu với tất cả, mọi người cười nghiêng ngả. Tôi không uống được nên phải dấu ly đi.

Tám rưỡi tối, chúng tôi ra về, lòng ấm áp với những gì đã trải qua.

Có một chút cay trong mắt: Giữa nhà Lhapka, trên vị trí cao nhất có treo một bức áp phích lớn được quàng khăn trắng chúc phúc với chân dung bốn người: Mao - Đặng - Giang - Hồ và dòng chữ đỏ chót: Khánh chúc 60 năm giải phóng Tây Tang. Ở đây mọi nhà, mọi ngôi đền chùa đều phải làm thế và luôn bị công an dò xét.

Trong khi mọi người về nghỉ, tôi đi bộ một mình ra quảng trường Potala, và về khách sạn khi đã 10 giờ tối. Vậy là hôm nay tôi lang thang gần như không nghỉ từ 8 giờ sáng đến lúc này.

Ngày mai sẽ lên đường. Tôi cũng đã viết quá dài với những ngày đầu này rồi.

11131964405_11df4e63eb_c.jpg
 
Re: Buổi tối

Có một chút cay trong mắt: Giữa nhà Lhapka, trên vị trí cao nhất có treo một bức áp phích lớn được quàng khăn trắng chúc phúc với chân dung bốn người: Mao - Đặng - Giang - Hồ và dòng chữ đỏ chót: Khánh chúc 60 năm giải phóng Tây Tang. Ở đây mọi nhà, mọi ngôi đền chùa đều phải làm thế và luôn bị công an dò xét.

Ô chắc nhà này cũng có chút làm ăn với chính quyền nên bày vẽ thế chứ hàng trăm triệu dân Tạng thì ảnh đâu cho đủ hả bác. Với lại làm thế này người ở trong ngoài nước người ta coi thường, thời đại thông tin lại muốn làm đại ka của thế giới chắc không ấu trĩ thế này.
 
Re: Buổi tối

Ô chắc nhà này cũng có chút làm ăn với chính quyền nên bày vẽ thế chứ hàng trăm triệu dân Tạng thì ảnh đâu cho đủ hả bác. Với lại làm thế này người ở trong ngoài nước người ta coi thường, thời đại thông tin lại muốn làm đại ka của thế giới chắc không ấu trĩ thế này.

Chúng tôi đã vào không chỉ nhà này, một quán trà, một tu viện giữa núi xa, một gian điện thiêng liêng nơi bày hai bức thangka cổ nhất và quý giá nhất của Tibet, một cửa hàng tạp hóa ở nơi heo hút, đều có cả. TQ khó khăn trong in ấn lắm sao mà không in nổi vài triệu hoặc vài chục triệu cái (đính chính là dân Tạng có 6 triệu thôi, lấy đâu ra vài trăm triệu)?

Chính sách của TQ với Tibet thay đổi và siết chặt từng ngày cơ.

Từ năm 2008 đến giờ có khoảng 200 người Tạng tự thiêu, những điều đó có được công bố không, thế thì TQ ngán gì đâu mà không làm các xảo thuật của mình.

Tenzin nói với chúng tôi: Trước cửa điện thờ đều có các Guard (tức là tranh tường vẽ 4 vị Thiên vương), còn đây chính là 4 New Guards của người Tạng đấy ! Và từ đó trong cuộc nói chuyện, khi muốn nói về các nhân vật kia thì chúng tôi thường dùng từ "the new Guard" cả.

Vì khó chịu với cái áp phích có khắp nơi này, tôi cố tránh nó khi chụp ảnh, thành ra cũng không có. Tìm trên mạng chắc ra ngay thôi, nhưng chỉ thêm khó chịu, cũng chả khác gì cái cờ cao chót vót cắm trên nóc các tu viện, các căn nhà cả.
 
Last edited:
Khởi hành

Như vậy là sau hai đêm ở Lhasa, sáng ngày 13/11, 8h sáng chúng tôi khởi hành đi về phía Đông, khi mặt trời còn chưa lên khỏi dãy núi phía sau. Lần này xách đồ xuống nhanh chóng và chất lên hai chiếc Landcruise đã chờ sẵn.

Một xe có Tenzin đi cùng với Huy, và hai bạn nữ mà tôi tạm gọi là Chè và Tre, xe này bác tài tên là Samdup tuổi ngoài 40. Xe kia gồm tôi, Lymy, June và anh chàng mà tôi sẽ gọi là anh Đốc. Trong xe này có June đã đi Tibet và vùng Kham rồi, còn ba người mới toe. Bác tài là Keychak nhưng chả hiểu sao ngay từ đầu đã gọi thành Kitcha, và cứ thế gọi mãi.

Bác Kitcha / Keychak 55 tuổi, là bác tài rất tuyệt, rất chiều ý chúng tôi, biết một ít tiếng Anh và sau này còn thấy bác rất nhí nhảnh nữa. Bác không chỉ sẵn sàng dừng lại khi chúng tôi thấy cảnh đẹp và có ý muốn chụp ảnh, bác chỉ cho chúng tôi những chỗ đẹp, và chính bác cũng xuống chụp ảnh bằng chiếc điện thoại, hoặc chụp với chúng tôi. Ngoài ra bác còn là một người mộ đạo, vì vậy khi bước vào bất cứ tu viện đền thờ nào bác cũng đều hành lễ một cách thành kính, đến nỗi nếu chúng tôi muốn tìm hiểu thì chính bác sẽ là người thực hành ngay các nghi lễ một cách chân thực.

Bác đã không làm cho công ty của Lhapka, nhưng vì đề nghị của June mà Lhapka đã mời bác về người lái xe cho chúng tôi suốt chặng đường.

Hai chiếc xe nối đuôi nhau chạy ra khỏi thành phố Lhasa, chạy dọc ngược dòng sông Lhasa. Sông Lhasa từ phía Bắc chảy qua thành phố Lhasa rồi đổ vào dòng Yarlung Tsangpo.

Và giữa buổi sáng đầy sương, một bờ sông tràn cờ nguyện lấp lánh, khói đốt cành thông lan tỏa mặt sông

11217800764_763a0a1afd_c.jpg


Tại đây tôi mua hai cuộn lungta, và chúng theo tôi suốt cuộc hành trình, về đến tận nhà. Tôi sẽ treo chúng ở nơi thích hợp.

11217822266_d204b90d41_c.jpg
 
Last edited:
Các sạp lưu động bán đồ lưu niệm trước kia có rất nhiều quanh Barkhor giờ được gom vào một khu nhà to ở cách đó cả mấy trăm mét

Ôi, nếu không còn những dãy hàng quán lưu niệm xung quanh Jokhang thì Barkhor cũng mất cả vui nhỉ. Những ngày ở Lhasa, ngày nào em cũng lê la ở chợ này, mặc dù biết đa phần đồ lưu niệm ở đây cũng đều Made in Yiwu cả (chú thích: Yiwu (Nghĩa Ô) - ở phía Đông tỉnh Triết Giang là khu bán buôn trăm thứ bà dằn nổi tiếng của TQ và toàn thế giới. Kể cả đồ lưu niệm bên Ai Cập hay Venice cũng đại đa số xuất thân từ đây).

Hồi em đi, ở Barkhor, nếu trả giá bằng tiếng Anh thì rẻ hơn nếu dùng tiếng Hán. Người Tạng vẫn vậy, họ không thích người Hán lắm. 

Nhân tiện bác Chitto nói về sông Lhasa, em nhớ có lần bạn hướng dẫn người Tạng nói rằng, ở Tây Tạng, ngoài hình thức Thiên Táng ra, thì họ cũng Hỏa Táng, Địa Táng và Thủy Táng.

Một lần đi dọc bờ sông, bạn hướng dẫn cho đoàn dừng lại, và nói đây là nơi diễn ra Thuỷ Táng:

IMG_0525_zps8897900a.jpg


IMG_0524_zpsbc33c6c0.jpg
 
Last edited:
Anh Chitto khoan hãy đi, để em kể chuyện đêm trước khi rời Lhasa cho mọi người nghe.

Lhapka mời chúng tôi về nhà ăn tối. Nhà của ông ấy nhỏ nhưng rất đậm chất Tạng. Vào nhà ngồi thấy một thứ duy nhất không tiệp mầu với những thứ trang trí khác trong nhà, đó là bức ảnh "tứ đại Kim Cang hiện đại" của chính phủ Trung Quốc, treo ở giữa nhà. Lhapka nói đây là boss.

Ông mời chúng tôi trà bơ. Vốn đang hào hứng với món trà bơ, chúng tôi chia cốc uống ngay. Lhapka lấy một cái bát gỗ có nắp bạc, ông ấy nói chỉ uống trà bơ trong chiếc bát ấy, chiếc bát đặc chất Tạng.

Món ăn bày ra ê hề, khai vị bằng món súp phomai béo ngậy. Lhapka giải thích rằng đây là món bắt buộc trong bữa tối, phải có món này thì người Tạng mới đủ sức khoẻ và dưỡng chất. Đúng thế thật. Chỉ một bát ấy thôi mà cả lũ chúng tôi, đứa nào đứa nấy, thay đổi ánh nhìn với món ăn còn lại... sao mà nhiều thế này!

Chuyện vui nhất là lúc bà mẹ của Lhapka xuất hiện, chào mọi người bằng tiếng Tạng, vì tất nhiên là bà ấy không nói tiếng khác. Đã quen nhau rồi, bà bắt Lhapka mang các loại RƯỢU có trong nhà ra mời khách. Để tỏ lòng hiếu khách, cụ bà người Tạng này đã tự tay đi rót rượu mời TỪNG NGƯỜI MỘT, với mỗi người bà đều cụng ly, CHAPTA, tiếng Tạng nghĩa là CẠN LY, rồi tự mình uống hết trước.

Những ly đầu tiên, tình hình vẫn được kiểm soát
1404818_10201061988538712_1760019693_o.jpg


Đổi loại rượu thứ hai...
1400439_10201061991178778_277431073_o.jpg


- Cháu .... xin.... bà.....
- CHAPTA!!!!
1397394_10201061992818819_1309014458_o.jpg


Thế mới biết, say độ cao không phải là cái say duy nhất ở Tibet!!!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,667
Bài viết
1,154,618
Members
190,157
Latest member
atro
Back
Top