What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Có một cậu mệt nên em bảo về KS nghỉ trước, còn lại em và một cậu nữa quyết tâm đi mua beer. Phải nói là ở Leh này kiếm được đồ uống có cồn khó hơn kiếm bạn gái các bác à? Hỏi han, lòng vòng các kiểu bọn em cũng tìm được chỗ mua beer. Giá beer ở đây khá đắt tính ra tiền Việt khoảng 80K/ lon 0.5L. Trong khi sinh hoạt phí ở đây khá rẻ. Cứ tưởng ỏ Leh bị cấm bán beer nên bọn em bị chém nhưng khi về tới Delhi giá cũng y như thế. Chứng tỏ chính phủ Ấn độ đánh thuế vào beer rượu khá cao nên ít thấy những quán nhậu hay beer hơi vỉa hè như ở ta.
Mà mua được lon beer ở Leh thì mắt trước mắt sau như thằng ăn trộm. Nhục lắm cơ. Em thề là nếu ở VN mà mua beer nhục như thế thì em cũng bỏ cmn beer rượu đi cho rồi. Mua xong đang định xách túi ra về thằng bán hàng bảo "Mày phải buộc cái miệng túi lại" không là dân họ kỳ thị đấy. Đến khổ chắc dân ở đây nhìn mấy thằng uống beer giống mấy thằng nghiện ma túy ở Vietnam chăng?


Tìm mãi mới ra nhà hàng này bán beer các bác ạ







Này thì beer




 
Mua beer xong, trên đường về khách sạn em chụp được cái ảnh giá cho thuê xe máy bên này các bác à.



Về tới KS đã thấy mấy người của tour họ đem xe đến giao. Thử xe em thấy có 1 chiếc phanh quá sâu. Nói với họ, họ bảo để tao tăng phanh nhưng không được vì má phanh đã mòn hết. EM kiên quyết bắt họ phải thay má phanh mới. Sau một hồi họ cũng đồng ý thay má phanh vào sáng hôm sau. Gì thì gì chứ an toàn phải trên hết đúng không các bác






 
Bọn em vào ăn tối, nhưng đồ ăn Ấn của KS bọn em không thể ăn được vì quá nặng mùi. Không ăn được em rủ một cậu nữa lên trên sân thượng làm lon beer chém gió trừ bữa


Có một cậu mệt lên phòng nằm trước, em và 2 bạn đồng hành còn lại đi đổ xăng xe chạy thử xe luôn. Ở Ấn độ không có quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đội xe máy. Trong thị trấn bọn em cứ đầu trần chạy thế này. Chứ đi ra đường trường, nhìn đường của nó thì không bắt buộc cũng phải tự mà đội vào


 
Về đến khu trung tâm, thoáng thấy quán cafe tương đối sang chảnh, bọn em lại vào ngồi. Không phải có nhu cầu uống cafe mà nhu cầu dùng wifi của nó. Cứ nghĩ là quán sang chảnh chắc đường truyền tốt hơn, nhanh hơn. Nhưng không phải, chắc do chính phủ Ấn độ hạn chế internet ở vùng này nên đâu cũng thế cả. Được cái quán này capuchino khá ngon




Không vào được internet bọn em lại ngồi quan sát đường phố. Thấy dân tình đem can đến máy nước công cộng xếp hàng lấy nước cứ như VN mình thời bao cấp. Chứng tỏ vấn đề nước sạch ở đây còn hiếm lắm





Góc phố trung tâm thị trấn cũng chẳng mấy sáng sủa




Về tới khách sạn thấy chú em kêu mệt khi nãy đã nằm ôm bình oxy. Do Leh nằm ở độ cao gần 3.500m nên không khí ở đây khá loãng. Khổ nỗi chú em này không rượu khong thuốc lá nên phổi nó không quen chịu cảm giác thiếu O2. Chứ như tôi đốt thuốc lá suốt ngày nên phổi nó trơ cmnr chẳng sao cả. Trong đoàn chúng tôi có 2 cậu em thanh niên thời đại mới không rượu, không thuốc nên thỉnh thoảng lại phải ôm bình O2. Chứ tôi và một cậu nữa (bằng tuổi nhau) hút thuốc, rượu beer suốt ngày nên chẳng sao. Có lẽ đây là tác dụng có lợi của thuốc lá :D


 
Sáng hôm sau chúng tôi dậy khá sớm, chuẩn bị cho chuyến chạy xe đầu tiên. Theo lịch hôm nay chúng tôi sẽ qua mấy Tu viện Phật giáo. Thôi thì tới đất Phật tôi cũng xin phép viết vài dòng về Phật giáo ở Ấn độ

Bài này tôi viết trên góc nhìn của kẻ vô thần. Cái gì hay thì tôi khen ngợi, cái gì dở thì tôi chê. Biết là viết về tôn giáo là vấn đề cực kỳ khó vì động chạm đến rất nhiều tín ngưỡng của các bác. Nhưng cũng xin phép viết đôi dòng chia sẻ

Đức Phật và những triết lý tôn giáo trước Ngài


Như tôi đã từng viết. Thường thì vài chục năm có một nhà khoa học lỗi lạc. Vài trăm năm sẽ có một đấng minh quân, nhưng trong suốt cả chục nghìn năm lịch sử loài người. Từ khi khai sơn lập địa đến nay chỉ có 2 con người vĩ đại nhất. Đó là Đức Phật và Đức Chúa. Một người bỏ vinh hoa phú quý đi tìm con đường cứu rỗi cho nhân loại còn một người ôm dân chúng vào lòng, vỗ về dạy cho họ bết yêu thương nhau. Trong tay các Ngài không có một tấc sắt nhưng nói một câu Vua chúa phải sợ, các Người không có một đạo quân nhưng hô một tiếng có cả vạn người đi theo. Và quan trọng nhất các Ngài sống với dân chúng bằng tình yêu, tình người chứ không phải bằng binh đao, bằng sức mạnh.

Trước thời Đức Phật, cũng có rất nhiều giáo phái. Phản biện lẫn nhau và tạo động lực cho nền triết học Ấn Độ phát triển. Phái Brhaman (Bà La Môn) thì dựa chính vào kinh Veda (Vệ đà) và họ thờ rất nhiều thần. Quyền lục của các tu sĩ Bà La môn là tối thượng. Thậm chí còn cao hơn cả Vua nữa. Họ không phải đóng thuế cho nhà vua. Họ cho mình là người được giao tiếp với thánh thần nên từ Vua đến dân ai muốn cầu khẩn gì thánh thần phải thông qua họ. Mà họ ra giá bao nhiêu vàng bạc, trâu bò thì phải trả bằng đấy. Mấy ai đi mặc cả với thánh thần phải không các bác?

Ấn độ là nơi cho các tôn giáo, tín ngưỡng tự do phát triển nên thói quá nghi thức và câu nệ đó, chắc chắn sẽ bị phải biện bởi những lý thuyết khác và rất hay là trong cùng một thời kỳ có cả hai tôn giáo phản ứng với chủ trương thần học quá đáng của kinh Veda và cả hai tôn giáo đó còfnt ồn tại đến ngày nay sau 2.500 năm phát triển. Đó chính là Jainisme (Ki Na giáo) Và Phật Giáo

Người Jain có quan niệm khắc khổ và tuyệt đối chống sát sinh bất kỳ sinh vật nào, họ cho rằng không có thần thánh nào sống mãi. Các thần cũng phải chết, phải luân hồi. Nên thần thánh của họ nay có hình dạng này, mai có hình dạng khác. Họ tu khổ hạnh, không cần vật chat thậm chí còn không mặc cả quần áo. Chính Thánh Gandhi cũng bị ảnh hưởng mạnh của Jain nên nhiều khi chúng ta thấy ông cởi trần hoặc có tiếp quốc khách quan trọng lắm cũng chỉ một mảnh vải quấn hờ qua vai
 
Last edited:
Đức Phật


Đức Phật có tên là Shakyamuni tiếng Hán Việt là Tất Đạt Đa, các Phật tử VN mình quen gọi là Phật Thích Ca. Người là thái tử của xứ Kapilavatsu của bộ lạc Shakya ở chân dãy núi Himalaya.

Tương truyền Ngài sinh ra đã biết đứng thẳng, không như đứa trẻ khác phải qua giai đoạn nằm bò lẫy….Và khi Ngài sinh ra thì có một luồng ánh sáng rực rỡ ở trên trời chiếu xuống làm choi người điếc bỗng nghe được, người câm bỗng nói được… Tóm lại rất là nhiều truyền thuyết mà bây giờ sau 2.500 năm chúng ta cũng chẳng biết được là đúng hay sai. Nhưng thôi đừng cố công tìm hiểu, chứng minh. Cái gì nó đã có trong đức tin thì cứ để nó đấy đúng không các bạn.

Vì Ngài nằm trong giai cấp Kshatriya (chiến binh) nên Ngài được học đủ mọi môn võ bị và cũng được theo học các vị minh triết và thông làu mọi triết thuyết thời đó

Lớn lên Ngài cũng lấy vợ sống trong cảnh vinh hoa phú quý và được mọi người trọng vọng.

Một hôm Ngài ra ngoại thành chơi Ngài thấy một người già, hôm sau Ngài thấy một người ốm, hôm sau nữa Ngài thấy một người chết. Về tới nhà nghe tin vợ mới sinh con trai. Nhưng Ngài không vui mà ngồi ngẫm nghĩ

Tôn giáo nào bắt đầu cũng suy nghĩ về sự sống và cái chết. Đối với Đức Phật ngài bắt đầu giác ngộ, hôm sau ngài từ bỏ cha già, vào trong phòng nhìn người vợ xinh đẹp đang ôm đứa con trai thiêm thiếp ngủ rồi dứt áo ra đi, chính thức bước vào con đường tìm sự giải thoát tinh thần cho nhân loại.

Lúc đó trời chưa sáng, Ngài cưỡi con ngựa Kanthaka ra khỏi kinh thành, Ma vương hiện ra dụ dỗ Ngài, hứa tặng Ngài vương quốc lớn nhưng Ngài từ chối và tiếp tục đi. Ngài đến Uruvela tu khổ hạnh. Sống bằng cây cỏ, thức ăn dần dần giảm xuống cho đến lúc mỗi bữa chỉ ăn một hạt gạo.

Thế nhưng một hôm ngài thấy lối tu khổ hạnh đó không mang lại kết quả. Ngài tìm đến dưới bóng cây bồ đề và ngồi ngẫm nghĩ.

Ngài nghĩ: “Cảnh đau khổ sinh, lão, bệnh, tử ở đâu mà ra? Tại sao cứ luân hồi tử rồi sinh một cách bất tuyệt mãi???” (Trước thời Ngài kinh Veda đã nói về thuyết luân hồi và Đức Phật cũng công nhận thuyết luân hồi đó)

Ngài lại nghĩ “Sinh là nguồn gốc của mọi khổ não, nếu có một người nào đó suốt đời sống công bằng, một mực nhẫn nhục, nhân từ với mọi người, nếu lòng người đó không ràng buộc vào những cái phù du nhất thời mà chuyên chú vào những cái vĩnh cửu thì người đó có hy vọng thoat khỏi cảnh tái sinh mà dòng suối đau khổ sẽ khô cạn chăng?”

Vậy là sau 7 năm trầm tư, Đức Phật tìm được nguyên nhân của đau khổ. Ngài lạy đất thánh Benares (Ba La Nại) và trong vường lộc uyển Sarnath Ngài bắt đầu giảng thuyết Niết bàn cho nhân loại.

Thường thì những người vĩ đại lại rất đơn giản, không bao giờ họ PR về mình. Đức Phật và Đức Chúa cũng vậy cái Ngài không bao giờ có ý chéo lại đạo của các ngài thành sách. Chỉ có đệ tử của các ngài chép các lời răn, lời dạy của Ngài vào sách mà thôi. Cho đến nay sau hơn 2.500 năm chắc chắn là bộ sách đó bị sửa đi để phục vụ mục đích các vị vua chúa rất nhiều.

Nói chung Ngài dạy nhiều điều lắm nhưng chốt lại chỉ có mấy điều quan trọng là. Hãy diệt dục, từ bỏ ham muốn sẽ lên được cõi Niết Bàn và thoát được vòng luân hồi. Không phải tốn tiền cúng bái cho bọn tu sĩ Bà La Môn làm gì. Hãy tự tu, tâm mình tốt. Hãy dĩ đức báo oán… Và Ngài đặt ra ngũ giới:

1. Không sát sinh

2. Không trộm cắp

3. Không nói dối

4. Không uống rượu

5. Không tà dâm
Cái hay của Đạo Phật là khi Ngài đi thuyết pháp không phải cứ nói là kẻ dưới nghe như mấy ông sư thời nay. Mà có phản biện nhiều lúc rất gay gắt (Ấn Độ luôn tôn trọng ý kiến đa chiều và coi phản biện là nguồn gốc của sự phát triển) nhưng với lỹ lẽ sắc bén, kiến thức uyên thâm Đức Phật dần dần bẻ gãy mọi ý kiến phản biện và làm cho kẻ phản biện phải tâm phục khẩu phục Ngài

Năm 483 trước công nguyên, một trái tim vĩ đại của toàn thể nhân loại đã ngừng đập. Ngài tịch thọ tám mươi tuổi.
 
Phật giáo sau khi Đức Phật mất


Vào khoảng những năm đầu tiên của công nguyên đạo Phật đạt tới mức cực thịnh của Ấn độ. Nhưng lúc đó không còn là đạo của Đức Phật như lúc ban đầu nữa. Sau khi Phật tổ tịch khoảng 200 năm đạo của Ngài chia làm 18 giáo phái. Nhưng chỉ có hai giáo phái lớn là Mahayana (Đại thừa) và Hinayana (Tiểu thừa).

Giáo phái Tiểu thừa ở phía nam Ấn và Sri lanka sau đó được truyền qua các nước như Thailand, Cambodia…. Còn giữ đúng trong một thời gian giáo lý giản dị và thuần khiết của Ngài. Họ thờ Phật tổ không phải như một vị thần mà như một vị truyền giáo vĩ đại. Thánh kinh của họ là những bản bằng tiếng Pali (Nam Phạn) chép giáo lý nguyên thủy của Đức Phật.

Trái lại giáo phái Mayhayana tại bắc Ấn, Tây tạng, Trung quốc, Việt nam, Nhật bản họ thờ Ngài như một đấng thần linh và xung quanh Ngài có rất nhiều các vị Bồ tát, la hán. Kinh của họ là kinh mới bằng tiếng Sanscrit và kinh này chứa đầy tính siêu hình và thần học. Vô hình dung nó lại phù hợp với tầng lớp bình dân của Ấn vốn đã quen thờ các thần dưới thời các tu sĩ Bà La Môn. Nên được nhiều người theo hơn là đạo nghiêm khắc, bi quan của chính Đức Phật tổ.

Giáo lý Đại thừa được vua chúa họ tận dụng một cách triệt để. Họ đẻ ra nhiều thứ thần linh rồi tưởng tượng ra có nhiều vị phật khác nữa mà ông Amida (A di đà) được coi là Đấng cứu thế nên được người dân thờ phụng nhiều nhất. Thực ra vị Phật này hoàn toàn trong trí tưởng tượng. Họ tạo ra thiên đường và địa ngục để nhà vua khi cần có thể dùng quân lấy danh nghĩa chinh phạt.

Họ tạo ra các Bodhisattwa (Bồ tát) tức là những vị đã lên niết bàn rồi, thoát khỏi vòng luân hồi rồi nhưng lại tự nguyện đầu thai trong nhiều kiếp nữa để giúp những kẻ phàm trần tìm được chính đạo. Chính việc này vô hình dung nó trao cái quyền cực lớn cho những vị tự xưng là Bồ tát. Nực cười là các vị Bồ tát này được dân chúng thờ phụng cả lúc sống hay lúc chết rất nhiều át cả Phật tổ đi.

Giáo lý thì Kanishka cũng giống như Constantine bên TCG cũng cho hội nghị và sửa lại kinh Phật và tạo thành bản duy nhất. Hành lễ thì Đại thừa đặt ra rất nhiều thủ tục rườm rà. Cũng thờ Phật tích, Phật cốt, đốt hương, đèn, lần tràng hạt. Tăng ní cũng phải xuống tóc, ở độc than, tụng kinh, sám hối, cũng phong thánh cho những người tử vì đạo, cũng tụng kinh cho người chết…. Nói chung Phật giáo đại thừa giống y như Thiên Chúa giáo thời trung cổ.

Cái lạ là đa phần dân tình thích mầu mè thần bí. Nên những cái gì phải huyền bí, bí hiểm, phải được thờ cúng, cầu xin họ mới thích nên Phật giáo cũng như Thiên chúa giáo. Phật giáo Đại thừa được nhiều người theo hơn Phật giáo tiểu thừa. Cũng giống như Catholic (Công giáo La mã) nhiều người theo hơn Ki tô giáo giản dị, nghiêm khắc hay Tin lành sau này

Thế nhưng chính vì cái việc thần bí mầu mè đó đã làm Phật giáo đại thừa thất bại ngay trên chính mảnh đất Ấn độ. Vì nếu nói về mầu mè huyền bí thì Phật giáo không có cửa so với Hindu giáo

Hơn nữa Phật giáo mang nhiều tính tiêu cực, sự phát triển các tu viện ở Ấn độ làm nhiều người đi theo , các nhà sư thì ham tiền cúng lễ nên khi người Arab xâm lăng Án độ không chống lại được. Vốn đã hung hang lại nhìn thấy các nhà sư sống trên lòng mê tín ngu muội của người dân nên người Hồi giáo cho phá một loạt các chùa chiền và giết một loạt các nhà sư làm Phật giáo không còn đất sống ở Ấn độ. Các con chiên đệ tử cũng không dám theo đạo Phật nữa.

Đúng lúc này đạo Hindu lại “mở rộng vòng tay” đón các con chiên phật tử quay trở lại. Các tu sĩ Bà La Môn vốn là giới trí thức nên họ rất khôn ngoan. Họ khoan dung đón nhận, họ còn công nhận Phật tổ là hóa than của thần Vichnou nữa nên càng khuyến khích các Phật tử quay trở về. Vậy là sau 500 năm suy tàn đạo Phật dần dần biến mất khỏi Ấn độ. Ngày nay chỉ còn một số ít ở bắc Ấn theo đạo Phật. Nhưng trái lại đạo Phật lan tràn tới các nước khác trong vùng phát triển rất nhanh (nhất là Trung quốc). Thời nhà Đường Lý Thế Dân sau khi lên ngôi tạo một triều đại mới, muốn thiết lập một tôn giáo có lợi cho sự cầm quyền của mình nên đã cử Huyền Trang sang Ấn độ du học nhằm đem những kiến thức tôn giáo về phục vụ cho sự cai trị đất nước. Và từ đó trở đi Phật giáo phát triển ở TQ mạnh như vũ bão. Rồi dần dần truyền giáo lý Đại thừa qua Triều tiên, Nhật bản, Vietnam. Còn ở phía nam, giáo lý tiểu thừa được truyền qua Sri Lanka, Miến điện, Thailand, Cambodia…. Nên ngày nay chúng ta đi đến những nước đó thấy chùa chiền của họ cũng khác

Phật giáo cũng như Thiên chúa giáo, rốt cuộc chỉ phát triển mạnh khi đã được truyền ra nước ngoài. Còn ngay tại quên hương bản quán của nó thì không phát triển được
 
Thôi nói mãi về tôn giáo chán chết, em xin phép các bác em kể tiếp về cuộc hành trình
Lịch trình của bọn em hôm đầu tiên chủ yếu là để làm quen xe và quen đường xá cách đi nên khá nhẹ nhàng. Hôm nay bọn em di chuyển qua 3 điểm chính: Tu viện Hemis (cách Leh 50km) sau đó quay về Tu viện Thiksey và tu viện Shey.
Với hành trình này bọn em sẽ đi qua các ngôi làng và đi dọc bờ sông Ấn sau đó vắt qua sông sang tu viện Hemis. Cuối cùng quay về bằng đường cũ.
Chiếc xe Royal Enfield Bullet 500cc hôm qua bọn em đã làm quen và không có vấn đề gì lắm đối với cung đường này vì đường khá đẹp, mặt đường trảu nhựa phẳng lỳ. Nhưng mỗi cái là nó hơi hẹp và quan trọng nhất bọn em bắt đầu học cách đi trái đường
Cái này nghe thì dễ mà hoá ra khó các bác à. Từ trước đến nay em toàn lái xe bên phải đường. Có đến quốc gia nào đi xe bên trái thì mình cũng có lái xe đâu. Nên cái bản năng của mình nó luôn điều khiển xe sang phải. Nên vừa đi trong đầu vừa phải nhắc "Bên trái, bên trái, bên trái..."


Chuẩn bị khởi hành






Con đường thẳng tắp xa tít mù bám theo dọc sông Ấn




 
Chúng tôi bắt đầu ra ngoại ô, xe cộ chạy thưa thớt dần. Những con đường một bên là núi đất, một bên là bằo sông Indus. Thi thoảng chạy qua những con làng của Ấn độ thấy nhịp sống chầm chậm trôi, người dân hiền lành nhìn chúng tôi cười thân thiện. Cũng những lúc bui mù vì những cơn gió đến thổi tung đất cát lên. Nhưng xen vào đó là những rặng cây xanh mát được trồng khéo léo bên đường. Làm cho người lữ khách cũng cảm thấy tâm hồn mình thư thái















 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,617
Bài viết
1,153,955
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top