What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Tôi mua vé đi vào Purana Qila (Old fort) bằng cổng big gate. Cổng phía tây duy nhất bây giờ được đi vào. Chui qua cái cổng này toàn bộ Purana Qila hiện ra trước mắt tôi. Những phế tích của khu vực này không còn nhiều đi đến đâu tôi sẽ nói từng cái sau.






 
Cuộc xâm lăng và chiến tranh giữa những người Hồi giáo​

Chúng ta đều biết dân Ấn độ hiền lành. Họ dùng đầu óc nhiều hơn chân tay và họ theo các đạo Hindu, đạo Phật, đạo Jain. Mà những đạo này lại khuyên con người ta sống chan hoà, hạn chế sát sinh, yêu hoà bình nên tinh thần chiến đấu không hề có. Trong khi những người theo đạo Hồi là những chiến binh dũng mãnh quả cảm. Họ quan niệm nếu chết trẻ sẽ được lên Thiên đường hưởng lạc được nhiều hơn miễn là làm theo ý Chúa. Nên họ chiến đấu kiên cường, không sợ chết và tôn giáo của họ lại cho phép họ làm những việc đó
Vùng đất Ấn độ giầu có, nhiều tài nguyên vàng ngọc giống như một miếng thịt tươi treo trước miệng hổ và đương nhiên không thể không bị người Hồi giáo xâm chiếm.
Vào thế kỷ thứ 10, miền đông Afghanistan vùng đất Ghazni có một vị vua đạo Hồi là Nahmud. Ông này thì tàn bạo, nhiều tham vọng nên chuyện ông xua quân sang xâm lược vùng bắc Ấn là một điều tất yếu. Lấy cớ diệt bọn " tà đạo" ông ta dẫn quân sang Ấn độ cướp bóc được vô số của cải của người Ấn tích luỹ trong mấy nghìn năm. Sử sách còn ghi lại " Những viên ngọc trai, hồng ngọc lấp lánh như nước hoà với rượu rồi đông lại. Các viên ngọc bích y như trái sim và những viên kim cương lớn bằng hạt lựu"
Liên tục cướp bóc, đốt phá đền chùa và tàn sát dân lành. Mỗi lần vào một thành phố nào là từ người già đến trẻ em đều bị ông ta giết sạch. Ngoài ra còn bắt hàng trăm ngàn người Ấn độ về làm nô lệ nữa. Dẫn tới ông ta được coi là người giàu nhất trong lịch sử nhân loại.
Các sử gia Hồi giáo thi nhau tung hô đội quân ăn cướp này coi như vị vua vĩ đại nhất của đạo Hồi. Và chính với truyền thống ăn cướp đó đến thế kỷ 12 người Hồi giáo ở Afghanistan xâm chiếm hẳn vùng Delhi của Ấn độ và đặt lên một nền cai trị cực kỳ hà khắc. Những vị vua này giết người như ngoé, đến mứuc mà các đao phủ làm việc cũng hết sức và mệt mỏi. Trong sân Hoàng cung lúc nào cũng có một đống xác người. Lấy việc giết người làm thú tiêu khiển, dồn cản trăm ngàn người ra cánh đồng rồi đốt, lột da, cho voi giày ngựa xéo... Giết chán người Ấn những ông vua này quay sang giết cả những người Hồi giáo. Sử ghi lại trong một ngày vua Alaudin giết 30.000 người Mông cổ. Tàn bạo hơn khi người cháu vua Tughlak nổi loạn ông này không những giết mà bắt vợ con của kẻ nổi loạn phải ăn thịt chồng và cha mình
Các vua sau này còn tàn bạo hơn nữa, chẳng hiểu họ thâm thù gì với người Ấn đến thế mà có ông thì treo giải cứ cắt đầu được một người dân Ấn sẽ trọng thưởng. Và ông ta đã thưởng được 180.000 đầu. Các vua Hồi này đua nhau tấn công các làng mạc truy sát người dân Ấn. Nếu trong một ngày mà giết được 20.000 dân Ấn thì sẽ mở tiệc suốt 3 ngày 3 đêm liền.
Suốt 300 năm người Ấn phải chịu cảnh lầm than như thế, đến mức họ không còn đất dung thân phải chui vào rừng để ở. Những chính sách khủng bố và bóc lột tàn bạo đó làm cho người Ấn suy nhược đi cả về thể chất và tâm hồn. Họ chỉ còn biết tìm đến những thuyết siêu nhiên đắm mình trong đó.
Nhưng một chế độ cai trị hà khắc như thế làm sao mà tồn tại được. Đến thế kỷ thứ 15 Một vị vua Mông cổ ( cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) là Babur đem quân xâm lược Ấn độ đánh tan chế độ của các vua Afghanistan và lập nên vương triều Mughal. Chính chữ Mughal hay Moghul là xuất phát từ Mongolia ( Mông cổ mà ra vậy). Nhưng những vua Mughal họ ôn hoà hơn, cai trị khéo léo hơn và quan trọng là họ có Đại đế Akbar biết cách cai trị, dung hoà tôn giáo nên lập được nên một vương triều bền vững
Tôi dài dòng như thế vì chính Purana Qila này là nơi khởi đầu cho đế chế Mughal - Một đế chế lớn và vĩ đại nhất ở Ấn độ









 
Đi vào bên trong, rẽ phải tôi đến thăm cổng Humayun trước. Sở dĩ cổng này được đặt tên theo vị Hoàng đế này vì chính Humayun đã ra lệnh xây cổng này. Và khi ông ta chết lăng mộ của ông cũng chính từ cổng này nhìn sang.









 
Mặc dù đổ nát khá nhiều nhưng nhìn những phần còn lại ta cũng có thể tưởng tượng ra nó khá là đẹp đẽ. Kiến trúc theo đúng kiểu Ba tư với hai vòm tròn ở phía trên. Cổng có hai tầng, tần dưới để cho người đi qua. Cổng trên dành cho lính gác. Và toàn bộ được xây bằng đá














 
Vì lối lên tầng 2 bị khoá, nên tôi chui xuống tầng 1 xem sao. Nói là chui vì tầng 1 của nó thấp hơn mặt đất, người ta phải xây các bậc thang để lên xuống. Vào bên trong thì tấy cổng đã bị bịt kín. Chắc họ chỉ cho mỗi một cổng vào để dễ quản lý tránh bọn chui lậu vé vào chăng? :))









 
Từ cổng Humayun này đi về phía đông sẽ có một công trình nổi trội lên với hình bát giác được xây bằng đá sa thạch đỏ. Xung quanh có 8 cây cột chống đỡ và còn khá nguyên vẹn. Đó chính là Thư viện của Humayun.
Cái hay nữa là chính từ đây sau một đêm đọc sách, Hoàng đế Humayun chắc lên trên đỉnh tháp này ngắm trăng làm thơ... nhưng chắc có chút rượu vào nên lộn cổ ngã từ đây xuống đất chết lãng xẹt để rồi Hoàng hậu vô cùng thương tiếc ngài xây cho ngài cái lăng một đẹp đẽ như tôi đã từng giới thiệu với các bạn.






 
Đây là một công trình khá đẹp. Nó được xây từ thời Babur ( Hoàng đế Mughal đầu tiên, bố của Humayun) với chức năng là đài quan sát thiên văn và đọc sách. Nhưng chắc do lúc động thổ cúng bái không cẩn thận nên mới xảy ra chuyện Hoàng đế bị ngã từ chính thư viện của mình và tèo
Bây giờ họ khoá lại và không cho vào bên trong nữa. Nhưng nhìn cánh cửa như thế này em cũng đoán được các vị vua ngày xưa cũng chẳng to cao gì lắm






 
Ngay gần đó là một nhà thờ Hồi giáo Qila Kuhna Masjid. Đây là công trình còn tồn tại tốt nhất trong số các công trình ở đây. Những công trình nhà thờ Hồi giáo ở Ấn độ này em thấy có điểm khác biệt các bác ạ. Đó là mặt tiền rất lớn, nhưng chiều sâu rất nông, có vẻ không dành cho nhiều người lắm.












 
Nhà thờ này được xây từ thời kỳ Sher Shah ( tiền Mughal) với một mái vòm. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá sa thạch đỏ điểm thêm đá cẩm thạch trắng ở cửa ra vào. Đằng trước nhà thờ có một giếng nước được thiết kế đúng kiểu Ba tư cũ


Cửa chính






Nhìn ra giếng nước Ba tư trước mặt








Mặt sau nhà thờ






Bên hông



 
Bên trong nhà thờ cũng khá đơn giản. Có 5 ô nhỏ để cầu nguyện và đương nhiên chúng đều hướng về Mecca. Thấy bảo ngày xưa cũng được ngăn cách để nữ cầu nguyện riêng bên trái, nam cầu nguyện riêng bên phải. Và đương nhiên chỗ cầu nguyện ở giữa dành cho Hoàng đế






Ô cầu nguyện của Hoàng đế






 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,593
Bài viết
1,153,901
Members
190,143
Latest member
joneforex
Back
Top