What's new

Lan man miền Bắc

Tháng chín.

Hà Nội vào Thu, những cơn gió nhẹ đầu mùa xua đi cái nóng oi bức cùng những cơn mưa nặng hạt. Không rộn rã như đầu Xuân, hanh hao uể oải như mùa Hạ, lạnh cắt da với những cơn mưa muộn mùa Đông, Thu Hà Nội đằm thắm với nắng vàng hoe lúc đầu ngày, ấm áp cuốn mọi người cùng ra phố.

Vào những năm 90, mình đến Hà Nội lần đầu cũng mùa Thu với hoa sen trắng đẹp đắm lòng, sen được bày bán trên những chiếc xe đạp cũ, vắt đầu quang gánh của bà cụ bán trà, trong quán nước đến các nhà hàng fine dining cùng các khách sạn boutique nhiều sao hiếm hoi thuở ấy; vậy mà không hiểu sao Hà Nội vẫn chỉ được nhắc đến với hoa xoan, hoa gạo, hoa sữa và nhiều loài hoa khác nữa nhưng lại không bao giờ đi cùng sen. Những năm đó Hà Nội hãy còn nghèo lắm, nét lam lũ, bươn chải in hằng trên phố xá, trên cốt cách, khuôn mặt, dáng người. Dễ dàng bắt gặp những hàng sửa giày dép, hàng bán các món đồ mây tre thủ công; không để chưng bày như bây giờ mà để dùng hàng ngày với đúng công năng mà những món hàng được tạo ra. Những chiếc xe mây trẻ em, những chiếc gối đan gối đầu buổi trưa Hè cùng chiếc quạt lá phe phẩy trên tay, những chiếc điếu cày như bóng dáng của người đàn ông trong mỗi ngôi nhà; những hàng nước cơ động với một hai ấm nước, vài chiếc ghế gỗ con con quanh hồ; khách ghé lại uống chén chè be bé, kéo nhanh hơi thuốc lào với mức giá rẻ không tưởng rồi vội vã ra đi.

Giờ Hà Nội hiện đại, nhộn nhịp, ồn ào, sôi động chẳng khác Sài Gòn và cũng xô bồ, bụi bặm như thế nhưng trong mình Hà Nội vẫn như ngày nào, chậm rãi, hiền hòa, rợp bóng cây.

Mình đã viết rợp bóng râm rồi sửa lại là rợp bóng cây vì sợ nhầm sang bóng râm của những tòa nhà đồ sộ, những căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại đang ngày càng nhiều ở Hà Nội để rồi một ngày, chắc cũng không còn xa lắm đâu muốn ngắm chút trời xanh sẽ phải ngước thẳng cổ như khi đi trên những con đường đánh số ở Newyork.
 
Cầu Bảo Nhai ngay cửa vào Bắc Hà, đứng trên cầu nhìn xuống dòng sông Chảy một màu xanh đến không thực.











Trước khi vào thị trấn thấy một bảng quảng cáo khách sạn Sao Mai khá bắt mắt nên khi đi ngang ghé vào luôn để không mất thời gian. Khách sạn này treo biển 3 sao thì thật là hơi quá, không duy tu bảo dưỡng, mở rộng diện tích tùy tiện, kinh doanh và quản lý kém; 2 sao e rằng còn khó. Mình còn giữ một tấm brochure cũng là hình trên pano quảng cáo to trước khi vào thị trấn, trên thực tế thì đã khác xa lắm rồi.


Vài ảnh chụp từ balcon khách sạn.









 
Cũng ở Bắc Hà lần đầu bọn mình thử món phở chua, sau một lúc cố mà không xong thì đành gọi thêm hai bát “phở không chua”. Vì khẩu vị mỗi người và mỗi nơi mỗi khác khi thử một món lạ của địa phương nào đó thì dè dặt một chút chắc cũng không thừa.

Chiều đi loanh quanh trong thị trấn, theo mình thấy cả thị trấn thì chỉ có tòa nhà Huyện Ủy là đẹp nhất. Sau đó thì ghé vào dinh Hoàng A Tưởng. Ai đã qua nơi này chắc không khỏi nhẩm lại hai câu thơ nổi tiếng trong bài Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, cám cảnh đổi thay thời cuộc.


Tòa nhà Huyện Ủy







 







Trong dinh ra thì ghé một hàng nước để thăm dò tình hình đường đi. Gặp ngay một chị nhà đâu gần đó, chiều ra ngồi uống nước. Chị này cũng thích cùng chồng làm ôm đi đây đó; chỉ có điều sau một hồi thì thấy chị đi lạc hơi nhiều nên “lòng tin” cũng bị giảm sút đáng kể. Đúng lúc đó thì một cậu chừng hai mươi, trông thì biết ngay người nhanh nhẹn, tháo vát ghé vô. Cậu này thì ra là con của chị nọ cũng khoái xách xe máy đi rong giống cha mẹ mà nói chuyện lại rành mạch đâu ra đó, chỉnh mẹ mấy “phát” ra trò. Thấy cậu con uy tín có phần vượt trội, ngồi thêm một chút chị lôi cổ về ăn chiều. Nói chung qua hai mẹ con cũng rút ra được là cứ đi, từ đây lên Hà Giang qua ngã Hoàng Su Phì chỉ mất chừng hơn 10Km đường xấu nhưng vẫn là đường nhựa, chẳng phải lo.

Tối lại ra ngồi hàng nước đối diện bãi đỗ xe nghe tán chuyện,lúc chiều đi ngang mình đã chấm cái chỗ ngồi này lúc chị hàng nước vẫn đang còn bày hàng.Chủ đề hôm đó là việc chị chủ hàng nước, dân Bắc Hà chính gốc, búc xúc với nạn chặt chém du khách của địa phương mình mà chính xác từ chị dùng là “làm ô uế xứ Bắc Hà” kể về vụ chặt chém mới đây của một quán nước ngoài phía chợ vừa “vớt” một khách nước ngoài một triệu cho hai ly nước nhân trần (mà sau đó chị tính mình 8k cho hai ly, kỷ lục này bị phá khi qua Cao Bằng với giá chỉ 6k) và một hai mẩu bánh linh tinh gì đó. Anh này về đăng mấy dòng lên Fb, rủi đâu con của bác quản lý thị trường thị trấn đọc được về mách bố. Ông bố ra “thực tế” cùng công an thị trấn cũng phải một nhát đau thế là chị kia bị tạm ngừng kinh doanh, nộp phạt thêm mấy triệu; theo chị thì như vậy cũng cứ là nhẹ quá. Hàng nước của chị này đông khách chắc cũng do chị vui tính và thạo tin (lại nói không với chặt chém ?). Bọn mình ngồi đó trong một cử nước mà biết được bao nhiêu chuyện, đến khi nhìn lại thì đêm đã khuya đành về ngủ chuẩn bị cho chặng đường không biết sẽ như thế nào ngày hôm sau.
 
Thì ra cụ thích đọc Phùng Cung. Nhà em rất cảm phục con người Phùng Cung và cả Hữu Loan nữa... những con người đã dám làm cái điều mà 60 năm sau chúng vẫn còn rất ít, rất ít người dám làm.

Phùng Cung thì mình chưa đọc nhưng về Hữu Loan thì có biết kha khá về cuộc đời, sự nghiệp và cũng như biến cố Nhân Văn Giai Phẩm hồi ấy. Mấu chốt từ nhiều năm trước làm mình quan tâm và đọc về Hữu Loan là từ bài hát Màu tím hoa sim (hay chiều tím hoa sim) bài hát nói về chuyện tình của ông và cô L.Đ. T. Ninh.

Theo những gì mình đọc được thì ông tình cờ quen biết và làm gia sư cho cô Ninh (sau là vợ) khi lui tới "đọc chùa" sách tại nhà sách Hòa Yên của bà Đ.T.N.Chất (Mẹ cô Ninh) tại địa chỉ số 48 Phố Lớn, Tp. Thanh Hóa những năm 30, sau này đổi lại thành 48 Trần Phú. Rồi cách đây mấy năm trong chuyến đi xe máy từ Bắc vào Nam khi qua Thanh Hóa mình cố tình tìm địa chỉ này xem hiện nay nó ra sao...Và đây là 48 Trần Phú - mình ko có quen ai tại đây nên ko kiểm tra chính xác được nhưng nếu đúng vậy thì chinh nơi này mấy chục năm trước Hữu Loan đã từng lui tới và khởi nguồn cho chuyện tình và nguồn gốc của bài hát.
Căn nhà có cổng màu xám
DSC01967 by PQ C, on Flickr
 
Thật ra thì đây là quyển duy nhất của Phùng Cung mà mình có và cũng thú thật là đọc chưa hết nữa. Thơ ông dù hình ảnh được chắt lọc rất cẩn thận nhưng khó đọc và khó cảm, đòi hỏi phải có thời gian, mình lại không là một người yêu thơ. Mình ngưỡng mộ ông chẳng qua là do những trang viết về ông của Phùng Quán và các tác giả khác. Có những nhà văn tài năng như vậy, đọc tác phẩm của họ và mình có cảm tưởng như mình rất yêu, rất hiểu về nhân vật, đất nước, con người hay cả một thời kỳ, một ngành nghề, một môi trường mà họ đã xây dựng trong tác phẩm. Nói vậy mình nghĩ đến Phi trường, Trong khách sạn của Arthur Hailey, Shogun của James Clavell, Chín mươi ba của Victor Hugo, Thế kỷ ánh sáng của Aleho Carpentier, Chân dung và đối thoại, Người thường gặp, Đảo chìm của Trần Đăng Khoa, … Nhưng đó chỉ là cảm tưởng ban đầu, rồi mình sẽ có những cảm nhận thật sự của bản thân sau đó. Mình đã từng yêu Tô Hoài khi tuổi nhỏ với chú dế mèn, được củng cố thêm bởi Trần Đăng Khoa nhưng rồi những dòng viết của ông về cô gái kiếm tiền về đêm đã làm mình không còn yêu ông nữa; mình cứ nghĩ nơi ông thiếu một sự cảm thông, một tình yêu phải có của một nhà văn lớn dành cho con người. Có thể là mình sai nhưng dù sao đó là suy nghĩ của mình và khó mà thay đổi. Vì vậy chắc còn một khoảng cách khá xa để có thể nói mình yêu/thích thơ Phùng Cung trước khi mình kịp thuộc ít thơ ông và đọc một cách thấu đáo tác phẩm ông viết.

Hữu Loan với Màu tím hoa sim thì mình lại biết là từ Áo anh sứt chỉ đường tà của Phạm Duy! Sau đó thì tiếp tục đọc thơ ông như một dịp tìm hiểu các nhà văn/thơ dính án Nhân văn giai phẩm để biết ra cái Màu tím hoa sim đó lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến mối họa cho cuộc đời ông.

Cám ơn bạn đã ghé xem.

Thank cụ. Em cũng không phải là người yêu thơ. Cái em ngưỡng mộ một số thi nhân đó là về cái quan điểm sống của họ, về thi ca, nghệ thuật...

Còn những điều Phùng Quán viết về Phùng Cung như cụ đề cập theo em đó như một sự "DAY DỨT :((" của Phùng Quán đối với Phùng Cung và một số anh em văn nghệ sỹ sau vụ án NVGP.

Sozy cụ đã làm lạc đề, em mời cụ biên tiếp.
 
Last edited:
Hà Giang.

Sáng sớm khởi hành từ Bắc Hà theo tỉnh lộ 153, 178, 177 cung đường này qua Cốc Pài để đến Hoàng Su Phì. Đoạn đầu thì cũng chính là đường sang Si Ma Cai, đến ngã ba, chẳng biết gọi là ngã ba gì, chỉ biết ngay đó có bảng Homestay A. Dín khá là to thì rẽ phải.

Sương sớm hãy còn la đà dưới thung lũng.











Đoạn này đường tốt lại cảnh đẹp như mọi cung đường Tây Bắc (ý là vụ cảnh thôi).











Cũng là đường sang Si Ma Cai.



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,621
Bài viết
1,153,972
Members
190,147
Latest member
daniel22
Back
Top