What's new
Vừa qua 2 vợ chồng mình lại du hí 5 ngày 4 đêm, vượt biên qua đất nước chùa tháp Campuchia. Xin chia sẻ thông tin cùng mọi người. Hy vọng giúp ích được cho những ai có ý định đi Campuchia.

Campuchia diện tích khoảng 180.000km2, dân số khoàng 15tr người, đảng cầm quyền hiện nay là Đảng Nhân dân Campuchia CPP, bạn sẽ thấy bảng với chữ Cambodian People's Party rất nhiều ở ven đường.

Người Campuchia nói tiếng Khmer, đi mấy ngày biết chắp tay nói mỗi "o-kun" (là cảm ơn). Đồng Riel (đọc như real, Ria cũng được) và USD xài song song. Cho nên mình đi du lịch Campuchia chỉ cần đổi tiền USD (1$, 5$, 10$, 20$) là tiện nhất, 2$ nhiều chỗ ko nhận (pls tell me why :(( ), 100$ thì mất công đi đổi lẻ. :))

1USD = 4100 Riel (nhưng khi mua bán thường quy đổi 1USD = 4000 Riel cho tiện). Tiền Riel nhân với 5 là ra tiền VND.

Để du lịch Campuchia, người VN chỉ cần passport là được, ko cần xin visa. Người nước ngoài làm Visa on arrival (Visa làm tại cửa khẩu) mất phí 35USD.

Campuchia ngay sát bên VN nên không khác biệt j mấy, múi giờ ko đổi, khí hậu y chang, nên không bỡ ngỡ lắm, nhiều lúc cứ tưởng đang ở VN. :))

Nếu Smartphone của bạn có cài Google maps thì cứ load bản đồ sẵn, dùng offline vẫn được, không cần mua sim đt.

Hành lý nhẹ nhàng. Khách sạn đặt trước qua Agoda.com, ra ngân hàng ACB mần cái thẻ ATM có chữ Visa là booking online thoải mái. ^^

À quên nữa, khi đi đền chùa hay cung điện Hoàng gia cần ăn mặc lịch sự, mặc hở hang ngắn trên đầu gối ngta ko cho zô đâu. Bị đuổi quê lắm nên mặc đồ đàng hoàng nha. :))

Chú ý: Nếu không xem được hình, các bạn có thể ghé fb mình ở chữ ký để xem thêm hình ảnh.

Bây giờ mình bắt đầu nhé, post theo thứ tự phụ đề trước, hình sau để tiện theo dõi.

Có nhiều hãng xe đi Campuchia tập trung ở khu phố Tây đường Phạm Ngũ Lão.
Mình chọn đi xe Sapaco xuất phát mỗi giờ từ 6h sáng đến 3h chiều.
Vé 230k/ng. Xe 6h hết vé nên đành đi xe 7h. T_T

Đúng 7h xe xuất phát từ bến xe bus công viên 23/9 (đường Phạm Ngũ Lão) đến bến xe của Sapaco ở 592 Cộng Hòa để rước thêm khách. Xe có phát nước uống và khăn lạnh.

Khi mới lên xe, phụ xe sẽ thu passport và tiền làm visa (khách nước ngoài) để làm thủ tục xuất nhập cảnh.

9h sáng xe tới cửa khẩu Mộc Bài, khách xuống xe làm thủ tục xuất cảnh, anh phụ xe dặn nếu bị đòi tiền thì nói đi xe của Sapaco vì nhà xe đã đóng hết cho khách rồi. Tiền mờ ám. T_T

Mình vô đứng chờ anh phụ xe mang xấp passports vô đóng dấu xuất cảnh rồi đọc tên từng ng qua thôi.

Tại đây thì hơi hỗn loạn vì nhiều đoàn xe với khách lẻ xếp hàng nên mới đầu cũng hơi hoang mang sợ bị bỏ lại =)). Có toilet phí 2k/lần.

Khách đi lẻ nói là xếp hàng nhưng thường kẹp 10k 20k, ai muốn nhanh nữa thì 100k vô passport để được đóng dấu trước. Thực tế là có "Bác Hồ" dẫn đường đi qua nhanh hơn thiệt. :))


Đóng dấu xuất cảnh xong thì lên xe đi thêm 100m nữa đến cửa khẩu Bavet của Campuchia. Lại xuống xe để đóng dấu nhập cảnh.

Tại đây vắng hơn nên có trật tự hơn chút. Mình cầm passport tới xếp hàng chờ lăn tay 10 ngón. Có hình minh họa hướng dẫn lăn tay dễ hiểu, nên xem trước để khỏi ngơ ngơ chọc điên mấy anh hải quan mặt ai nấy cũng ngăm đen, bặm trợn. :))


Tuy mình đã lựa anh hải quan mặt baby cute nhất trong 4 quầy để zô xếp hàng nhưng mà ko biết ăn ở sao mà sau khi mình lăn tay xong, anh hải quan nói với mình bằng giọng tiếng Việt lơ lớ: "Đóng 2 chụt ngàn."

Bình tĩnh, ko hề nao núng, nhớ lời anh phụ xe dặn, với vẻ mặt điềm tĩnh, giọng nói hùng hồn, mình vui vẻ trả lời: "Em đi xe SA-PA-COOOO". :))

Anh hải quan mở miệng cười duyên, giả vờ check lại passport dù đã đóng dấu nhập cảnh trước khi đòi tiền :)), rồi cho qua. Để ý hình như passport VN mới bị hỏi hay sao ấy. T_T

Đóng dấu xong thì có 1 quầy khuyến cáo về sức khỏe cho khách Tây, tại đây họ mới bị đòi 1$ hoặc "2 chụt ngàn". Riêng passport Mỹ thì ko đòi, ngược lại còn tươi cười zui zẻ. Rõ là kì thị mà. T_T

Làm thủ tục xuất nhập cảnh mất 2 tiếng do xe mình có mấy khách nước ngoài bị rơi giấy tờ nên làm thủ tục lâu hơn bình thường.

11 giờ sáng, xe rời cửa khẩu Bavet vào Campuchia. Téng tèng tèng.

Cảnh tượng đầu tiên là các casino to bự 2 bên đường. Xe chạy được 5 phút thì đến quán cơm. Tại đây vẫn xài tiền Việt, ấu dè. :))

Sau 30 phút nghỉ ăn cơm, xe lại lên đường. 1 giờ chiều đến bến phà Neak Loeung. Chắc năm sau là được đi cầu mới rồi. ^^


Trên phà cũng có bán hàng rong như mấy phà ở Nam Bộ. Bất cập ngôn ngữ lần đầu tiên khi mua trứng cút. Nói tiếng Anh hay tiếng Việt cô bé đều ko hiểu, nên đành dùng body language :)). Đưa 1$ cô bé rút đưa cho 4 bọc được 20 trứng. Có vẻ mắc. :)) Có bán cơm lam nữa, ống tre to chà bá.

Hơn 2h chiều mới đến Phnom Penh. Xe dừng ở văn phòng Sapaco ở 281 Preah Shihanouk Blvd. Trên đường này cũng có nhiều nhà xe đi HCM.

Cảm nhận đầu tiên về Phnom Penh là sao mà nó bụi dữ dằn. Hic.

Các điểm tham quan ở Phnom Penh mình đã đi (ngôi sao từ trên xuống dưới): Chùa Wat Phnom, Night Market, Central Market, Cung điện Hoàng Gia + chùa Bạc, tượng đài Độc Lập, Nhà tù S21 Toul Sleng, và cánh đồng chết Choeung Ek (the killing field) cách trung tâm Phnom Penh 20km.


Ở Phnom Penh và Siem Reap taxi rất ít mà phổ biến là xe tuk tuk. Nó giống xe đạp lôi ở miền Tây hồi xưa mà thay bằng xe máy, phần xe kéo có mái che.

Đi tuk tuk giống xe ôm, có trả giá nha. Hic, mình ko bik trả giá. T_T

Mình ở Pra TNA Guest House, đặt phòng trên agoda trên tiêu chí giá rẻ dưới 20$/ngày và gần khu bờ sông đường Preah Sisowath Quay để đi bộ ra chợ đêm, chùa Wat Phnom, cung điện Hoàng gia. Kaka.


Nhận phòng xong, đi bộ ra chùa Wat Phnom chơi liền. Chùa nằm trên một ngọn đồi đường đi bao bọc như một cái bùng binh ngoại cỡ.

Chùa có 2 lối vào: một lối ở đường bậc thang có 2 con rắn Nagas hai bên (lối này có quầy bán vé cho khách ngoại quốc 1$/ng), và lối ở đồng hồ cỏ (có cô bán xe mắt nhanh như diều hâu, chân lẹ như sóc, bạn đừng mong thoát được :))).


Đồng hồ cỏ vẫn hoạt động tốt.


Truyền thuyết kể lại rằng sự ra đời của Wat Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của Phnom Penh. Người ta kể rằng bà Penh (Yea Penh) - một góa phụ giàu có vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (Penh), vì thế mà có tên Phnom Penh. Chùa còn có tên là chùa Bà Penh.

Tượng vua Ponhea Yat phía cổng đồng hồ cỏ. Vua Ponhea Yat là người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor (Siem Reap) về Phom Penh.


Tháp màu trắng dùng để chứa hài cốt của vua Ponhea Yat - hình ảnh đặc biệt có thể thấy được từ xa.


Bà Pênh được thờ phía sau chùa rất linh thiêng mà du khách thường đến cúng bái.

Chùa này có nhiều mèo lắm.


(To be continued...)
 
Last edited:
Phnom Penh

Cây toàn dơi to bự giữa lòng thành phố đông đúc.




Buổi chiều đi dạo khu bờ sông dọc theo đường Preah Sisowath Quay rất đông vui và mát mẻ. Người dân Campuchia chủ yếu là người Khmer, nước da ngăm đen, tụi trẻ con nhìn đen đen dơ dơ như trẻ em lang thang cơ nhỡ. Ăn xin rải rác.


Bờ sông Tonle Sap êm đềm, thơ mộng với những bãi bồi cỏ cao hơn đầu người. Người dân Campuchia yêu thiên nhiên cây cỏ xem những bãi bồi này như toilet lộ thiên vừa mát vừa miễn phí. :))


Đi dọc khu bờ sông mãi, đi mãi là đến công viên trước cung điện Hoàng Gia.

Trong hình là vua hiện tại của Vương quốc Campuchia - Norodom Sihamoni, là con trai cựu Quốc vương Norodom Sihanouk.


Công viên phía trước cung điện Hoàng gia. Có rất nhiều bồ câu. Ở đây có trò rất vui là cho bồ câu ăn. Nên mua bắp người lớn bán, đừng mua của con nít, nó kéo tới một bầy mời mua dai như đĩa, mất vui. ^^ 1000 Riel 1 bịch bắp.

Bồ câu hoàng gia, khôn lắm, rất cảnh giác với người, nó ko ăn thức ăn trên tay mình đâu :)). Ăn xong cả bầy bay ra bờ sông uống nước rồi bay zô ăn tiếp, có con ăn nhiều cái diều căng muốn quẹo cổ.


Tối đi dạo Chợ đêm ở cuối công viên bờ sông (phía chùa Wat Phnom).

Night Market không có gì đặc sắc. Ở giữa là sân khấu ca nhạc, xung quanh là bán quần áo phụ kiện như chợ đêm ở Việt Nam, phía sau là khu ăn uống, có mấy món, quầy nào cũng như nhau.

Tại đây mình phát hiện tình trạng đạo nhạc Việt Nam nghiêm trọng, những giai điệu rất quen nhưng nghe ra thì hát tiếng Khmer. Đạo cả bài "Mưa thủy tinh" luôn. :))


Đồ ăn mua ra có thể ngồi bàn ăn hoặc ngồi chiếu như này.

Lúc đầu ham zui bay zô chiếu ngồi mới biết, cái chiếu nó dơ quá, nguyên đại gia đình cô gái Trung Hoa phi cả dép zô ngồi. Thương cho mấy chị Hàn Quốc nãy còn nằm sải ra chiếu ngắm sao. :))


Sáng hôm sau đi cánh đồng chết Choeung Ek (The killing field) nằm ở phía nam Pnom Penh, 30 phút đi tuk tuk. 20$ để đi Cánh đồng chết và nhà tù S21. Nhớ trả giá nha T_T, mình dốt zụ này lắm.

Cánh đồng chết Choeung Ek (đọc là Chung Éc) là nơi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ hành hình những nạn nhân bị tình nghi phản bội.

Đây là nơi nên đi. Must see.



Vé vào cổng 6$/ng. Sẽ được phát 1 bản đồ, 1 head phone, 1 Audio player thuyết minh. Có rất nhiều ngôn ngữ, có cả tiếng Việt.

Đây là điểm làm nên tính hấp dẫn của nơi này, vừa nhìn tận mắt, vừa được nghe thuyết minh tiếng Việt, hiểu thêm được về sự tàn bạo của Khmer Đỏ. Cánh đồng chết thực ra chỉ đi 5 phút là hết, nhưng vừa đi vừa nghe thuyết vừa suy ngẫm cũng hết hơn 2 tiếng. Một nơi không thể bỏ qua khi đến Phnom Penh.


(To be continued...)
 
Last edited:
Phnom Penh

Đi đến đâu mình bấm track số đó để nghe thuyết minh.

Cánh đồng chết Choeung Ek trở thành nơi hành quyết tù nhân khi nhà tù S21 trở nên quá tải, nên quân Khmer đỏ cần một nơi khác để phi tang xác chết.

Gọi là Khmer Đỏ (Khmer Rouge) vì Khmer để chỉ người Campuchia, màu đỏ là màu của Cộng Sản, Khmer Đỏ là Đảng cộng sản Campuchia. Khmer Đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn.


Bảo tàng nơi trưng bày những câu chuyện, hiện vật quần áo của quân Khmer Đỏ và nạn nhân.


Cây giết người: quân Khmer Đỏ đập đầu trẻ em vào gốc cây này rồi quẳng xuống hố chôn tập thể bên cạnh. Khi phát hiện ra nơi này, người ta giật mình khi phát hiện trên gốc cây dính máu, mảnh xương sọ, tóc và óc người.


Những mảnh xương và răng người còn lại.


Xương người vẫn còn vương vãi trên khắp cánh đồng, mỗi mùa mưa, nước cuốn trôi đất xương lại lộ ra. Đi cẩn thận nha. ^^!








Tháp tưởng niệm nạn nhân Khmer Đỏ.


Bên trong tháp tưởng niệm là hộp sọ và mảnh xương của nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ.


(To be continued...)
 
Phnom Penh

Những công cụ dùng để hành quyết nạn nhân.










Tháp tưởng niệm có17 tầng hộp sọ và xương, để ghi nhớ ngày 17 tháng 4 năm 1975, quân đội Khmer Đỏ tiến vào Phom Penh. Trong thời gian nắm quyền từ 1975 đên 1979, quân đội Khmer Đỏ đã tàn sát khoảng 1,5 triệu ng, bằng 1/5 dân số Campuchia lúc đó.


Những nạn nhân dưới 20 tuổi.


Kết thúc chuyến tham quan, mỗi du khách đều mang một nỗi buồn man mác...

À mà nhớ trả lại headphone với audio player nha, đừng vô tình hack tội nghiệp ngta. :))


Tiếp đến là đi thăm nhà tù an ninh S21 Toul Sleng nằm ở trong thành phố, giao giữa đường 113 và 350. Vé 3$/ng.

Nếu đã đi cánh đồng chết thì không cần đi S21 cũng được, vì ở đây không có thuyết minh, nếu không tìm hiểu thì vô coi không hiểu lắm.


Nhà tù Tuol Sleng (có tên chính thức là “Security Prison 21”- Nhà tù An ninh 21, viết tắt là S21) trước kia là một trường trung học. Khi Khmer Đỏ nắm quyền đã biến đây thành nơi giam giữ, tra tấn và tử hình những người mà chúng cho là phản bội tổ chức, phản động, cấu kết với CIA. Nạn nhân thuộc mọi tầng lớp như công nhân, nông dân, kĩ sư, nhà khoa học, trí thức, giáo sư, giáo viên, sinh viên, các bộ trưởng và những nhà ngoại giao trên khắp đất nước Campuchia. Họ bị bắt vào đây ĐỂ CHẾT.


(To be continued...)
 
Phnom Penh và Siem Reap.

Căn phòng nơi giam giữ và tra tấn tù nhân đặc biệt, VIP.


Chân dung lãnh tụ Khmer Đỏ - Pol Pot. Pol Pot chết vì bệnh tim và chưa từng bị đem ra xét xử.


Tượng chân dung Pol Pot.


Những phòng học được thiết kế lại thành những buồng giam.




Kết thúc chuyến tham quan Cánh đồng chết Choeung Ek và nhà tù S21, trong đầu ngập tràn những suy nghĩ.

Buổi tối lên xe đi Siem Reap. Mình đi xe Giant Ibis (http://www.giantibis.com/) có xe đi Siem Reap buổi tối (22h30 và 23h00), đỡ tốn tiền khách sạn, haha. Văn phòng Giant Ibis nằm sát bên Night Market. Ở đó cũng có nhiều xe khác đi Siem Reap. Giá vé Phnom Penh - Siem Reap 15$/ng, xe có phát nước uống & khăn lạnh.

Sàn xe làm bằng inox, bước lên lạnh cảm giác rất yomost :)), buổi tối máy lạnh phả đông đá não bộ, phải lấy giấy nhét zô lỗ thông hơi cho đỡ lạnh.

Đường đi PNP-SR rất xóc, nhớ seat-belt lại nha. ^^


6h sáng, xe đến Siem Reap. Tuy đường xóc nhưng đi chơi mệt ngủ nên ko ảnh hưởng gì nhiều. Bến xe Giant Ibis nằm trên đường Khmer Pub str, xa khu trung tâm bà cố, tốn tiền đi tuk tuk, có toilet đánh răng được ở bến xe Giant Ibis. Văn phòng của Giant Ibis thì nằm ở 6A Sivatha Str, sát bên khu Pub Street.

Khu Pub Street, Night Market là tam giác của 3 đường: Hospital, Sivatha và Pokambor Ave. Ở đây nó giống như khu phố Tây đường Phạm Ngũ Lão ở Sài Gòn zậy đó.


Việc đầu tiền là thuê xe đạp điện đi Angkor. Hoho.

Xe đạp điện thuê ở Green e-bike (www.greene-bike.com)giá 10$/1 xe/1ng/ 24 giờ. Đặt cọc 1 passport, có hướng dẫn tận tình. Trong khu quần thể Angkor có chỗ sạc pin nên ko lo hết pin. Xe chạy được 40km ở tốc độ cruising 20km/h, chạy nhanh hơn mau hết pin. :))

Nếu đi nhóm ít hơn 4 ng thì đi xe đạp điện zui hơn. Đi xe đạp thì rất mệt (để dành sức mà leo đền), đi tuk tuk thì phụ thuộc bác tài.


(To be continued...)
 
Last edited:
Siem Reap

Làm thủ tục thuê xe xong là thẳng tiến theo đường Charles De Gaulle khoảng 5 phút là tới Angkor.

Trên đường thấy nhiều xe bán ốc muối đường như này.


Khi gần vào khu quần thể Angkor sẽ có bảo vệ chặn lại hỏi vé, nếu chưa có thì qua mua vé. Vé tham quan 1 ngày 20$, 3 ngày 40$. Mua vé 1 ngày thì đi ra quầy One day visit xếp hàng, có nhân viên đứng hướng dẫn cụ thể.


Đứng vào chỗ dấu chân, nhìn vô camere, cười duyên là tạch, có ngay cái vé như này, vé có giá trị đến 5h30 chiều.

Đừng làm mất nha, trước mỗi đền trong Angkor đều có người soát vé, ko có là đứng ngoài ngó đó. :))


Mua vé xong là tha hồ vi vu trong khu quần thể Angkor, hai bên đường hàng cây rợp mát, thoải mái vô cùng. ^^

Tham quan Ankor thì có 2 lựa chọn: Vòng lớn (Grand tour) màu đỏ, và vòng nhỏ (Mini tour) màu xanh dương. Thường 1 ngày đi vòng nhỏ là tham quan hết các địa điểm đáng đi của Ankor rồi.


Nói là vòng nhỏ nhưng mà nó hok có nhỏ chút nào đâu, mình đi từ 9h sáng đến 5h30 chiều đóng cửa là vừa kịp luôn. Đi sao để canh tham quan Angkor Wat vào buổi chiều (buổi sáng chụp ảnh ngược sáng) rồi đi đồi Bakheng ngăm hoàng hôn trước 5h30 chiều là được.

Mình đi vòng nhỏ ngược chiều kim đồng hồ. :))

Đền Prasat Kraven giống mấy tháp Chàm ở Ninh Thuận , tháp Bà ở Nha Trang.




Cái hình vuông có cái lỗ ở giữa gọi là Yoni tượng trưng cho cái ấy của nữ. Lớn gòi nói tự hiểu đừng hỏi nha. ^^


Tiếp đến là đền Banteay Kdei. Có vẻ rêu phong hơn.




Sao cái này có lõi cốt thép zậy? Hồi xưa làm j có luyện kim. Ai khai sáng cho mình cái?


(To be continued...)
 
Last edited:
Siem Reap.

11h trưa, ghé Khmer Cooking Empire ăn cơm, ghé chỗ này vì đây là charge point của Green e-bike. Tranh thủ lúc ăn sạc pin, sợ hết pin. :)) Ai ngờ lúc trả xe pin còn quá trời.


Ăn cơm xong đi đền Ta Prohm với những cây Spung khổng lồ mọc lẫn với đền, chỗ này du khách rất đông.

Đây là địa điểm nổi tiếng vì đã xuất hiện trong phim Bí mật ngôi mộ cổ - Tomb raider (Cái phim mà Angelina Jolie mặc quần đùi, áo ba lỗ đóng thùng, tóc thắt đuôi sam, hai tay hai súng nhảy tưng tưng đó (.)(.) :)))


Cái cây đã trở thành biểu tượng của ta Prohm






Nhìn lên từ trong điện thờ.










(To be continued...)
 
Siem Reap.

Đền Ta Keo, khu đền duy nhất không có hình điêu khắc, leo mệt nghỉ.














Leo xuống còn ghê hơn. 1 chút sẩy chân là phi thân xuống đất. :))


Đền Thommanon, lười quá, chạy xe zô ngó rồi ra. :))


Victor Gate - Angkor Thom. (Angkor nghĩa là city, Thom nghĩa là big)


(To be continued...)
 
Siem Reap.

Quảng trường đấu voi hay Sân voi - Terrace of the Elephant -Angkor Thom. (Angkor nghĩa là city, Thom nghĩa là big)




Đây là chim Garuda, kẻ thủ truyền kiếp của rắn Naga (rắn 7 đầu).

Rắn Naga được cho là đã sinh ra dân tộc Khmer nên chim Garuda phải đi đội sàn như này. Tội nghiệp. :))


Đền Phimeanakas, có cầu thang gỗ leo lên phía sau, đừng leo ở đây bậc thang sứt mẻ, té chết bỏ. ^^




Đền Bayon nằm ở trung tâm Angkor Thom, nổi tiếng với tượng điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara 4 phía, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của Campuchia.

Cũng giống Ta Prohm, du khách ở đây rất đông.










(To be continued...)
 
Siem Reap.

E hèm, cái cục trụ tròn Linga tượng trưng cho cái đó của nam, cái hình vuông là Yoni tượng trưng cho cái ấy của nữ. Linga và Yoni thường xuất hiện chung với nhau thể hiện sự sinh sôi nảy nở, sự sống. Cũng dễ hiểu mà. :))


Kiểu chụp chụp hình face-to-face rất nổi tiếng ở đây.






South Gate của Angkor Thom (Kinh thành lớn).


Tiếp đến là leo đồi Bakheng. Đáng lẽ cái này phải đi cuối cùng để ngắm hoàng hôn, mà bị mất bản đồ, sợ bị lạc nên đi luôn. T_T

Mặc đồ đàng hoàng mới được lên nha, quần hay váy ngắn trên đầu gối là bị chặn lại, năn nỉ vô ích. Hic.


Lên tới nơi ná thở.


Linga trên đồi Bakheng.




Angkor Wat nhìn từ đồi Bakheng bé tí. Nằm ở phía đông nam đó, nếu mù hướng thì nó ở bên phải bậc thang lúc đi lên. ^^


(To be continued...)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,589
Bài viết
1,153,859
Members
190,138
Latest member
NgoDieu
Back
Top