What's new

[Tổng hợp] Khám phá Sài Gòn

LỜI NÓI ĐẦU

Sài Gòn, tên gọi vừa thân thương, vừa quen thuộc.

Tôi không sinh ra tại vùng đất này, nhưng tuổi thơ tôi đã gắn liền với nó, đi cùng nhau biết bao kỷ niệm vui buồn!

“Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông”. Nhắc đến Sài Gòn, có lẽ mọi người đều cho rằng, đây là thành phố trẻ, thành phố của sự năng động, đổi thay, của thích nghi hoặc đào thải, của cái giàu trên đỉnh vinh quang, và cũng của cái nghèo tột cùng dưới đáy.

Đối với tôi, Sài Gòn không chỉ có thế; còn có buổi ban mai đầy sương sớm, các con đường đầy lá me bay, những tình người dấu kín như các di tích bạc màu thời gian bên dòng đời hối hả.

Vì tội làm bên du lịch, nên khi còn đi học, đọc được cuốn sách “Sài Gòn năm xưa” của Vương Hồng Sển sao tâm đắc quá, biết bao kiến thức học được qua cuốn sách của cụ.

Nhưng sách cụ lại viết về năm xưa, thế còn hôm nay thì sao?. Sách du lịch về Sài Gòn quá hiếm, cả như tôi, người trong ngành cũng còn tìm kiếm khó khăn. Chỉ thỉnh thoảng trên những tạp chí, báo mạng có những phóng sự nhỏ lẻ về một nơi nào đó ở Sài Gòn, như thế quả thật quá ít đối với nhu cầu thông tin hiện nay.

Cũng muốn làm được điều gì đó cho Sài Gòn, tôi xin mạn phép viết ra tập du khảo này, theo dạng online, đi đến đâu viết đến đấy; để cho những bạn nào quan tâm, cũng như cần tìm tài liệu, du lịch có thêm một nơi để tham khảo và hiểu hơn về vùng đất con người của xứ Sài Gòn hôm nay.


Gò Vấp, Sài Gòn
Đêm 9/9/2011​



khonganhsg1960.jpg

Nguồn: http://www.panoramio.com/photo/58524640


P/s: Vì đây là việc làm của cá nhân, nên chắc chắn sẽ có những sai lầm, thiếu sót, rất mong nhận được hồi âm của các bạn để tập du khảo được hoàn thiện hơn.
 
Last edited:
Để hiểu sơ lược về Sài Gòn, xin mời các bạn đọc “Sài Gòn năm xưa” của cụ Vương Hồng Sển, cụ viết rất chi tiết về tên gọi, địa danh, các cột mốc lịch sử hình thành nên Sài Gòn, nhân vật từ thuở hình thành đến thời Pháp thuộc.


http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnn2n0nvn31n343tq83a3q3m3237nvn


“Sài Gòn năm xưa” cụ Vương xuất bản năm 1960, đa phần các thông tin ở thời Pháp thuộc nên thông tin về thời kỳ 1945-1955; 1955-1975 khá ít, hầu như là không có. Do đó, tập du khảo này tôi xin chia làm ba phần: phần thứ nhất là các bản đồ xưa của Sài Gòn, phần thứ hai nói về lịch sử Sài Gòn từ 1945 – đến nay (2011) và phần còn lại là đi vào chi tiết các địa danh tại Sài Gòn hôm nay.
 
Last edited:
PHẦN MỘT: KHÁM PHÁ SÀI GÒN QUA CÁC BẢN ĐỒ XƯA



1. Bản đồ Sài Gòn 1815 do Trần Văn Học vẽ.


tranvhov1815chinh.png




sgtvh2.jpg

Nguồn: http://www.flickr.com/photos/1347648...57626114546596


Trần Văn Học - không rõ năm sinh năm mất, người huyện Bình Dương, thành Gia Định, nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh, là một võ tướng nhà Nguyễn và là người Việt đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định xưa theo phương pháp phương Tây. Ông cũng được xem là một công trình sư của thành Gia Định.

Ban đầu (Đại Nam chính biên liệt truyện không cho biết năm), ông theo giám mục Bá Đa Lộc đến yết kiến chúa Nguyễn Phúc Ánh tại Gia Định.

Năm 1783, quân Tây Sơn vào đánh phá, ông Học và Bá Đa Lộc đưa mẹ chúa Nguyễn cùng gia quyến chúa chạy sang Cao Miên.

Ở xứ người một thời gian, Trần Văn Học bàn cùng các tướng, nhờ người Cao Miên hộ giá tất cả về Cần Thơ, để tìm Nguyễn Phúc Ánh, chỉ riêng giám quân Nguyễn Hữu Thụy sang Xiêm cầu viện.

Khi quân Tây Sơn đến truy đuổi nữa, chúa Nguyễn phải dong thuyền chạy ra biển Đông. Trần Văn Học theo Bá Đa Lộc đem quốc thư sang cầu cứu vua nước Xiêm, nhờ vậy chúa Nguyễn được phép cư trú nơi Xiêm quốc.

Ngày 19 tháng 11 năm 1784, Nguyễn Phúc Ánh sai ông Học cùng Bá Đa Lộc đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện. Cuối tháng 2 năm 1785 thì đến thành Pondichérey, một thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ, nhưng các nhà cầm quyền Pháp ở đây, như toàn quyền Contenceau des Algrains, thiếu tá hải quân De Souillac, từ chối trợ giúp.

Thấy công việc không suôn sẻ, năm 1786, Bá Đa lộc xin các quan Pháp ở Ấn Độ cho mình cùng hoàng tử Cảnh quá giang trên thương thuyền Malabar, để tiếp tục sang Pháp, còn ông Học trở về Vọng Các, nước Xiêm.

Nhưng khi thuyền ông Học đến đảo Thổ Châu, các tướng khác ở lại với chúa Nguyễn, còn ông lại theo thuyền ngoại quốc đi nữa.

Mùa thu năm ấy, nước Portugal (Bồ Đào Nha) sai tướng Antonio Vincente Da Rosa mang quốc thư và lễ vật gặp Nguyễn Phúc Ánh mời sang nước họ để bàn việc viện trợ. Triều đình Xiêm biết được tỏ ý không vui. Chúa Nguyễn liền bảo sứ thần trở về, rồi chỉ phái quan Hộ bộ Trần Phúc Giai đi đến nước Portugal đáp lễ.

Lúc thuyền Trần văn Học về lại Thổ Châu, vua lại sai ông Học đi sang thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ, đem việc đó hiểu dụ Bá Đa Lộc và toàn quyền Pháp.

Năm 1787, thuyền đưa Trần Văn Học từ Pondichérey về đến Malacca thì gặp gió lớn thổi bạt qua Lữ Tống (Lucon), hơn một năm sau mới về đến Gia Định.

Nhờ giỏi quốc ngữ và tiếng Latinh nên từ đó, ông Học ở bên Nguyễn Phúc Ánh phụ trách việc thông ngôn, dịch sách, nhất là các sách kỹ thuật Phương Tây và kiêm cả việc chế tạo hỏa xa (một thứ chiến cụ), địa lôi và các loại binh khí khác.

Năm 1790, Nguyễn Phúc Ánh cho xây thành Gia Định (thành Bát Quái). Ông Học được giao việc "phác họa đường sá và phân khu phố phường” đường trong thành.

Tuy bố trí thành theo phương Tây, nhưng thành lại có 8 cạnh ứng với 8 quẻ của kinh dịch phương Đông. Ngoài phần xây cất thành lũy chủ yếu phục vụ yêu cầu quân sự, thì Trần Văn Học còn chịu trách nhiệm quy hoạch phố thị nằm ngoài thành lũy. Chính các trục đường do ông vẽ ra nay đang còn là những trục lộ chính của thành phố hiện đại, hướng về miền Trung, xuống miền Tây và đi Campuchia. Phố xá, khu nhà ở, khu buôn bán sắp đặt uyển chuyển theo hệ thống sông nước vùng Sài Gòn thời cũ là những sáng tạo của một nhà quy hoạch tầm cỡ...

Sau đó, ông Học học cách đóng tàu đồng theo kiểu mới của người Pháp và ông còn cùng với Vannier chỉ huy các thuyền đồng này đi đánh quân Tây sơn.

Năm 1792, Trần Văn Học xây và vẽ họa đồ thành Mỹ Tho.

Năm 1802, nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, ông Học được thăng chức Cai cơ, rồi thêm chức Giám thành sứ Khâm sai Chưởng cơ. Đó là một trong những chức lớn trong hàng tướng lãnh của thời bấy giờ.

Năm Gia Long thứ 14 (1815), vào ngày 4 tháng 12 âm lịch, ông Học vẽ bản đồ Gia Định.

Năm Minh Mạng thứ hai (1821), vua sai ông Học vẽ bản đồ núi sông, đường sá các trấn ở thành Gia Định cho đến địa giới Chân Lạp.

Lúc đó, ông Học đã già, nên nhà vua dụ rằng: Người cũng không sống được mấy ngày nữa, há chẳng nghĩ đến việc lưu danh hậu thế sao?

Rồi vua ban cho ông 100 quan tiền, nhưng chẳng bao lâu sau, ông Học mất.

Vào ngày 23 tháng 4 năm 1998 tại thành phố Hồ Chí Minh, liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật thành phố đã tổ chức buổi báo cáo về "Vai trò khoa học và kỹ thuật của Trần Văn Học trong lịch sử 300 năm thành phố".

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu đã giới thiệu và minh họa các công trình về bản đồ của ông Học. Cuối buổi, giáo sư Trần Văn Giàu đã tổng kết và đánh giá cao vai trò của Trần Văn Học trong tiến trình xây dựng các công trình ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn cách đây mấy thế kỷ.

Sách Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập I) ghi nhận:
Ông được đánh giá là người rất có tài vẽ địa đồ, họa đồ kỹ thuật. Đem so sánh bản dồ Sài Gòn 1799 của Dayot với bản đồ Gia Định 1815 của Trần Văn Học thì, về kỹ thuật đồ bản như trắc địa hay tỉ lệ, bản đồ của ông Học chính xác hơn nhiều...

Trong bảng danh sách các di tích tại miền Nam Việt Nam do Học viện Viễn Đông của Pháp (École Francaise d’ Extrême - Orient) đề nghị và đã được toàn quyền Đông Dương phê chuẩn vào ngày 19 tháng 5 năm 1925, thì lăng Trần Văn Học ở xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định, được liệt vào hàng thứ 9.

Theo tờ trình của ông H. Mauger, quản thủ Viện Bảo tàng Sài Gòn và kỷ yếu của Học viện Viễn Đông của Pháp, Vương Hồng Sển viết:
Trước kia Pháp gọi là “tombeu du Maréchal Nguyễn Văn Học”. Nay truy ra không có công thần nào triều Nguyễn có tên họ như vậy. Có chăng là ông Trần Văn Học, tác giả bức địa đồ tỉnh Gia Định họa năm 1815?
Ngày trước ngôi mộ Nguyễn Văn Học ở chỗ khác, chủ đất xin dời nên tham biện sai gỡ ra từng khối nguyên đem về ráp lại trong hoa viên gần tòa hành chính như hiện nay ta thấy.
Mộ cải táng vào ngày 28 tháng 4 năm 1939, lấy được đồ trang sức phẩm bằng vàng, mão, đai của nhất phẩm đại thần, về sau ông quản thủ Pháp dời giấu ở Long Xuyên rồi bị cướp, chung một số kiếp với những đồ vàng đào được tại đường Công Lý...(theo Sài Gòn năm xưa).

Ông Nghiêm Thẩm giải thích sở dĩ H. Mauger ghi Trần Văn Học họ Nguyễn, vì ông nghe những người ở chung quanh ngôi mộ cổ nói vậy. Nhưng tra kỹ trong Đại Nam chính biên liệt truyện, chỉ thấy có Giám thành Trần Văn Học, và không thấy chép việc ông Học được phép vua cho mang họ Nguyễn (quốc tính) bao giờ.
Ông Thẩm đúc kết, chắc vì ông Học không có con hay thân nhân và cũng vì các người ở gần khu mộ nhớ lộn họ của ông, nên ông H. Mauger mới ghi sai. (theo Nghiêm Thẩm, Công trình sư Tần Văn Học, tạp chí Văn hóa, số 61, 1962)


Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia; http://my.opera.com/labatluong110266...ow.dml/4262944
 
Last edited:
2. Bản đồ Sài Gòn 1795


giadinh1790.jpg

Nguồn: http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4633737289/


"Plan de la ville de Saigon, fortifiée en 1790 par le Colonel Victor Olivier. Réduit du grand plan levé par ordre du Roi, en 1795, par Mr Brun, ingénieur de Sa Majesté par Mr Dayot, 1799."

Bản đồ thành phố Sài Gòn, được bố phòng vào năm 1790 bởi Đại tá Victor Olivier. Theo bản đồ lớn do kỹ sư hoàng gia Brun vẽ năm 1795 theo lệnh nhà vua, nay thu nhỏ lại bởi J.M. Dayot, 1799.

A. Palais du Roi = Hoàng cung.
B. Palais de la Reine = Mẫu hậu cung.
C. Palais des Princes = Cung các hoàng tử.
D. Hôpital = Bệnh viện.
E. Magasin des Troupes = Kho quân đội.
F. Arsenal et Forges = Kho võ khí và lò rèn.
G. Charonnerie = Nhà xe.
H. Magasin à Poudre = Kho thuốc súng.
I. Corps de Caserne = Trại lính.
K. Place d'Arme = Võ sảnh.
L. Remises pour les pièces de Campagne = Trại tân tạo võ khí hành quân.
M. Mât de Pavillon = Cột cờ.
N. Maison de l'Evêque = Dinh Tân xá dành cho Bá Đa Lộc (Pierre Foseph Georges Pigneau de Béhaine - Giám mục người Pháp).
O. La Monnoye = Trường đúc tiền.
P. Magasin aux Vivres = Kho lương thực (Kho Quản Thảo).
Q. Bazard = Phố chợ (Đa Kao).
R. Chantiers de Construction = Xưởng Chu sư.
S. Bassin = Bể sửa chữa tàu thuyền.
T. Briqueterie = Lò gạch ngói.
U. Pagode = Chùa (Cây Mai).
V. Bazard chinois = Chợ người Hoa (Chợ Lớn).

Bản đồ này do Le Brun, một sĩ quan người Pháp của Nguyễn Ánh vẽ năm 1795. Theo bản đồ này ta thấy một hệ thống đường bộ có hình bàn cờ và nhiều cơ sở hành chính, sản xuất, tín ngưỡng nằm bao quanh thành Bát Quái. Đó là kho hàng thực phẩm (P), xưởng gạch (T), xưởng đúc tiền (O), xưởng đóng thuyền (R), chùa Cây Mai (U), Chợ Lớn (V). Ngoài khu dân cư ở Sài Gòn còn có khu dân cư khá quan trọng ở Chợ Lớn. Quận 4 đông đúc hiện nay vẫn còn là vùng đất hoang sơ, có một đoạn đường đất nối rạch Bến Nghé đến đồn Vàm Cỏ.

Ngôi thành Bát Quái được xây dựng năm 1790, bản đồ Le Brun cho thấy một con kênh khá dài nối liền thành Gia Định với sông Sài Gòn, tạo sự thuận lợi cho giao thông và vận tải bằng đường thủy vào trong thành
Nguồn:
Sài Gòn xưa và nay, NXB Trẻ, 2006
100 câu hỏi đáp về GĐ - SG - TP.HCM (Nguyễn Đình Đầu)



Các bạn chắc cũng có thắc mắc là tại sao tôi lại không xếp bản đồ này lên đầu tiên, dù nó thuộc hàng cổ nhất của Sài Gòn. Lý do cũng dễ hiểu, thứ nhất vì bản đồ 1815 là do ông Trần Văn Học, một người Việt Nam vẽ! Lý do thứ hai như các học giả đã nhận xét, bản đồ của ông Học vẽ chi tiết, đẹp hơn, chính xác về tỉ lệ hơn bản đồ 1795 này. Chỉ tiếc là vẫn không có được bản chính nguyên thủy của ông Trần Văn Học.

Trên tấm bản đồ này, chúng ta còn biết được độ sâu của sông Sài Gòn lúc bấy giờ. Khu vực cảng Ba Son có độ sâu ven bờ từ 4-6m; khu bến tàu cánh ngầm, nhà hàng nổi 6-8m; còn khu hầm Thủ Thiêm khá sâu, từ 8-10m.

Con kênh đào được đề cập đến trong bài viết, có lẽ là đường Nguyễn Huệ ngày nay. Ven kênh có lò gạch ngói phục vụ cho việc xây dựng, như vậy ta có thể thấy hệ thống giao thông vận chuyển thời này (1790) chủ yếu bằng đường thủy.

Xưởng Ba Son từ xưa có lẽ đã là hải cảng với việc kho hàng thực phẩm nằm tại đây.

Khu vực sở thú, hồ bơi Yết Kiêu là xưởng đóng thuyền và bể sữa chữa tàu thuyền, cây cầu Thị Nghè cũng đã được bắc qua rạch.

Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn - Dinh Tân Xá đã xây dựng, nằm trong khuôn viện sở thú.

Đường hướng tây bắc của bản đồ là đường Cách Mạng Tháng 8, đường hướng tây nam, chắc là Nguyện Thị Minh Khai - Hùng Vương?

Con đường độc đạo nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn ứng với đường Nguyễn Trãi ngày nay.

Chùa Cây Mai vẫn còn hiện diện, những khu đất bạc tỷ khu vực đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, khu "Tây balo" Phạm Ngũ Lão vẫn còn hoang sơ, ko một ai ở.

Hơn 200 năm, quả thật quá đủ để xóa nhòa tất cả!
 
Last edited:
Chào mừng anh - chị đến với HÒN NGỌC LÔ CỐT - đây là tên mới chính xác nhất của “Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông” năm xưa - cũng chưa xưa đến đâu!!!
bây giờ mình thường welcome dậy đó bạn ah...
Lỗi tại ai?
 
@ Bác Linhnam này ngứa nghề rồi! Chắc tại bây giờ là thế giới hội nhập, nên nền văn hóa Bà La Môn, Ấn Giáo cũng được nhiều người tiếp thu, áp dụng triệt để tinh thần Shiva - có hủy diệt mới có xây dựng!

Thôi thì cứ học theo nhà khoa học người Ý Galileo Galilei: "Dù sao trái đất vẫn quay!"
 
3. Thành Gia Định (thành Sài Gòn, thành Phiên An).

Là tên một thành cũ ở Gia Định, tồn tại từ năm 1790 đến 1859, bao gồm hai toà thành được xây lên ở đây rồi bị phá hủy hoàn toàn: thành Bát Quái và thành Phụng.


THÀNH BÁT QUÁI (thành Qui, Gia Định phế thành):

Citadel_of_Saigon_before_1835.png

Sơ đồ Thành Bát Quái Sài Gòn do Trương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải.


ThnhBtQui.jpg


Tháng 8 năm Đinh Dậu (7 tháng 9 năm 1788), lợi dụng khi quân Tây Sơn đang bận tái lập trật tự Bắc Hà và đánh quân Thanh, Nguyễn Ánh đánh chiếm được Sài Gòn và biến nơi đây thành cơ sở chống lại Tây Sơn.

Hai năm sau, 1790, Nguyễn Ánh chọn đất Sài Gòn làm kinh đô, tên là Gia Định kinh; rồi ông nhờ hai người Pháp là Olivier de Puymanel (Việt danh là "Ông Tín") và Le Brun, đều là sĩ quan công binh Pháp) vẽ họa đồ và huy động 30.000 dân phu xây thành bảo vệ thật kiên cố theo kiến trúc Vauban nhưng mang hình Bát Quái, theo định hướng phong thổ Á Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam, với tường thành cao mười lăm thước mộc, tính ra lối bốn thước tây lẻ tám tấc (khoảng 4 m 8), toàn bằng đá ong Biên Hòa kiểu "lục lăng", nhằm củng cố chân đứng của mình trên đất Gia Định.

batquai-1.jpg


Victor Olivier de Puymanel (1768 tại Carpentras- 1799 tại Malacca), còn có tên là Nguyễn Văn Tín là một sĩ quan công binh và hải quân, một nhà phiêu lưu người Pháp, người có một vai trò khá quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò chủ chốt trong việc người Pháp giúp hiện đại hóa lực lượng của Nguyễn Ánh.

Olivier de Puymanel là một người tình nguyện hạng hai trên chiến thuyền Pháp Dryade. Năm 1788 ông bị bỏ rơi ở Pulo Condor. Sau đó ông được giám mục Pigneau de Behaine vận động tham gia vào lực lượng tình nguyện của người Pháp giúp Nguyễn Ánh.

Olivier de Puymanel là người giám sát thi công tòa thành Bát Quái theo thiết kế của kỹ sư người Pháp Théodore Lebrun.

Ông còn huấn luyện các lực lượng người việt cách thức sử dụng hỏa khí hiện đại và đưa phương pháp tiến hành chiến tranh bộ binh châu Âu vào trong lực lượng của Nguyễn Ánh.

Năm 1792, Oliver de Puymanel chỉ huy 600 quân được huấn luyện qua kỹ thuật quân sự Châu Âu, ông còn là người xây dựng Diên Khánh để phòng thủ chống Tây Sơn cùng với Pigneau de Behaine và hoàng tử Cảnh.

Năm 1793, ông tham gia vào cuộc tấn công giành lấy Nha Trang của quân Nguyễn.

Puymanel được ghi nhận là đã huấn luyện cho hơn 50.000 quân Nguyễn, còn Jean Marie Dayot thì lo về thủy quân. Kết quả của nó là việc du nhập kỹ thuật quân sự Châu Âu vào Việt Nam.


Tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung Nguyễn Huệ của nhà Tây Sơn băng hà, triều Tây Sơn lục đục nội bộ và rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Ánh nhanh chóng tổ chức phản công và ông đánh bại nhà Tây Sơn sau đó nhiều năm. Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Gia Long, rồi dời kinh đô từ Gia Định kinh (Sài Gòn) về Huế.

Năm 1811, kinh thành Huế được làm xong thì Gia Định kinh được đổi thành Gia Định thành (cao hơn cấp trấn) và trở thành thị sở của quan Tổng trấn Nam Kỳ.


batquai.jpg

Nguồn: http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4754112866/in/set-72157624390555350/

Vị trí của thành Sài Gòn xưa so với các con đường của SG sau này. Màu đỏ là thành Bát quái (hay thành Quy) xây dựng năm 1790, bị vua Minh Mạng phá đi năm 1835. Màu xanh là thành Phụng, xây dựng năm 1836 dưới triều Minh Mạng, bị quân Pháp san bằng năm 1859 khi Pháp tiến đánh Sài Gòn. Màu đen là các con đường của SG sau này với tên đường trong thời Pháp thuộc.


Đến đời vua Minh Mạng, năm 1830, Lê Văn Duyệt cho sửa thành Bát Quái. Tiếc thay việc sửa thành, cộng thêm tư thù khi còn trẻ với Lê Văn Duyệt (Lê Văn Duyệt đã cho xử chém Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quí phi được vua Minh Mạng sủng ái), vua Minh Mạng đã vu cho ông tội nhị tâm (hai lòng) cho quân san bằng mồ mả sau khi Lê Văn Duyệt mất làm Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt, nổi loạn, đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi đây thành căn cứ chính cho cuộc nổi dậy của mình từ năm 1833 đến 1835.

Sau khi đánh bại Lê Văn Khôi rồi, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để lập thành Gia Định mới năm 1837. Chính vì sự phá hủy này mà thành Bát Quái còn bị gọi Gia Định phế thành.

Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có lần nhận mệnh tôn vua mới, và hai lần làm Tổng trấn Gia Định Thành. Tuy nhiên, sau khi ông mất, nhân cơ hội người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi khởi binh chống Nguyễn, ông bị truy tội, mãi đến đời Tự Đức mới phục hồi danh dự cho ông.

Ngày nay vẫn còn lăng Ông ở khu Bà Chiểu, q. Bình Thạnh. Hằng năm vào ngày rằm tháng giêng người dân vào thăm lăng rất đông, mọi người vẫn thường gọi Lăng Ông Bà Chiểu.


[SUB]THÀNH PHỤNG[/SUB] (Phụng Thành, Phượng Thành, thành Gia Định):

Là tên một tòa thành cổ của Việt Nam do vua Minh Mạng ra lệnh xây mới sau khi thành Bát Quái bị phá dỡ. Thành tồn tại từ năm 1836 đến 1859 thì bị phá hủy khi người Pháp chiếm được thành từ tay quan quân nhà Nguyễn.

Phoenix_Citadel.png




Được xây dựng ở Đông Bắc thành cũ.

Thành Gia Định mới cũng được xây dựng theo kiến trúc Vauban nhưng nhỏ hơn nhiều, dễ bị bắn phá hơn và chỉ có bốn pháo đài bốn góc so với tám pháo đài của thành Bát Quái cũ. Tường thành cao 20 m dài trên 475 m được làm từ đá granite, gạch và đất. Xung quanh thành có hào nước bao bọc.

Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp mở cuộc tấn công thành thành Gia Định và một ngày sau thì chiếm được thành. Án sát Lê Tứ, Hộ đốc Vũ Duy Ninh tự vẫn, Đề đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Thực và Lãnh binh Tôn Thất Năng đem quân rút về Tây Thái, huyện Bình Long.

Ngày 8 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Dấu tích duy nhất còn lại đến ngày nay là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.

tranchienGiadinh.jpg



Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
 
Last edited:
4. Bản đồ Sài Gòn 1859:


sg1859.jpg

Nguồn: http://my.opera.com/tahcm/blog/sg-qua-cac-ban-do

Sơ đồ Sài Gòn và vùng phụ cận (Saigon et ses environs) do thiếu úy De Larclause vẽ ngày 1.3.1859. Chú thích:
Thành Gia Định (Citadelle), xưởng Chu Sư đóng tàu (Chantier de construction de jonquen), trại binh (caserne), dấu vết thành Bát Quái (Anciennes for tifications).

Đây là một phác thảo của De Larclause vào ngày 1 tháng 3 năm 1859 khi quân Pháp đang tấn công Gia Định.

Bức phát thảo này không cho thấy được sự phát triển không gian đô thị Sài Gòn, nhưng cũng để lại dầu vết của thành Bát Quái và sự hiện diện của thành Quy, của xưởng đóng thuyền ở bên rạch Thị Nghè mà Nguyễn Ánh lập trước đây được chú ý.

Sự chú ý này cho thấy tầm quan trọng của xưởng đóng thuyền này, mà sau này người Pháp đã phát triển lên thành xưởng đóng tàu Ba Son.


Xin mời các bạn xem thêm trận chiến Gia Định:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_thành_Gia_Định,_1859

http://edu.go.vn/pages/hoc-truc-tuyen/ElearningDetail.aspx?docid=4054&sid=0

http://duongkhue.multiply.com/journal/item/465?&item_id=465&view:replies=reverse


Trận chiến Gia Định:
tranchiengiadinh1859.png


20080913093232Prise_de_Saigon_18_Fevrier_1859_Antoine_Morel-Fatio.jpg



Thành Gia Định thất thủ, trong thành lúc này có hơn 2.000 quân với 200 đại bác bằng sắt, bằng đồng, một hải phòng hạm, bảy chiến thuyền, 25.000kg thuốc súng, tiền bạc trị giá tương đương 130.000 francs, thực phẩm đủ nuôi 8.000 quân trong một năm.

Tuy thắng trận, nhưng thực dân Pháp không đủ quân để giữ thành, không nhận được sự hỗ trợ từ các giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo và luôn bị các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây, nên quân Pháp đã phải quyết định phá hủy thành Gia Định

Vào ngày 8 tháng 3 năm 1859, tướng De Genouilly cho đặt mấy chục ổ thuốc nổ phá tung nhiều đoạn trường thành, đốt dinh thự kho tàng bên trong, đốt cả thóc lúa. Kể lại vụ việc này, sách Địa chí TP. Hồ Chí Minh tập I, có đoạn:

Kho thóc thành Gia Định cháy mãi hai năm mà khói còn nghi ngút. Hai mươi bốn tháng nắng mưa không làm tắt được đám cháy nào. Quân Pháp cũng cướp giật, đốt luôn nhiều phố xá thương mãi và thôn xóm dân cư.

Và nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã ghi:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây...

De Genouilly
Rigault-de-genouilly-1.jpg


Phá tan thành Gia Định xong, De Genouilly chỉ để lại một số quân đóng giữ ở đồn Nam (đồn Hữu Bình), còn bao nhiêu rút hết xuống các tàu chiến.
Ngày 20 tháng 4 năm 1859, viên tướng trên giao quyền cho Đại tá hải quân Jauréguibery chiếm giữ Gia Định, rồi lui tàu trở lại mặt trận Đà Nẵng, vì lúc này quân Pháp ở đó đang bị nguy khốn vì thương vong và dịch bệnh...


Tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, Chí Hòa thất thủ, Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

Trận Chí Hòa:
ChiHoa24_25_2_1861.jpg


Trận Đại đồn Chí Hòa (Đại đồn Chí Hòa, Pháp gọi là Kỳ Hòa, gọi tắt là Đại đồn) xảy ra vào 4 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, và đến khoảng 8 giờ tối ngày hôm sau thì kết thúc.

donchihoa.jpg


Xem thêm tại:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_Đại_đồn_Chí_Hòa


Với sự tấn công của quân đội Pháp, cuối cùng nhà Nguyễn đã ký "Hiệp ước Nhâm Tuất" năm 1862, chính thức thừa nhận sự độ hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta, mở ra thời kỳ đô hộ 100 năm trong lịch sử dân tộc. Thế là chỉ sau hơn 50 năm, hòa bình, thống nhất của đất nước, chúng ta lại tiếp tục công cuộc trường kỳ kháng chiến.


Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hiệp ước 5-6-1862 tại Sài Gòn
ptg_ldh_ky_hu_1862_500-1.jpg



Nguồn: tổng hợp từ web.
 
Last edited:
5. BẢN ĐỒ SÀI GÒN NĂM 1867:


sg1867-1.jpg

Nguồn: http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4753472735/in/set-72157624390555350/

Bản đồ SG 1867 cho thấy các đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi của ngày nay vào năm này vẫn còn là các con kinh đào để lấy đất đắp nền và thoát nước.

Thành Saigon (thành Phụng) nhỏ hơn và không kiên cố như Gia Định thành (thành Quy) bị Minh Mạng phá đi.

Theo bản đồ Saigon 1867 ở trên, để ý là đường Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) và đường Boulevard de la Citadelle (Tôn Đức Thắng và Đinh Tiên Hoàng) giao nhau ở ngay trung tâm thành Phụng.

Thành Phụng nằm gọn giữa bốn đường: rue Taberd (Nguyễn Du), rue des Mois (Nguyễn Đình Chiểu), rue de Bangkok (Mạc Đĩnh Chi) và rue Rousseau (Nguyễn Bỉnh Khiêm trước sở thú).


Tuy còn tạm bợ, các cơ quan công quyền có tính cách thống trị, nhưng đã khá đầy đủ (theo bản đồ Sài Gòn 1867 do Sở Cầu đường họa).

Chú thích trên bản đồ:
A. Dinh Thống đốc (Palais du Gouvernement) ở góc đường Ng Du - Hai Bà Trưng, trong khuôn viên trường Trần Đại Nghĩa.
B. Bộ Tổng tham mưu (Etat Mjor Général - ở góc đường Nguyễn Du - Hai Bà Trưng, quận 1).
C. Nha Giám đốc nội vụ (Direction de l'Intérieur) ở góc đường Lý Tự Trong - Đồng Khởi, quận 1.
D. Toàn Giám mục (Évêché) ở góc đường Tôn Thất Đạm - Hàm Nghi, quận 1.
E. Nhà thờ lớn (Cathédrale) trong khuôn viên bốn đường Ng Huệ - Tôn Thất Hiệp - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng, q.1.
F. Tòa án (Tribunaux) ở giữa ba đường Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn, quận 1.
G. Tòa Đốc Lý (Municipalité) ở góc đường Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi, quận 1.
H. Ngân khố và Bưu chính (Tre1sor et Postes) ở Nguyễn Du cách Đồng Khởi 100 mét, quận 1.
I. Điện tín (Télégraphe) ở đường Lý Tự Trọng đâu lưng với Ngân khố và Bưu chính, quận 1.
J. Sở Công chính (Ponts et Chaussées) ở trong khuôn viên bốn đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Huỳnh Thúc Kháng - Pasteur, quận 1.
K. Trại lính bản xứ (Camp des Indigènes) ở trong khuôn viên bốn đường Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi - Ng T Minh Khai - Phạm Ngọc Thạch, quận 1.
K' Trại lính Trường Thi (Camp des Lattrés) ở trong khuôn viên 4 đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Ng T Minh Khai - Phạm Ngọc Thạch, quận 1.
L. Trại pháo binh (Artillerie) ở trong khuôn viên các đường Thái Văn Lung - Lý Tự Trọng - Tôn Đức Thắng và sông Sài Gòn, quận 1.
M. Công binh (Ge1nie) ở trong khuôn viên bốn đường Lê Lợi - Hai Bà Trưng - Lý Tự Trọng - Thái Văn Lung, quận 1.
N. Bệnh viện (Hopital) ở trong khuôn viên 4 đường Hai Bà Trưng - Ng Du- Chu Mạnh Trinh - Lý Tự Trọng, quận 1. Nay là Bệnh viện Nhi Đồng II.
O. Sở Liêm phóng cũng gọi Sen Đầm (Gendarmerie) ở góc đường Pasteur - Lý Tự Trọng, quận 1.
P. Văn phòng Giám thành (Bureau de la Place) ở đường Nguyễn Du trước mặt Ngân khố và Bưu chính, quận 1.
Q. Sở Cảnh sát (Commissariat the police) ở gần góc đường Nguyễn Du - Đồng Khởi, quận 1.
R. Sở Chỉ huy Bộ binh (Commandant des Troupes) ở góc đường Nguyễn Du - Đồng Khởi, quận 1.
S. Bồn phao chữa tàu (Dock flottant) trên sông Sài Gòn trước mặt xưởng Ba Son, quận 1.
T. Nhà in Hoàng gia (Imprimerie impériale) ở góc đường Hai Bà Trưng - Lý Tự Trọng, quận 1.
U. Lao xá (Prisons) ở góc đường Lý Tự Trọng - Nguyện Trung Trực - Pasteur, quận 1, nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp.
V. Bãi chứa than (Parc aux charbons) ở bờ sông Sài Gòn bên Thủ Thiêm, nơi đối diện với xưởng Ba Son thuộc quận 2 ngày nay.
X. Nha Giám đốc Thương cảng (Direction du Port de commerce) ở góc Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng, quận 1.
Y. Nha Giám đốc Quân cảng (Direction de Port de guerre) ở Bảo tàng Tôn Đức Thắng trên đường Tôn Đức Thắng đầu quân cảng, quận 1.
Z. Kho quân nhu (Subsistance) ở bờ sông Sài Gòn giữa Quân cảng đường Tôn Đức Thắng, quận 1.

1. Kho tổng hợp (Magasin général) ở trên đường Thái Văn Lung gần bờ sông Sài Gòn, quận 1.
2. Nha Hải đô (Hydrographie( ở góc đường Lý Tự Trọng - Hai Bà trưng, trong khuôn viên trường Trần Đại Nghĩa, quận 1.
3. Tòa án quân sự (Conseil de Guerre) ở góc đường Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi, quận 1.
4. Chợ Bến Thành (Marché) ở khuôn viên 4 đường: Ng Huệ - Huỳnh Thúc Kháng - Hồ Tùng Mậu - Ngô Đức Kế, quận 1. Nay là Ngân khố TP
5. Sở thanh tra Nội vụ (Inspecteur des affaires indigènes) ở góc đường Pasteur - Lê Lợi, quận 1.
6. Trại kỵ binh (Caserne de Cavalerie) ở đường Lê Thánh Tôn gần ngã tư Thái Văn Lung, quận 1.
7. Trại lình đóng tàu (Caserne de Construction navales) ở góc ngã tư Tôn Đức Thắng - Lê Thánh Tôn, quận 1.
8. Công trường Đồng Hồ (Place de l'Horloge) ở đầu đường Đồng Khởi gần Nhà thờ Đức bà nay.
9. Cột báo hiệu (Sémaphore) tức Cột cờ thủ ngữ, nay ở gần đầu cầu Khánh Hội.
10. Nghĩa trang cũ (Ancien cimetière)ở mé đường Lê Duẩn gần ngã tư Tôn Đức Thắng.
11. Chủng viện Thánh Giuse (Séminaire)tại số 6 Tôn Đức Thắng nay.
12. Trương Sư huynh - Adran (Ecole des frères - Adran) ở phía sau Chủng viện.
13. Dòng Chúa Hài Đồng (Sainte Enfance) ở số 4 Tôn Đức Thắng.
14. Nơi giặt giũ của nhà thương (Buanderie) ở gần cầu Thị Nghè.
15. Nhà dòng Cát Minh (Carmelites) ở trước mặt Chủng viện trên đường Tôn Đức Thắng.


Ngoài ra, các công trình kiên cố được xây dựng còn tồn tại đến nay như Nhà Rồng trụ sở của hãng Messageries Impériales, sau năm 1870 đổi ra Messageries Maritimes, mà người mình gọi là hãng Đầu Ngựa, vì trên các ống khói tàu của hãng có vẽ hình đầu ngựa.

Nhà nguyện với tháp nhọn vút của Dòng nữ Áo trắng (Couvent des soeurs de Saint Paul de Chartres) do Nguyễn Trường Tộ vẽ kiểu và đốc công, ở số 6 Tôn Đức Thắng. Nhà Dòng nữ Cát Minh (Carmélites) đối diện với chủng viện. Trường tư thục Ardan ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm sau chủng viện.

Vườn Bách thảo đang thành hình rất phong phú và quy mô lớn. Xưởng đóng tàu Ba Son thì đã hoạt động bình thường.

Cảng Sài Gòn chia ra 3 khu vực: Quân cảng (từ góc đường trước mặt xưởng Ba Son đến đầu đường Hai Bà Trưng), Thương cảng từ đầu đường Hai Bà Trưng đến cột cờ Thủ Ngữ, cảng Nhà Rồng ở bờ sông Sài Gòn từ cửa rạch Bến Nghé cả ba cảng đã đi vào hoạt động sôi nổi. Cảng Sài Gòn ngay từ buổi ấy làm nên bộ mặt đặc trưng của Sài Gòn. Sài Gòn là thành phố cảng vậy.

Bản đồ này cho thấy đô thị của Sài Gòn thời kỳ này không vượt qua con rạch Bến Nghé và cũng không vượt qua rạch thị Nghè, mà phát triển dọc theo kênh Bến Nghé, theo bờ bắc, quay lưng lại với dòng sông Sài Gòn. Xưởng đóng tàu thì hoạt động mạnh và những ngôi nhà của thợ thuyền xuất hiện gần đấy, phía bên kia bờ của xưởng.

Trong trung tâm của thành phố, nhiều kiến trúc quan trọng được hình thành. Đó là dinh Thống Đốc (A), phần đất được quy hoạch cho dinh Toàn Quyền, phần đất quy hoạc cho Thảo cầm viên, bưu điện (H và I), Tham mưu quân đội (B), nghĩa trang cho người nước ngoài, nhà tù (U), bệnh viện, trường dòng, trại lính. Hãng vận tải Messageries Impériales xây các kho hàng bên bờ sông và từ đó hình thành một khu dân cư thợ thuyền làm việc cho hãng này.


Nguồn: http://my.opera.com/tahcm/blog/sg-qua-cac-ban-do
http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/saigon-cholon-theky-17-19-phan-3/
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,080
Bài viết
1,149,358
Members
189,866
Latest member
batdangoai
Back
Top