What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Chúng ta chắc ai cũng đều nghe đến cái tên công ty Đông Ấn của Anh. Người Anh có 02 công ty lớn vào hạng nhất thế giới đó là công ty Tây Ấn (phụ trách châu Mỹ) và công ty Đông Ấn (phụ trách Ấn độ và toàn bộ các vùng châu Á sau này). MK nếu như sinh vào thời điểm đó mà mua được cổ phiếu của một trong 2 công ty này chắc giầu to các bác ạ. Công ty Đông Ấn được thành lập vào năm 1600 dưới sự bảo trợ của Hoàng gia Anh. Nhiệm vụ của họ là vừa mua (với giá rẻ mạt) và vừa cướp các tài nguyên của các nước khác đem về bán với cái giá cắt cổ ở châu Âu. Và ngược lại đi buôn thuốc phiện từ các nước thuộc địa đến những vùng đất khác.
Nói là công ty nhưng nó như một cánh tay nối dài của Hoàng gia Anh. Công ty gì mà được điều động cả quân đội, được thu thuế của dân thuộc địa.... Họ tới đâu xây dựng thành lũy, lập các thương quán, gây chiến tranh, hối lộ, cướp bóc, tham nhũng, bảo kê.... nói chung là bọn cướp chứ dek phải công ty nữa.
Và đương nhiên tiền thuế của công ty này liên tục chảy vào túi Hoàng gia Anh làm cho Hoàng đế Anh quốc ngày càng giầu sụ.
Đấy là giai đoạn nước Anh chưa chính thúc đặt nền thuộc địa chứ sau này thì mọi việc lại khác nữa










 
Cái sự bóc lột của công ty Đông Ấn này nó là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Vùng nào họ chiếm được đánh thuế 50% lợi tức trên vùng đất đó. Ngoài ra còn đủ thứ thuế khác nữa. Làm cho cứ vùng nào công ty Đông Ấn chiếm được thì người dân không chịu nổi đành dắt díu gia đình, vợ con bỏ chạy sang vùng đất khác. Mặc dù người Ấn độ là những người hiền lành nhất thế giới. Họ đã quen với những chế độ bóc lột bạo tàn nhưng chưa bao giờ phải chịu những cảnh bạo tàn đến như vậy









 
Chính sách đó làm cho vùng Đông Bắc Ấn này đã nghèo lại càng mạt rệp hơn. Con giun xéo lắm cũng quằn, họ phất cờ khởi nghĩa. Nhưng gươm đao, gậy gộc làm sao mà đấu được với súng ống. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt.
Nhưng Hoàng gia Anh bắt đầu ra tay với chiêu trò lố bịch nhất lịch sử. Họ mua lại toàn bộ đất đai của công ty Đông Ấn rồi bắt dân Ấn phải trả nợ. Thế là chỉ với một động tác, đất đai của toàn bộ Ấn Độ trở thành thuộc địa của Hoàng gia Anh. Đúng là "Một dân tộc khi đã mất khả năng tự cai trị lấy mình hoặc mất khả năng tự khai thác các nguồn lợi thiên nhiên thì nhất định sẽ làm mồi cho những quốc gia quá tham lam và quá mạnh"










 
Thế nhưng không phải vị Toàn quyền nào cũng xấu xa, tham lam. Những vị như: Canning, Munro, Elphinstone, Macaulay...cũng đã cai trị Ấn theo tinh thần cởi mở. Người Anh đã bỏ các hủ tục man rợ của Ấn độ như: Hỏa thiêu quả phụ chết theo chồng (Suttee) cấm giết người để tế thần của giáo phái Thug (Ở Ấn độ có hàng trăm tôn giáo, và tự do phát triển không tôn giáo nào bị coi là tà đạo cả). Người Anh còn xây đường tàu hỏa, dựng các xưởng máy (Mumbai nổi tiếng về dệt), mở các trường Đại học. Giáo dục tinh thần dân chủ phương Tây cho dân Ấn độ, và ngược lại giới thiệu cho thế giới biết về văn minh Ấn độ. Nhưng chính vì nền công nghiệp tập trung nên cũng có nhiều vấn đề. Những người thợ thủ công thất nghiệp, họ di cư đến các thành phố lớn: Mumbai, Delhi, Chennai... vào làm trong các nhà máy và làm giầu cho các ông chủ người Anh. Họ càng ngày càng nghèo đi và sống trong các khu ổ chuột.







 
Chính sự công nghiệp hóa và tiêm nhiễm văn minh phương tấy vào nó có rất nhiều điều tích cực. Quan trọng nhất là giải phóng phụ nữ. Xưa kia Ấn độ có tục lệ gả chồng cho con từ khi còn nhỏ chưa đến tuỏi dạy thì. Nhưng khi nền công nghiệp hóa, người Anh họ cần nhiều thợ là phụ nữ. Thế nên họ giáo dục cho phụ nữ không lấy chồng sớm, gia đình là cái ngục. Người phụ nữ phải có sự nghiệp, phải đi làm. Bà góa không bị thiêu chết cùng chồng nữa cũng được giải phóng tinh thần. Và luật pháp của người Anh cho phép họ tái giá. Nhưng cái quan trọng nhất, công lao lớn nhát của ngừoi Anh với Ấn độ là mở các trường học.
Từ xưa tới khi người Anh đến. Án độ có sự phân chia giai cấp rất nặng nề (tôi sẽ nói kỹ sau) người nào sinh ra ở giai cấp nào thì suốt đời ở giai cấp đó, không thể thay đổi được. Các giáo sĩ Bà La Môn độc quyền về tri thức, tầng lớp dưới không được đi học dù có thông minh đến mấy. Suốt mấy nghìn năm như thế, đùng một cái người ANh sang và cuộc công nghiệp hóa bắt đầu. Mà công nghiệp hóa thì cần công nhân. Các ông chủ người Anh là những nhà tư bản, họ cần công nhân bất kỳ giai cấp nào, miễn là làm được việc cho họ. Những giai cấp thấp thì đòi hỏi lương ít hơn, làm việc chăm chỉ hơn. Nhưng ngặt cái là không biết chữ nên gặp khó khăn trong công việc. Thế là công cuộc cải cách giáo dục bắt đầu mở ra. Chẳng hiểu cách đây mấy trăm năm mà người Anh họ làm như thế nào mà cải cách đạt hiệu quả thật sự. Chứ cho mấy ông Bộ Giáo Dục nhà ta mà sang cải cách chắc là nền giáo dục của Ấn độ trở về trước công nguyên mất.
Người Anh mở rất nhiều trường học, ai đến học cũng được không phân biệt giai cấp. Và ngôn ngữ giảng dậy thống nhất chung trong toàn quốc bằng tiếng Anh. Sướng chưa, riêng đoạn này tôi thấy cùng là đế quốc nhưng đế quốc Anh hơn đế quốc Pháp nhiều lắm. Dẫn đến bây giờ các bạn sang Ấn độ, ai ai cũng nói tiếng Anh cùng với thứ tiếng địa phương của họ (Án độ có hàng trăm thứ tiếng địa phương). Nhưng người nào mà không biết tiếng Anh y như rằng ông đó mù chữ và không được đến trường. Điều này cực kỳ hiếm, hôm chúng tôi ở làng Hunder, có một cậu phục vụ không biết tiếng ANh. Khi hỏi ra thì cậu đó không được đến trường nên chỉ biết được mỗi thứ tiếng địa phương của cậu là tiếng Ladakhi.










 
Không những chỉ mở các trường học trong nước mà người Anh còn rộng rãi cho người Ấn độ sang Anh du học. Chính Thánh Gandhi và thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ là ngài Nerhu cũng từng là những con người như vậy.
Những thanh niên này họ sang Anh, ở đó họ thấy công dân mạt hạng của các nước khác như Âu, Mỹ.... cũng có những quyền cơ bản nhất của con người. Họ nghiên cứu lịch sử châu Âu, họ đọc về các cuộc cải cách và các cuộc nổi loạn. Họ say mê Tuyên ngôn nhân quyền và hiến pháp Hoa kỳ. Họ trở về nước và truyền bá những ý tưởng dân chủ tự do đó. Và sau này họ làm cả thế giới ngạc nhiên khi làm một cuộc cách mạng đòi độc lập mà không cần súng ống, không tốn một viên đạn. Và chính họ mới là người truyền cảm hứng cho những dân tộc bị áp bức, những con người vĩ đại như Nelson Mandela sau này










 
Người Ấn độ họ làm được điều đó là nhờ tinh thần bao dung. Vốn là nơi sản sinh ra các tôn giáo, các trường phái triết học mà hầu như tôn giáo nào cũng dạy con người ta bao dung hướng thiện. Nên dù bị thực dân Anh bóc lột đến tận xương tủy, đàn áp đẫm máu, nhưng người Ấn vẫn rộng lòng ghi nhận những công lao của người Anh dành cho họ. Đó là sự thống nhất quốc gia, xây dựng và phát triển công nghiệp và quan trọng nhất cho họ được đi học, đưa họ từ những đêm dài trung cổ ra ánh sáng...
Để đòi được nền độc lập không mất một giọt máu nào là một kỳ tích. Nhưng sau này sự chia cắt của họ thì đãm máu, bạo tàn và thực dân Anh không phải là vô can trong chuyện đó










 
Nếu như chúng ta đi đường chỉ tiếp xúc và nhìn qua bề nổi của Ấn độ khi gặp những người nghèo đói ăn xin thì rất có thể chúng ta nhầm lẫn mà coi thường Ấn độ. Không phải chỉ trong quá khứ họ mới có những phát minh, mới tạo ra những nền văn minh sớm. Mà ngay cả lúc bị thực dân Anh đô hộ họ cũng có những con người kiệt xuất. Có nhà khoa học được giải Nobel vật lý, nhà thơ Tagore đạt giải Nobel văn học, và họ có một vị thánh Gandhi vĩ đại (Tôi không hiểu sao họ không trao giải Nobel hòa bình cho ông) So với ngay cả những dân tộc lớn ở châu Á như Trung quốc thì thật sự họ hơn nhiều lắm.









 
Thôi em lải nhải nhiều quá các bác lại chán. Xin quay về với thực tại.
Đường từ làng Hunder đến suối nước nóng bọn em đi vòng hình chữ U các bác à. Và khi về lại về đúng con đường đó. Tính cả số km đi và về mất đến hơn 50km. Dell hiểu sao chính quyền ở đây không mở một con đường đi thẳng? Hay do họ khong biết làm BOT như ở ta chăng? Mà đúng thật bọn em đi cả trăm km mà không thấy trạm thu phí nào cả. Có khi mời ngài cựu BT BGT của ta sang đó tư vấn cho chính phủ Ấn độ chắc em đảm bảo chỉ 5 năm sau không con đường nào khong thu phí :D
Con đường bọn em đi như các bác đã thấy, có lúc thì thẳng tắp không một bóng người tốc độ chạy xe đạt tới maximum của xe luôn là 100km/h nếu em đem xe sang thì chắc phải đạt tới 200km/h mất vì ở đây không thấy bắn tốc độ và đường đi cực thoáng giữa hoang mạc không một bóng người. Nhưng có lúc thì quanh co chỉ lạc tay lái 1 cái là rơi xuống vực và trong chuyến đi này bọn em được trải nghiệm chạy xe trên lớp cát mỏng ở dưới là mặt đường, chạy xe trên tuyết và hôm nay bọn em có thêm một trải nghiệm là chạy xe vượt lũ :))






 
Trông con lũ chảy thì hiền hòa vậy thôi các bác à, nhưng cực kỳ nguy hiểm. Khi mình chạy ngang dòng lũ sức nước cuốn đi rất mạnh. Cộng với lũ cuốn theo thiều sỏi đá nằm dưới nước và nó phá hỏng mặt đường tạo ra các ổ gà, ổ vịt mà mình không nhìn thấy nên chỉ cần không cứng tay lái một chút ngã xuống là dòng nước sẽ cuốn mình đi. Bọn em đi đến đầu tiên cũng không dám vượt. Một lúc sau khi máy xúc đã xúc hết đất đá ở dưới mặt nước cộng với đắp bờ nắn dòng cho nước chảy bớt xiết hơn và được tín hiệu đi qua mà bọn em đi qua vẫn còn khó khăn lắm









Vượt lũ xong sang tới bờ bên kia, bọn em lo lắng lúc quay ra lũ còn mạnh hơn nữa nên cũng ngần ngại định vượt lại để quay về nhưng Kaka bảo chúng mày cứ yên cmn tâm. Nên bọn em tiếp tục chạy


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,592
Bài viết
1,153,874
Members
190,141
Latest member
bongdatvme
Back
Top