What's new

[Chia sẻ] Bắc Kinh - Thượng Hải - Đi tour ký sự

Trung Quốc Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động.

Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Dương Tử giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vài thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của Trung Quốc mới. Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya, và Ai Cập Cổ đại (mặc dù có thể nó học từ người Sumer), tự tạo ra chữ viết riêng.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung - Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản - nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc.

trungquocua1.png

(Tài liệu & bản đồ được tổng hợp tả pí lù từ internet, wikipedia,...)
 
Hỏi cả tuần mà bây giờ mới trả lời X( Thôi để tớ nói luôn nhé.
Đây là thiết bị đo động đất. Khi có động đất ở hướng nào thì chấn động sẽ làm cái chuông và các con rồng xung quanh rung lên. Ngoài chấn động cơ khí còn có cả đo từ trường nữa. Tớ đoán vì thấy có chữ từ trên chuông. :)
Nhưng chắc cũng được phần nào thôi chứ không thì đâu có phải quyên tiền cho Si Chuan nhỉ? ;)
 
Hỏi cả tuần mà bây giờ mới trả lời X( Thôi để tớ nói luôn nhé.
Đây là thiết bị đo động đất. Khi có động đất ở hướng nào thì chấn động sẽ làm cái chuông và các con rồng xung quanh rung lên. Ngoài chấn động cơ khí còn có cả đo từ trường nữa. Tớ đoán vì thấy có chữ từ trên chuông. :)
Nhưng chắc cũng được phần nào thôi chứ không thì đâu có phải quyên tiền cho Si Chuan nhỉ? ;)

Lần đầu tiên tớ nghe đến cái thiết bị đo động đất này của Tàu đó.

Theo tớ biết thì khoảng năm 100CN, ở TQ có một thiết bị đo động đất rất nổi tiếng gọi là Địa Động nghi, do nhà khoa học thiên văn Trương Hành sáng chế. (ông này còn làm Hỗn Thiên nghi cũng nổi tiếng). Địa động nghi gồm một bình đồng có 8 con rồng ở 8 phía, mỗi con ngậm 1 quả cầu đồng, bên trong có một hệ thống đo tinh vi. Khi có chấn động thì quả cầu trong miệng con rồng rơi xuống một con cóc bên dưới tạo thành tiếng kêu. Sử ghi lại là có lần quả cầu rơi xuống, Trương Hành báo với vua Hán là phía tây có động đất, không ai tin. Sau đó 2 ngày mới có tin báo là động đất phía tây cách mấy trăm dặm.

Tuy nhiên Địa động nghi trông hoàn toàn khác với cái hình mà bác đưa.

Trong ảnh thì bên trên là một quả chuông theo kiểu Trung Hoa (VN mình không đúc chuông kiểu này), tất nhiên nếu có rung động thì chuông có thể kêu, nhưng mà thế thì có vẻ đơn giản quá ??? Vì lúc động đất thì cái ly cái cốc trên bàn ăn cũng có thể kêu mà.
 
Cái con bác nói có khi là con Tì Hiu ấy chứ không phải là Kỳ Lân đâu.
Tì Hiu là một con vật tưởng tượng trong tích của Trung Quốc, mình gần giống sư tử có cánh. Điều đặc biệt là con này không có hậu môn, mông rất to do có ăn mà chẳng có tiêu. Mọi người thường mua con Tì Hiu nhỏ nhỏ bằng đá để đeo với hy vọng chóng thăng quan tiến chức, kiếm bộn tiền mà chẳng phải tiêu... mua Tì Hiu thì đắt lòi phở luôn!...

Cám ơn bác nhắc lại, đúng là nhà em nhầm nhọt sang con Kỳ Lân. Nhưng bây giờ nhớ lại thì nó cũng không phải tên là Tì Hiu, mà là Kỳ Hưu :D
Nghe anh tour guide kể rằng, thời xưa các nhà quan lại đại phú này nọ, không nhà nào thiếu con Kỳ Hưu này trong nhà. Phải nhờ thầy xem hướng đặt nó vào chỗ kín trong nhà, để người ngoài không biết được nhà họ có "nuôi" Kỳ Hưu nào (kỳ hưu có nhiều loại, thuộc các thời vua khác nhau mà có xu hướng phù 1 thứ riêng).

Con Kỳ Hưu hàng năm được tắm táp đàng hoàng, bằng 1 loại nước lá mà giờ thì nhà em quên mất gồm những laọi lá gì rồi, chỉ nhớ trong đó có lá bưởi. Rồi phải xem ngày mới được đem ra tắm :D Xong rồi phải để Kỳ Hưu nằm ở nơi tắm được ánh trăng trong 1 tuần ... Làm được như thế thì lộc tài trong nhà dồi dào...

Nghe tour guide tán hay quá, nên mọi người thi nhau mua. Nhà em cũng mua, mà giờ chờ mãi vẫn chưa thấy ngày thành đại phú gì cả heheee
 
Last edited:
Cám ơn bác nhắc lại, đúng là nhà em nhầm nhọt sang con Kỳ Lân. Nhưng bây giờ nhớ lại thì nó cũng không phải tên là Tì Hiu, mà là Kỳ Hưu :D

Chính xác nhất thì là TỲ HƯU !!! Tra từ chữ Hán gốc theo từ điển Thiều Chửu thì phát âm là Tỳ Hưu là chính xác nhất.

Trước có bàn về chủ đề này trong topic này, cũng lâu lâu rồi

https://www.phuot.vn/showthread.php?t=1060
 
Tuy nhiên Địa động nghi trông hoàn toàn khác với cái hình mà bác đưa.
Chắc model khác đó Chitto. :)
Cái Chitto nói không liên quan gì đến từ trường nhỉ. Cái tớ xem nó có cái chữ này . Lập đi lập lại nhiều lần.
 
Chắc model khác đó Chitto. :)
Cái Chitto nói không liên quan gì đến từ trường nhỉ. Cái tớ xem nó có cái chữ này . Lập đi lập lại nhiều lần.

Đấy là chữ "từ" trong "từ thạch" là loại đá nam châm. Chữ "từ" này chính nghĩa là từ trường, từ tính rồi.

Cái đồ thời cổ của Trương Hành thì không nói đến từ tính gì cả. Có thể về sau có những sáng chế nào khác nữa !

Bác có ảnh những cái gì đặc biệt nữa thì post lên luôn đi.
 
Nè Bác Chitto. Có cái này cũng hay hay nhưng ngại tra tự điển quá. Bác Háng rộng Nho thâm diễn giải cho anh em nhờ với. :)

Chữ trên bị mất là "Nhân Sinh Thập đại điểm".

picture.php


PS: cái này tớ không có đố nhé, tại tớ thấy cái hán của mình nó bé quá tra tự điển sẽ lâu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,589
Bài viết
1,153,845
Members
190,138
Latest member
NgoDieu
Back
Top