What's new

[Chia sẻ] #27+28+29 Ôm trọn miền Tây...

Từ những ngày đầu xem chương trình "Mekong ký sự" của hãng phim TFS, nhóm chúng tôi đã ấp ủ ước mơ ôm trọn miền tây trong một ngày không xa. Lang thang trên mạng sưu tầm thêm thông tin, may mắn tìm được chương trình "ký sự 9 cửa sông rồng" của đài truyền hình Vĩnh Long, thêm 1 số bài chia sẻ của các đồng chí trên forum phượt, vậy là khăn gói hành trang chuẩn bị lên đường...

Cung đường chúng tôi chọn là cung đường vành đai dọc theo bãi biển, có những đoạn đường tốt, nhưng cũng có những đoạn chỉ là bờ đê, đường làng,... Cung đường dự kiến là khoảng 1000km đi và về, nhưng đó chỉ là chạy và chạy. Nhiều ý kiến tranh luận về việc khám phá những điểm dừng chân trên đường đi, vậy là lại phát sinh thêm những lộ trình mới, buộc phải chia làm nhiều chặng, vì công việc không cho phép chúng tôi dành quá nhiều thời gian cho niềm vui của mình...

230911_502952599722886_11216834_n.jpg


Lộ trình: Sài Gòn - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang - Đồng Tháp - Long An - Sài Gòn
 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...


Mục Kiền Liên - một trong những đồ đệ thân tín nhất của Thích-ca Mâu-ni. Ông nổi tiếng về sự hiếu thảo với mẹ.

560698_503300833021396_1855305000_n.jpg



Dưới chân Mục Kiền Liên là những tượng phật nhỏ trông khá ngộ nghỉnh, dễ dàng đem lại nụ cười cho những người lạc bước nơi đây...

379035_503302109687935_431837138_n.jpg


379035_503302113021268_640707676_n.jpg


379035_503302116354601_1144364752_n.jpg


379035_503302119687934_454969326_n.jpg


 
Re: Ôm trọn miền Tây...


Rồi chùa Pháp Tánh, đoàn chúng tôi tiếp tục tiến về địa phận thị trấn Cần Giuộc, tượng đài ở đầu thị trấn cho chúng tôi biết mình đã đến thêm một vùng đất mới...

598821_503333673018112_788622299_n.jpg



Từ trên cầu Cần Giuộc, nhìn xuống ngã ba của dòng sông cùng tên.

598821_503333683018111_1581256726_n.jpg



Nếu là như trước đây thì có lẽ dòng sông này chỉ mang lại một cảm giác nhàm chán và vô vị. Nhưng từ khi xem "Mekong ký sự" thì mỗi dòng sông, mỗi địa danh đối với chúng tôi đều mang một ý nghĩa nhất định. Đôi khi niềm vui không phải là đích đến, mà là trên chặng hành trình...

955_503344553017024_1435141688_n.jpg


Sông Cần Giuộc (hay sông Rạch Cát, sông Phước Lộc) là một dòng sông nhỏ, chảy qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.

Đoạn chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh của dòng sông này chỉ dài khoảng 500 m ở ngã ba sông Chợ Đệm - Rạch Cát, còn lại chảy trên địa phận tỉnh Long An, tiếp giáp nhiều kênh rạch của lưu vực sông Vàm Cỏ và huyện Bình Chánh, chảy qua địa phận xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, qua thị trấn Cần Giuộc tới địa phận xã Phước Đông, huyện Cần Đước đến cách sông Vàm cỏ khoảng 12.5 km thì dòng sông này tách thành 2 con sông. Một hướng rẽ ra sông Xoài Rạp, một hướng xuống Vàm Cỏ. Ngoài ra, nhánh chính của dòng sông này còn có chiếc cầu Rạch Cát bắc qua.

Xuôi dòng sông này, nếu đi theo phía Tây có thể ra sông Xoài Rạp, phía Nam ra sông Vàm Cỏ, phía Bắc ra sông Chợ Đệm, ra Kinh Đôi và từ đó ra sông Sài Gòn. Tính từ lưu vực sông Vàm Cỏ đến sông Chợ Đệm, tổng chiều dài dòng sông này khoảng 38 km. Có lưu vực vận tải khoảng 56 m³/s.

Dòng sông này còn có trận đánh lịch sử giữa quân Pháp - Việt năm 1858, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng là một tác phẩm liên quan đến dòng sông này do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Cần_Giuộc

 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Theo thông tin chúng tôi được biết, thì vùng đất Cần Giuộc này có những đặc sản khá nổi tiếng như "mắm còng mùng năm", "lạp xưởng tươi Cần Giuộc",... Nếu có dịp ghé bước nơi đây, bạn hãy một lần thưởng thức đặc sản của vùng quê dân dã...



Tranh thủ dạo một vòng quanh chợ Cần Giuộc để thưởng thức không khí chợ nơi đây, muốn ghé bến tàu để ngắm nhìn dòng sông Cần Giuộc hiền hòa nhưng nơi đây đã bị "trưng dụng" làm chỗ gửi xe, cuộc sống mưu sinh khiến con người ta nghĩ ra trăm phương ngàn kế. Đôi lúc thấy buồn vì thế sự bon chen...
 
Re: Ôm trọn miền Tây...



Rời xa trung tâm thị trấn Cần Giuộc, chúng tôi đến Vòng xoay ngã 5 Mũi Tàu. Theo lộ trình chính thức thì điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Chùa Tôn Thạnh, vậy là quẹo phải theo con đường TL835 (Hùng Vương) để đến địa phận ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, thị trấn Cần Giuộc để ghé thăm ngôi chùa từng một thời là nơi cưu mang nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

Chùa Tôn Thạnh được xây dựng năm 1808 ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là một ngôi chùa khá nổi tiếng trong lịch sử và văn học.

Ban đầu, chùa có tên là chùa Lan Nhã hay còn được người dân địa phương gọi là Chùa Ông Ngộ, được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập và xây dựng năm 1808.

Ðây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An. Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật mang phong cách thế kỷ 19. Ðặc biệt là pho tượng Bồ tát Ðịa Tạng bằng đồng được đúc tại chùa. Trong khuôn viên chùa còn có tấm bia kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu dựng vào năm 1973 và tháp Hòa thượng Thiên Ngộ.

Từ tỉnh lộ 15 (???), trên con đường nhỏ dẫn vào chùa có cổng dựng năm 1960 đề tên chùa Tôn Thạnh. Bên phải con đường trong khuôn viên chùa có hai tấm bia, tấm thứ nhất xây dựng năm 1973 lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, tấm thứ hai xây dựng năm 1998 trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong vườn còn có tháp ba tầng hình lục giác cao 4,5 mét của tổ sư Viên Ngộ (viên tịch năm Thiệu Trị thứ 5 (1845)), xây dựng năm 1846, trùng tu năm 1959, tầng trên cùng chạm nổi dòng chữ “Nam mô A di đà Phật” và tháp tổ Tắc Thành hình vuông, ba tầng, cao 3 mét.

Chùa Tôn Thạnh là nơi Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của Việt Nam, đã sống và viết, đặc biệt là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, trong giai đoạn 1859 - 1861. Cũng trong thời gian ấy, cụ mở lớp dạy học bên ngoài, nhưng bên trong lại trực tiếp chỉ đạo kháng chiến.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chùa_Tôn_Thạnh


545524_503336629684483_420091974_n.jpg


545524_503336656351147_1056096094_n.jpg


545524_503336666351146_195369543_n.jpg


374789_503337546351058_552996033_n.jpg


545524_503336653017814_1650633629_n.jpg


374789_503337549684391_1432300898_n.jpg



Bia đá ghi nhận công ơn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Từ nơi đây, chúng tôi nghĩ về vùng đất Ba Tri xa xôi, nơi đang lưu giữ thi hài của cha đẻ "Lục Vân Tiên"...

578629_503366869681459_299258951_n.jpg


 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Để lại cảm giác bâng khuâng bên mái chùa Tôn Thạnh, chúng tôi lại tiếp tục hành trình bao bọc miền tây. Những ngày tháng miệt mài tra cứu bản đồ, tìm thông tin điểm dừng đã không vô ích khi chúng tôi biết mình cần phải đi đâu, theo những con đường nào để nhanh chóng đạt được mục đích của cuộc hành trình...

Vẫn xuôi theo TL835, chúng tôi đến Ngã 4 Xoài Đôi, một địa danh nghe khá thú vị của vùng đất miền Tây này. Có hẳn cả một bài vọng cổ dành riêng tặng nơi đây. Chúng tôi xin trích một đoạn để ôn lại kỷ niệm về nơi mình đã đi qua:

Hai mươi năm cũng đã nhòa phai mối tình non dại cũ.
Và gió bụi thời gian cũng làm tóc tôi nhuốm bạc lâu … rồi.
Em cũng đâu còn là cô gái quê vai nặng gánh rau chiều.
Chỉ có ngã tư Xoài Đôi vẫn chia đều đi bốn ngã,
cho mỗi lần về tôi nhận lại tuổi thơ.
Nên băn khoăn hoài trước cổng trường xưa,
cây điệp già vẫn còn nguyên dáng nghiêng nghiêng trầm mặc.
Bên ao sen ngày nào đang mùa tàn tạ,
mặt ao úa buồn như tiếc thương hương sắc …

Nguồn: http://diendan.cailuongso.com/showthread.php?t=4618
 
Re: Ôm trọn miền Tây...

"Đôi khi niềm vui không phải là đích đến, mà là trên chặng hành trình..."
Quan điểm của bạn giống mình,theo mình nghĩ như vậy mới gọi là phượt
 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Từ Ngã tư Xoài Đôi, chúng tôi rẽ trái để vào TL826, tiến về địa danh Rạch Kiến, nơi ghi dấu những chiến công hào hùng của nhân nhân nơi đây...

Ngã Tư Rạch Kiến là giao lộ 18 và 19 tại trung tâm xã Long Hòa, huyện Cần Đước.Nơi đây, trong không gian khoảng 1km2,đây đó những sân bay dã chiến,bãi pháo, câu lạc bộ sĩ quan, khu trại quân sự ... của căn cứ Mỹ gợi lại một thời gian khổ và hào hùng trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến - một thế trận chiến tranh nhân dân độc đáo thể hiện ý chí và sáng tạo của Đảng bộ và quân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nguồn: http://www.longan.gov.vn/Pages/Di-tich-lich-su-nga-tu-Rach-Kien.aspx


Dẫu biết rằng quá khứ hào hùng giờ chỉ còn là dĩ vãng, những dấu ấn chiến tranh giờ đã hao mòn theo năm tháng, nhưng cảnh tượng nhếch nhác tại Rạch Kiến làm chúng tôi không khỏi thất vọng.


Đây là công trình "Khu di tích lịch sử ngã tư Rạch Kiến", tổng vốn đầu tư gần 5 tỉ đồng, ngày hoàn thành theo hợp đồng là 29/01/2012. Ngẫm nghĩ bây giờ đã là cuối tháng 10/2012, không biết mình phải suy nghĩ "hoàn thành" theo nghĩa như thế nào đây ???

4872_503378066347006_1844507314_n.jpg



Chợ Rạch Kiến, nơi chúng tôi dừng chân tiếp tế lương thực. Khuôn mẫu chợ vẫn thường thấy ở hầu hết các tỉnh miền tây...

4872_503378073013672_790673889_n.jpg


 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Rời Rạch Kiến, chúng tôi vẫn theo con đường TL826 để đến với quê hương của giống gạo nổi tiếng nhất nhì miền tây, "Gạo Nàng thơm Chợ Đào" (ấp Chợ Đào, Xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước)

Gạo nàng thơm chợ Đào là thương hiệu gạo nổi tiếng ở Chợ Đào, thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Là loại gạo nổi tiếng thơm ngon, gạo Nàng Thơm Chợ Đào được người tiêu dùng biết đến bởi những ưu điểm nổi bật mà không có mấy loại gạo nào sánh bằng[1]

Cây lúa Nàng Thơm có hương vị thơm ngon, gạo Nàng Thơm hạt thon dài, chà trắng ra bên trong có hột lựu màu hồng hồng. Gạo mới gặt sau mùa vụ, lúc chà xong có một lớp cám bên ngoài giống dư lớp dầu, cho tay vào bao giơ tay lên gạo còn bám trên tay những hạt mịn, đặc biệt gạo Nàng Thơm có mùi rất thơm, cho vào bao nylon để nhiều tháng mang ra nấu vẫn giữ nguyên được hương thôm ấy. Nhưng nếu để hơn mươi tháng thì gạo sẽ nhạt dần và mất đi mùi thơm ấy, độ dẻo và xốp cũng không còn


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gạo_nàng_thơm_Chợ_Đào


Truyền thuyết về gạo Nàng Thơm: http://www.donghuonglongan.vn/que-hng-long-an/143-nang-thm-ch-ao.html
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,906
Bài viết
1,156,586
Members
190,258
Latest member
thanhha192005
Back
Top