What's new

[Chia sẻ] Bắc Kinh - Thượng Hải - Đi tour ký sự

Trung Quốc Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động.

Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Dương Tử giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vài thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của Trung Quốc mới. Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya, và Ai Cập Cổ đại (mặc dù có thể nó học từ người Sumer), tự tạo ra chữ viết riêng.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung - Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản - nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc.

trungquocua1.png

(Tài liệu & bản đồ được tổng hợp tả pí lù từ internet, wikipedia,...)
 
Thế túm lại là bạn Espence đủ kinh nghiệm để kết luận cho 1 câu chốt : đi TQ theo tour hơn hay đi bụi hơn ?
Nếu thời gian có hạn, trình độ ngoại ngữ lởm thì vẫn chốt là đi tour bác ạ. Vì hầu hết người Trung Quốc chẳng nói được ngoại ngữ gì ngoài tiếng Trung Quốc. Em lại dốt sẵn ngoại ngữ.
Có time, biết tiếng thì ko gì sướng bằng tự đi.
 
Đúng thế, không biết tiếng mà tự đi thì chỉ cần cái vụ đi xả nước cũng bó tay. Đừng hòng mà nói WC hay toilet toiliếc gì nhá. Muốn xin 1 miếng nước tương mà cứ nói soya sauce hay black sauce thì cũng nhịn.

@CVN: cái vụ nguyên thủ mặc áo lụa TQ là đúng chăm phần chăm. Vì qua VN dự APEC mình cũng cho mắc áo dài hết, nhớ không? Nguyễn Du chả nói : Chủ nhà bắc mặc quần phải mặc quần, cho ở trần phải ở trần đó sao, chọn lựa gì? :)
 
Nếu thời gian có hạn, trình độ ngoại ngữ lởm thì vẫn chốt là đi tour bác ạ. Vì hầu hết người Trung Quốc chẳng nói được ngoại ngữ gì ngoài tiếng Trung Quốc. Em lại dốt sẵn ngoại ngữ.
Có time, biết tiếng thì ko gì sướng bằng tự đi.

Tớ thì một chữ bẻ đôi ko biết , mà nghe nói là bên đó biển chỉ đường hay ngoài nhà ga cũng chả có phiên âm ra chữ latinh . Kiểu này chắc chỉ có cửa đi ké với mấy bạn trên này là vui .:)
 
Nếu biết tiếng, đúng là cái gì cũng tiện hơn, đỡ mất thời gian hơn.

Nhưng không biết thì mình nghĩ đành phải bám vào Lonely Planet, bám vào hệ thống Guest House và những địa chỉ LP recommend, ít lựa chọn hơn nhưng vẫn đi được chứ nhỉ.

Mình vẫn thấy cái bạn tây đi 1 mình lang thang TQ ko biết 1 chữ Hán bẻ đôi mà. challenging hơn thôi
 
Đi được chứ, chúng nó dùng phrase book với lại chúng nó có nhiều thời gian, không như mình cứ lo về mà đi làm nên mới vắt chân lên cổ, cứ có thời gian thì sẽ đi được. Tuy nhiên biết tiếng có lợi hơn nhiều, gì chứ cái vụ mặc cả tiền nong nó nhanh nhảu hơn :D
 
Ùi, mấy cái biển chỉ dẫn cũng khoai vật. Guide giới thiệu cho bọn em cái biển đi tè, biển exit vẽ như thế nào, phải nói như thế nào mà bọn em mãi chả nhớ được, chả lẽ lại ra hiệu bằng body language. =))

Chẳng bù cho các bạn Nga ngố, khi em đi tại sân bay Sheremetyevo International Airport ở Moscow, buồn tè quá mà không kiếm được chỗ... đánh liều hỏi 1 chú cảnh sát Nga bằng tiếng Anh "Ếch cu sờ mi, where's the toilet?" không ngờ chú cảnh sát trả lời rành mạch bằng tiếng Việt "Cho xin 50 rúp"... Ặc, cảnh sát Nga giỏi ngoại ngữ thật.
 
Last edited:
Mặc cả chắc phải đi với Đại Vương là ổn nhất , nhưng tớ *** biết quang hợp , thôi đợi đi theo đoàn kiểu như của em Thích Muốn vậy .:D
PS: LP Tàu có kèm từ điển ko xu ?
 
Mặc cả chắc phải đi với Đại Vương là ổn nhất , nhưng tớ *** biết quang hợp , thôi đợi đi theo đoàn kiểu như của em Thích Muốn vậy .:D
PS: LP Tàu có kèm từ điển ko xu ?

có anh ạ, em thấy LP nào ở cuối cũng có 1 số từ và câu thông dụng. Tiếng tàu viết 1 đằng đọc 1 nẻo, nên cần cái gì thì chỉ vào cái đó thôi.

Đến số la mã 1, 2, 3 ... người ta còn chẳng biết, cái gì cũng chữ Hán.

Nói chung đi TQ 1 mình mà lại ko biết tiếng thì quá vất, nhưng đi cả đoàn, mỗi người cùng góp sức sáng tạo cho công cuộc communication cũng vui lắm, dù hơi mất tgian. Còn mặc cả thì càng vất vả.

Chứ mà cho đi theo tour kiểu show với cửa hàng thuốc, cửa hàng trang sức ... em sợ lắm. Cứ như bị ăn cắp thời gian.

Cái lần bọn em đi LG, rảnh 1 ngày ở Quế Lâm chờ tàu, mới tranh thủ đi city tour, cái nơi mình muốn đến thì nó bảo ko có thời gian, nó lùa mình vào công viên với show múa hát, đến hơn 3h chiều nó đã lùa mình vào cửa hàng. Tức cực kỳ. Mà cũng khổ thân em guide, cả đoàn ko chịu vào, nó gần như vừa khóc vừa năn nỉ mọi ng vào điểm danh nếu không nó sẽ bị cty khiển trách.

Khổ, mọi thứ lên qui lát, khổ cả đôi bên!
 
Dễ ơt, em thấy tiếng Trung quá dễ. Trong đợt đi LG vừa rồi, đồng chí phiên dịch có truyền cho mấy câu như sau:

- Toilet ở đâu? <=> Đi xẻo chim?
- Cho anh thêm âu cơm! <=> giơ cái bát trống trơn lên và kêu "Phân, phân!"

Thêm nữa thì hỏi devinci nhá :D
 
Ùi, mấy cái biển chỉ dẫn cũng khoai vật. Guide giới thiệu cho bọn em cái biển đi tè, biển exit vẽ như thế nào, phải nói như thế nào mà bọn em mãi chả nhớ được, chả lẽ lại ra hiệu bằng body language. =))

Chẳng bù cho các bạn Nga ngố, khi em đi tại sân bay Sheremetyevo International Airport ở Moscow, buồn tè quá mà không kiếm được chỗ... đánh liều hỏi 1 chú cảnh sát Nga bằng tiếng Anh "Ếch cu sờ mi, where's the toilet?" không ngờ chú cảnh sát trả lời rành mạch bằng tiếng Việt "Cho xin 50 rúp"... Ặc, cảnh sát Nga giỏi ngoại ngữ thật.

Biển EXIT ở mấy nơi ghi là " WAY OUT":D
Ờ, tớ không hiểu đồng tiền TQ YUANT (?) ghi tiếng Anh là RMB?

Mấy bạn Nga ở Gruzia tiếng Anh cũng siêu k kém:D
610xpy1.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,625
Bài viết
1,154,104
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top