What's new

Cam Ranh....xứ biển....xứ tiên....tắm tiên....

Từ hôm đi Măng Đen – Cột Mốc Đông Dương về tới giờ, chị em cũng chỉ chat chit qua lại giữ liên lạc. Cũng hứa với Chị là sẽ ra Cam Ranh chơi một vòng cho đã. Nghe nói Chị bây giờ cũng có mở một tiệm kinh doanh gas, công việc bước đầu ổn định, cũng thấy mừng cho Chị vì con gái đi như vậy là nhiều rồi, lo về sắp xếp cuộc sống riêng là vừa.
Ngày cuối năm ai cũng bận bịu đủ thứ chuyện, hẹn lần lữa mãi thì mình cũng fix được mấy ngày lang thang, quyết chí làm một chuyến cho hết Cam Ranh mới được. Bắt chuyến xe Cúc Tùng giờ chạy 10.30pm, khoảng sáng 6h là nhanvan_hoang tới bến xe Cam Ranh, nói là bến xe chứ nơi này có một khu đất vừa đủ đậu được tầm vài cái xe của Cúc Tùng, mấy cái xe khách nhỏ chạy loanh quanh. Bạn khó mà nhận ra cái bảng "Bến Xe Cam Ranh" vì nó bị lọt nằm thỏm vào trong một rừng các bảng quảng cáo cho các nhà xe khác như là Cúc Tùng, Phưong Trang, Liên Hưng....Tốt nhất là bạn nên để sáng sáng rồi muốn chụp hình cái bến xe thì chụp, chứ khi trời còn đang mờ mờ thì chắc không thấy cái bến đâu....


DSCF43671.jpg



Chị nói là tới gọi Chị ra đón, mình thấy còn sớm nên đi tìm quán café ngồi cho biết cuộc sống buổi sáng xứ này.....


DSCF40101.jpg



Trước đây nhanvan_hoang cũng có một lần đi ra Cam Ranh với thằng bạn, đợt đó 2 thằng ra ga Hòa Hưng mua 2 cái vé ghế ngồi có máy lạnh, xuống tại ga Ngã Ba ở Cam Ranh. Nhà bà Nội nó ở chợ Kilomet số 9, thị trấn Ba Ngòi. Đi với nó về chia tay họ hàng trước khi nó đi du học Úc, toàn tiệc tùng với cả lời nói chia tay chia chân, mình thì muốn tranh thủ đi một vòng mà không có cơ hội. Không lẽ bỏ đi chơi một mình thì cũng kì, nó lại trách là mang tiếng đi chia tay mọi người với nó mà thật ra là tranh thủ đi chơi. Cái ga Ngã Ba trông giống một cái chòi canh, hay là một ngôi đình mà bạn hay thấy ở các vùng quê hơn vì nó nhỏ một chút xíu ah, lại có một cái cây to như cổ thụ lâu năm nằm chắn ngay cái cửa ra vào.....


DSCF43661.jpg



Cái quán này có lẽ là nơi tập trung của hội chơi Tennis hay sao đó, toàn mấy cô chú lớn tuổi ghé vào uống, tay xách nách mang dụng cụ, nào là vợt, nào là banh, nào là khăn.... Họ cũng có bàn riêng đuợc đặt sẵn y như mấy cái bàn giành cho CV bên cafe Bàu Cát vậy. Ai cũng nói chuyện rất rôm rả sau bài tập thể dục buổi sáng. Tầm 6.30h, Chị chạy ra đón mình, trông Chị không khác mấy so với cách nay vài tháng. Vẫn đen ngăm ngăm, ốm ốm, giọng nói đặc trưng xứ biển. Nhà chị nẳm ở khóm Phú Hải, thị xã Cam Ranh, phải đi qua mấy con hẻm nhỏ mới tới, mình nhớ là trên đường 3 tháng 4 có con hẻm rẽ vào. Một ngôi nhà nằm cách biển có vài mét, một không gian miền quê quá yên bình. Thật ra nhanvan_hoang hình dung là về một nơi khác cơ, không phải như thế này......Biết trước như thế này thì mình lo đi từ lâu rồi chứ không phải là cứ hẹn tới hẹn lui....Mình thích nhất là cái khu vườn nho nhỏ nằm trước sân lúc nào cũng đầy nắng, rồi giàn mướp sai quả nằm sát bên hông nhà hoa nở vàng ưom....


DSCF40421.jpg



Mình được bố trí riêng một cái giường nằm ngay cửa sổ, tiện nghi lắm, có quạt, có máy laptop của chị, internet thì vô tư.Nghĩ sao mình may mắn quá, quen trúng thổ địa của vùng, lại có ngôi nhà thì không thể đẹp và yên tĩnh hơn. Ăn sáng, café xong Chị nói mình nằm nhà nghỉ ngơi, Chị lên coi cửa hàng. Mua mấy tờ báo đọc mà cũng chả ngủ được, xách cái máy ảnh đi tham quan xóm chài ven biển này....


DSCF40351.jpg



DSCF40361.jpg
 
Phải nói là lâu lắm rồi nhanvan_hoang mới đựoc tận hưởng một bầu không khí trong lành và mát mẻ tới như vậy....


DSCF41571.jpg



Ở đây thì không còn phải suy nghĩ về những bon chen hàng ngày ở Saigon nữa, ta chỉ gặp ai đó cần gặp, nói chuyện với ai đó cần nói, ngoài ra thì cứ để cái đầu nó muốn nghĩ gì nó nghĩ, thả lỏng toàn thân. Nắng sớm trong cái tiết trời gần Tết không đủ làm nóng mọi thứ, tranh thủ tắm nắng nắng sớm cái coi.....Tự nhiên nghĩ hên quá, không cần phải ra resort sao làm gì mới có thể đắm mình trong không gian "sang trọng" như thế này. Anh Thừa thì nói cứ tắm nắng cho đã đi, anh phải vào lại đất liền lấy đồ ăn ra cho tôm, tầm 1 tiếng là quay lại. Mình cũng thích như vậy, một mình một cõi.....


DSCF41551.jpg



Rồi anh Thừa quay lại lúc nào mình cũng không biết, tiếng chân đi trên những thanh gỗ đánh thức mình. Điệp khúc tắm biển, tắm nắng cứ thế mà làm. Tầm khoảng 10h mọi ngưòi chạy lại về đất liền, trong bờ giờ này cũng đậu nhiều thuyền lắm rồi, cũng như mình, họ mới về lại đất liền hồi sáng nay. Giờ chắc chủ nhân của nó đang tất bật đủ thứ chuyện trên bờ đây....


DSCF41581.jpg



Về nhà rồi mà cảm giác còn lâng lâng như trên bè tôm, những gì mới trải qua trong tầm 24 tiếng qua cứ ngỡ không là thật. Những gì nhanvan_hoang xem trên tivi hay nhìn qua báo thì giờ đã come true hết rồi. Nói thật là cơ thể mình cũng chưa quen lắm với việc tắm nắng, tắm biển liền tù tì như vậy nên về nhà mới thấm mệt. Ăn trưa xong là ngủ lăn quay tới tận chiều tối. Chị thấy mình ăn cơm uể oải quá cứ tưởng bị đau ốm gì, đã giải thích là do mệt mà không chịu nghe....Chắc là Chị lo cho mình quá đấy mà. Tranh thủ ở nhà tối đó lấy lại sức, chat chit vu vơ với mấy đứa bạn, kể cho tụi nó thèm chơi. Ah, sáng mai ra cảng cá coi ngừơi ta thu hoạch cá sau chuyến đi đánh hồi đêm.
Bãi cá này thì phải dậy từ lúc 5h sáng mới thấy hết cái hồn của nó. May quá nhanvan_hoang dậy đúng lúc kim chỉ số 5 luôn. Lò dò xách cái máy ảnh ra khỏi nhà, chưa ai ngủ dậy cả. Lò dò đi theo hứơng mà Chị chỉ mình tối qua, hỏi thăm vài ngừơi mà mình không nhìn thấy rõ mặt lắm đang đi lại mình cũng đựoc hứong dẫn óối ra bến cá. Kia rồi, bến cá còn sớm quá hay sao mà có tầm 2,3 chiếc tàu cập bến ah.....


DSCF41611.jpg



Mình cũng không thấy đừơng lắm, cứ nhắm hướng có đèn là tiến tới. Nước còn khá cao, ngang đầu gối chứ không ít, bứơc thấp bứoc cao tiến về chiếc thuyền sáng đèn gần nhất. Một gia đình gồm mấy anh chị em gái đang tiến hành gỡ cá dính lứơi, họ mới về cách đây tầm 10 phút. Mình xin phép họ đựoc leo lên thuyền quan sát, họ rất thoải mái, rồi còn giải thích mọi thắc mắc của mình nữa. Không khí vui vẻ, cừơi đùa làm ngưòi khách lạ cũng thấy vui lây.....


DSCF41631.jpg



Nhiều lúc cũng không hiểu sao mà biển nhiều cá quá. Họ nói ngày nào cũng tầm chục con thuyền ra biển mà cá bắt về thì lúc nào cũng nhiều lắm. Ai cũng tay chân thoăn thoắt gỡ từng con cá ra, tất cả phải khẩn trương để tầm 1 tiếng nữa tất cả số cá này phải có mặt ở chợ để bán đựoc giá cao, cá tưoi rói mà. Đây là cá mòi mà mình hay ăn trong cái hộp cá ở Saigon đó. Thời sinh viên ăn toàn cái này thay cơm, giờ nhìn lại mới biết mặt tụi nó.....


DSCF41651.jpg



Nhanvan_hoang ngồi nói chuyện qua lại với mọi ngừơi, thấy họ thu hoạch đựơc nhiều cá mình cũng vui lây. Họ nói là dậy sớm làm gì cho nhọc, trời còn lạnh lắm, giờ này chỉ có ngủ là sứơng nhất. Ngồi nói chuyện qua lại một chặp mình chào mọi người để đi tiếp qua thuyền thứ 2, nó mới cập vào chỗ nứơc nông đằng kia kìa....Thuyền này thu hoạch còn nhiều hơn nữa, có ba anh em trai ah mà khéo tay quá. Họ tháo cá ra khỏi lứơi cứ thoăn thoắt thoăn thoắt. Phải nhờ họ giúp đỡ làm mình mới leo lên đựơc cái thuyền, nó trơn trựơt lắm....


DSCF41691.jpg



Ngồi trên đó bạn phải tìm một chỗ phù hợp ngồi im, không thì khi có ai đó đi qua đi lại là bạn bị bổ nhào vào đống lứơi đầy cá nằm sẵn dưới sàn đó. Lúc đầu nhanvan_hoang cũng có ý định xin họ cho đi ké một chuyến đánh cá đêm, nhưng lên thuyền mới thấy không nên đi vì sợ ảnh hửơng tới họ quá. Mình không quen với con sóng lắc lư như cái võng ở ngoài khơi xa kia, rồi còn tiếng động cơ máy chạy ầm ầm nguyên đêm nữa....Chắc ở nhà cho nó lành. Trời thì sáng tự lúc nào, quay nguời lại phía mặt trời mới thấy.....
 
Không biết tả cảnh bình minh trên cảng cá này sao luôn. Chỉ biết nói hai từ là: đẹp và đuối. Một không gian lành lạnh của cái tiết trời sớm mai được phủ một màu hồng. Nắng xuống, trời lên cao chót vót.....


DSCF41801.jpg



DSCF41741.jpg



Cây đá để giành ướp cá cũng muốn "hồng" theo cho ton sur ton với không gian luôn....


DSCF41731.jpg



Một ngày mới bắt đầu từ phía cuối chân trời xa.....


DSCF41671.jpg



Một ngày mới bắt đầu từ những con thuyền ngủ quên.....


DSCF41701.jpg



DSCF41711.jpg



Một ngày mới bắt đầu từ cái lồng nuôi tôm hùm nằm bơ vơ trước biển....


DSCF41721.jpg



Đuối luôn......

Không uổng công thằng kia tối lừ đừ mà 5h sáng đã lò dò tìm đường ra cảng cá....
 
Ở Cam Ranh này có quán cafe Sanh nằm trên đường 3 tháng 4, nó khá popular ở chỗ này đó. Sáng nào mình và Chị cũng ra đó cafe hết, gọi tô bánh canh cá "ít bánh nhiều cá" giá 7K bên đường qua ăn. Trong lúc đó, Chị lo hí hoáy mấy đường vào tờ giấy về đường đi các nơi loanh quanh cho nhanvan_hoang. Sáng nay trời đẹp, mình đi Khánh Sơn thăm thác Tà Gụ, thật ra mình thích tìm hiểu về dân tộc Raglay ở đây hơn, có một dịp biết về họ khi đi tham quan vịnh Vĩnh Hy, mình nhớ là họ sống khá kín đáo và theo những cộng đồng nhỏ thôi....

"Là huyện miền núi vùng cao ngăn cách với đồng bằng của tỉnh bởi con đèo Khánh Sơn cao vời vợi, phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh, Đông Bắc giáp Diên Khánh, Đông giáp huyện Cam Ranh, Nam và Tây giáp tỉnh Ninh Thuận, Khánh Sơn có 7 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 337km2, tổng dân số là 19.535 người, mật độ dân số thấp, chỉ 54 người/km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp. Thị trấn Tô Hạp là huyện lỵ, nằm ngay trục tỉnh lộ 9, cách thị xã Ba Ngòi 40 km về phía Tây. Diện tích đất lâm nghiệp của Khánh Sơn chiếm đến 94% tổng diện tích tự nhiên. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã có cuộc sống định canh định cư, đã có tập quán trồng cây lúa nước, chăm sóc và khai thác nhựa thông, trồng chè và cà phê theo lối thâm canh thành vùng chuyên canh lớn. Văn hoá truyền thống đầy bản sắc dân tộc được thể hiện qua bộ "Đàn Đá Khánh Sơn" và "Văn hoá Cồng Chiêng" đặc trưng của vùng cao nguyên miền Trung. Khánh Sơn có nhiều loại lâm sản có giá trị. Đặc biệt có nhựa cây Tô Hạp được dùng làm gia vị rất quí, nhựa thông ba lá (loại cây mọc thành rừng ở Khánh Sơn). Chè Khánh Sơn thơm ngon nổi tiếng và cây cà phê gần đây đã trở thành cây chủ lực giúp huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm đem lại một đời sống ấm no hơn cho cộng đồng dân cư". (Sưu tầm).

Đường đi huyện Khánh Sơn khá tốt, bạn chạy ra lại quốc lộ 1A, chạy ngược về hướng Saigon, tới ngã 3 Đồng Lát thì rẽ phải, chạy tiếp qua ga xe lửa Ngã Ba, vừa đi vừa hỏi.


DSCF41851.jpg



Nhanvan_hoang nhớ là có 1 con đường thẳng thôi, chạy mãi. Con đường này lúc đầu còn qua khu dân cư đông đúc, sau đó thưa thớt, rồi không có ai luôn. Cảnh vật thì đẹp lắm, những cánh đồng lúa xanh có, vàng có, cũng mái đình, cũng gốc đa phía xa....Một bức tranh quê quá yên bình.....


DSCF41871.jpg



DSCF41901.jpg



Sau đó đường cứ như đi đâm vào núi, vào rừng vậy.....


DSCF41911.jpg



Bạn chạy qua tầm một chục con đập tràn chắn ngang đường, nước thì trong veo, lạnh ngắt, chạy không ngớt từ núi ra....


DSCF41951.jpg



Sau đó là màn vượt đèo, đẹp thì rất đẹp nhưng độ khó thì khỏi bàn. Nó cứ như mấy chữ C móc vào nhau, chao qua chao lại không ngừng nghi, có những khúc đúng nghĩa là "cùi chỏ". Người ta đặt rất nhiều biển báo an toàn yêu cầu bạn bấm còi thật to nhiều lần khi đi qua các "cùi chỏ" để đảm bảo an toàn cho bạn và phương tiện đang đi chuyển từ phía ngược lại. Bác cứ tưởng tượng nó như đèo Bảo Lộc, nhưng dài hơn cỡ 5 lần, nhanvan_hoang chạy hoài tầm 1 tiếng mà không hết cái đèo dù đường rộng thênh thang, ít người đi lắm. Có lẽ do cái này nó níu chân mình cứ đạp thắng mãi....


DSCF42051.jpg



DSCF42061.jpg



Xứ gì mà đẹp quá, biển thì xanh rì rào, rừng thì xanh bát ngát, nhìn mát cả mắt....
 
Chạy xe tầm hơn 1 tiếng mới hết cái đèo, mình nghĩ con đường này chắc phải vắt qua tầm chục cái núi. Vì là đường vắng, ít xe qua lại lắm nên nếu đi xe máy một là bạn phải có mang theo bộ đồ nghề vá xe phòng khi thủng bánh, hoặc là save mấy cái số di động của mấy bác vá xe giới thiệu ở dọc đường để phòng bất trắc. Mình chọn cách thứ 2 cho nó gọn nhẹ. Chạy xe lúc tầm 11-12h mà không hề cảm thấy nóng nhé, có khi bạn còn phải khoác cái áo lạnh theo cho nó ấm người, chạy qua những khu rừng cây to, hơi lạnh theo gió núi cứ ập vào người. Đây là khu vực rừng được bảo về nghiệm ngặt, các tấm pano, khẩu hiệu kêu gọi chống phá rừng, chống đốt rừng, chung tay bảo vệ rừng được dựng lên hầu như dọc suốt trên đường đi.....


DSCF42911.jpg



Rồi nhìn trên cao xuống không thấy đèo nữa, mà là một khu vực bằng phẳng, có dáng dấp của một khu dân cư khá sung túc, vị trí này rất đẹp. Huyện Khánh Sơn đó, đường phố thì rộng thênh thang, sạch sẽ, ít bóng người lắm. Loanh quanh trung tâm có một cái bưu điện, mấy cái trường dân tộc nội trú, nói chung là rất vắng vẻ. Ngay cả cây xăng mà cũng khó tìm, phải đi qua mấy con dốc, đường khá xấu mới có 1 cây xăng. Mình nhìn không thấy ai, hỏi đại anh cảnh sát đang đứng nhắn tin bên vệ đường.....


DSCF42121.jpg



DSCF42131.jpg



Mình mua chút bánh kẹo cho lũ trẻ, một chai nước và gói thuốc mang theo dùng. Chạy tiếp lên, bạn sẽ thấy cảnh sinh hoạt của người dân tộc Raglay, giờ này là giờ sắp nghỉ trưa nên họ tranh thủ giặt giũ bên bờ suối, hay là gùi đồ từ trên rẫy về nhà. Họ khá kín đáo, ít hồ hởi lắm, thấy người lạ là cứ bon bon đi mau hơn. Đặc biệt chỗ này có những cây cầu treo trông rất đẹp, bắc qua những con suối cạn nước. Thật sự nhanvan_hoang không nghĩ nơi heo hút này mà lại có những cây cầu trông "hỉện đại" thế này.....


DSCF42211.jpg



DSCF42251.jpg



Nghĩ mà phải chi mình có cái máy ảnh xịn xịn như của anh Langbiang thì khỏi nói rồi, cảnh đẹp cứ đập vào mặt mà cái máy ảnh cùi của mình không chụp hết được cái "hồn" của nó.....


DSCF42321.jpg



DSCF42261.jpg
 
Mới xuống xe là ku Trung kêu lên, "Chị nhớ gởi cho e đi biển nha, để em biết cảm giác lênh đênh trên biển về đêm với trăng, sao, cuộc sống của vạn chài...,",
Để chị gởi em theo bè tôm đã, nếu chịu nổi thì mới gởi đi biển, nói thế nhưng mình cũng tất tả đi qua nhà hàng xóm để nhờ vả, hàng xóm bảo "trời đang áp thấp nhiệt đới, vài ngày nữa mới đi chị ơi, tới lúc đi e sẽ gọi anh ấy đi cùng, chị cứ an tâm đi, có em lo hết không việc gì đâu".
Dân biển được cái thật thà chất phát, lành tính, vì ku Trung thích quá nên chiều ý hắn, chứ cảm giác say tàu xe, máy bay hoàn toàn khác với cảm giác say sóng biển, giữa ngoài khơi xa thì bó tay...,
Ai dè hắn đi ngủ bè vô nằm bẹp dí cả ngày, ôi thôi hoảng, may mà chưa đi biển trước, chứ không thì không biết ăn nói sao với ba mẹ hắn đây,...

Cậu bé tập bò... kekeke

IMG_0262.jpg

IMG_0263.jpg
 
Nhanvan_hoang nhớ là đường lên thác Tà Gụ giờ có mấy con đường lận, từ con đường chính người ta đã và đang mở các con đường đất đỏ liên xã với nhau. Mình đi không thấy ai hỏi đường, tới khi thấy có quán nước bên đường dừng xe hỏi thì mới biết mình đi hớ rồi, phải quay lại cái ngã ba gần nhất, vừa đi rồi ráng tìm...người nào đó hỏi. Nghe cũng ghê ghê...Đường đi tuy vắng nhưng được cái khí trời nó mát mẻ, dễ chịu lắm, cảnh thì đẹp. Chỉ có con đường chính dẫn vào thác là tốt, còn các con đường rẽ thì nhìn tưởng tượng trời mưa làm sao mà dám đi. Đường thì đường đất đỏ, xe máy cày chạy cày dữ quá trông giống mấy con đường đi rẫy cafe trên Daknong ghê....Loay hoay một hồi thấy cái bảng chỉ thôn Tà Gụ mà thở phào nhẹ nhõm, vậy là cũng đi đúng đường....


DSCF42391.jpg



Đường vào thác...


DSCF42431.jpg



Mình khoái nhất là được quan sát cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người Raglay.

"Đặc điểm kinh tế: Trước đây đồng bào sống du canh bằng nương rẫy. Trên rẫy thường trồng lúa ngô... Hiện nay đồng bào làm cả ruộng nước. Săn bắn, hái lượm và các nghề thủ công (chủ yếu là nghề rèn và đan lát) giữ vai trò quan trọng trong mỗi gia đình.
Tổ chức cộng đồng: Người Ra Glai sống thành từng pa-lây (làng) trên khu đất cao, bằng phẳng và gần nguồn nước. Số thành viên trong nhà thường gồm bố, mẹ và các con chưa lập gia đình. Đứng đầu pa-lây là pô pa-lây (trưởng làng), thường đó là người có công khai phá đất đầu tiên. Trưởng làng có trách nhiệm làm lễ cúng trời đất khi bị hạn hán nặng.
Hôn nhân gia đình: Trong xã hội người Ra Glai còn tồn tại chế độ mẫu hệ, còn tính theo dòng họ mẹ. Mẹ hay vợ là chủ nhà có quyền quyết định trong gia đình. Cô gái nếu ưng thuận chàng trai nào thì nói với bố mẹ lo lễ cưới chồng. Trong hôn nhân ngoài quyền của người mẹ, tiếng nói của ông cậu khá quan trọng. Người Ra Glai có nhiều dòng họ: Chăm Ma-Léc, Pi Năng, Pu Pươi, Asah, Ka-Tơ... trong đó họ Chăm Ma-Léc là đông hơn cả. Mỗi họ đều có một sự tích, truyền thuyết kể về nguồn gốc của họ mình.
Văn hóa: Người Ra Glai có những trường ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích mang giá trị lịch sử, nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc.
Hình thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ. Nhạc cụ của người Ra Glai gồm nhiều loại, ngoài chiêng, cồng còn có đàn bầu, kèn môi, đàn ống tre... Hàng năm sau mùa thu hoạch, cả làng hội tụ thịt trâu, bò, lợn để tạ ơn Giàng (thần) và ăn mừng lúa mới.
Nhà cửa: Nhà sàn là nhà ở truyền thống của người Ra Glai. Từ nền đất đến nhà sàn không cao quá một mét
Trang phục: Không có cá tính tộc người qua trang phục mà chịu ảnh hưởng khá đậm của các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ (như Chăm, Ê Đê...)" (Sưu tầm)


Họ kín đáo, "âm thầm" tới nỗi giống như bạn đang coi cuốn phim tài liệu về cảnh sinh hoạt hàng ngày trên tivi: cho heo ăn, ru con, chẻ củi....mà bạn nhận phải cái nút "mute" ấy. Cứ im im làm sao, không hiểu. Vùng này đã xa trung tâm, vắng vẻ đã đành....

Trẻ quê...


DSCF42871.jpg



Cảnh quê...


DSCF42861.jpg



Bước ngại ngùng...


DSCF42841.jpg



Giặt đồ bên suối...


DSCF42441.jpg



Những ngày cuối tuần hay ngày lễ thì mình đi thăm thác cũng chắc là sẽ có gặp mấy người đi cùng, nhanvan_hoang thấy có 1 cái chòi canh của mấy ông giữ xe, mà vì mình đi trúng ngày thứ 2 nên không có ai cả. Xe máy có thể chạy tới cả chân thác luôn, mình dựng xe ở đó nhìn qua tán rừng cây bên dưới là thấy ngay dòng thác chảy. Đứng trên cũng có thể nghe tiếng nước chảy mà....


DSCF42661.jpg
 
"Thác Tà Gụ có thể được coi là một trong những thác đẹp nhất hiện nay đã tìm thấy ở Khánh Hòa. Từ ngọn núi Chalo đã tích tụ được những giọt nước xanh mát lạnh tạo thành một dòng chảy êm dịu, nhẹ nhàng đầy quyến rũ. Trước đây thác Tà Gụ được người dân bản địa gọi là thác Ngà. Bởi lẽ, từ xa nhìn thác như một chiếc ngà voi dài buông thõng xuống. Do dòng thác chảy vào suối Tà Gụ nên về sau nó được gọi là thác Tà Gụ.

So với thác Đatanla hay thác Hang Cọp ở Đà Lạt thì thác Tà Gụ có nhiều điểm ưu việt hơn, tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào, gào thét mà trầm lắng kín đáo trong mọi hoàn cảnh nhờ sự đồng cảm, chia sẽ dòng nước mát lạnh của lòng hồ nằm ôm lấy chân thác. Nước hồ trong xanh, mặt hồ rộng gần 200m2 nên du khách có thể bơi lội thỏa thích. Nằm về phía bên phải dòng thác khoảng 70m, một mỏm núi tách đôi lộ ra một dòng thác phụ đầy vẻ quyến rũ, hùng vĩ và huyền bí.

Dòng thác Tà Gụ cũng là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho khu vực Tây Nam huyện Khánh Sơn. Dòng nước trải dài từ lòng hồ về xuôi tạo ra một con suối tuyệt đẹp. Dọc theo hai bờ suối gần 1km đều có chỗ lý tưởng cho du khách dừng chân hoặc dựng trại trước khi tiến lên chinh phục đỉnh thác.

Du khách đến Khánh Sơn không chỉ khám phá vẻ đẹp của thác Tà Gụ mà còn được tiếp xúc, tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Raklai, một dân tộc sống mộc mạc, thật thà mà kín đáo" (Sưu tầm).


Xe máy dừng ngay chân thác luôn, chỉ leo xuống cái dốc trơn trượt tầm 10m là thấy lòng thác. Không khí mát rượi, chim hót inh ỏi cả. Mình phải ráng đưa cái xe máy ra càng sát mé rừng càng tốt, để từ dưới này nhìn lên còn thấy ...cặp kiếng xe nhô ra. Cũng không dám đi đâu cho xa, từ chỗ đó mình chỉ dám đi lên và đi xuống dưới chừng 50m là lại lo chạy về để coi cái xe máy, khổ thế chứ.....


DSCF42491.jpg



Trải đồ ra, tìm một tảng đá bằng bằng một chút đặt cái lưng xuống đã, thoải mái ghê: trên đầu là bóng râm, gió thổi dìu dịu, chân thì ngâm nước suối chảy, mấy cái rong rêu gì đó cọ quẹt vào chân nhột mà....sướng lắm, spa thua xa cái này....


DSCF42481.jpg



DSCF42651.jpg



DSCF42581.jpg



DSCF42541.jpg



Hút vài điếu thuốc, ăn mấy cái Chocopie, phê phê là mắt cứ muốn đóng lại. Lâu lâu ngước lên thấy cặp kiếng xe máy phía trên là an tâm. Cái thác này còn khá mới, chưa có ai đi chơi nhiều, mọi thứ trông rất sạch sẽ, ít rác lắm. Có con chào mào mồi đem vào đây bẫy thì khỏi nói, con đuôi vàng, đuôi đỏ bay tá lả trên những cái cây cao to bên dọc bờ suối...Nằm chơi tầm 1 tiếng thấy cũng đủ phê rồi, nhanvan_hoang lo về lại, tính còn chạy vào làng người Raglay nữa mà. Ra một đoạn thấy cảnh người dân địa phương họ thu hoạch rẫy bắp, mình cũng dựng xe lại ngắm một chút....


DSCF42711.jpg



Câu chuyện qua lại cũng biết người dân ở đây bây giờ cũng từ nhiều nơi khác tới lắm, như Bác là chủ rẫy này là người Thanh Hóa, dắt cả gia đình vào trong này khai hoang, lập nghiệp. Bác nói ngoài đó không có nhiều đất nên phải vào trong này mới có đất, mình nghe nhưng sao thấy nó ngược ngược thế nào đó. Bác thường thuê người dân tộc trong này làm phụ, từ cày bừa đất cho tới bón phân và thu hoạch, công trả thì cũng không bao nhiêu nhưng nếu chủ có phục vụ thêm thuốc lá, rượu thì trên cả tuyệt với. Mình lấy chai nước suối ra uống, có lẽ đi xe nó lắc dữ quá nên trông có màu đục đục, anh bạn ngừoi Raglay tưởng là......rượu đế hay sao mà xin cho một ngụm. Trao đổi làm quen nhau qua vài điếu thuốc mới hiểu cuộc sống ngừoi dân tộc Raglay còn nhiều khó khăn, vất vả quá. Làm như vậy mà có đủ ăn đâu, lầm lũi, nắng mưa miết thôi...


DSCF42831.jpg
 
Trước khi đi thằng bạn nó hù mình, người Raglay theo chế độ mẫu hệ đó, mày lang thang coi chừng bị bắt lại ở luôn. Ha ha ha....mình nghe thấy cũng hay, ráng đâm ngang đâm dọc vào các con hẻm nhỏ rẽ từ con đường lớn. Cố chụp và cảm nhận về cuộc sống nơi này, nói thật càng khám phá càng thấy hay.....

Vui như trẻ được quà....


DSCF42781.jpg



DSCF42811.jpg



Con đường đến trường....


DSCF42821.jpg



Hình như chú ấy chụp hình tụi mình, chạy mau....So cute....


DSCF42941.jpg



DSCF42931.jpg



Đi bộ quen rồi, nửa tiếng nữa là về tới nhà ăn cơm trưa....


DSCF42891.jpg



Tụi cháu lên rẫy phụ Bố Mẹ....


DSCF43021.jpg



Tụi trẻ rất ngoan, mình bắt chuyện với chúng, lúc đầu chúng còn bỡ ngỡ, sau quen dần, dù khá ngập ngừng trong lời nói... Chúng dễ thương và lễ phép lắm, mình đi về mà quên chào chúng, chúng vọng từng đứa ríu rít: "Cháu chào chú", "Cháu chào chú", "Cháu chào chú"....Thương quá....
 
Đọc đến đoạn này bỗng nhiên miệng nghêu ngao hát 1 đoạn khúc trong bài "Giấc mơ ChaPi" của nhạc sĩ Trần Tiến:

"...Ở nơi ấy, đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi, một mái tranh nghèo, một nhà sàn, yên vui
Ở nơi ấy, họ đã sống cuộc sống thanh bình, ai nghèo cũng có cây đàn, Chapi.
Khi rung lên, vài sợi dây đàn đã đong đầy, hồn người Raglay...

Ôi Raglay, những rừng cây ngọn núi mang tiếng đàn, Chapi i ì i í
Ai yêu tự do, yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn, Chapi i ì i í
Tôi yêu Chapi, không còn cô đơn, không buồn không vui
Tôi nghe Chapi chợt thấy nao lòng, về một giấc mơ, ôi Chapi..."
 
Về lại Cam Ranh, khi đi qua đoạn Khánh Sơn là trời lại bắt đầu chuyển từ mát mẻ cho tới lạnh luôn, vì sắp tới là leo đèo quanh co trong khu rừng mà. Mình tắp vào một quán nước ven đường tìm cái gì uống cho khỏe người cái, tranh thủ ngắm cảnh luôn....


DSCF43171.jpg



Đây là quán nước nhỏ thôi nhưng có đầy đủ service cả: nước giải khát, ăn trưa với mì gói, vá xe máy, ngủ võng....Quán do một Bác kia nhà ở tận cuối chân đèo mở, nhà Bác đi làm rẫy trên này, đi lại bất tiện quá nên dựng cái quán cần gì là có sẵn, mệt hay nhiều khi trời mưa gió thì có chỗ ngủ qua đêm, không phải mò xuống tận chân đèo. Xăng cộ ở đây cũng khó lắm, nhờ người ta đi mua cái gì đó thì phải plus thêm tiền xăng nữa mới được, vì tầm chục cây số đường đèo không hề có bán xăng nhé. Lúc mình vào quán là giờ nghỉ trưa, quán khá đông mấy tay mới làm rẫy về, ai cũng ở trần cho mát, thấy có người lạ vào họ vội vàng mặc đại cái áo trên trên trần nhà. Có cái thích nhất là tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn mà ai cũng vui vẻ, lạc quan cả. Họ kể cho nhanvan_hoang nghe rất nhiều câu chuyện về con đèo này, người dân, văn hóa vùng này. Có một anh kia là người Raglay còn chỉ nhanvan_hoang học mấy từ của dân tộc Raglay nữa. Này nhé: khi cậu muốn mồi điếu thuốc, cậu mượn cái bật quẹt thì gọi là "Apui", "Pucao" là thuốc lá, "Dualac" là rượu, "Un" là con heo và "Tui" là ...sex. Cuộc trò chuyện cứ tưng bừng trong cái quán nước nhỏ này...


DSCF43181.jpg



Anh gì đó mình quên tên khi thấy mình chụp hình thì anh diễn giải cho mình là: phía sau ngọn núi phía tay phải là sân bay Cam Ranh, phía sau ngọn núi phía tay trái là Nha Trang, còn những khoảng trắng ngoằn nghèo lộ ra trong cái màu xanh của núi rừng kia là con đường xuống đèo đó. Mấy anh chỉ là khi tới chân đèo, ngay khi gặp cái trạm kiểm lâm đầu tiên thì rẽ tay trái vào, trong đó có một cái Suối Đá trông đẹp lắm, nhưng vắng, nên rẽ vào tắm cho mát. Cám ơn vì sự nhiệt tình của mọi người mình tiếp tục đổ đèo và có ngay cơ hội thực hiện tiếng Raglay....


Chú "Un" tránh đường cho anh qua cái....


DSCF43001.jpg



Để chụp hết cảnh đẹp nơi này bạn nên chọn nơi nào là "đỉnh" ấy, người ta mới hoàn thành con đường xong, những đụn đất nhô cao nằm sát ngay mé vực là vị trí tốt nhất để chụp. Cảnh đẹp thì khỏi chê nhé...


DSCF43211.jpg



Vừa đi vừa dò mình cũng thấy cái trạm kiểm lâm, chạy xe vào tầm 2kms là thấy có một bãi đất trống rộng lắm, có vài cái chòi lụp xụp bán đồ linh tinh, chắc để phục vụ mọi người đi tham quan Suối Đá. Hôm nay trông vắng tanh, không có ma nào cả, thấy mình đi 1 mình mà vào ngày thứ 2 thì người giữ xe biết thằng này không phải dân ở đây. Chú giữ xe nói là đi bộ chừng 2kms thấy tay phải có ngã 3 thì rẽ xuống vừa vì Suối Đá dài lắm. Đường lên Suối Đá chắc là trước đây là lòng con suối nào đó, nhìn còn thấy có vết mà. Vắng lắm, chả có ai trong này, đi một mình cũng là lạ mà....sợ


DSCF43401.jpg



DSCF43441.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,657
Bài viết
1,154,585
Members
190,156
Latest member
phathaioqan1
Back
Top