What's new

[Chia sẻ] Chinh phục Island Peak - 6.189m

7h30 sáng ngày 19/10/2011 sau hơn 5 giờ khởi hành từ Base Camp IP (5.087m) tôi đã lên tới cao điểm 6.189m và tự hào giơ cao quốc kỳ Việt Nam giữa không gian vô cùng rộng lớn của trời xanh và tuyết trắng...

7134434715_9df133faec_z.jpg


6550742551_714937b75c_b.jpg


Trước khi chia sẽ những cảm xúc về hành trình này tôi cũng đã phải cân nhắc vì đây là một phần của Dự án truyền hình thực tế mới tại Việt Nam, tuy nhiên dự án chưa thể thực hiện được bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan mang lại. Và với việc thành viên Rosy đã có một bài viết tường thuật lại chuyến đi khá chi tiết và kỳ thú nên đây cũng có thể coi như là Phần II của bài viết đó... Để có một đam mê, sẵn sàng hi sinh cho nó đã là khó thì việc truyền sự đam mê ấy cho những người khác thì càng khó hơn. Những cảm xúc này tôi xin chia sẻ ở đây cũng để cùng các bạn tin tưởng rằng người Việt nam có thể làm được mọi việc mà Thế giới có thể làm, có thể chơi được mọi môn thể thao mà Thế giới chơi và có thể đi đến bất kỳ đâu trên Hành tinh tươi đẹp này...

6988386036_9356846fe4_c.jpg


Island Peak có độ cao 6.189m, nằm ở sườn Tây Nam dãy Himalaya, được Hiệp hội leo núi Nepal (NMA) xếp loại đỉnh nhóm B tương đối phổ biến (dưới 7000m), ngọn núi có địa hình đa dạng để ứng dụng tất cả các kỹ năng, kỹ thuật leo núi và thực tế không yêu cầu quá khó với người leo. Để leo bạn sẽ phải cần đến một huấn luyện viên người Sherpa đi cùng hỗ trợ và các thiết bị leo núi băng chuyên nghiệp không thể thiếu là Crampons, Ice axe, ascender,dây, đai lưng, mũ bảo hiểm, boots đi tuyết, kính...

6340428488_a022092a4a_b.jpg

Toàn cảnh dãy núi Indian Himalaya

24h trước đó...

8.00 sáng, từ Chhukung chúng tôi đi dần lên cao, sau đó đi về phía Đông để đến đường chính của thung lũng, đi men theo sườn phía Nam của sông băng Lhotse để đến Big rock.

7135803499_3d9538241f_b.jpg


7135802105_5e0cdd8a0a_b.jpg


Island Peak và mặt Tây Bắc của nó đang ở rất gần, thông thường để chinh phục nó thì người ta đi lên từ phía bên kia của đỉnh

7137366317_088d1a24c6_b.jpg
 
Last edited:
Đang quanh quẩn bên lều nấu ăn chờ đun nước, tôi để ý thấy một người Sherpa đặt vài lá cờ cầu nguyện lên Gò Mani lớn nhất ở đây... một trong những mục tiêu của hành trình lần này cũng phải kể đến là tìm hiểu về tôn giáo tại khu vực Himalaya và đây cũng chính là Phật giáo Tây Tạng của người Sherpa đang thờ phụng. Người Sherpa theo truyền thống Nyingmapa (Ninh-mã phái), cũng được gọi là Cựu phái vì được sáng lập từ lần đầu Phật giáo truyền qua Tây Tạng, hoặc Hồng giáo vì các tu sĩ phái này thường mang y phục màu hồng (hoặc mũ màu hồng), là một trong bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng (3 tông phái kia là Kagyu, Sakya và Gelug). Tông này thống nhất truyền thống của Đại sư Liên Hoa Sinh và các cao tăng Tì-ma-la-mật-đa, Biến Chiếu từ Ấn Độ truyền qua trong thế kỉ thứ 8. Bên cạnh Đức Phật, thì người Sherpa cũng tin rằng có rất nhiều các vị thần và ác quỷ cai trị ở mỗi ngọn núi, hang động và rừng cây. Họ gọi đỉnh núi Everest - Chomolungma với sự thành kính là "Mẹ của thế giới", Núi Makalu thì được tôn thờ như vị thần sức mạnh quyền uy nhất Shiva. Các vị thần linh đó được tôn thờ, cúng lễ thông qua các giao thức cổ xưa và nay đã được hoàn thiện thành các nghi lễ trang trọng, ở đó chủ trì là các Pháp sư, thấy cúng...
Điều đặc biệt chính là ở nơi đây đã từng có sự giao thoa các nền văn hóa cổ xưa, tạo cho người Sherpa một loại hình tôn giáo kết hợp cả Phật giáo Tây Tạng, Ấn độ giáo và Bôn giáo nguyên thủy.

- Gò Mã Ni, Tường đá Mã Ni: Được xếp đống từ nhiều tảng đá, phiến đá lớn nhỏ, trên đó thường là khắc Lục tự đại minh thần chú: Om mani padme hum (từ Mã Ni chính là Mani trong câu thần chú). Lục tự đại minh chú là vua trong các thần chú, kết tinh tất cả công năng diệu dụng vô tận để đưa sáu loài chúng sinh ra khỏi vòng luân hồi. Thực ra sau khi Phật giáo được truyền vào Tây Tạng mới hình thành nên định nghĩa Gò đá Mã Ni còn từ trước đó, sau khi có các Văn tự chữ viết cổ (cách đây hơn 2000 năm) con người đã biết khắc lên những câu nhớ nhung tưởng niệm, xin thần linh ban phúc. Các tảng đá, phiến đá có khắc các ký hiệu cổ xưa, biểu tượng thần thánh được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ tại Tây Tạng.

7007233830_d9a7248e33_b.jpg


7154005941_437f0d410e_b.jpg


- Cờ cầu nguyện:
Những là cờ nguyện cầu bay phấp phới trong gió có thể được tìm thấy cùng với những Gò đá Mã Ni, Stupa, trên mái nhà, dọc đường núi, băng qua sông và những nơi linh thiêng khác.
Cờ cầu nguyện thường được làm bằng vải hình vuông bằng các màu màu trắng, xanh dương, vàng, xanh lá và đỏ. Cờ được trang hoàng bởi những hình ảnh, thần chú và các lời cầu nguyện. Thông thường tại tâm của lá cờ cầu nguyện này, đó là hình ảnh của con ngựa gió là đại diện cho Tam Bảo của Phật Giáo. Ở bốn góc của lá cờ là những linh thú như là Garuda (Kim Xí Điểu), Rồng, Cọp và Sư Tử Tuyết đó là bốn linh thú đại diện cho bốn quyền năng: Trí tuệ, quyền năng, sự tự tin và vô úy.
Thỉnh thoảng ta có thể thấy các biểu tượng cát tường của Phật Giáo ở các góc cạnh của lá cờ. Các khoảng trống ở giữa được in vào các hình ảnh, lời cầu nguyện và thần chú . Có 2 loại cờ cầu nguyện, loại ngang được gọi là Lungta và loại dọc được gọi là Darchor.
Cờ ngang thì hình vuông và được nối với nhau tại cạnh đỉnh trên cùng bằng sợi dây dài. Cái ít phổ biến hơn là cờ dọc thì thường là những lá cờ vuông riêng biệt hoặc nhóm những lá cờ vuông được thêu trên cọc được trồng ở mặt đất hay trên mái nhà.
Người Tây Tạng tin rằng các lời nguyện cầu và thần chú sẽ được thổi tới các cung trời như là những phẩm vật cúng dường tới các hộ thần của họ và đem lại thật nhiều lợi lạc cho những ai treo cờ, cho hàng xóm của họ, và cho tất cả chúng sinh, thậm chí là các loài chim bay trên trời.
Tuy nhiên, nếu cờ được treo sai ngày, chúng sẽ chỉ đem lại những kết quả tiêu cực. Và càng được treo lâu bao nhiêu, thì chướng ngại được sinh ra sẽ lớn hơn. Cờ cũ được thay bởi cờ mới thường niên vào Tết của Tây Tạng.

7007503006_80a083bb5a_b.jpg


7157436380_ecf56db25e_b.jpg


7157521408_ba2c2bb9db_b.jpg


7154003221_0924d6286a_b.jpg


Quay trở về lều, cũng đang chờ bữa tối nên anh em tranh thủ vệ sinh cơ thể... cũng cần nói đến chuyện tắm, trek ở Himalaya không thích hợp với những người sạch sẽ và thích bóng bẩy. Từ Lukla đến Dingboche cũng có nhiều Guest house và Tea house phục vụ tắm nước nóng cho bạn, tuy nhiên cái giá thì cũng khá cao, theo cá nhân tôi thì việc tắm ở khu vực lạnh giá như này không cần thiết, sự chênh lệnh nhiệt độ đột ngột từ việc bước trong phòng tắm ra dễ dẫn đến cảm lạnh, nên thay vì tắm tiền này bạn để phục vụ mua các nhu yếu phẩm thì hiệu quả hơn. Nhưng nếu bẩn quá thì cũng không được nên có thể nói tôi đã "phát minh" ra một cách tắm ở Himalaya, rất rẻ... rất sạch... và rất thơm, chỉ cần 1 tuýp Gel rửa tay diệt khuẩn và 1 gói giấy ướt loại to (80 tờ) chui vào trong chăn sau 5-10 phút là cơ thể bạn sẽ trở nên hoàn hảo :d
 
Last edited:
Quay trở về lều, cũng đang chờ bữa tối nên anh em tranh thủ vệ sinh cơ thể... cũng cần nói đến chuyện tắm, treck ở Himalaya không thích hợp với những người sạch sẽ và thích bóng bẩy. Từ Lukla đến Dingboche cũng có nhiều Guest house và Tea house phục vụ tắm nước nóng cho bạn, tuy nhiên cái giá thì cũng khá cao, theo cá nhân tôi thì việc tắm ở khu vực lạnh giá như này không cần thiết, sự chênh lệnh nhiệt độ đột ngột từ việc bước trong phòng tắm ra dễ dẫn đến cảm lạnh, nên thay vì tắm tiền này bạn để phục vụ mua các nhu yếu phẩm thì hiệu quả hơn. Nhưng nếu bẩn quá thì cũng không được nên có thể nói tôi đã "phát minh" ra một cách tắm ở Himalaya, rất rẻ... rất sạch... và rất thơm, chỉ cần 1 tuýp Gel rửa tay diệt khuẩn và 1 gói giấy ướt loại to (80 tờ) chui vào trong chăn sau 5-10 phút là cơ thể bạn sẽ trở nên hoàn hảo :d


(còn tiếp...)
Hờ hờ, cái khoản hoàn hảo của bác, em có lẽ đã tưởng tượng được phần nào=))
 
7134430995_7ddcce48d6_b.jpg


Khi ở một miền đất khác thì tinh thần dân tộc lại trỗi dậy mạnh mẽ đến lạ kỳ, tự nhủ muốn giới thiệu với tất cả những người ở đây về vẻ đẹp đất nước, thân thiện của con người và những sản vật đặc sắc ở Việt Nam... Nghĩ đến đống cafe hòa tan G7 mang từ nhà đi còn nguyên trong túi tôi liền mang ra mời những người Sherpa tập trung ở lán nấu ăn, cũng chém liều giới thiệu đây là cafe ngon nhất ở Việt Nam đấy ^^, ở các Tea House phía dưới chúng tôi qua thì cafe là đồ uống có giá cao nhất nhì trong menu nên khi được cho cả đống họ mừng ra mặt, vừa uống vừa liên tục khen... Good good!!! Chả vậy bữa tối của anh em tôi có vẻ cũng đầy đặn hơn, trà và nước nóng thì cứ gọi là... thích bao nhiêu tùy lấy. (kiss)

Kế hoạch sau bữa tối chúng tôi ngủ đến 00h30, Moutain guide sẽ gọi chúng tôi dậy ăn sáng và bắt đầu khởi hành lúc 1h30 để có thể lên đỉnh và quay trở về trại trước buổi trưa. Mỗi chúng tôi sẽ được 1 guide đi cùng hỗ trợ.
Để summit các đỉnh cao ở Himalaya, dân leo núi phải xuất phát từ nửa đêm vì tốc độ gió trên đỉnh sẽ rất lớn từ buổi trưa đến chiều tối. Để giải thích cho vấn đề này bạn cần phải hiểu về cơ chế hoạt động của gió tại đây:
Thời điểm mùa hè, dãy núi Himalaya và cao nguyên Trung Á làm cho dòng gió tây ở trên cao lệch về phía bắc và cung cấp nguồn nhiệt cho các tầng ở trên cao. Cường độ bức xạ Mặt Trời lớn tạo nên nhiệt độ cao và từ đó một hạ áp được hình thành ở phía bắc Ấn Độ. Hạ áp này dần dần có chức năng hoạt động như một rãnh thấp xích đạo và tạo nên một miền hội tụ mới. Khi đó, rãnh thấp gần xích đạo thay đổi cấu trúc và yếu đi. Không khí được hút vào miền hạ áp trên lục địa.
Những đỉnh dưới 7000m thì những mối nguy hiểm như địa hình hiểm trở, lở tuyết, bão tuyết, đá rơi, mù tuyết, tai nạn do bất cẩn và gió thốc trên đỉnh núi chưa thật rõ ràng nhưng với dân nghiệp dư như chúng tôi thì ở độ cao hơn 6000m, nhiệt độ -20 độ thì đây đã quá khắc nghiệt nên việc tránh càng nhiều yếu tố nguy hiểm thì càng tốt...

Hành trình này tôi cũng đã bỏ ra 3 ngày ở Kathmandu để chuẩn bị, ngoài thực phẩm thuốc men thì quần áo và thiết bị phụ trợ cũng đầu tư khá kỹ:
- Túi ngủ Blue Kazoo - North Face: Giữ ấm áp đến 15 độ F (650+ fill goose down)
- Himalayan Suit (Summit Series) - North Face: Áo (800 fill goose down); Quần (700 fill goose down)
- Headlamp - Black Diamond: Quang thông - 100lm; Thời gian sáng - 125h; Chống nước; Tích hợp thêm 2 đèn Led cứu nạn.
- Bộ Thermal - Mamut: Giúp giữ thân nhiệt tốt, thấm mồ hôi
- Trekking Poles - Leki: Chống sock.
- Túi CamelBak; Bình giữ nhiệt
- Mặt nạ đi tuyết Thermal
- Kính đi tuyết
- Găng đi tuyết (Mitt) - Millet: 800 fill down
- Bình oxy cá nhân (Cái này còn thừa của đoàn khi ở Tibet)
... Và một số khác.

7178247648_f843806e2c_b.jpg


7178348276_89517b79cd_b.jpg


7178347376_4dc50689c0_b.jpg

"Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ (S)"

10 giờ đêm...
Nhưng có lẽ đêm hôm đấy là một trong những đêm dài nhất mà tôi đã từng phải trải qua... cuộn tròn trong túi ngủ ấm áp nhưng không tài nào có thể chợp nổi mắt, những cảm xúc trái chiều đan xen lẫn nhau cứ quanh quẩn, ra ra vào vào. Sẽ như nào nếu lên thành công, và không thành công thì sẽ phải như nào, để đến được đây tôi cũng đã phải cố gắng khá nhiều, cả về thời gian lẫn tiền bạc vậy nên khi đứng trước cái đích của cả hành trình tâm trí trở nên rối bời.
Không thể thất bại được!!! Tôi tự nhủ lòng mình...

12 giờ...
Không thể nằm thêm được nữa tôi quyết định dậy mặc quần áo sắp xếp các thiết bị cần thiết để vào balo. Lớp bên trong tôi mặc một bộ Thermal bên ngoài là bộ Himalayan Suit, mặc dù ngoài trời nhiệt độ khoảng -3 độ nhưng hoàn toàn không có cảm giác lạnh, từ đây đến độ cao 5600m tôi vẫn đi giầy Trek. Nhìn sang bên lều nấu ăn cũng đã thấy ánh lửa bập bùng, 2 - 3 người Sherpa cũng đã dậy làm bếp, bầu trời đầy sao báo hiệu ngày mai sẽ là một ngày thời tiết nhiều thuận lợi...
Khoảng 30 phút sau thì guide đến, anh ta cười vì thấy chúng tôi đã chuẩn bị xong xuôi đâu đấy và bảo đợi qua bê bữa sáng đến cho. Bữa sáng bao gồm có 1 bát cháo dinh dưỡng nấu theo kiểu người Sherpa và 2 quả trứng gà, loại cháo ngọt nhờ nhờ có cắt vài miếng táo tươi và vài ba thứ gia vị khác, chúng tôi cũng ăn cho đủ chỉ tiêu thôi chứ cũng chả thấy thơm ngon gì...
 
Last edited:
1.30 sáng...
Sau khi đã kiểm tra toàn bộ thiết bị, đoàn chúng tôi nằm trong 3 đoàn xuất phát đầu tiên. Phải nói nhìn 2 đoàn bên kia họ chuyên nghiệp ngay từ những trang phục và thiết bị đi trong đêm, ngoài Headlamp cường độ cao, trên quần phía sau bắp chân có gắn những đèn Led nhỏ nhấp nháy để cảnh báo khoảng cách cho người đi phía sau, cái Headlamp của tôi còn được chứ của bác Trung thì tậm tít quá... Khoác balo lên vai chúng tôi theo sự chỉ dẫn của Guide bắt đầu bước vào cuộc chinh phục Island Peak có độ cao 6189m...

7178618610_51b779fa3f_b.jpg


Lộ trình bắt đầu từ Base camp ở độ cao 4790m, chúng tôi đi vòng qua mặt Đông Nam, đường đi trên những bãi đá vỡ vụn do phong hóa và xâm thực của sông băng cổ, cảm giác phải bước dò dẫm trên những hòn đá chênh vênh trong đêm tối thật sự không hề thoải mái chút nào, cũng may tôi dùng thêm gậy trek nên khắc phục được tình hình.
Sau 30 phút thì bắt đầu lên địa hình dốc, guide dẫn chúng tôi lên theo những hình zíc zắc, bạn cứ tưởng tượng chân của người đi trước ở ngay ngang ngực người đi sau, các cơ lúc này đều phải hoạt động ở công suất cao, hai cánh tay phải bám vào các khối đá phía trên để lấy lực khéo cơ thể lên phía trước. Càng lên địa hình càng trở nên thử thách...
Lúc này đã là 2.30, 3 nhóm khởi hành cùng lúc nhưng giờ quan sát vào ánh sáng đèn thì thấy đã chia thành 4 tốp, tốp đầu cách tôi khoảng 30-40m, tốp 3 thì cũng ngay ở phía sau 10-20m, nhìn xuống phía dưới khoảng hơn 100m thì thấy le lói 2 ánh đèn pin có vẻ như đang đi xuống, mặc dù trong đêm tối nhưng nhìn vào ánh sáng phát ra từ Headlamp ở đó tôi đoán chắc là bác Trung rồi... Hỏng rồi, chiếc máy ảnh duy nhất bác ấy lại đang cầm... Hy vọng bác ấy sẽ bảo thằng guide mang lên hoặc gửi các đoàn phía sau lên cho tôi... Cảm giác thất vọng bắt đầu len lỏi vào tâm trạng đang phải chống đỡ hành trình khắc nghiệt này...

Tôi lấy lại sự tập trung và tiếp tục theo guide trèo lên phía trên, sau gần 2 giờ leo trèo tôi đã bắt đầu thấm mệt, ngồi nghỉ trên một tảng đá chênh vênh, đôi chân thả xuống khoảng không sâu thẳm phía dưới... Guide bảo đến đây là đi được hơn 1/3 quãng đường rồi, đây là đoạn dễ nhất đấy... Tôi thầm nghĩ "bts... còn 2 phần 3 nữa mà nó bảo quãng sau khó hơn nhiều, thế này chết mất... ko biết có leo lên đỉnh được không nữa?"... Giờ 3 tốp lại thay nhau dẫn đầu, cứ khoảng 15 phút thì tốp đi trước dừng lại nghỉ tốp dưới lại vượt lên.

4.30...
Trời đã bắt đầu mờ mờ sáng, những tia nắng đã le lói xuất hiện sau những đỉnh núi cao vút trời, khoảng khắc thật sự hùng vĩ của dãy Himalaya bắt đầu lộ diện từ đây...

6274434421_5337450c29_o.jpg


5.30...
Lên tới độ cao 5.800m, có một sườn núi nhỏ khá bằng phằng, ngay phía trên là băng tuyết phủ kín một mầu trắng xóa... guide nói tôi lấy các thiết bị ra đeo vào.

7178622652_5f72b89d51_b.jpg


Mặc dù đã làm quen với đôi boots đi tuyết nặng nề (lúc này lại gắn thêm Crampons) nhưng cảm giác đi trên những lớp Băng hà vĩnh cửu có tuổi đời hàng triệu năm vẫn thấy lạ lẫm và cũng chả dễ chịu tí nào, những tiếng rột roạt ken két phát ra theo từng bước chân như tiếng mài răng vào nhau kiến cơ thể thấy bủn rủn, từng bước nặng nề đạp lên mái dốc của sông băng dài dường như vô tận...
Định vị nhờ mặt trời ở ngay bên phải thì lúc này tôi đang đi lên theo hướng Đông Bắc của Island Peak, sau khoảng 30 phút đi trên sông băng đã cảm thấy sức đuối hẳn, mắt tôi cay xè cơ thể như không còn tuân theo sự điều khiển của đại não nữa rồi, giờ nếu được lăn ra đây chắc chắn tôi sẽ ngủ ngay lập tức... Có lẽ nhìn thấy tôi xuống sức quá, guide nói hãy nghỉ đi một tí, chỉ đợi vậy tôi ngồi lăn ra nền băng tuyết cứng đơ như đá. Nhịp thở lúc này liên tục dồn dập, cảm giác hoạt động khó khăn ở hệ hô hấp bắt đầu hiện hữu... tôi vội cởi balo lấy bình Oxy ra và... thở. Ít nhiều công sức học Yoga cũng được tận dụng ở đây... tôi thở làm 6 lần, 1 lần thở bao gồm: hít vào -> quán tướng trong khi ngưng hô hấp -> thở ra. Sau 10 phút, thì cơ thể dần hồi phục, cảm giác lồng ngực cũng không còn nặng nề như trước, tôi tiếp tục đứng lên đi tiếp...
 
Last edited:
Hay chết mất thôi, em lót xem từng ngày, em cứ chaỵ ra chạy vô đây xem có mới chưa. Viết lẹ anh nhé. Mỗi lần đọc về những chuyến treking Himalaya hay về Tây Tạng thì lòng cứ rộn ràng không thôi. Một vẻ đẹp hùng vĩ, thách thức con người, những nơi linh thiêng với niềm tin tôn giao huyễn hoặc, nhiệm màu.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bạn rất nhiều. Bạn cho một người ngồi ở nhà như tôi thấy một chân trời mới qua những bức ảnh và trang viết của bạn. Bài của bạn cộng thêm những trang viết đầy cảm xúc của Rosy tôi đã có được một sự hình dung tốt hơn về những miền đất chưa được đặt chân đến. Cám ơn các bạn rất nhiều.

Chúc bạn chân cứng đá mền.
 
Tối nay ngồi xem lại một số ảnh chụp trong hành trình ở Tây Tạng, xin được chia sẻ cùng mọi người... những hình ảnh này cũng để thay lời cảm ơn đã ủng hộ bài viết vẫn còn khá sơ sài. :d

6218009710_e93e76cb35_b.jpg

Namtso Lake

6218011060_c81eb4254d_b.jpg


6218014764_29a859e8a0_b.jpg


7107707569_e13376ba40_b.jpg


6961629018_e61094db8b_b.jpg


6305616123_27805904e6_b.jpg


6217487283_f8a62ff4c0_b.jpg
 
Last edited:
- Túi ngủ Blue Kazoo - North Face: Giữ ấm áp đến 15 độ F (650+ fill goose down)
- Himalayan Suit (Summit Series) - North Face: Áo (800 fill goose down); Quần (700 fill goose down)
- Headlamp - Black Diamond: Quang thông - 100lm; Thời gian sáng - 125h; Chống nước; Tích hợp thêm 2 đèn Led cứu nạn.
- Bộ Thermal - Mamut: Giúp giữ thân nhiệt tốt, thấm mồ hôi
- Trekking Poles - Leki: Chống sock.
- Túi CamelBak; Bình giữ nhiệt
- Mặt nạ đi tuyết Thermal
- Kính đi tuyết
- Găng đi tuyết (Mitt) - Millet: 800 fill down
- Bình oxy cá nhân (Cái này còn thừa của đoàn khi ở Tibet)
... Và một số khác.



7178347376_4dc50689c0_b.jpg

"Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ (S)"

Bài anh viết hay quá, tối nào về cũng phải mò lên xem có bài mới không.

TNF store này hình như ở gần cái hồ thì phải, cạnh đó hình như có cái trường ĐH j` j` đó. Đúng là phải ở đây mới thấy rõ dc sự khác nhau giữa hàng thật vs hàng nhái về công năng, tiền đáng của. Cơ mà mấy đồ này vác về Vn hơi khó xài :))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,621
Bài viết
1,154,050
Members
190,152
Latest member
sportzwarrior
Back
Top