What's new

Chương trình PHOTO TOUR 5-2013 Theo dấu Người tình

Khi "Người tình" đến Việt Nam (*)

L’amant (Người tình): một trong những bộ phim Pháp ăn khách nhất tại thị trường thế giới, và cũng là bộ phim phương Tây đầu tiên đến quay tại Việt Nam. Đây chỉ là một câu chuyện tình, dựa trên bối cảnh gợi nhớ Đông Dương thời thuộc địa những năm đầu thế kỷ 20, nhưng được thực hiện hoành tráng mang tầm vóc sử thi.

attachment.php

Từ tác phẩm best - seller đến kịch bản điện ảnh


Bộ phim Người tình dựa theo cuốn tiểu thuyết tự truyện cùng tên của nữ văn sĩ Marguerite Duras, đoạt giải văn chương Goncourt năm 1984, được dịch ra 43 thứ tiếng và là tác phẩm bán chạy nhất tại Pháp của Duras (2,4 triệu bản). Tiểu thuyết kể về tình yêu cuồng nhiệt và sự đam mê thể xác của chính mình, khi mới 15 tuổi rưỡi, với một thanh niên người Hoa giàu có, lớn hơn bà 12 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào cuối những năm 1920 tại Sài Gòn, Đông Dương.

Đạo diễn kiêm nhà sản xuất danh tiếng Claude Berri đã nhanh chóng mua bản quyền cuốn sách để dựng thành phim nhưng không làm đạo diễn mà giao lại cho Jean-Jacques Annaud – một đạo diễn đang được thế giới điện ảnh chú ý với những bộ phim hết sức ấn tượng như: Cuộc chiến giành lửa, Con Gấu, Tên của hoa hồng. Annaud đọc cuốn tiểu thuyết và phản ứng đầu tiên của ông là từ chối. Như ông tâm sự: “Tôi rất thích ngôn ngữ của Duras, đó là một ngôn ngữ rất phù hợp với điện ảnh. Những lời văn có thể chuyển thành lời thoại một cách rất nhẹ nhàng. Nhưng bà ta là một tên tuổi quá nổi tiếng, tôi không muốn làm việc với một tác giả mà thừa biết rằng, rất khó có thể cùng cộng tác làm việc”. May sao, “cuối cùng, tôi nhận lời, bởi vì L’amant là câu chuyện rất đặc biệt. Một câu chuyện nhỏ về một tình yêu lớn, nó giúp tôi được hòa mình vào bản sonate lãng mạn trên nền bản giao hưởng – Đông Dương thời thuộc địa”.

Để hoàn thiện kịch bản, Annaud nhờ cậy nhà biên kịch Gérard Brach – người mà theo lời Annaud – một nhà biên kịch hiếm hoi trên thế giới, có thể viết lời cho hình ảnh một cách tuyệt vời, có khả năng hình dung được những gì sẽ được thấy trên phim và kịch bản do ông viết gần như một bộ phim hoàn chỉnh. Brach cố gắng giữ lại cấu trúc và giọng điệu văn chương nguyên thủy của nguyên tác tiểu thuyết. Không ai trong số các nhân vật chính có tên, họ chỉ được gọi là “Cô gái” và “Người đàn ông” trong danh sách giới thiệu nhân vật.

(tbc)
 
Những bất ngờ đầu tiên từ Việt Nam

Để đưa toàn bộ câu chuyện trở lại với quá khứ xa xưa khoảng gần 70 năm, nhà sản xuất Claude Berri đã huy động được một khoản kinh phí khó tin đối với một bộ phim Pháp lúc ấy: 30 triệu USD! (đến nay đó vẫn là một trong những khoản kinh phí đầu tư lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Pháp). Berri quyết định phim sẽ nói tiếng Anh để dễ phát hành trên thế giới.

Năm 1989, đạo diễn Annaud cùng đoàn tiền trạm sang Việt Nam chọn cảnh. Khá thất vọng với cơ sở hạ tầng đặc biệt là khách sạn quá thiếu tiện nghi, ông thử chuyển sang Malaysia, Thái Lan và Philippines – những nước từng được sử dụng làm bối cảnh Việt Nam trong những bộ phim chiến tranh của phương Tây – tiện nghi thì có đấy, nhưng cái quan trọng nhất là chất Đông Dương thuộc địa huyền bí và kiến trúc thời Pháp thuộc lại gần như không có. Một năm sau, ông trở lại sự lựa chọn ban đầu, vì cảm thấy không nước nào khác có thể thay thế Sài Gòn và các tỉnh miền Tây. Và ông thực sự rất thú vị khi được trở thành người châu Âu đầu tiên sau nhiều năm chiến tranh, đến tìm hiểu và khám phá lại Đông Dương huyền bí. Ông rất ngạc nhiên khi những dấu tích của chiến tranh vẫn còn hiện diện ở khắp nơi, nhưng đặc biệt là những công trình do Pháp xây dựng vẫn còn tồn tại, nhiều công trình vẫn còn nguyên vẹn, hiện được các cơ quan nhà nước được sử dụng và bảo quản kỹ càng. Theo Annaud, Sài Gòn là một thành phố lạ thường, ở đây giống như một bảo tàng sống về kiến trúc thuộc địa cuối thế kỷ 19.

Đạo diễn Annaud và nhóm tiền trạm đã rất xúc động khi được tận mắt lại ngôi trường cấp III Lycée Chasseloup-Laubat (trường Lê Quý Đôn hiện nay) của nhân vật “Cô gái” trong tiểu thuyết (thời đó cô tên là Donadieu, sau này đổi thành Duras) và những nơi mà bà cùng “Người tình” đã từng sống. Ông còn cố công tìm hiểu và may mắn được trò chuyện với một người Việt năm xưa đã từng biết cô Donadieu: cụ Vương Hồng Sển – học giả uyên thâm về Nam bộ – nghe ông kể lại những kỷ niệm về Donadieu và người tình Hoa kiều tên Huỳnh Thủy Lê.

(tbc)
 
Tìm “Cô gái” và “Người tình ” trên khắp thế giới!

Lời mở đầu của tiểu thuyết và kịch bản: “Tôi mới 15 tuổi rưỡi”. Có nghĩa là bộ phim cần phải tìm một diễn viên lớn tuổi hơn, nhưng gương mặt phải trẻ như 15 tuổi rưỡi! Thứ nhất, nếu đúng tuổi đó khó mà tìm được người có khả năng diễn xuất. Thứ hai, phim có chủ đề nhạy cảm không phù hợp với lứa tuổi vị thành niên. Một thử thách không nhỏ với ban phụ trách tuyển diễn viên. Họ đã lùng sục trong rất nhiều tạp chí của thiếu nhi và thiếu niên trên khắp thế giới. Thậm chí còn đặt mua cả tạp chí của Nhật Bản, Đức, Italia... Như vậy, chỉ riêng vài chữ “Tôi mới 15 tuổi rưỡi” đã tốn kém của đoàn phim khá nhiều tiền!

Hàng loạt thông báo tuyển diễn viên được rao trên nhiều nước. Đơn và ảnh xin tham gia nhiều đến mức người ta phải đóng vào bao tải để gửi về cho ban tuyển chọn. Đạo diễn Annaud cho biết: “Tôi đã duyệt khoảng 100 người, nhưng mỗi người phụ trách tuyển diễn viên của tôi thì phải duyệt đến hàng nghìn! Có 7 người đảm nhận việc đó, nghĩa là có khoảng 7000 cô gái đã được quay thử. Tôi xem trên băng hình khoảng 300 người đã được chọn lọc, sau đó phải gặp trực tiếp từng người”.

Công việc càng lúc càng bế tắc trong nhiều tháng ròng, cuối cùng Annaud cảm thấy kiệt sức và quyết định sẽ lựa chọn cô gái nào bước vào ngày hôm đó. Đó là cô gái người Anh mảnh dẻ sống ở ngoại ô Paris, vẻ bề ngoài không có gì đặc biệt, không khá hơn những người khác mà có thể còn trống rỗng hơn! Nhưng bù lại cô ấy có những rung động khác người.

Tên cô là Jane March, do chính vợ Annaud phát hiện trên một tạp chí tuổi teen. Cô nhút nhát rụt rè không biết phải làm gì, và đó chính là điều lý thú bởi Donadieu khi 15 tuổi rưỡi cũng không biết phải làm gì. Trong lần gặp đầu tiên, Annaud nhìn Jane và tự hỏi cô ấy giống Duras ở điểm nào.

Khi xem ảnh của bà Duras lúc 17 tuổi trên bìa của 1 cuốn Người tình xuất bản tại Mỹ, ông yêu cầu Jane chải tóc ngược về sau, và cả ban tuyển chọn đã thực sự sửng sốt. Jane và Duras giống nhau một cách kỳ lạ! Sau nhiều lần chụp ảnh, hóa trang và diễn thử, Jane March đã chính thức được chọn.

Việc chọn vai diễn “Người tình” Hoa kiều phức tạp hơn Annaud và ban tuyển chọn nghĩ. Họ phải rao tìm ở Mỹ và Hongkong. Đa số phong cách của các diễn viên châu Á ở đó đã bị phương Tây hóa, số còn lại thì phù hợp nhưng lại không nói được tiếng Anh. Nhưng Annaud vẫn kiên trì tìm kiếm, vì ông cho rằng bộ phim The Last Emperor của Bertolucci cũng vấp phải vấn đề tương tự nhưng cuối cùng rồi họ cũng tìm được người mình cần.

Trong số những ứng cử viên mà Annaud chấm, có một người không muốn nhận vai vì anh ta cảm thấy mình nói tiếng Anh không đủ khá. Nhưng khi biết là đoàn phim vẫn chưa chọn ai, anh ta mới đánh bạo đến gõ cửa phòng đạo diễn. Annaud ra mở cửa và lập tức trước mắt ông là chàng thanh niên quí tộc Hoa kiều mà cả đoàn cất công tìm kiếm. Đó là nam diễn viên Hongkong Lương Gia Huy.

Ngay lập tức đạo diễn Annaud đã đưa anh về Paris để thử vai cùng với Jane March. Điều mà ông cần nhất là sự kết hợp của hai diễn viên. Khi họ diễn chung trên giường, ông muốn thấy cơ thể họ phản ứng với nhau như thế nào. Annaud rất xúc động khi ngay lần đầu tiên, cả hai đã diễn rất ăn ý với nhau.

(tbc)
 
attachment.php

Những sự chuẩn bị cần thiết cuối cùng

Bốn tháng trước khi quay, Annaud họp đoàn làm phim lại để giải thích cặn kẽ những ý tưởng của ông và những khó khăn mà các kỹ thuật viên sẽ gặp phải khi chuẩn bị đến Việt Nam: “Chúng ta cần chuẩn bị kỹ càng cho những khó khăn sẽ gặp phải ở Việt Nam: Đó là rắc rối về khí hậu mà các bạn không thể tưởng tượng được. Người châu Âu chúng ta khó có thể hình dung được phải làm việc dưới cái nóng 35 độ C, trong điều kiện không có gió và độ ẩm xấp xỉ 100%! Ngay cả buổi tối, trời mát hơn nhưng vẫn không có gió. Tôi hi vọng là chúng ta sẽ chịu đựng được và mọi người không lăn ra ốm cùng một lúc. Việc bị ốm là không thể tránh khỏi, nhưng tôi mong rằng điều đó sẽ không làm tôi bực bội, bởi vì cáu giận là một việc rất không hay khi đứng trước người Việt Nam. Đừng quên rằng họ là những người vừa trải qua một nửa thế kỷ đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm của mình”.

Phim khởi quay vào ngày 14/01/1991, khi ấy Jane March mới bước vào tuổi 18 được hai tháng.

Bá Vũ
 
Chào Tím,
Tôi đã may mắn đi ngang Bò Ót,Thốt Nốt,khi đó là tỉnh Hậu Giang,thấy đoàn làm phim với hàng chục chiếc xe ca,xe tải chuyên dùng,đang "đóng quân" trên khoảng đất trống cạnh chợ,phía tay trái hướng từ Long Xuyên xuống.Tôi cũng may mắn nhìn thấy Jane March,che dù trắng đang đi bộ vượt cầu Bò Ót,có lẽ cô vừa đóng xong 1 cảnh quay,rồi trở về đoàn.Xin nhắc lại,Nhà văn Sơn Nam được mời làm cố vấn cho những cảnh quay ở Việt Nam,trong đó Ông đã chọn bến sông phía trước nhà thờ Bò Ót,làm cảnh quay bến phà Mỹ Thuận(trong chuyện không nói rõ tên bến phà).Người ta đã đổ hàng tấn đất đỏ lên con đưởng nhỏ dẫn xuống bến sông,Jane March mua miếng chuối chiên ăn tại bến trước khi xuống phà.Tôi thấy chiếc xe khách Renault cũ kỷ với mấy bội gà lóc nhóc trên mui...rất ư là thời thuộc địa!(Xin xem thêm "Ký sự bến phà" của Doigiaymoi)
Nhà thờ Bò Ót không lớn và đẹp như các nhà thờ xưa nằm trên đường xuống Trà Vinh,nhưng cái vẻ cổ xưa cùng cái nét thôn dã chung quanh đã không thóat khỏi cặp mắt nhạy bén của Ông Già Nam Bộ!Rất tiếc,nhà thờ nay đã sửa lại hoàn toàn,hiện đại,to lớn và...dĩ nhiên mất rồi cái hồn của quá khứ,mà tiền không mua lại dược!
Doigiaymoi.
 
Last edited:
Chào các bạn trẻ,
Vàm Cống là quê tôi,nên Phà Vàm Cống quá quen thuộc với tôi.Tôi xin góp ý vè cái vụ bến phà trong Phim,như sau:
1/Mẹ của tác giả là hiệu trưởng một trường tiểu học ở Sa Đéc,nên khi đi Sài Gòn,tác giả phải qua Bắc Mỹ Thuận.(Rất tiếc,khi viết lại quyển Người Tình,có thể tác giả quên,nên không nói rõ đó là Phà Mỹ Thuận,điều này có thể hiểu,vì là lâu quá,tác giả không nhớ,khi viết cũng không ngờ tác phẩm lại quá nổi tiếng và đưa tới việc chiếm giải thưởng lớn).
2/Nhà văn Sơn Nam được mời làm Cố vấn trong phim,Ông đã chọn Nhà thờ Bò Ót làm bối cảnh bến phà,nơi đó Jane March,mua miếng chuối chiên,ăn trước khi xuống phà.Còn cảnh chiếc phà băng ngang sông với khói đen cuộn ra sau thì tôi không biết quay ở đâu.Tôi may mắn có đi ngang qua Bò Ót khi đoàn phim đang thực hiện các cảnh quay.(Xin xem bài Ký sự bến phà trên mục nói chuyện bằng hình ảnh,phuot.vn)Xin lưu ý các bạn,nhiều khi trên phim,một cảnh chỉ xuât hiện khoảng 1 phút thôi,nhưng các phim "lớn" thường mất rất nhiều ngày để thực hiện,vì thế mà các phim này thường tốn rất nhiều chi phí.Nhà văn Sơn Nam cũng đở khổ (Theo lời Ông tâm sự),khi làm cố vấn cho phim này.
Doigiaymoi.
 
1.
09h00 – 11h30 Mỹ Tho – Phà Đình Khao – Cù lao An Bình (50km)
==> http://goo.gl/maps/BQ3Yt = 81km chưa kể đường liên ấp và lộ đan vào KDL Vinh Sang (dự đoán là đoàn sẽ ăn trưa ở đó)

2.
14h00 – 17h00 Sa Đéc – Cần Thơ, chụp ảnh trên đường đi, ghé vườn cò Bằng Lăng (60km)
==>http://goo.gl/maps/UTzCj= 90km, chưa tính đoạn lộ đan ngoằn ngoèo từ cầu Bằng Lăng vô vườn cò cùng tên, và quay trở ra.

3. Tại nhà cổ Bình Thủy, vẫn còn lưu hình ảnh và bút tích của đoàn làm phim. Tôi nói: nơi quay phim.


Thật là khổ và khó khi phải mang thông tin tới cho người đọc quá nhanh đến nỗi CPU xử lý không kịp những gì đọc được!
 
Cảm ơn những đóng góp của bạn conlele.

Trong hành trình Theo dấu Người tình mà BTC muốn mang đến với các bạn, chúng tôi cũng muốn nhận lại những dấu ấn người tình theo cách mà các bạn biết cũng như cách mà các bạn cảm nhận.

Một hành trình của phượt không nhất thiết cứ nói A là A, B nhất định phải là B, hãy là một hành trình X, Y,Z theo cách của các bạn trong một gợi ý định hướng.

Hãy cho chúng tôi được biết Người tình của các bạn theo cách của riêng mình.

Đừng ngại ngần khi đến với chương trình. 10 thành viên đến giờ vẫn chưa được chọn. Tại sao người được chọn lại không thể là bạn?

Tại sao không?
 
Khi người tình đến Việt Nam (phần 2)

attachment.php


Cho đến giờ, L’amant vẫn là bộ phim nước ngoài lớn nhất từng được thực hiện ở Việt Nam kể cả về quy mô lẫn tầm vóc. Đồng thời nó cũng đặt viên đá đầu tiên trong việc mở cửa chào đón những du khách nước ngoài đến đây sau chiến tranh.

Thế giới tâm linh

Do có rất ít phim tài liệu về Việt Nam thời thuộc địa, đạo diễn Annaud đã hết sức may mắn khi mời được nhà văn Sơn Nam giữ vai trò cố vấn lịch sử cho phim, người hỗ trợ đoàn phim để hạn chế tối đa những thiếu sót về văn hóa, giao tiếp của người Việt Nam lẫn Hoa kiều thời thuộc địa.

Trong suốt thời gian quay phim, mỗi sáng, nhà văn đều cầm nhang và vái lạy thần linh, nhất là vào ngày quay cảnh đám cưới. Ông lo rằng một chiếc thuyền có thể bị lật, và rằng Thần sông có thể cướp đi một mạng sống hoặc gây trắc trở cho việc quay phim… Điều này thật lạ lẫm với người phương Tây, và thú vị là những người Pháp, đặc biệt đạo diễn Annaud, đã rất tôn trọng tập tục này. Họ cũng khấn vái rất thành khẩn để cho mọi người thấy rằng, họ đã làm đúng mọi nguyên tắc. Trong suốt những ngày Người tình ở Việt Nam, hầu như không có một sự cố đáng tiếc nào xảy ra.

Nhà văn Sơn Nam thường nói với đạo diễn Annaud: “Hãy cố gắng để 50 năm sau, khi hậu thế muốn biết về mảnh đất Nam bộ giữa 2 cuộc chiến tranh, người ta sẽ tìm xem phim của ông”. Đạo diễn Annaud đã nhận xét về ông Sơn Nam: “Một nhà văn hiếm có của Việt Nam”.

Công phu để tái hiện lịch sử

Giá trị nghệ thuật của việc tái hiện lại lịch sử là sự kết hợp hài hòa giữa phục trang và bối cảnh. Chuyện phim xảy ra vào năm 1929 nên cần phải dựng lại tất cả, từ bối cảnh đến trang phục, từ diễn viên chính cho đến người nông dân đang làm ruộng.

Do không tìm được những mẫu in ở thập kỷ 1920, tổ chế tác phải tìm mọi cách để thực hiện khoảng 2.000 bộ trang phục từ quý tộc tới dân thường. Một xưởng phục trang nhỏ với khoảng 50 người làm việc được thành lập, ngoài ra một số xưởng may của Việt Nam còn được đề nghị làm giúp một loạt 300 - 600 bộ quân phục theo mẫu đoàn phim đưa ra. Sau đó còn phải thêu, nhuộm vải, rồi vẽ… Và những nhà làm phim Pháp đã rất ngạc nhiên trước tay nghề tinh xảo của người Việt Nam.

Đoàn phim còn lập một xưởng thiết kế và chế tác đạo cụ khổng lồ với khoảng 800 người làm việc, trong đó 90% là người Việt Nam – những người đã tạo được niềm tin cho tổ chế tác Pháp, dù đây là lần đầu tiên họ được tiếp xúc với kỹ thuật và yêu cầu gắt gao của một đoàn làm phim Phương Tây.

(tbc)
 
Những chuyện tàu xe khó tin

Khi đọc đến đoạn tả về chiếc phà trên sông Mê Kông, đạo diễn Annaud đã hình dung đến một khúc sông rất rộng kiểu Amazon ở Brazil, và ông biết rằng việc tái hiện đoạn văn này là rất khó. Trước đó ông đã cùng với đoàn tiền trạm "quần nát" các cửa sông Tiền và sông Hậu. Nhưng sự hùng vĩ của dòng Cửu Long khiến ông phải chùn bước vì sẽ rất tốn kém nếu quay ở đúng nơi được tả trong tiểu thuyết. Cuối cùng trước sự ngạc nhiên của nhiều người, ông quyết định quay ở... bến phà Cát Lái, cách TP.HCM khoảng 10km!

Một vấn đề khó khăn và mất thời gian khác là việc chế tạo chiếc phà thời xưa cách đây gần 100 năm. Nó phải vận hành được và có kích thước phù hợp để có thể “cõng” được chiếc xe đò chở khách và chiếc Limousine của chàng Hoa kiều. Khói tàu cũng là một khó khăn để hình ảnh trở nên xác thực hơn. Đó là thành quả lao động của 3 kỹ thuật viên luôn túc trực trong hầm tàu. Điều trở ngại nhất là không thể kiểm soát được thời tiết cũng như hướng gió. Nó thổi khói tàu đen kịt về phía camera và che mất chiếc phà. Đoàn phim phải đợi hàng giờ, có khi hàng ngày để gió thổi đúng hướng!

Đoàn phim tiêu tốn khá nhiều tiền cho chiếc Limousine bóng lộn của chàng trai Hoa kiều. Không tìm thấy một chiếc Limousine của năm 1929, vì hầu như trên thế giới không còn loại xe này. Thế là trong 6 tháng ròng rã, một chuyên gia hàng đầu về xe cổ đã đi đến cả chục nước, xem xét nhiều bãi rác xe, thăm tất cả các viện bảo tàng. Cuối cùng, ông ta đã thấy được chiếc xe cần tìm ở… Seattle (Mỹ). Nó thật tuyệt và gần như hoàn hảo! Chiếc xe quý giá đã được vận chuyển bằng máy bay đến Việt Nam. Tại đây một xưởng nhỏ được dành riêng cho chiếc xe với đầy đủ đội ngũ bảo trì và cắt riêng một người chuyên “săn sóc sắc đẹp” cho nó trong suốt thời gian quay phim. Mỗi khi quay phải có một chiếc xe tải “cõng” nó ra hiện trường. Tất cả phải hết sức cẩn thận vì không thể đào đâu ra chiếc xe thứ hai!

Phải công phu như vậy vì trong tiểu thuyết, bà Marguerite Duras đã dành những dòng chữ rất ấn tượng về chiếc xe này. Ngay cả những năm cuối đời, khi nhắc về “người tình”, bà vẫn thú nhận điều cuốn hút bà đầu tiên là chiếc xe – một chiếc xe màu đen rất đẹp, và tiếp theo là chiếc nhẫn kim cương anh ta đeo ở tay.

Tìm thấy một chiếc Limousine của năm 1929, làm ra một chiếc xe đò chở khách thập niên 1930, tạo được một chiếc phà cũ kỹ trên sông Mê Kông… Tất cả cũng chỉ rất nhỏ bên cạnh những gì chờ đợi bộ phim ở cảnh cuối, khi chiếc tàu thủy Alexandre Dumas vĩ đại thời đó, rời cảng Sài Gòn. Có thể nói việc tìm ra chiếc tàu thủy này chính là thử thách khó khăn nhất của đoàn làm phim, một kỳ công khi chiếc tàu thủy khổng lồ này chỉ xuất hiện có vài cảnh cuối.

Những trợ lý của Annaud phải đi lùng sục khắp thế giới để tìm con tàu theo những ảnh tư liệu. Từ Australia đến Nam Mỹ, Hy Lạp, Trung Hoa, Liên Xô… Họ đã xem đủ loại tàu thủy chở khách trên thế giới nhưng không hài lòng với chiếc nào. Cuối cùng một chiếc ưng ý được tìm thấy ở Bắc Âu, nhưng hiện nó đang… nằm dưới đáy băng giá! Chính quyền nước sở tại đã đồng ý trục vớt nó lên, nhưng khổ thay muốn gỡ bỏ hoàn toàn lớp băng bao quanh con tàu ra phải cần đến 2 năm. Trong lúc tưởng đâu tuyệt vọng thì may mắn thay một nhóm khác đã tìm được một chiếc tương tự từ đảo Síp, chỉ cần sửa sang lại là có thể dùng được. Trên đường về nó còn làm cả đoàn hết hồn vì máy tàu hỏng đột ngột khi đang ở kênh đào Suéz.

(tbc)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,617
Bài viết
1,153,993
Members
190,148
Latest member
thuocphathai
Back
Top