What's new

Chuyến đi giữa Mùa Xuân Ả rập và Trung Đông luôn nóng bỏng

Chuyến đi vừa kết thúc, những cảm xúc còn đong đầy ở một vùng bắc Phi và Trung Đông nóng bỏng. Ai Cập đã làm chúng tôi lo lắng từ ngày đầu tiên khi đặt chân đến và ngày cuối cùng khi chia tay vùng đất Pharaoh huyền bí với nhiều công trình thách thức với thời gian này. Đến Israel và Palestine, nơi được xem như lò thuốc súng ở khu vực lúc nào cũng chực chờ phát nổ mà không cần phải báo trước. Một Jordan vội vã không làm cho những du khách đam mê khám phá được tìm hiểu. Chuyến đi giữa làn sóng biểu tình rầm rộ của người dân Ai Cập theo lời kêu gọi của cả chính quyền lâm thời lẫn phe Hồi giáo ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi nhân ba năm nổ ra "Mùa Xuân Arab", giữa những trạm kiểm soát gắt gao của quân đội, giữa những ánh mắt đầy dò xét của nhân viên cửa khẩu, giữa sự đối phó của du khách và người dân địa phương làm du lịch đã cho chúng tôi có một chuyến đi trãi nghiệm thật sự. Bỏ lại những âu lo là cả một bề dày lịch sử của Ai cập với những ngôi đền, những công trình hàng ngàn năm lịch sử. Một Jerusalem với những ngõ ngách đầy bí ẩn, mỗi viên đá ở đây chứa đựng biết bao nhiêu là minh chứng cho sự hình thành của những tôn giáo lớn trên thế giới. Một thành phố cổ Petra được du khách khắp nơi trên thế giới bình chọn là kỳ quan mới của nhân loại với sự tuyệt vời mà thiên nhiên đã mang lại và đặc biệt hơn chúng tôi có thêm những người bạn mới từ Ai Cập.
Topic được lập ra để chia sẻ những cảm xúc của chuyến đi và được viết như một nhật ký hành trình. Một số thông tin do cảm nhận cá nhân và thu thập trên internet cũng như những thông tin từ sự tìm hiểu thực tế của chuyến đi. Bài viết được chia làm 3 phần theo lịch trình mà chúng tôi đã trải qua...

Phần 1: MÙA XUÂN Ả RẬP Ở AI CẬP
Phần 2: TRUNG ĐÔNG NÓNG BỎNG (ISRAEL - PALESTINE - JORDAN)
Phần 3: AI CẬP VỚI NHỮNG DI SẢN KHỔNG LỒ

Dưới đây là một số hình ảnh trong chuyến đi!

attachment.php

Quần thể Đại Kim Tự Tháp Giza ở Cairo - Ai Cập

attachment.php

Biểu tượng ở Sa Mạc Trắng - Ai Cập

attachment.php

Mưu sinh trên sông Nile - Luxor

attachment.php

Sa Mạc Đen huyền bí - Ai Cập

attachment.php

Hàng hóa được bài bán ở khu chợ cổ Khan El-Khalili - Cairo

attachment.php

Biển Chết ở Israel

attachment.php

Những người bạn Ai Cập

attachment.php

Thành cổ Jerusalem

attachment.php

Kinh khí cầu ở Luxor

attachment.php

Rừng Chà Là ở ốc đảo Baharia

Lịch trình cụ thể và thông tin sẽ được post ở bài sau!....
 
Last edited:
Đêm đầu tiên ở Cairo, từ chợ Khan el-Khalili tôi bắt taxi về khách sạn. Nhưng chạy được nửa chừng thì mọi cửa ngõ vào khu vực khách sạn bị phong tỏa. Cảnh sát rất đông cùng với những xe bọc thép và xe tăng nối đuôi từng hàng. Tài xế phải chạy long vòng để tìm đường vào khu vực bên trong nhưng bất thành. Ông ta bảo tôi là Ai Cập hiện nay đang có vấn đề nên cảnh sát đã kiểm soát tất cả những có đường chính vào khu trung tâm. Tôi bắt đầu lo lắng và vội nhoài người ra cửa sổ để xem tình tình như thế nào. Từng tốp người mang theo cờ Ai Cập và cả hình của Bộ trưởng quốc phòng lâm thời Sisi. Trên mặt một số phụ nữ, thanh niên và trẻ nhỏ có dán cờ trên mặt tiến vào khu vực quảng trường trung tâm, nơi cách sạn của tôi chừng vài trăm mét. Làm sao về được khách sạn đây? Tôi bắt đầu đề nghị với tài xế thả tôi xuống lối vào gần nhất để đi bộ về khách sạn. Tài xế bảo rằng: ”Mày không thể tự về được, rất nguy hiểm”. Ôi chết tôi rồi, không lẻ tình hình lại ghê gớm đến thế sao, đây mới chỉ là ngày đầu tiên tôi đến Cairo mà!. Khi đó, bất ngờ có 2 thanh niên người Ai Cập, họ biết tiếng Anh và chủ động đến bên chiếc taxi đang đổ xịt nãy giờ. Tài xế giải thích với họ bằng tiếng Ai Cập, tôi cũng lo lắng và bày tỏ có cách nào để tôi có thể về khách sạn của mình được không. Hai bạn ấy cũng bảo là để họ sẽ hộ tống tôi về tận khách sạn vì tôi là người nước ngoài đi một mình vào thời điểm này rất nguy hiểm và có thể “đạn lạc, tên bay”. Tôi không do dự và vội bước theo sau họ, hỏi han về tình hình Ai Cập để cho đoạn đường về khách sạn không còn xa…. Họ đưa tôi về tận khách sạn, nhận lời cám ơn rối rít từ tôi và hòa vào dòng người biểu tình trong một không khí sặc mùi đạn cay. Bỏ qua những lo lắng trong tôi bây giờ chỉ có những ấn tượng thật đẹp về người Ai Cập đối với một du khách khi đất nước họ còn đang trong tình trạng rối rắm, bất an… Và cũng thật tiếc nuối khi chưa kịp xin địa chỉ email của các bạn ấy để có thể hỏi thăm, động viên và mong Ai Cập sẽ sớm được ổn định…

Vì biểu tình rất cam go nên tôi chả có bức ảnh nào vào thời điểm này cả, chỉ biết mong sớm về khách sạn giữa tiếng máy bay trên đầu, tiếng la hét của thanh niên biểu tình và rãi rác là tiếng súng kinh hoàng cùng khói của lựu đạn cay cả một góc thành phố.
 
Ngày 2: Cairo - Sinai - Taba - Eilat

Tôi dậy rất sớm mặc dù hôm qua chợp mắt khoảng chừng 2 tiếng. Có thể do mệt mỏi sau những chặng bay dài hay chỗ ngủ chưa quen mà cũng có thể là tâm lý bất an của đêm hôm qua làm tôi trằn trọc mãi. Tôi lấy vội máy ảnh và bắt đầu xuống đường khi trời còn tờ mờ sáng. Không khí đường phố im lặng như tờ, khác hẳn với không khí đêm qua đầy hỗn loạn. Tôi tranh thủ chụp vội vài bức ảnh mà trong lòng cũng còn một nổi lo sợ cho một đất nước bất ổn trong thời điểm này.

attachment.php

Khu vực phía trước là trung tâm của cuộc biểu tình. Chính nơi đây 3 năm về trước đã xảy ra cuộc lật đổ chính trị.

attachment.php

Hàng rào ngăn chặn người biểu tình vào khu vực bên trong

attachment.php

Xe tăng vẫn túc trực khắp khu vực biểu tình, bạo động

attachment.php

Đường phố Cairo vào lúc 6 giờ sáng rất im ắng. Đây là khu mua sắm sầm uất của thủ đô Cairo với nhiều cửa hàng san sát.

attachment.php

Đã 7 giờ sáng nhưng vẫn rất ít người dân ra đường, chủ yếu là các xe bú và xe chở hàng hóa vào khu vực này

attachment.php

Khách sạn Lotus chỉ cách bảo tàng Cairo vài trăm mét.
 
Last edited:
Theo Wiki "Mùa xuân Ả Rập" là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập: Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen và Jordan, Mauritanie, Ả Rập Saudi, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc. Các cuộc biểu tình phản đối có chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác. Các cuộc biểu tình tại Tunisia và Ai Cập đã được đề cập với tên gọi các cuộc cách mạng.

Chúng tôi đi giữa lúc người dân Ai Cập xuống đường biểu tình rầm rộ theo lời kêu gọi của cả chính quyền lâm thời lẫn phe Hồi giáo ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi nhân ba năm nổ ra "Mùa Xuân Ả Rập."

Hôm nay tôi "thoát" khỏi Cairo để ra sân bay đón một nhóm từ Hà Nội sang để nhập đoàn cho chuyến tham quan này. Và tôi tự nhủ sau 1 tuần khi đoàn trở về thì Cairo có im tiếng súng chưa?!
 
Chúng tôi ra sân bay Ai Cập để đón nhóm bạn từ Hà Nội bay sang để bắt đầu hành trình khám phá Trung Đông và Ai Cập trong hơn 2 tuần sắp tới. Xe 16 chỗ chúng tôi thuê đón tôi tại khách sạn và trực chỉ đến sân bay. Đường phố Cairo vẫn im ắng với các cửa hiệu khu trung tâm vẫn chưa mở cửa. Sân bay Cairo cách trung tâm khoảng gần 20 km và mất khoảng 35 phút chúng tôi đã đến và trên đường vẫn có rất nhiều chốt kiểm soát của quân đội.

attachment.php

Xe 16 chỗ chúng tôi thuê từ Cairo đến thành phố Taba, biên giới với Israel

Chúng tôi lên đường và điểm đầu tiên là ghé trạm dừng chân ở Suez cách Cairo khoảng 150 km.

attachment.php

Ai Cập là xứ sở của quýt với giá rất rẻ và hương vị ngọt thanh

attachment.php

Điểm dừng chân ở Suez, bên trong có bản đồ du lịch và giới thiệu về kênh đào Suez, niềm tự hào và nguồn lợi kinh tế của người dân Ai Cập.

Sau khi dừng chân để bước vào bán đảo Sinai, một nơi luôn được xem bất ổn và được kiểm soát gắt gao nhất Ai cập. Và nơi đây người khuyến cáo khách du lịch nước ngoài cũng không thể tự mua vé xe bus địa phương mà phải thông qua một đơn vị du lịch tổ chức và vận chuyển.

Theo thông tin tìm hiểu, Sinai là một bán đảo hình tam giác ở Ai Cập. Nó nằm giữa Địa Trung Hải ở phía bắc và Hồng Hải ở phía nam, tạo thành một cầu đất từ châu Phi sang Tây Á, rộng khoảng 60.000 km². Người Ai Cập gọi nó là Vùng đất của Fayrouz.

Ngược dòng lịch sử, bán đảo Sinai xưa được người Monitu cư ngụ và được gọi là Mafkat hay Vùng đất của ngọc lam. Kể từ thời Vương triều thứ nhất (cổ Ai Cập) hoặc trước đó, người Ai Cập đã khai thác ngọc lam ở Sinai tại hai địa điểm, nay là Wadi Maghareh và Serabit el-Khadim. Các mỏ này được khai thác không liên tục, theo mùa, trong hàng ngàn năm. Các nỗ lực hiện tại nhằm khai thác các mỏ này không mang lại lợi nhuận. Đây có thể coi là nơi diễn ra các hoạt động khai mỏ đầu tiên của loài người.
Quân Mamluk Ai Cập kiểm soát Sinai từ năm 1260 cho tới năm 1518, khi Sultan của Đế quốc Ottoman là Selim I, đánh bại họ trong các trận Marj Dabiq và al-Raydaniyya. Kể từ đó cho tới đầu thế kỷ 20, Sinai là một phần của Pashalik Ai Cập (một tỉnh Ai Cập), dưới quyền đế chế Ottoman. Từ năm 1906 nó trở thành một phần của Ai Cập dưới quyền bảo hộ của Vương quốc Anh, khi người Thổ nhượng lại bán đảo này dưới sức ép của Anh. Biên giới theo người Anh áp đặt chạy theo tuyến từ Rafah trên bờ biển Địa Trung Hải tới Taba, Ai Cập trên Vịnh Aqaba. Tuyến này được coi là biên giới phía đông của Ai Cập kể từ đó và nay là biên giới Ai Cập và Israel.

Sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Sinai rơi vào tay Israel. Ai Cập bất ngờ tiến công Israel trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 để giành lại Sinai, nhưng không thành công. Tới năm 1979, Israel và Ai Cập ký hiệp định hòa bình, theo đó trao trả lại Sinai cho Ai Cập, dù người ta đã phát hiện ra một lượng lớn dầu mỏ tại Sinai. Theo hiệp định này, Israel dần rút quân và hoàn toàn rút khỏi Sinai năm 1982, đồng thời dỡ bỏ thị trấn Yamit của người định cư Do Thái ở phía đông bắc Sinai. Một thị trấn khác là Ofira thì không bị dỡ bỏ, nay trở thành khu du lịch nghỉ mát Sharm el-Sheikh.

Hiện nay, bán đảo Sinai hiện được chia thành hai tỉnh của Ai Cập. Phần phía nam gọi là Ganub Sina trong tiếng A Rập, nghĩa là "Nam Sinai"; phần bắc gọi là Shamal Sina, tức "Bắc Sinai". Ba tỉnh khác tập trung bên bờ kênh đào Suez, gồm el-Sewais, tức "kênh Suez"; phần phía nam của nó kéo dài vào nội địa Ai Cập. Phần trung tâm là el-Isma'ileyyah và Port Said, nằm ở phía bắc, thủ phủ là Port Said. Có khoảng 66.500 người sống tại Ganub Sina và 314.000 người sống tại Shamal Sina. Port Said có dân số khoảng 500.000 people. Một phần dân cư el-Isma'ileyyah và el-Suweis sống tại Sinai, phần còn lại sống trên bờ tây của kênh Suez, trong nội địa Ai Cập. Tổng cộng có 1,3 triệu người sống tại Sinai.

Trong vòng hơn 30 năm qua, Sinai đã là một điểm đến của khách du lịch vì vẻ đẹp tự nhiên, nhiều bãi san hô và có những điểm lịch sử được nhắc trong Kinh Thánh. Một số lớn người Ai Cập từ thung lũng sông Nile và vùng châu thổ cũng chuyển đến đây để làm nghề du lịch, trong khi sự phát triển đô thị ở đây lại khiến người du mục Bedouin bản xứ mất đi bãi chăn thả và ngư trường đánh bắt cá. Sự xung khắc văn hóa dẫn đến việc Sinai trở thành nơi diễn ra một số hoạt động khủng bố nhằm vào du khách phương Tây và người Israeli, và nhằm vào một số người Ai Cập đi du lịch hoặc hoạt động trong ngành du lịch ở đây.

Ban đầu chúng tôi nhìn vào bản đồ và tìm thông tin trên mạng để đi đến Taba từ Cairo chúng tôi phải đi qua Suez và tiếp tục băng ngang bán đảo Sinai để đến Taba. Tuy nhiên vào thời điểm mùa đông đường băng ngang bán đảo Sinai gặp rất nhiều khó khăn do đường đèo dốc, đá lở, trơn trượt nên chúng tôi phải vòng xuống vùng Sharm El Sheikh rồi chạy lên dọc theo Hồng Hải để đến Taba và lộ trình kéo dài thêm khoảng hơn 300 km ngoài mong đợi. Vì đi vào thời điểm biểu tình ở Cairo làm cho an ninh trên bán đảo Sinai càng thắt chặt. Và điều không mong đợi đã đến khi bắt đầu đặc chân đến Sinai. Cuộc hành trình 10 giờ tiếp theo của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Chốt chặn, kiểm tra, kiểm soát, chờ đợi không biết lý do... và bản thân chúng tôi cũng không biết khi nào tới Taba khi thời gian vẫn tiếp tục trôi qua... mà khoảng đường dường như vẫn còn rất xa theo lời bác lái xe Ai Cập.

attachment.php

Đường phố trên bán đảo Sinai

attachment.php

Giao thông ở Ai Cập

attachment.php

Xe tải ở Ai Cập được trang trí rất độc đáo với hoa văn và màu sắc bắt mắt
 
Last edited:
@Những Bước Chân: Mình sẽ cố gắng spam đủ để có thể up ảnh :)

Không biết chuyến đi này của bạn thế nào nhưng trong chuyến đi của mình (từ hồi 2007) luôn có 2 chú cảnh sát (hoặc 1 lực lượng nào đó) ôm AK ngồi ghế sau cùng (đây là lính chiến thực sự - vì mình thấy cách họ quấn ngược 2 băng đạn vào nhau). Riêng chuyến đi đến Abu Sinbel thì các xe Bus phải được dò mìn và đi thành đoàn có xe cảnh sát dẫn đường nữa!

Trên Cruise dọc sông Nile cũng thật tuyệt!
 
@phamhv
Mình đi khi mà người Ai cập đang kỷ niệm 3 năm lật đổ Tổng thống Morsi. Vì thế đường phố Ai Cập luôn căng thẳng vào những ngày cuối tuần. Các điểm tham quan hầu hết đều đóng cửa. Các cửa hàng ở khu vực biểu tình cũng không hoạt động. Ở khắp thành phố Cảio rất nhiều các điểm chốt chặn của cảnh sát và quân đội. Mình sẽ tiếp tục ở phần sau chuyến đi khi kể về đoàn convoy hộ tống khi đi Abu Simbel. Chờ hình ảnh của bạn nhé!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,618
Bài viết
1,154,012
Members
190,149
Latest member
inhopgiaycarton
Back
Top