What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Đã nghe nói nhiều về Điện Biên nhưng chưa đặt chân đến bao giờ nên cũng muốn đến lắm nhưng chưa tiện để đi, lần này lên kế hoạch trước với xã. Đến lúc thuận tiện là...lên đường!

Bước chuẩn bị thì cũng ko có gì nhiều, chủ yếu gói ghém sao cho hành lý gọn nhẹ chút như vây sẽ tiện hơn cho 1 chuyến đi...hơi bị xa!

Thật ra đây là chuyến đi thứ ba bằng xe máy ra các tỉnh miền Bắc. Chuyến trước thì gởi xe ra Hà Nội rồi sau đó chạy về Sài Gòn, vì vậy chuyến này sẽ làm ngược lại là chạy ra rồi khi về sẽ gởi xe về.

Hành trình có thể chia ra thành 3 phần: 1- Sài Gòn ra Hà Nội. 2 - Hà Nội đi Điện Biên. 3- Một vòng qua vài tỉnh đồng bằng miền Bắc trước khi trở về Hà Nội.

Nhìn lại thì chuyến đi này đã được 2 năm nhưng cảm giác thì vẫn còn nguyên đó.
 
Last edited:
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

cơm lam thì có cơm nhưng chè lam thi không có chè, miền nam kêu bánh giò nhưng cũng không có giò[/QUOTE]

Quá đúng, như bánh gai cũng đâu có cái gai nào
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Lúc đầu định vào bên trong thành coi cho biết nhưng hơi phiền vì phải gởi xe rồi còn cái túi đồ nặng chịch nữa, chẳng lẽ vác theo...nên chỉ dừng bên ngoài, bước vô bên trong vài bước nhìn cho biết chút thôi chứ ko đi vào bên trong thành

Chiếc cầu vào thành cổ - nhìn từ phía thành cổ ra.

IMG_4677 by PQ C, on Flickr
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Từ thành cổ theo QL32 đi đến làng cổ Đường Lâm chỉ ~ 5 km

Từ QL32 có đường quẹo đi vào Đường Lâm

IMG_4679 by PQ C, on Flickr

IMG_4680 by PQ C, on Flickr
 
Last edited:
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chạy sâu vào trong thì đến được nơi này

IMG_4681 by PQ C, on Flickr

Ông là người làng này nên khi mất đi người dân đã lập Đền thờ tại đây. Nhớ lại lúc nhỏ mê đọc truyện tàu...trong số đó có cuốn Thuyết Đường, trong truyện nói nhiều về các danh tướng đời Đường bên tàu như La Thành, Tần Thúc Bảo, Tiết Nhơn Quý...còn Phùng Hưng thì đánh chống nhà Đường

IMG_4682 by PQ C, on Flickr
 
Last edited:
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chạy sâu vào trong thì đến được nơi này

IMG_4681 by PQ C, on Flickr

Ông là người làng này nên khi mất đi người dân đã lập Đền thờ tại đây. Nhớ lại lúc nhỏ mê đọc truyện tàu...trong số đó có cuốn Thuyết Đường, trong truyện nói nhiều về các danh tướng đời Đường bên tàu như La Thành, Tần Thúc Bảo, Tiết Nhơn Quý...còn Phùng Hưng thì đánh chống nhà Đường

IMG_4682 by PQ C, on Flickr

ngôi đình đẹp thật. Vậy đây là vô tình đến hay trong chương trình vậy anh?
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Đi thêm chút nữa thì đến Tx. Sơn Tây. Nơi đây có đường đi vào Vườn quốc gia Ba Vì nhưng mình đi thẳng vào Tx. Sơn Tây

Chợ Nghệ tại Tx Sơn Tây

IMG_4673 by PQ C, on Flickr

thêm 1 cái chợ có tên rất lạ ở đây
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Cách đình thờ Phùng Hưng chỉ vài trăm mét thì có đường vào lăng và đình thờ Ngô Quyền

IMG_4686 by PQ C, on Flickr
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Theo con đường nhỏ đi vô chút thì đến. Hôm nay có mấy chú bộ đội cũng đến đây, hỏi chuyện thì biết các chú đang thực tập đo địa hình khu vực này

IMG_4689 by PQ C, on Flickr

Bên trong đình thờ

IMG_4721_zps9warqeaf by PQ C, on Flickr

IMG_4722_zpsrhvusaj7 by PQ C, on Flickr

IMG_4718_zpserdxyykq by PQ C, on Flickr
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Cách đó ~ 100 mét là lăng Ngô Quyền

IMG_4690 by PQ C, on Flickr

Trích thông tin về đình và lăng:

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.
Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung1. Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán “Tiền vương bất vong” (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền .
Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán “Tiền Ngô Vương Lăng” (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là “Cây di sản” cấp quốc gia.
Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua “đã mở nước xưng vương”, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

Đây là mặt chính của lăng

IMG_4691 by PQ C, on Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,647
Bài viết
1,154,466
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top