What's new

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Chào các bạn,

Kể từ lúc gia nhập cái hội “Phượt” này, tui đã dẫn các bạn theo vài cuộc rong chơi, từ Hà Tiên qua Kép, rồi lang thang về Đất Mũi, xuyên U Minh… Xen vào giữa là trở về những ngày tháng cũ, nhìn lại những bến phà xưa mà giờ này có nhiều bạn trẻ chưa một lần biết đến. Tất cả là để mong chia sẻ cùng nhau những vui, buồn trên đường đi phượt. Rất vui vì các bài viết đã được nhiều bạn trẻ theo dõi và góp ý. Hy vọng rằng bài kế tiếp này sẽ không làm các bạn thất vọng. Xin mời !

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang!

Lời mở đầu:

Nhìn cái tựa hơi bị “hoành tráng”, tự mình cũng thấy ngài ngại. Nhưng thật ra đó là “mơ ước”, mà mơ ước thì chẳng làm chết ai bao giờ, đôi khi nó còn có vẻ lãng mạn nửa. Thôi thì cứ mơ. Rong chơi ngàn dặm thì phải trên 1000km lận, nào phải giỡn chơi. Cho nên cuộc rong chơi tương đối dài ngày, thực hiện được nó phải giải quyết được các điều kiện sau:

1/Thiên thời: ở đây tui muốn nói tới thời tiết. Chuyến đi dự kiến cuối tháng ba đầu tháng tư, lúc này trời chưa vào mùa mưa, còn bão thì phải tháng 8 trở đi mới có. Vậy thì yên tâm lên đường.

2/Phương tiện: Dĩ nhiên đó là con Daehan cùi bắp mua từ năm đầu thế kỷ XXI, tới nay là 12 năm rồi, nhưng ngoại trừ việc phải thay sên dĩa, vỏ ruột, bu-gi…thì cái máy chưa một lần bị rã, bởi vì cho tới nay nó vẫn chưa bao giờ để chủ nhân phải “nằm đường”!

3/Địa lợi: Ý tui là tình hình đường sá, dốc đèo có hiểm trở không, an ninh có vấn đề gì chăng? Chạy con Daehan bèo thì chắc “bọn ác” ít khi dòm ngó; nhưng cũng không cấm chúng “nghía” tới “trang thiết bị” đi đường! Cho nên phải lựa đường mà chạy, hỏi thăm kỹ lưỡng trước mỗi đoạn hành trình. Còn lại thì…hên xui!

4/Sức khỏe: He he, cái này mới cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại của cuộc rong chơi. Chỉ cần 1 trong 2 người bịnh “quạng” bất tử, thì lập tức chuyến đi chấm dứt ngay!

Chuyến đi này, tuy có dự định từ trước, đã thực hiện các chuyến đi nháp…nhưng ngày giờ và cơ hội xuất phát cũng chỉ được quyết định rất “thình lình”. Lộ trình cũng đã dự kiến, thực tế chắc chắn không theo ý mình muốn, nhất là mấy nguyên tắc như: đi trên dưới 100km ngày, hoàn thành mỗi đoạn đường trong vòng buổi sáng hay đừng quá trễ, hoặc cứ theo các cung đường đã định.v..v...đều có thể thay đổi do nhiều lý do khách và chủ quan, như đã nói. Cuối cùng, để tăng tính hấp dẫn của bài viết, tác giả sẽ chỉ tiết lộ theo trình tự thời gian, đúng như những gì đã xảy ra trong chuyến đi, không nói trước, không dự kiến dự cò gì cả.

Phần 1 : Đường lên Cao nguyên.

Lỗ Tấn (1881-1936), nhà văn Trung Quốc - Danh nhân văn hóa thế giới, đã viết “Mặt đất làm gì có đường, chỉ do con người đi mãi mà thành đường”. Ông nói không sai, nhưng xem đường là chỉ do con người làm nên thì còn thiếu, bởi vì còn có đường đi của kiến, đường đi quen thuộc của thú rừng…không kể “đường đi” trên không của các loài chim thiên di hàng năm. Mà thôi, đó chỉ là suy luận cho vui, dẫu sao, đường do con người làm nên mới thật là quan trọng.
Nước là dấu hiệu đầu tiên mà các nhà khoa học muốn tìm thấy để xác định một hành tinh có sự sống hay không. Cho đến bây giờ mọi cố gắng tìm kiếm nước trong không gian vẫn chẳng kết quả gì. Và địa cầu vẫn là hành tinh xanh đơn độc, lang thang trong mênh mông vũ trụ! Cho nên sự quan trọng của nước là tuyệt đối. Nó quyết định sự sống còn của các sinh vật.
Dòng sông, theo tôi là một “kiểu hình” của nước, tích góp từ những chút giọt nhỏ nhoi nơi thượng nguồn, rồi “chảy” theo từng địa thế của đất. Và nếu nói theo Lỗ Tấn thì mặt đất làm gì có sông, chỉ do nước tự góp nhặt đâu đó rồi cùng nhau “chảy” về phía thấp mà thành.
Các bạn thân mến,
Tôi xin phép nói lan man chút đỉnh như trên về con đường và dòng sông bởi vì, có lẽ, mọi chuyến đi, xa và dài ngày, đều không thể thiếu chúng. Nhờ chúng cuộc đi trở nên thú vị và hấp dẫn. Chuyến đi của chúng tôi cũng sẽ qua những con đường và cũng sẽ dọc theo những dòng sông.
 
Last edited by a moderator:
Chúc vợ chồng anh chi doi giay moi nhiều nhiều sức khỏe, hổm rày em lo đọc mà quên thank, mong anh chi lượng thứ.
 
Rất cảm ơn tamdao012003,bi nhiêu cũng đã "nguyên vẹn "lắm rồi!Lòng thành đâu cần phải dài dòng.Một lần nửa co chú xin cảm ơn cháu.Mến!
Doigiaymoi.
 
Thân chào nha 37,
Có công theo dỏi bài viết của Anh chị,thì Anh chị cảm ơn,sao lại nói lời xin lỗi.Dẫu sao cũng rất vui khi đọc ít chữ của nha 37.
Doigiaymoi.
 
Chúng tôi trở xuống bến Sisowath,chạy dọc về hướng Hoàng Cung.Con đường này đúng là thuộc khu đất vàng,cũng như Bạch Đằng, Đồng khởi ở Sài Gòn. Các nhà hàng, quán bar liên tiếp nhau tạo thành một phố Tây sang trọng.Tôi chạy lướt qua để đến khu vực trước Hoàng Cung.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Hôm qua khi tới đây thì trời bắt đầu mưa lâm râm,không thể ngồi thảnh thơi để đón gió sông 4 mặt và ngắm nhìn dân Phnom Penh thư giản cuối ngày. Hôm nay, trời sáng thật tươi, Hoàng Cung rực rỡ ánh vàng quyền uy phía sau một vòng tường kín cỗng. Từng đàn bồ câu vụt bay lên lượn vòng trong không gian lồng lộng rồi đáp xuống trên những vạt cỏ xanh,những lối đi ngang dọc giửa công trường mênh mông nắng.Các chú bé tung tăng đùa giởn với chim câu,khách nhàn du đang thong dong bách bộ trên những lối đi lát gạch hoặc ngồi thanh thản trên vạt cỏ vệ đường.Tất cả như đang tận hưởng cái yên bình rất thật,cái tự do rất thoáng,giửa khung cảnh hiền hòa của một đất nước tự do.


attachment.php


attachment.php


Hoàng Cung đó với sắc vàng rực rỡ của Vương quyền,nhưng không thấy xa cách với chung quanh đang nhộn nhịp cuộc sống đời thường,dân dã.Không thấy bóng cảnh sát,công an.Không thấy lính tráng,bảo vệ với đồng phục,mủ nón đầy đe dọa.Chúng tôi bị cuốn hút bởi tất cả nơi đây,với người dân thanh lịch,với trẻ con nghịch giởn cùng bầy chim câu và với cả những mảnh đời vất vả mưu sinh bên cạnh những phồn vinh xã hội!
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Chúng tôi đã chụp nhiều ảnh đẹp nơi công viên Mok Vaeng này…

attachment.php


attachment.php


attachment.php


…và khoảng 30’ sau chúng tôi chạy sang đường Oknha Chhun(240),dọc theo hông Hoàng Cung.Thấy nhiều người đang xúm xít quanh một gánh sửa đậu nành,tàu hủ,chúng tôi ghé vào ăn…giá cả cũng bằng như bên nhà,chị bán (là người Miên) nhận cả tiền Việt.Nhóm khách đang ăn là người Bến Tre,họ thuộc một đoàn từ thiện đi ủy lạo cho cư dân Việt đang sống ở Biển Hồ;đây thực sự là một cộng đồng tha hương nghèo khổ,suốt bao năm sống đời “vạn đò” trên đất khách,theo nghề hạ bạc,lặng lẽ kíếp sông hồ theo số phận đẩy đưa.

attachment.php


attachment.php


Điểm đến cuối cùng của chúng tôi tại thủ đô Phnom Penh là chợ Orrussei, bán sĩ và lẻ đủ thứ hàng, giống như chợ đầu mối Bình Tây hay Kim Biên ở Sài Gòn.Bà xã đi tìm mua hột đá cho con gái, và cháu Nội vì nghe nói bên này rẻ nhờ có mỏ đá Pailin.Tui mù tịt món này,đi theo để …không bị lạc mất bả và cũng để xem họ mua bán thế nào. Quả thật,mua hàng này ở đây chỉ trông vào sự ngay thật của người Campuchia,độ “tinh tường” của đôi mắt bà xã và….hên xui!

attachment.php


attachment.php

Có một chút vui khi nhìn thấy Viso Việt Nam xuất hiện với màu hường chủ đạo rất ấn tượng tại chợ Orussey.

Chợ thật là đông,kẻ bán thì ngồi san sát,người mua thì phải chen nhau đi.Cái nóng tháng 4 cộng với mật độ con người tại đây làm kẻ không nhiệm vụ như tui thật khổ sở,đành tìm lại chỗ cầu thang,nơi tập trung mấy món “ăn chơi”,uống thiệt.Trong số các món “ăn chơi” vừa chào mời là “nhền nhện” chiên.Những con này không thấy ở Việt Nam,đen thùi lùi,đầy lông,to cở ngón tay,được xỏ xâu bằng 1 thanh tre trông thật…khiếp đảm.Tôi chỉ dám nhìn và… uống 1 lon Coca.
 
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

11h05’,chúng tôi trở lại khách sạn,trả phòng.Mấy chú tiếp tân mang phụ hành lý ra xe,nhìn con Daehan đầy đất bụi,rồi nhìn mái tóc bạc trắng trên đầu tôi,họ nói gì đó bằng tiếng Khmer,rồi lắc đầu cười.Chắc là đang tự hỏi có thật ông già này cởi con xe cà tàng vượt mấy ngàn cây số xuyên Đông Dương hông?Mấy anh tài xế xe ôm cũng hỏi tôi mấy câu,tôi chỉ nghe 2 từ Việt Nam nên đành gạt đầu nói “Nhong tâu Việt Nam”(Tui về Việt Nam),rồi bắt tay từ giã họ,phóng xe ra đại lộ Monivong,quẹo trái chạy về hướng Việt Nam.Cuối cùng chúng tôi gặp lại đường Norodom ở chân cầu Monivong trên quốc lộ 1,vừa vượt sông Bassac.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Sau đó chúng tôi tiếp tục theo đại lộ Norodom đi về phía quê nhà.Tuy nhiên muốn cho chắc ăn,không để chạy nhầm đường mất thì giờ,tôi đã dừng lại một chốt đèn có anh CSGT,hỏi đại :“Bòn ơi,tâu na…tâu Vietnam?”(Anh ơi,đi đâu… đi Vietnam).Ha ha,anh ta đã chỉ rất nhiệt tình khi nghe cái câu hỏi (hổng biết đúng ,sai?)của tui.Sẳn dịp,tui cũng xin chộp một tấm ảnh kỷ niệm.

attachment.php


Chúng tôi ghé một quầy vịt quay,xá xiếu mua bánh mì và thịt để ăn dọc đường.Tình cờ bà xã lại gặp đồng hương,chị bán bánh mì là dân Long Xuyên,nhà ở cầu Cái Sơn,chị nói ở quê nghèo quá,đi qua đây thử vận,mà bán bánh mì tối ngày thì vận chắc cũng chẳng đổi được gì!Dân Thanh,Nghệ,Tỉnh..thì “tha hương” qua Lào,dân Nam bộ…thì “cầu thực” đất Nam Vang,hoặc trôi nổi lên Biển Hồ kiếm sống.Cuộc đời lưu lạc của đồng hương ,ôi cũng nhiều nỗi truân chuyên!

attachment.php


attachment.php

Chị Việt kiều,quê gốc tại Cầu Cái Sơn,Long Xuyên.


Từ sự thiệt thà trung thực của dân Lào đến hình ảnh của các vị sư khất thực,rồi tình hình xã hội của các vùng đất mà mình đã qua,tôi chợt nghĩ đến một điều:bản chất chân thật của một tộc người được hình thành,có lẽ phần lớn là do quá trình hấp thu cái tinh thần nhân ái,trung thực của một nền giáo dục nào đó,thông qua trường lớp hay giao tiếp,ứng xử trong xã hội.Ở các nước Myanma,Lào,Thái và Campuchia,Phật giáo Tiểu thừa được xem như là quốc đạo,từ thơ ấu,thanh niên đã được cha mẹ đưa vào chùa để học văn hóa và giáo lý nhà Phật.Cũng như nhiều tôn giáo khác,Phật giáo dạy con người sự trung thực và lòng bác ái,cho nên,từ rất nhỏ thanh niên các nước này đã thấm nhuần đức tính đó.Dẫu vẫn còn nghèo,nhưng Lào và Campuchia đã để lại trong tôi ít nhiều khâm phục về một xã hội,tuy không hoàn hảo,nhưng không quá nhiều tệ nạn,nhất là đất nước Lào,trộm cướp,giết người …không thấy lộng hành.Chính lòng tham và sự dối trá là nguồn gốc của sự suy đồi về nhân cách,sự tuột dốc về đạo đức và kéo theo là sự sụp đổ về kinh tế!

attachment.php
 
1.3/ Khởi hành:
Long xuyênSài gòn: 190km

1.3.1/Long xuyên-Vàm Cống.
Ngày khởi hành,sáng sớm tui tranh thủ chạy đi uống cà phê cùng một số thân hửu và chào từ giả họ.Trong số này có những người mà trước đây vài tháng đã từng nhắn nhủ chừng nào đi cho tao hay để sắp xếp,đi theo.Lúc đó tôi dự trù ít nhất cũng có 2 cặp nửa “máu lửa” giống mình,cuộc đi sẽ không “đơn độc”,bớt “lạnh giò”khi “nhị thân độc mã” trên đường thiên lý,nhất là những chốn vắng vẻ,xa xôi!
Tiếc thay,giờ chót tất cả đều có lý do “chính đáng”để “hẹn lại lần sau”!He he,cái “hẹn lại lần sau” của tụi bây giống với câu chúc trúng con Mẹc dưới nắp chai Tiger quá!Thôi,2 đứa tui đành đi “một mình” vậy!
9h,đã hoàn tất việc ràng rịt hành lý,bị số 1 phía sau,bị số 2 phía trước,máy ảnh và phụ kiện mỗi người có túi riêng.


attachment.php


Như thường lệ trước mỗi cuộc hành trình,hai vợ chồng cùng thắp nhang lên các bàn thờ,cầu nguyện chuyến đi bình an và con cháu ở nhà mạnh khỏe.

attachment.php



09h30,khởi hành.
Dòng sông Hậu đoạn phà Vàm Cống rất rộng,khoảng gần 2000m,nhưng giờ đây có vẻ chật hẹp hơn bởi nhiều Tàu viễn dương đang đậu giăng mặt sông chờ lên hoặc xuống hàng.
Phà Vàm Cống bây giờ nhộn nhịp hơn xưa,ban ngày luôn có khoảng 5 chiếc hoạt động liên tục trên sông.Nhiều khách du lịch rất thích vượt sông bằng phà,thay vì cầu,để hưởng cái lồng lộng của trời cao,cái hiền hòa của dòng trường giang mênh mông chảy.

attachment.php


Phà cũng còn là nơi kiếm sống của nhiều dân nghèo,họ mua bán nước uống,quà vặt hoặc vé số…Cuộc đời nhiều người,gắn liền với những chuyến đò qua lại,suốt một hay nhiều thế hệ.

attachment.php



Nhìn dòng sông mênh mông,xuôi chảy về phía hạ lưu,nơi đang có chiếc cầu dây văng hiện đại,thay thế nhiệm vụ của những chiếc phà,tôi bất chợt ngậm ngùi nghĩ đến mai kia con đò này cũng sẽ hoàn thành vai trò “lịch sử”,bến phà "trăm năm" cũng sẽ ngừng hoạt động,như kiếp nhân sinh rồi cũng có lúc…chia tay!

attachment.php



Ha ha,đó là chuyện của ngày mai,giờ hãy trở về thực tại.
Nhìn cô chú thật tuyệt, hy vọng đến tuổi cô chú, con cũng có sức để đi những chuyến đi như vậy. Con và bà xã tương lai cũng thích rong ruỗi trên những vùng đất của Việt Nam bằng con ngựa sắt là chiếc vespa hoặc lambretta cổ.
 
Hì cuối cùng cũng đã đến lúc bác về nhà, thật là mừng chuyến đi của bác bình an. Tiếp đi bác...
Đoạn đường về nhà và cảm nhận của con cái dành cho 2 ông bà già hehe

Chúc sức khỏe 2 bác.
 
Chào RomeoHaas,
Rất cảm ơn cháu về lời khen.Còn nếu thích đi thì không đợi gì đến tuổi cô chú,lúc nào thuận tiện,đủ điều kiện thì cứ "chơi".Mà này,cưởi con "Lam" hoặc con "Ếch" đi đường xa lâu ngày chua lắm nhe,nhất là gặp đường dằn xóc.Tốt hơn hết nên chơi Mô tô nam.
Doigiaymoi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,679
Bài viết
1,154,695
Members
190,157
Latest member
ngoisaotravel
Back
Top