What's new

[Chia sẻ] Đường xưa mây trắng, Tibet 2015

Tây Tạng chào đón chúng tôi bởi một dải núi tuyết trắng xóa lần trong các đám mây, một sân bay nằm giữa thung lũng xung quang là núi, là những con đường xa tít tắp với màu trắng của mây, màu xanh của trời và màu vàng của nắng lẩn giữa những hàng cây đã chuyển màu.
Tây tạng chào đón chúng tôi bằng cái đầu nhâm nhẩm đau, bằng trái tim đập thình thịch vì shock độ cao.
Tây Tạng chào đón chúng tôi bởi đôi má hồng của các em bé, bởi mùi gây gây của thịt bò Yak, bởi mùi nồng đậm của mỡ cừu...
DSC_9614 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_7571 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_8042 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_8582 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_7143 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_7847 by pinklotussummer, on Flickr
 
Một điểm đáng nhớ của chuyến đi là cái đèo cao 5200m, khi cả lũ trèo xuống xe Nýma liên tục nhắc nhở, mặc ấm, di chuyển nhẹ nhàng không được ở lâu, có thể bị shock độ cao hoặc trúng gió, Tối đấy có bác trúng gió thiệt
DSC_8437 by pinklotussummer, on Flickr
DSC_8447 by pinklotussummer, on Flickr
Từ ngọn đèo này bạn có thể nhìn thấy dãy Hymalaya bạc đầu ở phía xa xa
DSC_8466 by pinklotussummer, on Flickr
https://www.flickr.com/photos/46744764@N05/22917314985/in/dateposted-public/
DSC_8484 by pinklotussummer, on Flickr
 
Càng đi xuống thấp dãy Hymalaya càng hiện ra gần hơn

DSC_8506 by pinklotussummer, on Flickr
Sau khi đi qua khỏi cái đèo vô cùng nổi tiếng này, cả lũ phát hiện ra một vấn đề rất đau lòng là sẽ không kịp ngắm hoàng hôn ở EBC, đừng đùa thế chứ. Bọn này là cái bọn ham hố chụp ảnh mà không kịp ngắm hoàng hôn ờ, đâu lòng vô tận nhưng biết làm sao. Khi đến EBC thì hoàng hôn vừa tắt, chả chụp được gì chỉ kịp nhìn ngắm Everest trong hoàng hôn đỏ rực không một gơn mây. Khi đến nơi, cảm giác khó chịu kéo đến, bắt đầu nhâm nhẩm đau đầu. Cả lũ rúc vào trong lều nằm bẹp dí, một ông anh đã bị trúng gió can tội ban nãy tung tẩy trên đèo mà không đội mũ
Tối đến tầm 9h cũng cố vác xác ra làm kiểu Milky way
DSC_8548 by pinklotussummer, on Flickr
Một đêm mất ngủ vì bí, lều đóng kín, mình ngủ lơ mơ vì thiếu dưỡng khí, một cái lều to đùng như thế này nhưng chỉ được phép chứa chấp 6 tên mà đoàn mình đã 6 tên rồi còn bác lái xe và Nýma nữa là thành 8, thế là Ný ma dặn đêm bọn quản lý nó đi kiểm tra, thì chúng mày rúc vào trong chăn để tránh nhớ. Sáng sau nghe kể lại là kiểm tra 2 lần, ngủ lơ mơ mà mình chả biết gì
DSCF1059 by pinklotussummer, on Flickr
(ảnh đồng đội Mèo Già)
 
Sáng hôm sau thức dậy tầm 6 giờ bảo để ngắm mặt trời mọc, nhưng mà đến tận 8 giờ trời nó vẫn như thế này đây ạ
DSC_8553 by pinklotussummer, on Flickr
Có hai chú hơi mệt nên quyết định ở lều ngắm đỉnh Everest còn 4 chú còn lại mua vé 25Y đi nên điểm ngắm cách đó 4km, bạn nào mà khỏe mạnh có thời gian thì trek lên cũng được
Everest Base Camp theo em dịch là điểm cắm trại để ngắm Everest. Có 2 EBC, Base Camp phía Nam là ở Nepal và Base Camp phía bắc là ở Tây Tạng tại 5.150 mét. BC ở Nepal thì các cụ phải trek lên, đây là một trong những cung phổ biến ở Nepal cơ bản trong tầm 14 ngày còn BC ở Tây Tạng là cứ oto thẳng tiến.
Lúc bọn mình lên đến nơi thì Everest hoàn toàn bị che trong mây
DSC_8565 by pinklotussummer, on Flickr

Mòn mỏi đợi chờ đến 11 giờ thì nó mới ló ra như thế này đây
DSC_8575 by pinklotussummer, on Flickr
DSC_8582 by pinklotussummer, on Flickr
 
Sau khi ngó đưởng cái đỉnh Everest nó ra trong mây, à cái đỉnh Everest còn có tên là Chomolungma, cái tên này quen thuộc với dân địa phương hơn. Cả lũ quay về gặp đồng đội thu dọn đồ đạc quay lại New Tingri (Shekar), nhận phòng khách sạn xong và ăn trưa. Nýma rủ rê đi thăm pháo đài và tu viện, 4 đồng chí trong đoàn hơi mệt nên chỉ có 2 đứa theo Nýma đi chơi
Đây chính là Old Tingri
DSC_8699 by pinklotussummer, on Flickr
DSC_8667 by pinklotussummer, on Flickr
Tingro à một thị trấn ở miền nam Tây Tạng với dân số khoảng 523. Nó thường được sử dụng như một nơi chuẩn bị leo núi để leo lên đỉnh Everest hoặc Cho Oyu. Tingri Shelkar (dring ri Shel dkar) là một thị trấn nhỏ khoảng 60 km về phía tây bắc của núi Everest và chỉ hơn 50 km từ biên giới Nepal ở khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, ở độ cao khoảng 4.300 mét (khoảng. 14.107 feet). Nó có pháo đài Shekar Dorje Dzong và tu viện Shekar Chode, tu viện này ngày xưa theo tông phái Kagyu, nhưng đã chuyển theo tông phái Gelugpa từ thế kỷ thứ 17, và trước đây có khoảng 300 tu sĩ nhưng hiện nay chỉ có 1 tu sỹ duy nhất. Mặc dù bị phá bỏ bởi các Hồng vệ binh trong cuộc Cách mạng Văn hóa, nhưng nó đang được xây dựng lại.
Nhân chuyện nói về các tông phái giới thiệu qua một chút ạ, trước kia những kiến thức về phật giáo của em được thu lượm qua bộ chuyện ngôn tình "Đức Phật và nàng, bất phụ Như Lai, bất phụ nàng". Vừa tu hành nhưng không quên chuyện tình cảm !!!!!!!!!!!!!!
Phật giáo chia làm Đại thừa( mahayana) và tiểu thừa (hynayana), Đại thừa là tu luyện phổ độ chúng sinh còn tiều thừa cơ bản là tu thân mình để đạt tới canhr giới giác ngộ (cái này nói theo kiểu hiểu của em).
Mật tông Tây Tạng là thuộc đại thừa vì vậy không ăn thịt còn tiểu thừa mới có thể ăn ạ, cái bác không phụ phật tổ và tình iu í là theo tiểu thừa cho nên chả ảnh hưởng.
Mật tông Tây Tạng chia làm các dòng tu khác nhau:
Đầu tiên là Tông phái Nyingmapa được khai sáng do Ngài Padmasambhava -Liên Sinh Hoa là vị đem Phật Giáo Mật Tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7 sau TL. Ngài Padmasambhava đem theo tất cả Kinh Mật Tông bằng tiếng Phạn qua Tây Tạng vì vậy mà hiện nay chỉ có ở Tây Tạng là có đủ tất cả các Kinh Mật Tông. Ngài Padmasambhava đã dịch rất nhiều Kinh Mật Tông từ tiếng Phạn ra tiếng Tây Tạng. Ngài Padmasambhava đã truyền lại giáo lý Mật Tông cho 25 người đệ tử và sự truyền thừa đó vẫn tiếp tục cho đến bây giờ.
Tông phái Kagyupa Do Marpa Chokyi Lodoe Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 10.
Tông phái Kadampa Do Ngài Atisa khai sáng vào giữa thế kỷ thứ 9.
Tông phái Sakya Do Ngài Khon Konchok Gyelpo Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 11.Ngài Khon Konchok Gyelpo đã truyền lại giáo lý và các pháp tu cho các đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.
Cuối cùng là tông pháI Guelugpa, do ngài Tsongkhapa, quê ở miền bắc Tây Tạng lập ra vào thế kỷ 14. Lúc đó Phật giáo bị mê mờ vì nhiều tín điều sai lầm và huyễn hoặc. Sư đã dùng tư tưởng cao sáng khuyên nhủ người tu hành nên tinh tấn tu, tham thiền hỏi đạo, trai giới đạo hạnh.

DSC_8640 by pinklotussummer, on Flickr
Vết tích còn lại của pháo đài
DSC_8615 by pinklotussummer, on Flickr
Tu Viện thì nằm trên cái đỉnh núi cao ơi là cao này và đây là tu viện xem lẫn nhà
DSC_8664 by pinklotussummer, on Flickr
 
Ảnh đẹp long lanh. Cứ hóng hóng là bài viết của nàng. Nhưng chắc nàng bận hử thấy post thưa quá? Plan Ladakh năm sau của nàng như thế nào cho tớ bu với :)

Nàng thông cảm, bài thì tớ còn mới đọc xong với viết được.
Tớ đi Ladakh theo đuôi bạn nàng ạ
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,618
Bài viết
1,153,997
Members
190,148
Latest member
thuocphathai
Back
Top