What's new

[Chia sẻ] Hành trình qua Java-Bali, Indonesia 2011

Ánh nắng vàng rực rỡ lấp lánh trên bãi san hô, biển xanh ngăn ngắt trong suốt như pha lê, gió biển thổi mát rượi lên làn da cháy nắng vì chặng phóng xe máy 250 km lên thăm hồ núi lửa Batur, trên mấy cây bàng Bali gần đó có tiếng đôi cu gáy đang gù nhau giữa mấy con chim sẻ tíu tít... Một đôi nam thanh nữ tú người Nga đang vờn nhau để chụp ảnh cưới...

Cảnh thiên đường này không một Đấng Chúa toàn năng nào, dẫu là Do Thái, Palestine hay Arab, hay Chí nồ mắt híp, dám hủy hoại hoàn toàn, vì ngay cả các ngài cũng cần đi du lịch tránh chốn thiên đàng cũ kỹ...


IMG_5554.jpg



Mọi chuyện bắt đầu từ một đêm khó ngủ chờ transit đi Rome ở một sân bay nhỏ gần Paris. Tôi lang thang giữa những hàng ghế chờ, mò vào các quầy quảng cáo, văn phòng du lịch... Hơ hơ, kẹt giữa một băng ghế là tấm vé đi Lyon của một du khách đãng trí nào đó. Ắt hẳn anh ta đã phát cáu, lục tung đồ đạc lên để kiếm nó, cuối cùng có thể đã lỡ chuyến bay để đi tới một hướng khác của số phận ... Bi kịch hay vận may?

Và rồi tôi tìm thấy cuốn cẩm nang du lịch bằng du thuyền vượt đại dương cruiser, hạng khách VIP. Cuốn tạp chí liệt kê hơn một ngàn điểm du lịch 5 sao bằng cruiser đi khắp thế giới. Trong số đó, khu vực Đông Nam Á chỉ có 2: Phuket, và Bali. Từ đó, tôi ước mơ về hòn đảo Bali thiên đường.
 
Giống như Malaysia, quốc gia Indonesia hình thành từ khi bị người ngoài xâm lược, ban đầu là người Ấn Độ Hindu giáo, sau là người Ấn Độ Hồi giáo, rồi cuối cùng là người Hà Lan. Chính quân xâm lược đã thống nhất các bộ tộc thổ dân rời rạc thành một quốc gia để tăng cường sức mạnh nhằm giành lại độc lập, để giữ được bản sắc của người dân Indonesia. Quốc gia VN cũng trải qua quá trình đó, từ khi bị phương Bắc xâm lược, sau đó bị người Pháp và cuối cùng là người Mỹ. Cũng rất tự nhiên, khi mối nguy xâm lược mất dần thì hình thành nhu cầu tự trị, phân tán tan rã để tiếp tục được giữ vững bản sắc. Do đó, Đông Timor tách ra. Như vậy là phù hợp. Thế tức là, nếu quốc gia VN không còn mối nguy bị xâm hại, nó có quyền hình thành các thành phố độc lập. Nhưng, dĩ nhiên, trường hợp VN khác hẳn Indonesia. Ở VN, mối nguy cơ bị xâm lược không bao giờ biến mất, và càng rộng, càng đông, càng nhiều nguồn lực thì khả năng chống trả bị đồng hoá càng cao. VN phải thống nhất, phải đoàn kết để có được sức mạnh chống xâm lược, chống đồng hoá hay xâm hại văn hoá, để các thành phần của nó được giữ gìn bản sắc riêng.


IMG_4738.jpg

Chặng đường đi tới Kuta là một trong những chặng đường đẹp nhất mà tôi trải qua, giống như chặng đường từ Barcelona về Madrid, nó liên tục mở ra cho tôi những điều thú vị không bao giờ chán mắt. Ngay từ khi rời bến phà, điều hấp dẫn nhất mà tôi chú ý, đó là hệ thống đền thờ tư nhân ở Bali. Đúng theo nghĩa đen, cứ khoảng 30-40m lại có một đền thờ to tương đương ở trên, đẹp lộng lẫy, trang trí phù điêu độc đáo và đầy thẩm mỹ, đồng thời lại không hề lặp lại! Khoảng cách 30-40m tương ứng với một ngôi nhà ở trên đường, vì MỖI NGÔI NHÀ lại có một ĐỀN THỜ thần linh theo Hindu giáo của người Bali. Có cảm giác là thu nhập của gia đình được dành phần lớn để xây và duy trì các đền thờ này. Mà chúng đẹp quá, hoàng tráng quá, độc đáo quá. GIống như ở Nhật cứ lâu lâu lại có một đền Thần đạo, nhưng khác ở mật độ dày đặc ở Bali. Điêu khắc đẹp mê hồn, nhìn không chán.


IMG_4745.jpg

Ngã tư đường cũng có.


IMG_4736.jpg

Ven đường có các bàn thờ trời


IMG_4741.jpg

Có khi hoành tráng như thế này


IMG_4747.jpg

Hoặc ngay giữa ruộng lúa


IMG_4744.jpg

Đang lái xe, anh tài xế lấy một gói nhỏ trên cái đĩa này, trong gói có mấy bông hoa, nhúm gạo hay cái bánh nhỏ, vứt xuống đường, giống như một lễ cúng nhỏ ngay khi đang lái xe. Hai bên đường, rất thường gặp cái gói đồ cúng như vậy - mỗi ngày, người theo Hindu giáo làm lễ cúng tối thiểu hai lần.
 
IMG_4749.jpg

Đã gần tới Kuta. Hai anh chị khoai Tây đang chạy, tự nhiên chị hứng khởi cởi phắt cái áo đang mặc trên người để phơi lưng ra tắm nắng cho đã.


IMG_4751.jpg



IMG_4753.jpg

Đồ thủ công


IMG_4755.jpg

Xe dừng lại giữa một phố chính ở Kuta. Bắt đầu cuộc kiếm khách sạn đầy gian khổ.
 
Tối hôm trước, ở khách sạn tại Ketapang, tớ xem TV đã thấy bảo đang mùa đi nghỉ sau Ramadan, lễ chay Hồi giáo. TV indo chiếu cảnh hàng đoàn người Indo rầm rập phóng xe đi chơi, y như Sài Gòn bão đêm đá bóng thắng Indo năm 1995!

Đến đây, đến Bali mới hiểu. Phòng cháy!

Giá phòng tăng gấp đôi gấp ba! Từ khoảng 200.000 prh lên 600! Và không còn phòng ở Kuta.

IMG_4757.jpg

Một cái cửa nhà dân trong hẻm. Dù đang điên đầu đi kiếm khách sạn, tớ vẫn thầm phán phục cái thẩm mỹ nghệ thuật tuyệt vời của người bản xứ.


IMG_4758.jpg

Một mâm cúng thần theo Hindu giáo.


Suốt từ 11h cho tới 2h30 chiều lang thang mà không còn một phòng nào. Đành nhờ người ở đó gọi đặt hộ một khách sạn ở thủ phủ Denpasar, giá 220.000rph, cách Kuta 12km.
 
Tôi đặt luôn 2 ngày ở Denpasar. Giữa lễ Ramadan, chẳng có gì biết trước được.

Rồi đi ăn tối.


IMG_4761.jpg

Một cô bé Bali, đáng chú ý chữ Phúc ngược viết trên tay cô bé. Bali đang bị Tàu hoá!

IMG_4764.jpg

Nasi Goreng


IMG_4765.jpg

Quên rồi!


IMG_4763.jpg

Một đền thờ ven đường


IMG_4770.jpg

Và siêu thị ven đường
 
IMG_4771.jpg

Một bữa ăn sáng kèm theo phòng khách sạn: Có bánh ngọt, cà phê sữa, cơm rang với thịt khô như kiểu ruốc, trứng luộc.


IMG_4783.jpg

Xăng ven đường


IMG_4779.jpg

Đền thờ ở ngay trong khách sạn


IMG_4776.jpg



IMG_4785.jpg

Nhà dân cũng trang trí phù điêu


IMG_4791.jpg

Lên taxi đi Kuta để mướn xe máy. Đang lễ nên các tài xế theo Hindu giáo cũng đeo hoa bên tai.
 
IMG_4798.jpg

Đi thuê cái xe máy tay ga giá 50.000rph/ngày (chưa tính tiền xăng-xăng tự mua). Chủ xe chỉ cần ghi lại số passport là xong, thuê đứt trong 3 ngày.

IMG_4801.jpg

Cái đàn làm từ gao dừa, âm thanh rất hay. Ở đây để giá 50.000rph/cái. Sau này mua ở Ubud giá có 20.000 (tức 50.000 VND!)

IMG_4804.jpg

Chủ xe đưa 2 cái nón bảo hiểm rất to và nặng. Lên đường thôi.

Và rồi.....
 
Một câu chuyện hết sức quen thuộc...


Tôi muốn kể về một câu chuyện quen thuộc với chúng ta, vì nó xảy đến hàng ngày khi chúng ta ra đường. Quen thuộc đến nỗi nếu ta không nhắc đến thời gian, địa điểm, ta có thể nghĩ rằng tôi đang nói chuyện về Việt Nam. Mặc dù quen thuộc, câu chuyện vẫn có ý nghĩa, vẫn khiến ta suy nghĩ.

-----

Trời nóng, và cái mũ bảo hiệm thật nặng. Nhìn quanh thấy nhiều người cũng chẳng đội mũ BH, tôi cất nó ra treo một bên xe và phóng xe thật thoải mái.

Ra đến đường lớn.

Ngang qua chiếc lều Polisi, một cảnh sát đưa tay ra hiệu tôi rẽ xe vào, rồi chìa tay mời như bồi khách sạn.

Tôi rẽ vào, tắt máy.

Anh ta hỏi tôi bằng tiếng Indo, tôi trả lời bằng tiếng Anh. Vợ bấu sườn bảo tôi giả vờ không biết tiếng Anh, hy vọng họ giống như công an giao thông nhà mình. Tôi vẫn điềm nhiên trả lời bằng tiếng Anh.(tôi sợ nếu giả vờ không biết họ sẽ giam xe).

Anh kia hỏi giấy tờ xe, rồi ra hiệu luôn cho tôi mở yên xe để lấy giấy tờ xe để ở dưới (theo quy định ở đây). Rồi hỏi băng lái xe moto quốc tế. Tôi nói không đem theo. Anh ta bảo tôi đi theo vào lều.

Dẫn tới gặp xếp anh ta.

Ông cảnh sát chỉ huy ngồi trên băng ghế, độ chừng 45 tuổi. Ông giơ tay lên trán chào tôi theo quy định.

Rồi ông hỏi tôi biết vi phạm lỗi gì chưa. Tôi bảo không đội mũ BH. Ông nói tôi phạm 2 lỗi: không mũ BH là 1, không có bằng lái xe là 2. Ông mở cuốn cẩm nang giao thông ra, chỉ vào hai chỗ ghi quy định: không đội mũ phạt 250.000 rph, không có bằng lái phạt 250.000 rph.

Ông nói, bây giờ anh tính sao đây? Tôi gãi đầu bảo tôi không biết, xin ông tha tôi. Ông nói bây giờ có hai cách: cách 1. Đóng 500.000 rph. cách 2. ông nhướn nhướn mắt bảo anh biết rồi đấy. Tôi đáp tôi biết rùi, thôi nói đi đừng hành hạ tôi nữa.

Bây giờ anh muốn làm sao? Tôi bảo ông nói tôi biết đi. Vậy thì đưa 100.000 đây rồi anh đi đi.

Tôi lại gãi đầu, nhăn nhó đầy đau khổ, bảo 50.000 được không? Rồi cười đầy biết điều.

Ông bảo được, đưa đây. Tôi móc đưa ngon lành. Ông bỏ túi.

Xem chừng có vẻ hơi ngượng, ông nói anh ở VN. Ở VN cũng đi xe máy, vậy anh cũng hiểu chúng tôi rồi phải không? Tôi bảo Yes, hiểu mà! Thôi anh đi đi, đội mũ BH vào nếu không nguy hiểm tính mạng. Mà này, trước khi đi, tôi có câu này tặng anh:

"Mọi con đường đều có luật lệ của nó!"

Yes yes, thank you sir!

Tôi chìa tay bắt tay ông thật chặt! Ông cười rất vui và sảng khoái, như thể trút được gánh nặng.

Chúng tôi chia tay nhau như hai người bạn.

---

Tôi cho rằng, công an Bali không chủ trương phạt người nước ngoài đi xe máy ở Bali. Lỗi là tôi quá giống người bản xứ.
 
IMG_4801.jpg

Cái đàn làm từ gao dừa, âm thanh rất hay. Ở đây để giá 50.000rph/cái. Sau này mua ở Ubud giá có 20.000 (tức 50.000 VND!)
Đàn này mình mua những 60k IDR trong cửa hàng, sau ở sạp tại Tampaksiring rẻ hơn nhiều nhưng tiếng đàn ko chuẩn gẩy thanh nào tiếng cũng như nhau, chắc là hàng loại 2 :D
 
Tôi cho rằng, công an Bali không chủ trương phạt người nước ngoài đi xe máy ở Bali. Lỗi là tôi quá giống người bản xứ.

Thật ra các chú công an ở Việt Nam vẫn lành hơn nhiều. Vài người bạn của em đi xe máy, bị công an mời vào, xong rồi lại không tốn đồng nào mà vẫn được cho đi.
Mà tại vì sao lại bị mời vào, vì bạn ấy quá giống người bản xứ! :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,247
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top