What's new

[Tổng hợp] Hãy gọi tôi là Mongolia

Mongolia-Không thể có lần thứ hai

(Bài viết này sử dụng nhiều và rất nhiều các tư liệu của các tác giả khác nhau, có thể nhiều nội dung không phù hợp nhưng chỉ với mục đích vui chứ không có ý gì khác. Xin cám ơn và thứ lỗi.)

Đến đất nước Mongolia lúc này như nhìn thấy một hình ảnh của Việt Nam ngày nào, vừa mừng cho đất nước bạn đã và đang phát triển, nhưng lại cũng nhiều tự sự, mọi thứ không thể khác được, quy luật cuộc sống hay quy luật của loài người là phải thế.

Mông Cổ, tôi không rõ cái tên này ở đâu ra, càng lớn nghe càng khó chịu vì một quốc gia sao lại phiên âm thành mông với cổ. Nam Triều Tiên-Đại hàn Dân quốc đã đề nghị gọi lại tên nước khi vào Việt Nam: Hàn Quốc. Vậy Mông Cổ sẽ phải đọc thế nào cho xứng danh đã từng là một quốc gia hùng mạnh, từng cai quản vùng đất và cả dân số đến gần 2/3 thế giới. Mà cũng có khi cái tên nó vận vào người, mông cưỡi ngựa chinh chiến khắp nơi, cổ lắc lư luôn chỉ hướng về phía kẻ khác để bách chiến bách thắng trong quá khứ, nhưng nay thì luôn phải nhẹ cúi đầu bước đi trên những thảm cỏ mùa hè hay mặt băng buốt giá mùa đông, nhỏ bé và nhẫn nại như cát sa mạc, như vài dòng suối lẻ loi thêm vài bông hoa khác lạ trên vùng đất rộng lớn thứ 19 thế giới, tất cả là để chờ đợi đến ánh hoàng quang lần thứ hai-như cầu vồng kép ở Mongolia, không biết bao giờ sẽ quay lại với dân tộc mình. Hay cái tên vậy nên con người nơi đây cũng chỉ quanh quẩn với tứ khoái, với những dê cừu bò thẩn thơ đồng cỏ và lạc đà chậm rãi trên sa mạc bao la bất tận ánh nắng trong cả mùa đông lẫn mùa hè, hay còn đó là ẩn chứa một nỗi đau ê ẩm (mông) và mỏi (cổ) đã thẩm thấu chạy vào mỗi trái tim lạnh của những người lính du mục vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, để thỉnh thoảng lại le lói trở lại bởi những cơn gió băng quật vào mặt đã cháy sạm như nhắc nhở các thế hệ con cháu Thành Cát Tư Hãn về một thời xưng vương đã xa.

Mongolia, nên đến và ở lại để cảm nhận cuộc sống du mục, dù rằng chẳng còn bao nhiêu nếu bạn đến ở trong các thành phố, đặc biệt ở thủ đô Ulaanbaatar. Các thành phố Ulaanbaatar, Edernet, Murun, Karakorum,… đều đã không còn kiểu du mục nữa, nhà cửa đã đúng với tính chất …bất động sản và siêu bất động sản ở thủ đô, chứ không còn di động như du mục. Có khi tính du mục còn sót lại chỉ là bởi ánh nắng và bụi bẩn luôn hiện hữu ở khu dân cư mới trở thành đô thị, trong đó vẫn xen kẽ là một vài và nhiều lều (ger) của ai đó như chứng minh quá trình du mục-tái nghèo lại đang bắt đầu trở lại, khoảng cách giàu nghèo lại tái hiện.

Cũng như nhiều nơi khác, chỉ cần đi xa ra phía ngoài vài dặm là có thể thấy lại hình ảnh của chính mình vài chục hoặc vài trăm năm về trước, là cuộc sống luôn thiếu thốn, bần tiện, lạc hậu…, làm chân tay quần quật cũng chẳng đủ ăn, đừng nghĩ đến tính cho con cái ăn học bằng bạn bằng bè, nói thật tí là đến chỗ ị còn chẳng ra gì thì làm sao mà làm việc lớn được… Và tất nhiên bên cạnh đó, luôn luôn là tầng lớp những người con ưu tú, tinh hoa của dân tộc được hưởng những biệt đãi của trời đất và cha ông họ. Những con người ngồi xe sang với điều hòa lạnh như đêm mùa hè vẫn 10 độ C, cổ lại hướng mặt thẳng về phía trước, bên cạnh là bạn trai, bạn gái đầy nội lực và cả …phồn thực, mặt da trắng cứng tựa băng mùa đông 8 tháng dày đến cả mét bao phủ khắp đất nước.

Mongolian có thân thiện, dễ chịu, dễ tính… không. Để xét tính cách của một dân tộc từng thống trị gần cả thế giới này phải xét đến điều kiện tự nhiên nơi sinh sống. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, 4 tháng mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, còn lại là mùa đông, ngay trong những ngày hè, với lễ hội Nadaam thường được tổ chức từ 10/7-13/7, cũng không phải mùa hè như thông thường, bởi sáng và đêm vẫn rét, có khi dưới 10 độ C là rất bình thường, một ngày 4 mùa, là câu nói dễ nhất đối với ai đã từng một lần đến đất nước này vào mùa nóng nhất trong năm, hay mùa hè phải oto, mùa đồng chỉ có thể bằng máy bay.

Đã từng là một dân tộc lớn, không, phải là vĩ đại mới đúng, nay phải cam chịu phận cửa dưới thì rõ ràng là cực kì khó chịu. Nên bên ngoài thân thiện, cởi mở cũng là điều phải. Ngay cả Japan đế quốc, cướp biển England, thực dân France hay tư bản America cũng quá là tình thương mến thương với cả loài người, thì làm sao mà vó ngựa roi da Mongolia lại khác được. Còn thiếu một yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới là cuộc sống du mục. Nhiều nơi trên thế giới đã bớt dần và gần như mất hẳn kiểu sống này, nếu có chỉ là mục đích khác, ví dụ như do yêu thích tự do, chứ khó có thể nói là bởi lý do sinh tồn như ở Mongolia(?). Vẫn còn đến khoảng 50% trong số gần 2,9 triệu dân (số liệu 2014) sống cuộc đời du mục hay bán du mục ở những vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa hè khoảng 40 độ C, mùa đông cũng âm đến con số đó…
 
Chi xin tí hình ảnh đi bạn ơi...

Cho em góp tí hình
_DSC6116_zpsaqv6bjgh.jpg
[/URL][/IMG]
IMG_0097_zpsj7gjuqqq.jpg
[/URL][/IMG]
 
Đến Mongolia, không thể bỏ qua loài ngựa Takhi, là những chú ngựa hoang dã nguyên thủy cuối cùng còn lại trên thế giới. Nó còn được gọi là Przewalski, được đặt tên theo nhà thám hiểm Nga, người đầu tiên phát hiện ra loài ngựa này vào năm 1878. Một con ngựa hoang trưởng thành nặng khoảng 250-300 kg hoặc từ 250–350 kg, cao tầm 1m30 và dài 2m. Loài ngựa màu nâu này có chiếc cổ ngắn một cách đặc trưng. Đặc biệt, ngựa Przewalski có 66 nhiễm sắc thể thay vì 64 như những loài ngựa khác.

Góp 1 tấm về giống ngựa Przewalski - ngựa hoang duy nhất thế giới còn sống sót tại miền Tây Mông Cổ... Hình do Blackhill chụp 2008 bên phiá biên giới Tân cương.

20708258211_1ffbff33f3_b.jpg
 
Cám ơn bạn chủ topic rất nhiều về đóng góp này. Mình đang làm Visa Mông Cổ, và đang lên lộ trình 9-2015, nên topic này khá hữu ích.
Tuy nhiên về ngôn ngữ thì topic này thiếu từ tham chiếu bằng tiếng Mông Cổ, viết theo ngôn ngữ Slavơ-Russian là ngôn ngữ chính thức để tiện theo dõi và giao tiếp. Nhất là các bạn đã biết chút tiếng Nga... Đối với bản thân, trước đây những năm đi phượt TQ vòng quanh từ Đông sang Tây (Tân Cương, Thanh Hải, Đông Tạng...) phải bỏ ra 2 năm để học tiếng Mandarin cho bằng được.

Монгол (Mongolia) ь Виетнам (Vietnam)

Улаанбаартар: Ulan Bator
Баыан Олгии: Bayan Olgii

Таван богд: Tavan Bogd
Ходг: Kogd
Улиалстаи: Uliaastai
Гоби: Gôbi
Аутобус: Autobus

Горхи-Тэрэлж: Gorki Terelj

Гоби Алтаи: Gobi Altai

Аимаг: Aimag (tỉnh)
Жуулчы Бааз: Juulchny Baaz (nhà lều)

Có thể gõ bảng chữ cái Mông Cổ (mẫu tự Slavơ tiếng Nga) dùng keyboard input Russian - Phonetic...
Các chữ cái Slavơ đặc biệt không có trên bàn phím a,b,c thì dùng phím tắt: Щ(~) Ь(-) Ъ(=) Ю([) Ж{]} Э(\)

Хосог hay Хосогтон Khusugtun (Hosogton) là người du mục Mông Cổ, lối sống du mục theo đàn gia súc... như tên của Ban nhạc nổi tiếng Mông Cổ (Á quân Asia Got Talent)

[video=youtube;NQkrsdjJB2s]https://www.youtube.com/watch?v=NQkrsdjJB2s[/video]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,642
Bài viết
1,154,346
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top