What's new

[Chia sẻ] Hè Thanh Hải - Đến Khả Khả Tây Lý ngắm linh dương Tạng

96d09f23a99c49a6e54ad2c5d6f83ef6ec3040a5.jpg

Hè đến rồi bâng khuâng ko biết đi đâu. Chợt nhớ ra lâu rồi ko đi Trung Quốc, mà hè TQ thì popular nhất vẫn là Thanh Hải. Lúc đầu vốn chỉ định bay đến Tây Ninh ghép tạm đoàn nào bên TQ lượn mấy cái hồ rồi tếch về cho gọn ghẹ. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại đã mua mâm phải đâm mâm cho thủng, mắc công đến đấy thì phải đi cho bõ. Vậy là từ ngày quyết định trong vòng 1 tháng vừa bận giang nắng ở Wadi Rum vừa vận động hết các thể loại contact wechat cũ đi 1 một vòng khảo giá xe cộ, đọc công lược trên mafengwo, lên lịch trình, lấy ảnh lừa tình của các bạn TQ đi lùa các bạn đồng hành đi cho đủ mâm đủ phòng đủ xe road trip rồi mua vé mb, làm visa cấp tốc .. may sao ko bị rớt đồng chí nào, lành lặn đủ 6 mống đặt chân tới Thanh Hải.

Thanh Hải làm du lịch chưa tốt như Tứ Xuyên hay Tân Cương, khách du lịch cũng bị hạn chế chỉ hay đến vào mùa cao điểm là mùa hè còn các mùa khác trong năm thì khá là đìu hiu, du khách TQ ở đây so với các tỉnh khác còn ít chứ chưa cần nói tới du khách nước ngoài. Vật giá mặt bằng chung liên quan đến du lịch như xe cộ ... cũng cao hơn so với Tứ Xuyên. Nhưng ngược lại chính vì như vậy nên đi Thanh Hải ko có cảm giác thương mại hoá nhiều như những tỉnh khác. Người dân cũng lành hiền và nhiệt tình hơn, bên cạnh thắng cảnh tự nhiên còn có hơi thở văn hoá Tạng thuần khiết vì trước kia nơi đây vốn là một phần của Vương quốc Tibet, lại được đi coi động vật hoang dã trên cao nguyên Thanh Tạng. Vừa được trải nghiệm cảnh lại trải nghiệm thú, lại được enjoy sự hiếu khách của người bản địa rồi trải nghiệm lịch sử, văn hoá cái gì cũng có thật là mê. Chắc đây cũng là nơi duy nhất ở TQ mà mình sẵn sàng quay lại lần 2 để khám phá tiếp.

I. Tổng quan

Người ta vẫn hay nói chưa đi tới Tây Bắc thì chưa biết Trung Quốc rộng lớn như thế nào. Tây Bắc của Trung Quốc dùng để chỉ khu vực 5 tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tân Cương, Thiểm Tây và Ninh Hạ. Trước đó mình mới đi được Tân Cương nhưng Tân Cương đã lớn rồi thì Thanh Hải còn lớnnn hơn mấy lần thế nữa. Roadtrip 13 ngày đa phần ngày nào cũng đi hùng hục, trung bình chạy từ 350 ~ 500km/ngày, có những hôm đi 800km từ tinh mơ cho đến tối mịt miệt mài đến được khách sạn thì cũng 10h đêm, ăn vội ăn vàng được mỗi miếng cơm xong 11h khuya còn bị bắt ra đồn công an điểm danh xong các chú mới cho về ks ngủ thiệt là hốt hoảng.

5f1ac88802d7a1f7d032a088c4e293467438c4d7.pnj

Tỉnh Thanh Hải được chia làm 8 khu hành chính: 1 thành phố (số 3 - Tây Ninh), 1 địa khu (số 4 - Hải Đông) và 6 khu tự trị (Hải Tây, Hải Bắc, Hải Nam, Hoàng Thổ, Ngọc Thụ và Quả Lặc), nhìn trên bản đồ thì cả tỉnh có hình dạng giống như một con thỏ với hồ Thanh Hải nằm ở vị trí con mắt. Do vị trí khá đặc biệt giáp với Cam Túc ở phía đông bắc, giáp với Tân Cương ở phía tây bắc, giáp với Tứ Xuyên ở phía đông nam, và giáp với khu tự trị Tây Tạng ở phía tây nam nên ngoại trừ mạn Tây Ninh, Hải Đông, Hải Nam, Hải Bắc nơi có hồ Thanh Hải, hồ muối Chaka, Môn Nguyên, Đồng Nhân … là những địa điểm dễ đi và khá popular trên hành trình tham quan Thanh Hải thì chính phủ TQ hiện đang hạn chế việc cho phép du khách nước ngoài tới châu Ngọc Thụ (số 7), Quả Lặc (số 8), Hải Tây(số 1) muốn tới phải tiến hành báo cáo xin permit trước, tới chỗ nào là phải đích thân đi trình diện công an bữa đó (mỗi chỗ 1 loại permit nhé). Và cho dù có permit đi chăng nữa thì vẫn có rất nhiều điểm được cho là nằm trong khu vực quân sự, có vị trí chiến lược đặc biệt hay thậm chí chỉ là khu công viên bảo tồn quốc gia, vd như sâu đầu nguồn sông Hoàng Hà, Trường Giang … hay phía Tây Khả Khả Tây Lý cũng cấm khách du lịch nước ngoài và cả nhiều điểm ở khu Hải Tây nữa (nghe nói vì có nhiều kho vũ khí rồi tên lửa đạn đạo này nọ). Đến người bản địa muốn vào còn rất khó và rất tốn kém). Mặc dù vậy thì chính sách đối với khách du lịch ở Thanh Hải ko đồng nhất và hay thay đổi, lúc thì cho lúc thì ko nên việc lên lịch trình tới khu vực này cần phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng điều chỉnh).

7a0b442e2bbae3cea4f0cf29c837c6591adf6090.jpg


Cảnh nhặt trên đường tại huyện Trát Thanh, Tạp Đa, Ngọc Thụ

Vì phần lớn địa phận tỉnh Thanh Hải nằm trên cao nguyên Thanh Tạng được mệnh danh là nóc nhà thế giới nơi có dãy Côn Lôn, Hymalaya án ngữ cũng như là khởi nguồn của 3 con sông mẹ Trường Giang, Hoàng Hà, Mê Kong cùng rất nhiều hồ nước mặn ngọt, núi tuyết sông băng nên Thanh Hải có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên rất lớn. Trong khoảng chục năm gần đây chính phủ Trung Quốc cũng chú ý nhiều tới việc bảo tồn giữ gìn khu vực này nên cứ chỗ nào đẹp đẹp đồng không mông quạnh là nhảy vô trồng rừng rồi quây vào dựng công viên quốc gia, khu bảo tồn hết sạch: 3 khu vực 3 con sông đầu nguồn Trường Giang, Hoàng Hà, Mê Kong (lúc ở trong Trung Quốc thì gọi tên sông Lan Thương) thì được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên Tam Giang Nguyên (nghĩa là nguồn của 3 con sông) từ năm 2000. Trước trong đó có bao người bản địa thì đền bù đuổi đi gần hết để lại cả thế giới cho các loài động vật hoang dã (và căn cứ quân sự).

b3157794f55fa95f0bc901c8eb86fa49231dd109.jpg


Thượng lưu sông Lan Thương tại khe núi Lan Thương thuộc khu bảo tồn Ngang Trại

Khu vực dãy núi Khả Khả Tây Lý (Hoh Xil) nằm ở phần tây bắc của cao nguyên do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trước giờ vốn khu vực gần như không có dân cư nào giờ chẳng được ai đoái hoài gì nhưng sau khi sự kiện anh hùng người Tạng lập đội tự vệ bảo vệ linh dương Tây Tạng ở khu vực này khỏi dân săn bắt trộm nổi tiếng thế giới, dưới áp lực của dư luận quốc tế chính phủ TQ đã chính thức quây nốt khu này thành khu bảo tồn tự nhiên, cắm chốt nghiêm ngặt để hạn chế triệt để nạn săn bắt lậu. Giờ đây nơi này đã trở thành thánh địa của linh dương Tây Tạng cùng các loài động vật hoang dã khác cứ mỗi tháng 5 hàng năm hàng vạn con linh dương Tạng sẽ di cư hàng trăm ngàn km để đi tới hồ Trác Nãi, hồ Thái Dương … Kekexili ở trung bộ Tam Giang Nguyên để sinh đẻ.

b57d5e6da70bbce334ce2016382b8c3481e939ba.jpg


Mùa ngắm động vật tại Thanh Hải. Bò yak thì chỗ nào ở Thanh Hải cũng có thể nhìn thấy.
Mấy chỗ sâu trong Khả Khả Tây Lý này thì cấm, cấm hết ko cho ai được vô. Chắc trừ mấy đoàn làm phin tài liệu thi thoảng được cho permit giá cắt cổ đi vô chụp hình các e một 2 hôm để TQ đem đi khoe thiên hạ đặng lấy danh hiệu di sản thiên nhiên thế giới chứ ko thì tạm thời trong tương lai gần đến người Tạng bản địa Ngọc Thụ, Khúc Mã Lai còn ko có cơ hội diện kiến mấy hồ này chứ đừng nói tới khách nước ngoài.
Chính vì có nhiều hạn chế như vậy nên hành trình tới Thanh Hải ko được tự do đi tới tất cả những địa điểm mong muốn tới nhưng cũng đã la liếm đến hết sức có thể tính tại thời điểm đi là tháng 6/2023 nên chỗ nào cũng mon men tới được 1 tý.

2223955d1fd0646341376281c3a6c55b274c5226.jpg


Mani đá trên Đường Phồn cổ đạo - con đường mòn nối liền triều Đường nhà Hán và vương quốc Thổ Phồn xưa, là con đường mà 1300 năm trước công chúa Văn Thành của nhà Đường đã đi đến để làm dâu Tây Tạng, mang theo Phật giáo làm của hồi môn, tạo tiền đề cho việc hình thành Phật giáo Tây Tạng - Phật giáo Mật Tông mang bản sắc huyền bí của riêng Tây Tạng cũng đi qua Ngọc Thụ và để lại rất nhiều dấu ấn ở đây.

Bên cạnh thăm thú thắng cảnh tự nhiên, ngắm chim muông động vật, Thanh Hải còn là nơi để cảm nhận văn hoá Tạng thuần khiết bởi địa phận tỉnh Thanh Hải trước kia vốn là bang Amdo thuộc vương quốc Thổ Phồn (Tây Tạng cũ). Vương quốc Thổ Phồn có thể được chia thành 3 khu vực chính do 3 bộ lạc Vệ Tạng (U-Tsang), Kham và Amdo tạo thành. Sau đó khi nhà Nguyên sát nhập Tây Tạng để dễ bề cai trị đã tách và xé lẻ các cộng đồng này ra. Trong đó thì người Vệ Tạng hiện sống chủ yếu ở khu vực khu tự trị Tây Tạng, Lhasa hiện nay, người Amdo chủ yếu ở mạn Thanh Hải, Cam Nam ở Tứ Xuyên (Đạt Lai lạt ma thứ 14 cũng chính là được sinh ra tại Amdo), người Kham (Khang Ba) được cho là dũng mãnh và hiếu chiến nhất ra cho phân tán sống rải rác ở các khu Cam Tư, A Bá ở Tứ Xuyên, Xương Đô ở Tây Tạng và ở châu Ngọc Thụ thuộc tỉnh Thanh Hải, TQ hiện nay. Đặc biệt ở mạn Ngọc Thụ, do vị trí địa lý xa xôi cũng như các nguyên nhân lịch sử khác nơi đây được đánh giá là 1 trong những khu vực giữ nguyên được màu sắc truyền thống Phật giáo Tây Tạng nhất. Thậm chí còn được đánh giá là lưu giữ được bản sắc thuần khiết còn hơn cả Tây Tạng.

f0f7b2069b9746d702f288afdd1e7eac930131c8.jpg

Trang phục truyền thống người Tạng

Ở Thanh Hải có tổng cộng 670 gompa Phật giáo Tây Tạng thì ở Ngọc Thụ đã chiếm 1/3 số lượng. Phật giáo Tây Tạng có 5 tông phái lớn: Nyingma là tông phái lâu đời nhất với đại sư Liên Hoa Sinh làm sư tổ, phái Ning Mã có sắc phục mũ đỏ, nên còn được gọi là Hồng Mạo Giáo. Phái sa—skya (Tát-ca phái hay Hoa giáo) , Phái Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái hay Bạch giáo), Phái Cam-Đam, Phái Gelugpa (phái Cách Lỗ hay Hoàng Mạo Giáo). Phần lớn các tu viện phái Ninh Mã ở Thanh Hải đều được tập trung ở Ngọc Thụ và châu Quả Lặc và đặc biệt đều là ở những nơi có vị trí hiểm trở xa xôi trong rừng núi. Bạch giáo ở THanh Hải có 105 tu viện thì ở Ngọc Thụ đã chiếm 103. Riêng Hoa giáo toàn bộ 28 tu viện đều nằm ở Ngọc Thụ. Vì Hoa giáo là giáo phái của 2 bác tài người Tạng trong chuyến đi này, đồng thời lại đi đúng dịp lễ lớn nên mọi người đã được chứng kiến tận mắt từ buổi lễ sáng cho đến các bước chuẩn bị cho lễ Phật đản cũng như nghi lễ được tổ chức trong dịp Đại lễ này ở đền Kết Cổ (Jie Gu Si), Ngọc Thụ

c203dfc316448287c7316b32d49506d7acfbb2f8.jpg


Nghệ thuật Tạng đầy màu sắc tại căn nhà gỗ Tạng đạt kỷ lục Guiness ở gần công viên quốc gia Kanbula
 
Last edited:
M
trời ơi, nhớ L'hasa quá, lời văn của bạn hài hước và dễ thương quá, thích quá, cám ơn bạn
 
Cảm ơn mọi người đã ủng hộ :3. Em xin tiếp ạ

c996d42af1a8937cd2bd99264f41439125e9a5f9.jpg

Mát quá là mát

Khả Khả Tây Lý là tiếng Mông, ý nghĩa là thiếu nữ xinh đẹp, cũng có thể giải nghĩa là sườn núi màu xanh, đều là để hình dung cái đẹp. Nhưng khu Khả Khả Tây Lý ở đây thì rộng tới gần tám mươi nghìn cây số vuông, ko có người nào sống nổi vì thời tiết quá khắc nghiệt, là khu không người ở lớn thứ ba thế giới và lớn nhất Trung Quốc. Đoạn gần huyện thành còn có thảo nguyên, thi thoảng vẫn thấy vài đàn bò lông nhẩn nha ăn cổ nhưng càng đi sâu vào trong mới càng thấy mặt chân thực của nó.

2c5a2305809a3a05a8f4e14e3187fd9236f41d96.jpg

Gọi là mùa hè chứ hè của 4500m thì vẫn gần 0 độ. Cỏ xanh thêm được 1 xíu như vầy thôi.

Vì có cái danh là cấm khu của sự sống, ban đêm nhiệt độ xuống cực kỳ thấp, Khả Khả Tây Lý thì thế núi thấp bằng, hầu hết đều là những triền thoai thoải nên gió rất là kinh dị, sóng điện thoại thì gần như là ko có, trước ko thôn sau ko quán nên mắc nạn là thôi xem như xác định. Nghe bác tài kể cũng có mấy vụ các bạn thanh niên coi nhẹ mạng sống trang bị thô sơ độc hành lên đây lánh đời rồi bặt tăm luôn. Gia đình đi báo cảnh sát, mãi sau mới tìm được đến đây thì thấy được mỗi cái lều mỏng te tan tác 1 mảnh người còn ko có vì bị dã thú ăn thịt.

2f330807ed657e3a31f13e18ad7a99e1b4a52b44.jpg

Mấy tụi thú dữ đó thì lẩn kín lắm ko thấy được chỉ coi được mấy e vegan này thôy. Mùa hè lông tụi nó tiệp màu với màu thảo nguyên nên rất khó phân biệt. Đi cùng với bác tài tinh mắt kỳ cựu trong việc soi động vật nên mới coi được nhiều một chút. Đến mùa đông tuyết phủ trắng xoá cả thảo nguyên thì tụi này mới nổi bần bật sẽ dễ nhìn hơn nhưng mà mùa đông ai mà dư mạng để lên đây coi được :/

c1a88ec09f8cc848eae1903e72b6f2ded0142690.jpg

Chỉ có linh dương đực mới có sừng. Càng dài càng quyến rũ với giống cái nhé. Mùa đông là mùa lông linh dương Tây Tạng dày nhất, mùa xuân là mùa mọc lông măng mới còn mùa hè là mùa đi đẻ nên là chớm hè là mùa các bạn ve vãn nhau. Nhìn thấy linh dương cái ở đâu thì cách đó vài trăm mét kiểu gì cũng có mấy chú đực rựa này ở đó nhé.

ee83f6812de169c0e9815e91ec54b57a038eb94d.jpg

Đây là đài tưởng niệm anh hùng Tạng Suonan Dajie bên cạnh tượng linh dương ở gần Côn Luân sơn khẩu. Ai tò mò thêm về chuyện này có thể coi film Kekexili Mountain Patrol nhé (có full trên utube)

608427066c9456f0f68b6bfdcf9bbeb438672171.jpg

Vua nào lên ngôi cũng phải đem nhiệm vụ bình thiên hạ lên làm thứ 1 nên là bác Tập rất chăm chú Tây Tạng (và Tân Cương). Đường quốc lộ tới Lhasa ở đoạn Khả Khả Tây Lý này thấy toàn xe công chở vật tư, lương thực ... lên đất Tạng để lấy lòng con dân.

db3e8624b542e6c9a33e2694ed852232cbb89542.jpg

Nhưng cho ăn cơm no xong thì chuẩn bị ăn đòn nhé. :q Bên cạnh công tên nơ đồ ăn thì đó cũng chở hàng loạt xe tăng, thiết giáp, vũ khí .. bằng đường sắt lên chờ ngày thị uy. Đường sắt Thanh Tạng là một hạng mục giao thông trọng điểm của TQ ngay từ khi mới sát nhập lại Tây Tạng vào đại lục rồi. Tàu chở người chạy ngày chạy có 1 chuyến thôi mua vé chen lấn mệt nghỉ nhưng chở khí tài như trên thì ngày chạy vài ba chuyến nhé.

9bc178a5b8a7f22b0409621ad2a24bb366020d29.jpg

Từ nơi huyện lị gần nhất có thể ở để đi tới Khả Khả Tây Lý là Khúc Mã Lai đến được đây cũng mất hơn 300km. Và vì ko thể qua đêm ở Khả Khả Tây Lý được nên là phải đi về trong ngày vậy nên là hối hả đi hối hả về cả hơn 600km. Đây có thể nói là ngày cực nhất trong cả hành trình vì di chuyển cự ly dài lại trên khu vực địa hình cao trung bình hơn 4700m trời thì vừa lạnh vừa gió bữa trưa thì ăn uống đạm bạc (thực ra mỗi người được ăn 4 quả mận :v)

e8ed9954f13ae6438581c16c2d9906833b487899.jpg

Nhưng thôi kết thúc Khả Khả Tây Lý rồi quay về Ngọc Thụ để chuẩn bị về nhà thôi. Đường về cũng tuyết quá nên ko coi được thêm con chim nào :/

Mấy đêm ở Ngọc Thụ mình ở khách sạn tên là Cách Tát Nhỉ Vương phủ (Gesar Palace Hotel Yushu). Khách sạn này chắc bự nhất cao nhất cả cái trấn Ngọc Thụ, trang trí bên trong thì hào hoa sang trọng (nhiều tiền), trên tầng thượng có view toàn thành phố nên khá là recommend.

1f6ceac38765f41301334020c581ea37bdbf1449.jpg

Trường kỷ cho các lạt ma, phật sống ngồi đặt trang trí bên trong khách sạn. Dân thường thì xê ra nhé.




 
2f1960e1199b1c86634328975a3d679a1ad3e49f.jpg

View toàn thành phố từ sân thượng. Xa xa là đền Kết Cổ

Nhưng cái mình muốn kể ở đây là cái tên Cách Tát Nhĩ Vương (Gesar). Khách sạn này lấy tên từ bộ sử thi Cách Tát Nhĩ Vương là pho sử thi truyền miệng rất nổi tiếng của dân tộc Tạng đã được lưu truyền hơn 1000 năm nay cũng là bộ sử thi có ảnh hưởng nhiều đến Phật giáo Tây Tạng nói chung. Bộ này nghe nói còn dài gấp 3 lần sử thi Mahaabharata của Ấn Độ, chủ yếu xoay quanh câu chuyện vua Cách Tát Nhĩ vốn là thần tiên hạ phầm được cử xuống để khắc chế cái ác hoành hành thời kỳ mông muội ở đất Tạng.

Chuyện kể đấu tranh chính trị cung đình vượt qua bao trở ngại mới được xưng vương ra sao, rồi lấy vợ đẻ con thế nào, lập bao nhiêu công lớn gì rồi đến năm 80 tuổi quay lại thiên quốc làm sao …Văn học dân gian thôi chứ nhân vật này có thật ko thì đến giờ có lẽ vẫn chưa rõ nhưng người Khang Ba và người Amdo ở Tây Tạng trước giờ vẫn luôn tin rằng Linh Quốc (gling trong tiếng Tạng) trong bộ sử thi này chính là nằm trong đất Khang Ba giữa sông Trường Giang và sông Yalong. Nơi mà linh hồn Cách Tát Nhĩ Vương an nghỉ cũng chính là núi Amne Machin ở Quả Lặc, Thanh Hải vậy nên là mạn đất Khang Ba, Ngọc Thụ này có rất nhiều nơi tôn vinh Tạng Vương này.

e7bf5cd3df0a3fd26cf5c03b452eaf0ea1569330.jpg

Ngay giữa lòng Ngọc Thụ là quảng trường Cách Tát Nhĩ Vương. Ngay bên dưới chân có cái bảo tàng khá là bự.

d5d2ea7ac3625c2fb465890bf31f362481ae2ea2.jpg

Bên trong bảo tàng có rất nhiều tranh, thangka, cổ vật được cho là của Cách Tát Nhĩ Vương. Tranh nhé

fe3d2ce161e559fcc636a7482115cb56c910e380.jpg

Tượng (đồng?) nhé.


Nói (gần) hết chuyện cảnh rồi giờ kể tới chuyện người. Ở Tây Tạng có câu nói " Phật của Vệ Tạng, ngựa của Amdo, hán tử của Khang Ba" có nghĩa là trong 3 khu Tạng Vệ Tạng, Amdo và Kham thì lớn thì tôn giáo, Phật pháp của người Vệ Tạng (Lhasa, Ngari .. bây giờ) là phát triển nhất, ngựa của người Amdo là nổi tiếng nhất và Khang Ba có nam tử hán là đặc sắc nhất. Bởi vì người Khang Ba dũng mãnh thiện chiến khẳng khái (nghe nói lúc Đạt Lai Lạt ma lúc lưu vong sang Ấn Độ trong đoàn người đi theo cũng đa phần là người Khang Ba, "nghe nói" năm xưa Nazi cũng từng cử phái đoàn sang Tibet để tìm nguồn gốc chủng tộc Aryan có nghiên cứu người Khang Ba và đưa phụ nữ Đức sang đây để lấy giống.)
Như đã nói ở post trước thì ở mạn Ngọc Thụ chủ yếu là người Khang Ba (còn lại họ cũng rải rác ở mạn Tứ Xuyên, A Lý vv ở đại lục và Tây Tạng.). Cảm nhận chung là ngũ quan của người Khang Ba khá đậm, con trai thì hơi lùn 1 tý nhưng mà đẹp zai. Các chị gái cũng rất là đẹp.

3c1664aef35f7b6922e230775cbf1199c321b336.jpg

Bác tài người Khang Ba của tui, 1 trong những điều tuyệt vời nhất trong chuyến đi này. Bố bác trước làm hoà thượng ở đền nhưng sau "giải phóng" TQ đã đập phá rất nhiều đền chùa ở Tây Tạng nên buộc phải hoàn tục, sau đó mới bắt đầu tự học tiếng phổ thông làm việc tay chân giúp đỡ quân đội thời đó rồi mới dần có việc làm tại đây. Ông sinh được 3 người con thì có bác trai út này vẫn ở Ngọc Thụ, 2 chị gái thì lấy người Hán về nhà chồng ở Bắc Kinh, Thành Đô hết rồi. Con trai bác hiện cũng làm công an ở Ngọc Thụ. Có thể nói là gia đình Hán hoá khá nhiều nên tiếng phổ thông của bác rất tốt nên mình mới có thể giao tiếp được. Người Tạng trẻ tuổi thì đa phần đều thông thạo tiếng phổ thông nhưng người lớn tuổi một chút thì hơi khó. Đa phần họ như bác tài của xe còn lại của bọn mình chỉ có thể nói được đơn giản, chứ ko đọc được chữ.

40d0040666342973291c6d6de4ec6e888c997402.jpg
64b7b02c6e1373c6c7eb1bb2877a389ab9572589.jpg

Hai e zai gặp trên đường. Mặt của e bên trên là rất phổ biến ở đây nè, e bên dưới nhìn hơi Hán một tý. Bạn Đinh Chân năm nào đẹp trai nổi tiếng ở mạng xã hội TQ ở Lý Đường, Tứ Xuyên cũng là người Khang Ba nhé. Mặt như e ấy là ở đây thấy nhiều lắm nè.

251bce6a52121096d225d1d4e470bbd0e05ec093.jpg

Ko có ảnh ce gái trẻ nào nên để ảnh gặp lại gia đình 2 cô người Tạng đi picnic ở Đường Phồn cổ đạo ở post trước ở miếu công chúa Văn Thành vậy (2 cô có đeo mấy cái vòng lớn có mấy viên Thiên Châu to ơi là to. Cái viên Thiên Châu - dzi nổi tiếng này vốn cũng là xuất phát từ đất Tạng. Những viên cổ xịn thật số lượng rất ít đa phần hình như là cha truyền con nối, hay để trẻ con đeo từ nhỏ. Bây giờ được ca tụng là có sức mạnh huyền bí năng lực siêu nhiên .. gì đó pr nghe dữ lắm mình cũng ko tìm hiủ rõ lắm.)

Con gái Tạng hồi trẻ cao ráo mảnh mai nhưng lớn tuổi lên rồi mình thấy tạng người có đầy đặn lên. Có một thực tế là vì sống ở cao nguyên Thanh Tạng độ cao với mực nước biển lớn ko khí loãng, diet nói chung chỉ bao gồm sữa, thịt bò Tạng là chủ yếu, ko ăn rau xanh hoa quả (k có mà ăn) lại sống du mục nên lớn tuổi dễ béo và tuổi thọ ko cao (nghe kể là ngày xưa sống đến 50 là thọ rồi). Ngày nay thì mặc dù diet cũng ko thay đổi quá nhiều nhưng cuộc sống cũng sung túc hơn, điều kiện y tế cũng phát triển hơn nên mặt bằng tuổi thọ nói chung ở đây giờ cũng cao hơn lên rất nhiều.
Người Khang Ba và người Tạng nói chung cũng rất mê ca hát, tối đến là lôi nhau ra quảng trường nhảy. Mùa hè ở Ngọc Thụ cuối tháng 7 cũng có dịp lễ hội lớn, mọi người mặc trang phục truyền thống nhảy múa hát ca ròng rã suốt mấy tuần. Hy vọng năm sau lên được lịch đi để xem nhân tiện trèo núi ngắm tuyết liên xem nó tròn méo như thế nào mới được :3

96b09602b6f126a90b1842c2ffecc902c9715040.jpg

510d451dca39cb89f8534feb635c9bc298f057cc.jpg

Bác tài gửi cho xem ảnh bông tuyết liên ở ngọc núi 5300m bác mới đi trek về
 
đọc review và xem ảnh như đang đi du lịch cùng bạn luôn ấy, hy vọng bạn sẽ chia sẻ chi tiết về lịch trình cũng như cách đi luôn ạ, quan trọng là có dành cho những người không biết tiếng Trung không kkk
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,621
Bài viết
1,154,050
Members
190,152
Latest member
sportzwarrior
Back
Top