What's new

[Tổng hợp] Jerusalem: Hành trình tới Miền đất Thánh

Câu chuyện kể về một chuyến đi đến Jerusalem – miền đất Thánh của 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới: Do Thái, Cơ đốc và Đạo Hồi, một thành phố cổ Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở độ cao 650-840 mét so với mực nước biển.

Tôi lên máy bay Hà nội – Băng cốc với một tâm trạng hồi hộp và lo lắng khó tả, trong đầu miên man những nghĩ suy về một điểm đến đặc biệt trong cuộc đời, nơi mà những nguy hiểm của tên bay đạn lạc và những vụ đánh bom liều chết vẫn thường được đưa lên bản tin thời sự mỗi tối. Chúng tôi chuyển máy bay ở Suvanabhumi – một sân bay mới của người Thái rất rộng lớn và hiện đại. Sau hàng loạt những thủ tục kiểm tra an ninh ngặt nghèo, chúng tôi lên máy bay đi Tel Aviv và được biết rằng chuyến bay chỉ có 5 người Việt nam chúng tôi là ngoại quốc, còn lại toàn là người Israel.

Sau 12 tiếng bay, chiếc Boing 747 hạ cánh xuống sân bay Ben Gurio – thành phố Tel Aviv của Israel lúc 6h30 sáng giờ địa phương. Một chiếc xe đã sẵn sàng đưa chúng tôi lên đường trực chỉ về Miền đất Thánh. Jerusalem bắt đầu hiện ra qua những tấm biển chỉ đường. Sau hơn 1h trên đường cao tốc, chúng tôi đã đến được Jerusalem, nhận phòng ở khách sạn và chuẩn bị cho một buổi chiều dạo quanh thành cổ. An ninh ở Jerusalem khá căng thẳng, các trạm an ninh được đặt khắp mọi nơi từ nhà hàng đến khu mua sắm, bến tàu, hay bến xe. Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn được sự háo hức và mong chờ của chúng tôi cho hành trình tới thăm miền đất hứa. (Holy land)

Tôi nhớ là đã được đọc ở đâu đó câu nói của các nhà hiền triết người Do thái, rằng, thế giới có mười phần đẹp thì Jerusalem vinh dự có được chín, mười phần khổ đau thì Jerusalem chịu chín, mười phần thông thái thì Jerusalem giành lấy chín và mười phần độc ác thì Jerusalem vô phúc có đến chín”. Và giờ đây, vùng đất huyền thoại ấy đã hiện ra trước mắt chúng tôi, kỳ ảo, huyền bí và linh thiêng đến từng góc tường thành.

Thành cổ Jerusalem theo truyền thuyết được xây dựng bởi Shen và Ever, tổ tiên của Abraham, là thành phố linh thiêng nhất của Đạo Do Thái cũng như có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Khu vực được gọi là thành phố cổ bao gồm những bức tường thành bao quanh được xây dựng dưới đế chế Ottoman của vua Sultun Suleiman (1520-1566) và bốn khu phố cổ của người Do Thái, Hồi giáo, Cơ đốc giáo và người Armenia. Những di tích ở Jerusalem ngày nay vẫn còn rất nguyên vẹn và đầy quyến rũ khiến bất kỳ ai khi đặt chân đến đều bị mê hoặc. Ngay cả toàn cảnh thành phố Jerusalem hiện đại dưới ánh bình mình hay lung linh trong ánh đèn đêm cũng mang một vẻ đẹp thiêng liêng và kỳ vĩ. Một bầu không khí tràn ngập niềm tin, niềm hy vọng và tràn trề sức sống bao trùm lên cả thành phố Jerusalem.

Chúng tôi tiến vào thành cổ qua cổng Jaffam được xây đựng năm 1958 theo tiếng Arập có nghĩa là Yêu quý để chỉ thần Abraham, là 1 trong số 7/11 cổng thành còn được mở ngày nay ở Jerusalem. Tại đây chúng tôi đã tới thăm và tận mắt ngắm nhìn nơi Chúa Giê-su đã bị đóng đinh câu rút, đặt tay lên chân cây thập tự để cầu nguyện. Sau đó chúng tôi cũng đến nơi tìm thấy cây thập tự giá sau khi Chúa bị đóng đinh và cả nơi mà người ta cho rằng thi hài Chúa đã nằm tại đó, chứng kiến cảnh các tín đồ đi qua đều quỳ xuống và hôn lên phiến đá. Trên tường là bức tranh tái hiện lại cảnh Chúa sau khi bị đóng đinh và chuẩn bị đưa đi chôn cất. Các khu đền thờ đều hết sức trang trọng, quyến rũ và bí ẩn.

Ấn tượng nhất trong buổi chiều thành cổ là khi chúng tôi tới thăm “Bức tường than khóc”. Đây là bức tường còn sót lại phía tây của Đền thánh Jerusalem sau khi ngôi đền bị tấn công và tiêu hủy bởi quân La mã vào năm 70 Công nguyên. Người Do Thái tôn sùng bức tường này vì đây là phần duy nhất còn lại của một công trình lịch sử và là niềm tự hào của họ. Hơn hai ngàn năm đã trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, ngày nay các tín đồ vẫn đổ về đây từ khắp nơi trên thế giới, bất kể thời gian, tiền bạc hay hoàn cảnh chiến tranh. Họ tới cầu nguyện và hôn lên “Bức tường than khóc”, tay cầm thánh kinh trong một bầu không khí linh thiêng và trầm mặc. Xa xa là mái vòm nhà thờ Al-Aksa ánh lên màu xám bạc trong ráng chiều. Mái vòm Al-Aksa là một công trình có ý nghĩa thiêng liêng đối với người Hồi giáo nằm ở Khu Haram es Sharif (có nghĩa là Vùng đất cao quý). Tất cả những điều này sẽ mang lại cho bạn không chỉ một chút kiến thức, một kỷ niệm mà dường như miền đất này đang thổi vào bạn sự linh thiêng, đức tin và lòng bao dung vô tận của Chúa Jesus cùng những tín đồ của Người.

Tạm biệt những dãy phố hẹp và con hẻm nhỏ của thành cổ Jerusalem, nơi có những tín đồ của Jesus đang cầu nguyện và hôn lên từng bức tường thành hay phiến đá, chúng tôi tiếp tục hành trình tới thăm pháo đài Masada nằm ở phía tây nam của biển Chết. Và nếu bạn là một tín đồ của Chúa hay đơn giản chỉ là một người ham hiểu biết và khám những điều kỳ diệu trên thế giới thì hãy một lần tới thăm Jerusalem, tới thăm miền đất Thánh của Chúa, để được sống, được tận hưởng bầu không khí linh thiêng của hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới.

Bài L.QUỲNH - T.T
Ảnh: LÊ QUỲNH
 
Last edited:
Nhận lời với Black, tớ sẽ viết về Jerusalem - dựa trên những gì tớ biết, gồm sách vở, trên mạng.
Cái này bạn nào đã biết, hiểu hết rồi thì cũng đừng trách tớ lắm chuyện.

Để hiểu được sơ lược về Jerusalem phải hiểu được sơ lược về Tôn giáo và nền văn minh chứa đựng nó, vì hai điều này bắt chặt với nhau. Jerusalem liên quan chặt chẽ đến các khái niệm tôn giáo và nền văn minh sau:


1. Đa thần và Độc thần giáo (Monotheism)
Do Thái giáo – văn minh Do Thái
2. Cơ Đốc giáo – văn minh La Mã
3. Công giáo – văn minh Tây Âu
4. Chính Thống giáo – văn minh Byzance
5. Hồi giáo – văn minh Ả Rập
 
Do Thái giáo - Judaism (2000 TCN)

Các dân tộc cổ đại hầu hết là Đa thần:
Ai Cập thờ Orisis, Iris, Honus, Re,…
Hy Lạp thờ các vị thần Olympia (nhiều lắm)
Bắc Âu thờ các vị thần Odin, Thor, Tyr,...
Ấn Độ thờ Brahman, Vishnu, Shiva, Indra, Agni,…

Do Thái (Jewish) là dân tộc chỉ thờ Một thần, Thượng đế Duy nhất, và Thượng Đế của riêng người Do Thái gọi là Đấng Jehovah (YHWH). Tôn giáo này của văn minh du mục có từ 2000 TCN, giúp dân Do Thái đoàn kết cho dù ở bất cứ nơi đâu, vì họ cho rằng mình là dòng giống từ Tổ phụ Abraham, người đã từng được nói chuyện với Jehovah và được Jehovah lập lời Giao ước (Convenant) về một tương lai tốt đẹp của dân tộc sinh ra từ ông.

Kinh điển là Kinh Hebrew (hay Torah hay Tanakh) là truyền thuyết và lịch sử dân Do Thái từ Sáng Thế đến năm 350 TCN, gồm những câu truyện kinh điển như:

- Thượng đế Jehovah tạo ra thế giới trong 6 ngày, nghỉ ngày thứ 7

- Adam, Eva và vườn địa đàng Eden

- Trái của cây Tri Thức (Trái Cấm), và cây Sự Sống (Trường Sinh) và Tội Tổ tông (Nguyên tội)

- Noeh và Đại hồng thủy,

- Abraham và Isaac, Jacob

- Moses và 10 Điều răn – Giao ước với Jehovah

- Miền Đất Hứa Canaan

- Vua DavidSolomon

- Ngày Tận Thế và Tòa án Phán xét (Last Judgement).

Người Do Thái tin rằng sẽ có một đấng Cứu rỗi (Messiah) sẽ xuất hiện trong tương lai để dẫn dắt dân Do Thái đến với nơi hạnh phúc.

Biểu tượng của Do Thái giáo là ngôi sao David 6 cánh, chân nến 7 nhánh.

Thánh tích tối linh thiêng là Khám giao ước (Ark of the Convenant), trong đó có hai phiến đá mà Thượng đế Jehovah đã dùng ngón tay viết lên 10 Điều răn (10 Commandments) trao cho Moses trên núi Sinai. Theo Kinh thì Moses đã đập vỡ bản gốc và phải làm lại bản sao để bỏ vào.




Sao David và Chân nến 7 nhánh



Khám Giao ước, có thể khiêng đi dễ dàng trong quá trình du cư.
 
Last edited:
Cơ Đốc giáo (Christianity)
Hay còn gọi là Kitô giáo, Thiên Chúa giáo

Đầu Công nguyên, tại Jerusalem có một người Do Thái tên là Jesus con bà Maria và Giuse, quê ở Nazareth, đã căn cứ trên kinh Hebrew cổ tự nhận là Đấng Cứu rỗi (Messiah) của người Do Thái để đưa ra một số luận điểm, phương thức hành đạo khác với giới giáo sĩ Do Thái đương thời. Thời điểm đó toàn phương Tây nằm dưới sự cai trị của La Mã Cộng hòa (Republic Roman) rồi đến La Mã Đế quốc (Roman Empire).

Các giáo sĩ Do Thái và nhà cai trị La Mã đã kết tội và đóng đinh Jesus lên Thập giá năm 30 SCN. Các đồ đệ của Jesus chạy nạn ra khắp La Mã: Rome, Antioch, Ai Cập, Hy Lạp…, và từ đó phát triển Cơ Đốc giáo.
Chữ Cơ Đốc hay Kitô là từ Christ – người được xức dầu, vua Do Thái, Đấng Cứu Thế, do Cơ Đốc giáo tôn thờ Jesus thành Jesus Christ. Biểu tượng chính sơ khởi của tôn giáo là hình con cá.Tôn giáo này khi đó bị coi là phạm pháp và bị tàn sát dưới thời La Mã trong gần 300 năm.

Năm 313, hoàng đế La Mã Constantine I cải sang Cơ Đốc và chuyển Cơ Đốc thành quốc giáo cho toàn La Mã. Vị thần Do Thái Jehovah được gọi là Thiên Chúa (Dieu trong tiếng Latin, God trong tiếng Anh), Kinh Thánh (Bible) được viết lại, chính thức hóa, gồm Cựu ước - Old Testament - gần giống hệt kinh Hebrew của Do Thái, và Tân Ước - New Testament - viết về Jesus. Jesus chính thức trở thành Chúa, hay Chúa Con, là một trong Ba Ngôi Thiên Chúa – Trinity (*), bà Maria trở thành Đức Mẹ Đồng Trinh (Virgin, Madonna).

Rất nhiều yếu tố của văn minh Đế quốc La Mã chuyển vào trong Cơ Đốc giáo như tính ngày Giáng Sinh, trang phục, nghi lễ, kiến trúc...

Biểu tượng: Thập tự.
Thánh vật: Thánh Giá, 3 cái Đinh, Vòng Gai, Chén Thánh (Holy Grail) là cái chén mà Jesus đã dùng trong Bữa tối Cuối cùng (Last Supper, còn gọi là Bữa Tiệc ly) và cũng đựng máu của Jesus.

(*) Ba ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần (Father, Son, Holy Spirit) tuy Ba ngôi nhưng là 1 Thiên Chúa duy nhất. Chúa Thánh Thần còn gọi là Thánh Linh hay Thánh Ma (Holy Ghost)
"Nhân danh Cha, Con, Thánh Thần" , tức là nhân danh Thiên Chúa - là từ nghĩa này mà ra
 
Last edited:
Công giáo (Catholic) và Chính Thống giáo (Orthodox)

Đến thế kỉ 5, La Mã chia đôi thành Tây La Mã và Đông La Mã (Byzance), Cơ Đốc giáo về hình thức là vẫn thống nhất nhưng thực sự đã phân chia theo. Các khu vực có Giám mục thống lãnh riêng của mình và thường không muốn bị ai xâm phạm nên chia rẽ ngày càng sâu sắc.

Cuộc Đại ly giáo - Great Schism - năm 1054 chính thức chia Cơ Đốc giáo làm hai:

- Công giáo La Mã (Roman Catholic) ở Tây La Mã, trung tâm là thành Rome, Đền Thánh lớn là Nhà thờ St. Peter ở Vatican. Người đứng đầu là Giáo hoàng (Pope), được tôn là Thánh Cha (Holy Father).
Công giáo gắn liền, chi phối văn minh Tây Âu, dùng chữ Latin, chứa đựng nhiều yếu tố văn minh La Mã của Italia.
(Hầu hết tín đồ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay là Công giáo La Mã)

- Chính Thống giáo (Orthodoxy) ở phía Đông La Mã, trung tâm là thành Constantinope (nay là Istanbul, Chính Thống giáo còn gọi là thành Rome Mới) Đền Thánh lớn là Nhà thờ Hagia Sophia. Người đứng đầu là Giáo trưởng (Patriarch) được tôn là Thượng Phụ.
Chính Thống giáo gắn liền với văn minh Đông Âu, tức là Byzance, dùng chữ Hy Lạp, chứa đựng nhiều yếu tố văn minh của Hy Lạp, Ai Cập cổ.
Chính Thống giáo chia làm 4 vùng là Constantinope, Jerusalem, Antiorch, Alexandria, với 4 Giáo trưởng độc lập, Thượng Phụ Constantinope không phải là lãnh đạo nhưng thường được coi như là chính thống nhất. Chính Thống giáo Nga đặt Đại Giáo chủ Toàn Nga riêng nữa.

Ngoài ra còn nhiều nhánh khác diễn ra trước và sau Đại ly giáo, như Tin Lành, Anh giáo, Tái Tẩy lễ, Cơ Đốc phục lâm, Nhân chứng Jehovah,…, tất cả đều là Cơ Đốc giáo (nhưng không liên quan đến Jerusalem nên thôi)




Cuộc gặp mặt sau gần một nghìn năm chia cắt:
Bên trái là Thượng Phụ thành Constantinope: Giáo trưởng Bartholomew
Bên phải là Thánh Cha thành Rome: Giáo hoàng John Paul II
(Ảnh: internet)
 
Last edited:
Hồi giáo (Islam, Muslim)

Năm 610, Muhammad người Ả Rập, trước đó đã từng đến Jerusalem, đọc kinh Do Thái và Kinh thánh Cơ Đốc, xưng là Sứ giả của Thượng đế và viết kinh Qur’an sáng lập Hồi giáo. Thượng đế Jehovah của Do Thái được đổi tên, gọi là Đấng Allah, Muhammad là Đại Tiên tri, Sứ giả cuối cùng và vĩ đại nhất của Allah.

Cũng giống Kinh Thánh Cơ Đốc giáo, kinh Qu’ran lấy kinh Hebrew làm phần nền cơ bản, rồi sau đó thêm phần về Muhammad và các quy định, điều luật mới. Hồi giáo phát triển mạnh trên nền của văn minh Ả Rập.

Hồi giáo cũng công nhận các Tổ phụ Do Thái, công nhận cả Jesus là thiêng liêng, nhưng Jesus chỉ như là một sứ giả của Allah, đến trước Muhammad và không thánh bằng Muhammad.

Biểu tượng: Mặt trăng khuyết và ngôi sao (Cresent)
Thánh tích: Khối đá Khởi thủy ở Jerusalem, Hòn đá Đen nằm ở góc Khối đá Kaaba ở chính giữa Đại giáo đường Masjid al-Haram ở Mecca, được cho là Khối đá Giao ước giữa Allah và Adam, là nơi Tổ phụ Abraham hiến tế Isaac.






Thánh tích Cực thánh chuyển từ Khối đá ở Jerusalem sang Khối đá ở Mecca. (Ảnh: internet)
 
Last edited:
Chắc bác Chitto đã xong rồi, lamchieu góp ít lời.
(kiến thức dễ hơn một hai chục năm rồi, có thể sai lệch chút do chưa được rà soát :-D)

1.
Theo thời gian, "Trước Công nguyên" và "Công Nguyên", không có "sau" CN. Vì hiện nay chúng ta đang trong Công Nguyên.
Công Nguyên = Kỷ nguyên Công Giáo (Cơ Đốc giáo??)??? Cái này do lamchieu tự dịch.
Vì, lịch Dương Lịch hiện nay, còn gọi là lịch George (lamchieu không nhớ chính xác tên này), do Đức Giáo Hoàng George đưa ra sau khi tính toán lại.
Và lịch mới lấy ngày Chúa Jesu ra đời làm năm 1, bắt đầu kỷ nguyên mới.
Cũng vì do Đức Giáo Hoàng đưa ra sau khi có cuộc chia ly của Chính Thống Giáo nên hiện giờ Chính Thống Giáo vẫn sử dụng lịch ngày xưa và mừng Chúa Giáng Sinh trễ hơn dân Công Giáo.
Ngày 1.1 là ngày mừng thần Mặt Trời - Apollo. Ngày xưa người La Mã lấy ngày này gán luôn thành ngày sinh Chúa Jesu để ăn mừng cho dễ nhớ!!
Sau này tính toán lại như thế nào đó thì chỉnh lại như bây giờ.
(cái khoảng này lâu lâu lâu rồi, lamchieu không còn nhớ rõ!)

2.
Đấng Messiah được hứa khi dân Do Thái bị lưu đày Babylon (??).
Trước Chúa Jesu, có rất nhiều đấng tiên tri đã đến và dọn đường cho Chúa Jesu - đấng Messiah. Nhưng phần lớn dân Do Thái không tin nên đến bây giờ những người theo đạo Do Thái vẫn chờ đấng Messiah, mỗi năm đến đền thờ Jerusalem được hoàn thành từ thời vua Solomone để than khóc cầu xin Đấng Messiah. "Bức tường than khóc" từ đây mà ra - phần còn lại phía tây của Đền Thánh Jerusalem nổi tiếng.
Phần còn lại của Do Thái Giáo (không tin vào Đấng Messiah Chúa Jesu) thì tiếp tục tồn tại và phát triển ra thêm một tôn giáo khác là Hồi Giáo, do Tiên Tri Mohamed.
Thế nên cả 3 tôn giáo sử dụng chung Cựu Ước, cùng có Đền thánh Jerusalem, có chung tổ phụ Abraham và các tổ phụ, tiên tri khác (trước Tiên tri Mohamed đã có nhiều Tiên tri).

3.
Dân Do Thái, ông Abraham đứng đầu được Thiên Chúa hứa cho vùng đất mà bây giờ là Isael - Jerusalem. Abraham là người đứng đầu một bộ tộc, đâu đó trong vùng Trung Đông.
Dân Do Thái được đem qua Ai Cập do người cháu út của ông Abraham làm tể tướng ở Ai Cập. Sau đó bị làm nô lệ tại Ai Cập, ông Mose cứu dân và tiếp tục hành trình về vùng đất hứa. Trong suốt hành trình về vùng đất hứa (trước và sau ông Mose), dân Do Thái cũng đã chiến đấu với các bộ tộc khác, thôn tính vài thành quách.
Rồi sau khi về vùng đất hứa, dân Do Thái lại bị Babylon thôn tính và bắt lưu đày, rồi quay trở về vùng đất hứa.
Thời Chúa Jesu, dân Do Thái quái ác khi xem tất cả những người (vùng đất) anh em ngày xưa thuận theo Babylon là kẻ ngoại, không cho bước lên thềm Đền thờ Jerusalem, chỉ được hành lễ ở vòng ngoài. Người ngoại bước lên thềm trong là bị hành quyết.
lamchieu nhớ rằng dân ngoại cũng là người Do Thái hoặc các bộ lạc xung quanh (có lẽ dân Ả Rập - mà bộ lạc của ông Abraham cũng ở vùng này thôi chứ ở đâu!!) đều thờ chung một Thiên Chúa.

4.
Sau khi Constantinope tách khỏi đế chế La Mã thì họ cũng muốn có Giáo chủ riêng, không còn phụ thuộc vào La Mã nên Chính Thống Giáo ra đời, thay cho Đức Giáo Hoàng là Đức Thượng Phụ Giáo Chủ.
Đến cuộc thập tự chinh thứ nhất, lấy lý do anh em Công Giáo tại đất Do Thái - Ả Rập bị Hồi Giáo o ép, các vua Công Giáo Châu Âu tổ chức cuộc Thập Tự Chinh.
Muốn đánh xuống vùng đất Trung Cận Đông thì phải đi qua Constantinope. Thế là sẵn tay đàn áp luôn Chính Thống Giáo - người Công Giáo cho là "kẻ dị giáo"!!! Vậy là phát sinh mối thâm thù cả ngàn năm, cho tới khi Đức Giáo Hoàng John Paul II làm lành và xin lỗi.

Sau gần 2000 năm lưu đày, từ năm 70 (do La Mã đánh dẹo cuộc nổi dậy của người Do Thái), dân Do Thái lại quay trờ về lập nước lần nữa trên vùng đất hứa.
Nhưng Đền Thánh Jerusalem đã bị tàn phá vào năm 70. Trên nền Đền Thánh cũ, Hồi Giáo đã xây đền thờ mới! Thôi thì cũng thờ một Thiên Chúa!
 
Last edited:
1.
Theo thời gian, "Trước Công nguyên" và "Công Nguyên", không có "sau" CN. Vì hiện nay chúng ta đang trong Công Nguyên.
Công Nguyên = Kỷ nguyên Công Giáo (Cơ Đốc giáo??)??? Cái này do lamchieu tự dịch.
Vì, lịch Dương Lịch hiện nay, còn gọi là lịch George (lamchieu không nhớ chính xác tên này), do Đức Giáo Hoàng George đưa ra sau khi tính toán lại.
Và lịch mới lấy ngày Chúa Jesu ra đời làm năm 1, bắt đầu kỷ nguyên mới.
Cũng vì do Đức Giáo Hoàng đưa ra sau khi có cuộc chia ly của Chính Thống Giáo nên hiện giờ Chính Thống Giáo vẫn sử dụng lịch ngày xưa và mừng Chúa Giáng Sinh trễ
hơn dân Công Giáo.
Ngày 1.1 là ngày mừng thần Mặt Trời - Apollo. Ngày xưa người La Mã lấy ngày này gán luôn thành ngày sinh Chúa Jesu để ăn mừng cho dễ nhớ!!
Sau này tính toán lại như thế nào đó thì chỉnh lại như bây giờ.

Đúng là viết Sau Công nguyên là sai. Em viết trong bài có SCN là sai.
Chỉ có TCN và CN.
Chữ Công nguyên không phải từ Công giáo ạ.

BC = Berofe Christ = Trước Cơ Đốc : tiếng Anh.
AD = Anno Domini = Năm Chúa : tiếng Latin, hiểu là kỉ nguyên của Chúa
CE (ban đầu) = Christ Era = Kỉ nguyên Cơ Đốc = Cơ Đốc nguyên.

Để dung hòa cho cả những người không theo Cơ Đốc giáo, trong tiếng Anh, CE mang nghĩa Common Era = Kỉ nguyên chung = Công nguyên.

Người Công giáo muốn đề cao vị trí của Tôn giáo mình thường cho rằng chữ Công là từ Công giáo, nhưng thực chất không phải vậy. Công nguyên chỉ đơn giản là Kỉ nguyên chung, hay Lịch chung.

Tiếng Hán khi dùng những từ mô tả chuẩn phương Tây (khi đó được phổ biến khắp thế giới) đều dùng chữ Công với nghĩa là Chung chứ không phải Công giáo.

Common Era = Công nguyên
Kilomet = Công lý (dặm chung)
Kilogram = Công cân (cân chung)

Ngày sinh Jesus là 25 / 12 chứ bác, ngày Giáng Sinh. Còn ngày đầu năm 1/1 thì vẫn là ngày đầu năm trong lịch La Mã, không liên quan gì đến Cơ Đốc giáo.

Nhưng thực ra 25/12 vốn là ngày sinh thần Mặt Trời Vạn thắng - Unconquered Sun - của La Mã giáo (là kết hợp của Helios - Apollon của Hy Lạp, thần Mặt trời của Syri, của Ba Tư). Constantine đã dùng ngày đó làm ngày sinh của Chúa Jesus luôn.

Công lịch hiện nay ta dùng là lịch Gregory (Latin: Gregorius; English : Gregorian calendas), trước đó là lịch Julius, Chính Thống giáo vẫn giữ lịch Julius nên có sự lệch tương đối. Cách tính năm gốc (Anno Domini) thì mãi đến năm 452 mới được xác định như hiện nay, nên lệch lung tung giữa các phái là thường.
 
4.
Sau khi Constantinope tách khỏi đế chế La Mã thì họ cũng muốn có Giáo chủ riêng, không còn phụ thuộc vào La Mã nên Chính Thống Giáo ra đời, thay cho Đức Giáo Hoàng là Đức Thượng Phụ Giáo Chủ.
Đến cuộc thập tự chinh thứ nhất, lấy lý do anh em Công Giáo tại đất Do Thái - Ả Rập bị Hồi Giáo o ép, các vua Công Giáo Châu Âu tổ chức cuộc Thập Tự Chinh.
Muốn đánh xuống vùng đất Trung Cận Đông thì phải đi qua Constantinope. Thế là sẵn tay đàn áp luôn Chính Thống Giáo - người Công Giáo cho là "kẻ dị giáo"!!! Vậy là phát sinh mối thâm thù cả ngàn năm, cho tới khi Đức Giáo Hoàng John Paul II làm lành và xin lỗi.

Về cái này thì chính xác hơn là thế này ạ:
(Ôi mà dài quá và phức tạp quá đi mất).

Xem cái bản đồ này vậy



Toàn bộ vùng có màu là La Mã.
Năm 395, La Mã được chia làm Tây La Mã, thủ đô là Rome; và Đông La Mã, thủ đô là Constantinople. Đông La Mã còn gọi là Byzance.
Cả hai đều là La Mã, vua đều là Hoàng đế La Mã chính thống.

Đến cuối thế kỉ 6, giống German tiêu diệt La Mã phía Tây, dòng Hoàng đế La Mã phía tây bị tuyệt diệt từ đó, lúc ấy chỉ còn Hoàng đế La Mã phía Đông là hoàng đế La Mã chính thức nối dõi từ các hoàng đế xa xưa. Byzance có lúc đã chiếm trọn cả Italia rồi.

Phía Tây không có dòng hoàng đế chính thức nữa, Giáo hoàng làm vua vùng đất của mình luôn.
Các dòng Hoàng đế của Thánh chế La Mã (Holy Roman Empire) là gốc German, thỏa hiệp với Giáo hoàng, chứ không phải của La Mã ngày xưa.

Do đó xét theo huyết thống, thì Byzance mới là dòng hoàng đế La Mã chính thức. Constantinople chính là thành La Mã Mới (New Rome) chứ chưa bao giờ tách khỏi La Mã.
 
Giáo hội Cơ đốc giáo chưa bao giờ Tập quyền hoàn toàn, mà là Phân quyền liên hợp.

Khi các đồ đệ của Jesus tản đi khắp La Mã, họ lập thành các Hội thánh, là các nhóm nhỏ. Trong sách Công vụ các Sứ đồ có nói điều này. Sách Khải Huyền đề cập 7 Hội thánh chính (họ rất ưa số 7).

Constantine tập hợp Công đồng Nicea là lần đầu tiên đại diện các Hội thánh ngồi lại với nhau để thống nhất về Kinh thánh, bởi trước đó mỗi nơi một phách. Nhưng cũng vẫn có đến 4 Kinh khác nhau về tiểu tiết, và 2 dòng Kinh chính : Tiếng Latin (phía Tây) và Hy Lạp (phía Đông)

Sau Công đồng, họ lại chia nhau ra, mỗi nơi cai quản vùng của mình.

Công đồng năm 451 xác nhận toàn thể Cơ Đốc giáo có 5 Giáo hội (Holy See) độc lập toàn quyền, đứng đầu bởi 5 Giáo trưởng (Patriarch)

- Giáo hội Rome
- Giáo hội Antioch
- Giáo hội Alexandria
- Giáo hội Constantinople
- Giáo hội Jerusalem

Rome dùng tiếng Latin, 4 Giáo hội kia dùng tiếng Hy Lạp.

5 Giáo hội này là Độc lập, Toàn quyền cai trị vùng của mình. Khi có việc thực sự quan trọng chung thì triệu tập Công đồng, liên hợp và thỏa hiệp, chứ không Giáo trưởng nào có quyền cai trị trên Giáo trưởng khác.

Giáo trưởng Rome do là Kinh đô La Mã cũ nên được coi là Giáo trưởng xếp hàng đầu, nhưng không phải đứng đầu, vì không có quyền với các Giáo trưởng khác.

Giáo lý các Giáo hội về nòng cốt giống nhau, nhưng tiểu tiết ngày càng xa nhau.

Khi La Mã chia đôi thì 4 Giáo hội sau đều thuộc Đông La Mã (Byzance). Sự chia cắt về địa lý, hành chính, và ngôn ngữ khiến Rome ngày càng xa 4 Giáo hội kia.

Do Thủ đô Đông La Mã đặt ở Constantinople nên so trong 4 Giáo hội phía đông, Giáo hội Constantinople được xếp hàng đầu (nhưng cũng không cai trị).
 
Last edited:
Năm 1054, Giáo trưởng Rome muốn áp đặt quyền lực của mình lên các Giáo hội kia, nên 4 Giáo hội phương Đông tuyên bố Rome đã suy đồi, và họ mới là Chính Thống.

Từ đó Công giáo La Mã gồm 1 Giáo hội duy nhất là Rome.

Chính Thống giáo gồm 4 Giáo hội độc lập. Càng về sau Chính Thống giáo càng nhiều Giáo hội độc lập, hiện nay là 15 Giáo hội độc lập, và hàng chục Giáo hội Công giáo Latin độc lập nữa.

Như vậy Chính Thống giáo không phải Giáo hội Toàn thể, Duy nhất. Theo truyền thống thì Giáo hội Constantinople là hàng đầu, nhưng hiện nay các Giáo hội khác cũng đều cho mình là Chính thống nhất.

Đứng đầu các Giáo hội là Giáo trưởng, về nguyên tắc là Ngang hàng, Bình đẳng nhau. Chỉ có cách chọn danh xưng là khác nhau.

Thực ra Danh xưng Pope tức Cha Cả đã được Giáo trưởng Alexandria dùng trước, sau đó Giáo trưởng Rome mới bắt chước dùng.
Tuy nhiên do Giáo hội Rome đã là Giáo hội Duy nhất Toàn thể của Công giáo La Mã riêng, nên Pope trong trường hợp này mới gọi là Giáo hoàng.

Còn Pope của Alexandria cũng chỉ là Giáo trưởng của 1 Giáo hội Chính Thống, nên khi dịch tiếng Việt thì Pope này không dịch là Giáo hoàng.

Giáo trưởng Rome là Pope : Giáo hoàng
Giáo trưởng Constantinople là Ecumennical Patriarch : Toàn Thế Giáo trưởng
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,206
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top