What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Bến xe khách chính để đi lên phía bắc lại nằm ở Rawalpindi. Tiếng là 2 thành phố khác nhau, nhưng Rawalpindi và Islamabad nằm sát cạnh nhau, có thể coi như là hai nửa của một đô thị lớn. Trong khi Islamabad là thành phố mới được lập ra từ khoảng cuối những năm 40 (nhớ mang máng thế không biết mình có nhầm không) và được quy hoạch "hiện đại" (ví dụ có các đại lộ dài), thì Rawalpindi là thành phố cũ, hoàn toàn là một thành phố cổ truyền của Nam Á.

Để tả về phần này của Pakistan thì có thể dùng Ấn Độ để so sánh. Rawalpindi giống như Ấn Độ, nhưng đỡ tệ hơn.

Nói luôn là mình không phải là fan của Ấn Độ. Đối với mình, ấn tượng về Ấn Độ không chỉ là nghèo khổ và bẩn thỉu, mà hơn cả hai điều đó, Ấn Độ toát ra một không khí bi thảm, hòa trộn của đói nghèo, bẩn thỉu, tuyệt vọng, và cam chịu. Theo mình, đó là kết quả của cái nghèo và sự phân biệt đối xử giữa người với người trong xã hội. Trong đời mình chưa từng thấy cái gì bi thảm hơn ánh mắt của những người kéo rickshaw Ấn Độ trong đêm. Không có cái nghèo khổ nào ở VN có thể so sánh được.

Pakistan (Rawalpindi, Islamabad và vùng xung quanh trong bán kính 100km về phía tây và bắc) giống vậy nhưng đỡ thảm hại hơn. Con người nhìn lạc quan và hạnh phúc hơn. Nhưng đỡ là đỡ so với Ấn Độ, chứ còn về cơ bản đây vẫn là kiểu thành phố mà mình muốn rời khỏi càng sớm càng tốt.

P_20150906_060230_zpswihkpchc.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150906_060235_zpsojpfsfcq.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150906_060242_zpsk1h7qyer.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150906_060255_zpsmnflz5zq.jpg
[/URL][/IMG]
 
Có thể thấy phần lớn người ngoài đường là đàn ông. Ở Pakistan phụ nữ ít ra đường, thường ở nhà nấu nướng và chăm con. Suốt từ Islamabad lên đến vùng cực bắc đất nước này là như vậy, sang đến Tân Cương tình hình lại trở về bình thường.
 
Theo như mình thấy thì xe cộ ở đây họ không nói thách, dù bọn mình tương đối lớ ngớ và có chút bất đồng ngôn ngữ nhưng nhà xe đã bán vé cho mình đúng giá như dân địa phương. Họ làm vậy là hết sức đàng hoàng, vì chở khách nước ngoài là có nhiều phiền toái cho họ. Tại các chốt cảnh sát dọc đường (có hàng chục chốt như vậy trên đường), xe đều phải dừng lại cho khách nước ngoài đăng ký (kiểm tra hộ chiếu, ghi thông tin vào sổ, có nơi còn chụp ảnh, phỏng vấn xem đi đâu về đâu bao lâu...). Có khi xe phải dừng cả 30 phút và tất cả khách địa phương trên xe phải ngồi chờ. Khi tới Chilas trong đêm cảnh sát địa phương kéo cả đoàn tới, bàn bạc nhau chán chê xem cho hai thằng khách này vào khách sạn nào, xe cũng kiên nhẫn chờ đến khi xong mới đi.

Kinh nghiệm bản thân mình đối với các xứ Hồi giáo ở Trung Đông và Trung Á là như vậy, lúc oánh nhau là oánh chết luôn, nhưng lúc bình thường thì hành xử đàng hoàng, mã thượng, không nhì nhằng.
 
Sự khác biết giữa người Pakistan và người Ấn Độ:

Trước đến giờ mình chỉ biết láng máng rằng họ là cùng một giống người nhưng có đôi chút khác biệt về tôn giáo và ngôn ngữ. Sau khi đi chuyến này thì mình biết thêm chi tiết như sau.

Về bản chất là chẳng có gì khác nhau, họ đã từng là một. Sau đó thì có hai thay đổi lớn đã dẫn đến sự chia cắt như ngày này.

Thứ nhất là khi Hồi giáo được truyền vào Ấn Độ (lâu rồi), một bộ phận người Ấn bỏ đạo Hindu để chuyển sang đạo Hồi. Và khi theo đạo Hồi thì dần dần họ nói tiếng nói khác đi một chút, vẫn là tiếng Ấn (Hindi) nhưng pha thêm nhiều từ vựng Ả Rập hơn. Để làm gì? Để đọc và hiểu kinh Koran tốt hơn. Đó là tiếng Urdu, ngôn ngữ chính của Pakistan ngày nay.

Thứ hai (gần đây), người Anh đến và đô hộ Ấn Độ. Họ chia để trị. Bằng nhiều thủ đoạn họ làm cho người Ấn Hindu và người Ấn Hồi giáo ghét nhau. Đỉnh điểm là khi người Anh rút đi thì người Ân Hồi giáo tách ra lập nước Pakistan. Hai nước vẫn hằm hè nhau đến ngày nay.

Không biết người Anh đem lại nhiều điều tốt hay nhiều cái dở hơn cho Ấn Độ. Nhưng cả dân Ấn và dân Pakistan đến giờ vẫn đầy thiện cảm với mẫu quốc cũ. Có những phần mà có đánh đến chết thì họ vẫn là người Ấn và người Pakistan, nhưng có nhiều cái thì họ học theo Anh răm rắp. Tiếng Anh được dùng nhiệt thành, kể cả giữa bố mẹ con cái trong nhà. Hiện giờ ở Pakistan khoảng 70% dân số (ước tính của mình thôi) thành thạo tiếng Anh, trường học dạy bằng tiếng Anh, kể cả môn học tôn giáo.
 
Cảm ơn thông tin của bác rất nhiều. Tiếc là đợt này bác không có sang Ấn bằng Pakistan, mình đang tính làm cái cung đó nhưng nghe nói là không được vì quan hệ Ấn - Pakistan.
 
Hình như cái đó người nước ngoài (không phải người Ấn hay người Pak) thì đi thoải mái ko việc gì bạn ơi.
 
Ra khỏi Islamabad một đoạn thì qua Abbottabad. Abbottabad là nơi Bin Laden bị đặc nhiệm Mỹ bắn chết vài năm trước đây. Đây là một thành phố trung du mát mẻ, thường được chọn làm nơi nghỉ mát. Những chỗ nghỉ mát thì nằm trên những ngọn đồi quanh thành phố. Còn bản thân thành phố thì cũng chỉ là một nơi bụi bặm buồn tẻ bên đường quốc lộ.

P_20150906_085244_zpswtnvkcwp.jpg
[/URL][/IMG]
 
Dừng lại bên đường ăn sáng. Đồ ăn Pakistan nhìn chung ít gia vị dữ dội hơn đồ ăn ở Ấn Độ. Trà pha với gia vị và sữa, giống các nước Trung Đông, cũng là đồ uống hàng ngày ở đây, tuy nhiên nhìn chung là hơi quá ngọt vì pha nhiều đường sữa, át cả vị trà.

Đồ ăn thường ăn kèm bánh nan. Khách gọi rồi mới nhào bột rán bánh. Nên bánh ở đâu cũng rất ngon.

P_20150906_093923_zpsl2kuuebz.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150906_094123_zpsrnyafa0g.jpg
[/URL][/IMG]

Người ngồi trong quán. Được biết trong thời gian lẩn trốn ở Abbottabad, Bin Laden hoàn toàn ở trong nhà, không hề được ra quán ngồi bao giờ.

P_20150906_094241_zpsfyve6pgv.jpg
[/URL][/IMG]
 
Còn mấy nơi mình muốn đến mà tình cờ cũng có liên quan đến Bin Laden. Afghanistan nơi ông ta sống nhiều thời gian. Và đặc biệt là nơi quê gốc của dòng họ Bin Laden. Cái này không phải là vì Bin Laden, mà vì đó có thể là nước có phong cảnh ngoạn mục nhất hành tinh: Yemen.
 
Khoảng 120km tiếp sau Abbottabad, con đường đi qua miền giống như là trung du tiếp giáp giữa đồng bằng phía nam và miền núi phía bắc, chủ yếu là các đồi và núi thấp, không có vẻ gì "úp mở" về sự hoành tráng phía trước. Mình hầu như không chụp ảnh khúc đường này.

Ở phía rất xa, thoáng thấy bóng núi tuyết đầu tiên:

P_20150906_102859_zpszhlogdez.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,246
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top