What's new

Khẩu ký về Đài Loan-Taiwan-Republic of China-TWN

1. Từ sân bay Đào viên-Taoyuan

Có lẽ TWN là ‘nước’ duy nhất mà sân bay quốc tế Đào viên-Taoyuan (ở tỉnh Taoyuan, không nằm ở thủ đô Đài Bắc-Taipei city) có chữ hướng dẫn bằng tiếng Việt rất to để hướng dẫn người …lao động đi cho đúng, bên cạnh dòng chữ tiếng Anh, China. Hạ cánh ở Taoyuan, có cảm giác như ở nhà mình mất rồi.

Bắt đầu lên máy bay của VN airline hay EVA,… của TWN thì thấy như đi chợ, hay đi tàu hỏa nhà mình, người Việt đi lao động ở TWN hay về Việt Nam đều vui vẻ hết mình. Phần lớn trên máy bay là dân ta đi xuất khẩu, lao động... Chẳng thế mà giữa VN và TWN đã phải mở thêm chặng từ Sân bay quốc tế Cần Thơ sang thẳng TWN, đồng bào mình ở miền Đông Nam Bộ đi TWN rất nhiều. Tình hình trên máy bay căng đến mức mà mấy em tiếp viên VN airline mặt mày cau có, quát nạt những người đi máy bay như ở chợ trời. Thế cũng phải. Người lao động ta lên máy bay mà như đi chợ, cầm túi, cầm mũ, khoác balo,… nói chung lếch thếch lắm; lại thêm cứ đi lại, tìm chỗ và nói oang oang gọi nhau trong máy bay. Được cái, mấy tiếp viên mắng không thương tiếc nhưng họ nghe và vẫn không cãi lại hay gây sự thêm. Mọi chuyện trên máy bay rồi cũng qua.
Trên máy bay, nhìn xuống khi chuẩn bị hạ cánh thì cũng đẹp như mọi nơi khác, bờ biển xanh, nhà cửa… Hạ cánh ở Đào viên-Taoyuan, thấy ngay người đứng ở cửa ra máy bay cầm biển viết tiếng Việt để hướng dẫn quân lao động nhà ta đi cho đúng chỗ, kẻo lại lạc đường. Ai không thuộc thành phần “lao động chân tay” thì cứ đi thoải mái, đừng nhìn biển đó làm gì. Dọc đường ra cửa ga còn thấy rất nhiều biển tiếng Việt khác, cứ tưởng là sân bay ở Việt Nam.


attachment.php

Nhìn từ trên máy bay


Tại Đào viên-Taoyuan, nếu transit thì có thể nghỉ tại khách sạn ở sân bay, giá rất rẻ, mặc cả thoải mái, đến khi nào được, hợp lý thì ở. Những ai transit qua đây thì cố gắng nghỉ ngơi, khách sạn phòng hạng 3-5 sao, có khi một người thuê, nhưng nhiều người nghỉ cũng được... Nhà ga sân bay Taoyuan cũng nhỏ, cũng có thể mua đồ ở sân bay. Tuy nhỏ, nhưng thấy nhà ga còn có cả vườn trẻ để trẻ con vui chơi trong lúc chờ.

Từ sân bay Taoyuan về trung tâm Taipei, có nhiều lựa chọn, rẻ nhất là bus thì phải. Ra khỏi chỗ quầy nhập cảnh, đi bộ và hỏi mấy police, nhân viên nhà ga là đến chỗ bán vé. Nhưng chỉ cần chú ý sẽ thấy người Việt rất nhiều ở phòng chờ, nên có khi cứ hỏi tiếng Việt bất kỳ ai đó là sẽ có người Việt hướng dẫn đi mua vé để về các nơi. Giá vé khoảng ~120 Đài tệ (không nhớ chính xác, hình như 125 tệ x ~700VNĐ…) là lên xe bus về nhà ga trung tâm-Taipei Main Station, đây là nhà ga cũng khá đặc biệt ở TWN. Từ sân bay về trung tâm Taipei khoảng 30 km, đi mất ~50’, phần lớn là đường cao tốc, nếu đi taxi chắc mất >1000 tệ và không nên đi làm gì. Hiện đang có dự án làm tàu điện ngầm (MRT) nối thẳng trung tâm-Taipei Main Station đến sân bay. Nếu làm xong MRT này chắc sẽ đi mất khoảng 15’ và rất thuận lợi. Nhà ga Taoyuan có 2 terminal, đang làm terminal 3. Khi đi về thì phải nhớ Terminal mấy để bảo lái xe báo lại cho mình, khoảng cách cũng không phải quá xa nếu nhầm. Trên đường bus về nhà ga, cũng sẽ đỗ dọc đường ở các trạm. Từ Taipei ra sân bay: Nhà ga bên cạnh nhà ga chính-Taipei Main Station đến sân bay Taoyuan vẫn bắt xe bus dạng này để đi, dọc đường bus cũng đỗ nhiều trạm nữa.


Ở nhà ga sân bay hay nói chung ở các điểm đến trên đất TWN, các bạn tranh thủ lấy bản đồ các loại, có rất nhiều bản đồ, và cầm bản tiếng Anh. Bản đồ cả TWN, các vùng, thành phố, và các loại bản đồ riêng cho các khu vui chơi, thăm quan hay di chuyển bằng MRT (mass rapid transit) , THSR (Taiwan High Speed Rail) hay tàu, bus thông thường; thêm vào đó là các quyển sách giới thiệu các chương trình nghệ thuật, triển lãm,... Nói chung đủ hết và lấy thoải mái, trong đó rất chi tiết. Như vậy sẽ không phải mang bản đồ TWN làm gì cả.

Lúc này thì mọi thứ khá dễ dàng ở TWN. Tôi không biết tiếng China, nhưng vẫn bay tới và du lịch bụi vòng quanh TWN.

Trước khi đến TWN, tôi đã biết ở Châu Á thì JPN, KOR và TWN là 3 nước giàu nhất, siêu nhất (con rồng Châu Á), về mức sống có thể ngang ngửa với những nước như Mỹ, Úc, một số nước giàu mạnh ở Châu Âu; rồi được giáo huấn về văn hóa ‘tư bản’ , rằng có thể bị sốc văn hóa, dù cũng được nhấn mạnh rằng người Đài và Việt có nhiều nét tương đồng, hơn cả với người China. Những cái này sẽ được cảm nhận dần dần trong những ngày ở TWN.


attachment.php

Cảm nhận về giá rất rẻ ở tầng hầm của Taipei Main Station
 
Last edited:
5.7. Xe đạp:

Taipei với dân số tập trung nhiều (chủ yếu ngoại tỉnh về làm việc), thì xe đạp cũng được sử dụng nhiều, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Có những nhà xe đạp phải là 2 tầng, những bãi xe đạp kín đặc, xe cũ, xe mới.


attachment.php

Em váy ngắn cũng đạp xe (nhà xe đạp 2 tầng ở Taipei)

Nếu xe bị thủng săm, tốt nhất là bạn tự vá xe, nếu mang ra hàng thì rất hiếm hàng nhận vá săm như ở ta, họ chỉ thay thôi, vứt săm cũ đi. Những cửa hàng cũng chỉ mở chủ yếu sửa xe máy là chính, xe đạp là không chuyên, không phải là thu nhập chính. Vì vậy mà nhiều người Việt hay Đài tự mua đồ vá săm, đồ sửa xe ở siêu thị để sẵn ở nhà. Ở khu sinh viên, đối tượng dùng xe đạp nhiều nhất, thì có thể sẽ có cửa hàng nhận sửa chữa lặt vặt, và có nhận vá săm.


attachment.php

Mua xe đạp


Nếu bạn đi xe đạp, bạn phải biết trước những cửa hàng này; nếu không chỉ còn cách thay đồ mới, chứ không có chuyện sửa chữa. Bạn có thể vào các cửa hàng sửa xe máy, oto, nhờ họ chỉnh lại xe nếu cần, hay tra dầu mỡ, bơm xe… Họ có thể giúp rất nhiệt tình mà không lấy tiền.



attachment.php

Giá xe đạp mới


Xe đạp do người ta bỏ đi rất nhiều, kể cả mới, có cái để nhiều năm hỏng hết. Hằng năm người ta đều phải đi thu xe đạp vô chủ về, sau đó tân trang lại và bán. Bạn có thể mua, nếu là sinh viên thì chỉ ~500 tệ (x700VNĐ) , nhưng phải biết ngày để đi từ sáng sớm, xếp hàng rất đông, phải có thẻ sinh viên hay thẻ mua cho đối tượng nào đó, như người dân có khi cũng đi mua. Nếu đến sớm thì cũng là 500 tệ, bạn có thể mua chiếc xe như ý mà giá có thể phải là 2000-3000 tệ.


attachment.php

Xếp hàng mua xe đạp cũ



attachment.php

Lắp thêm sau khi mua xe



Nhưng ở TWN có tật xấu lạ là mất cắp xe đạp. Ô tô, xe máy không mất, chỉ mất xe đạp. Xe đạp bình dân mới giá ~1500 tệ, có cái 5000 tệ; còn loại chuyên nghiệp hơn thì 20.000 tệ và hơn nữa, giá bằng và đắt hơn cả xe máy). Càng xe xịn thì càng dễ mất, nhưng có khi xe ‘bẩn’ cũng mất, rất ớn, tiền không đáng kể nhưng tự dưng phải đi bộ và mua xe mới. Nhiều khi người đi xe đạp mà tiền mua khóa nhiều hơn tiền xe, phải hai khóa trở lên. Rồi xe đẹp phải mang cả lên tầng, vào phòng làm việc, chứ để ở bãi xe là mất ngay. Vì cứ tiện là người nào đó lấy xe đi luôn. Nhiều xe đạp phải dán tem do cảnh sát cấp, số tem rồi tên được lưu trong máy tính cảnh sát. Dán tem cũng để biết xe vô chủ hay không để họ thu về, chứ nếu không sẽ làm mất mỹ quan thành phố. Nếu có dán tem thì khi mất có thể báo cảnh sát, nếu tìm được thì sẽ nhận lại được; hay đỗ sai chỗ quy định mà bị thu giữ thì sẽ thông báo được đến khổ chủ.

attachment.php

Sau khi mua xe giá rẻ 500 tệ thì chân sẽ thế này



Nếu bạn đi xe đạp mà không dán tem, công an có thể dừng bạn lại và tra hỏi, xác suất bị như vậy là hiếm, nhưng không phải chuyện đùa. Lúc này bạn phải chứng minh làm sao để người ta tin xe đó là của bạn, không thì đi tù, trục xuất.

Ở các khu du lịch, bên cạnh thuê xe máy, thì thuê xe đạp cũng nhiều, có các loại kiểu xe, giá thuê cũng rẻ, nhưng các phượt nên thuê xe máy tốt hơn đạp xe, trừ những chỗ chỉ được phép dùng xe đạp. Xe đạp vừa mệt, vừa lâu, vừa mất thời gian… nói chung không tiện.


attachment.php

Thuê xe đạp (tự động thuê)



Các địa điểm du lịch cũng có nơi thiết kế đường riêng cho xe đạp: xe đạp có xe đơn, xe đôi,... Các khách sạn bạn thuê ở, hãy hỏi họ để mượn xe đạp, nếu có là họ rất có thể cho mượn.
 
5.8. Tàu thủy, ca nô:

attachment.php

Ở Kaohsiung: Từ thành phố ra đảo


Ở Đài Bắc, Cao Hùng và một số địa điểm thăm quan khác, bạn sẽ phải phượt thêm bằng tàu thủy, ca nô để ra đảo, sang bên kia bìa hay đi du ngoạn trên sông, hồ. Giá vé có thể 10-15 tệ như xe buyt, hay 100-200 tệ (x700VNĐ) khi đi xa hơn. Riêng tàu ra các đảo nhỏ xung quanh đảo Đài Loan thì tôi chưa đi.


attachment.php

Sun Moon Lake (Miền Trung Taiwan)



attachment.php

Bến tàu


attachment.php

Cano

Thông thường khi mua vé bạn hỏi tên hãng, chữ tên hãng trên vé, vì có nhiều hãng vận chuyển mà người đi phải đi đúng của hãng đó. Khi lên tàu thì người soát vé sẽ nhìn vé để cho bạn lên hay không lên tàu, và họ chỉ bạn sang tàu khác nếu vé không phù hợp. Hãy luôn nhớ là phải giữ lại vé để tránh bị hiểu là chưa mua vé, và có loại sẽ có giá trị cho cả đi-về. Bạn cũng phải hỏi cho rõ giờ tàu quay về chuyến cuối cùng là mấy giờ, vị trí nào, lưu ý buổi tối gần như 7-9pm là dừng tàu rồi. Sẽ có nơi thì bạn trả tiền xu luôn trực tiếp mà không phải mua vé.


attachment.php

Giá dịch vụ


attachment.php

Thơ mộng thì chơi loại này


attachment.php

Mạo hiểm với tàu 'lạ'
 
5.9. Đi bộ:

Người dân đi bộ cũng rất nhiều. Mọi phương tiện đều phải nhường người đi bộ. Nhưng cũng có chỗ người đi bộ bị …bắt, vì đi bộ vào làn đường giành riêng cho xe đạp. Vị trí này thường có ở những trường học đông người qua lại, khi họ đã chia đủ những vị trí như cầu bộ trên cao, đường ngầm đi bộ dưới đất, thì trên mặt đất phần đi ngang qua đường được giành cho xe đạp, có hình vẽ thể hiện chỉ riêng xe đạp, ai đi bộ vào là công an bắt, nộp ~500 tệ luôn, nhưng người nước ngoài có thể xin tha được, khi bị bắt hỏi thì tốt nhất cứ ú ớ thôi, cứ trình giấy tờ cá nhân cho họ, không sợ tịch thu (cũng chưa chắc).


attachment.php

Đường cho xe đạp, không dành cho người đi bộ, lớ ngớ là phạt


attachment.php

Girls cứ phải quần ngắn mới đi ra đường


attachment.php

Các kiểu nghỉ ngơi của phượt


attachment.php

Đi mưa (sang TWN thường phải mua ô, chỉ khoảng 100 tệ)


attachment.php

2am: Sau khi xem pháo hoa ở Taipei 101, xếp hàng chờ đi tàu điện ngầm


attachment.php

Ra đường cũng phải làm điếu


attachment.php

Và không thể thiếu chó (chụp ở sân Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch-Chiang Kai Shek Memorial Hall ở Taipei)
 
5.10. Mua vé, thời gian biểu:


attachment.php

Trong nhà ga


Mua vé thì có thể mua ở các máy bán vé tự động ở Taipei Main Station, nhà ga ở Kaohsiung, và một số tỉnh, thành, cho tất cả các loại phương tiện, nếu bạn không muốn xếp hàng mua trực tiếp. Nhưng người nước ngoài tốt nhất mua trực tiếp, chứ mua tự động dễ mất tiền oan hoặc phải có hướng dẫn viên, vì còn rất nhiều máy thế hệ cũ ở những tỉnh “nhà quê” chỉ có tiếng Trung. Người TWN đi lại cũng nhiều, nên xếp hàng cũng khá thường xuyên, nếu đông thì chịu khó vì có rất nhiều chuyến. Máy bán vé tự động có thể dùng tiền giấy, tiền xu.


attachment.php

Giá vé, giờ (toàn tiếng Tàu)


attachment.php

Máy báy vé


Như thông thường, nên thể dùng thẻ (card) sẽ thuận lợi hơn, bạn cần mua thẻ, nạp tiền. Thẻ này dùng chung cho buyt, MRT, có thể cả taxi, mua hàng ở một số siêu thị, ví dụ thẻ Easycard. Thẻ có thể chỉ dùng trong phạm vi mỗi thành phố hay một số thành phố gần nhau, đến thành phố khác phải mua thẻ của nơi đó. Dùng thẻ thì yên tâm chuyện không phải dùng tiền xu đi buyt. Do thẻ tích hợp các loại phương tiện nên nếu bạn đi nhiều loại phương tiện trong khoảng thời gian nào đó thì sẽ được tính giảm giá, như bạn chuyển từ MRT sang buyt thì bình thường giá ~15 tệ, thì lên buyt sẽ chỉ còn ~12 tệ thôi.


attachment.php

Mua vé cho tàu điện ngầm (dễ dàng)


attachment.php

Giờ tàu điện ngầm ở Kaohsiung


Thời gian xuất phát, đến đích rất chính xác đối với các loại phương tiện. Tùy loại phương tiện, nhưng thường 6am hay 6:30am là chuyến đầu tiên (MRT là ~6am, buýt ~5:00am hay 5:30am, tôi không nhớ chính xác), chuyến cuối có thể gần 12 giờ tối, nói chung theo nguyên tắc là gần 12 giờ đêm là nhà ga đóng cửa, nên chuyến xuất phát sẽ phải đi vào thời gian để đến bến cuối cùng là ~12 giờ đêm. Đi từ Taipei đến Cao Hùng có thể đi chuyến bus qua đêm, bắt đầu khoảng 10pm thì phải, sáng sớm hôm sau đến Cao Hùng, và ngược lại.


attachment.php

Nhà ga tỉnh Chiayi (để đi Alishan) (Miền Trung Đài Loan)



attachment.php

Hàng loạt máy bán vé mới cho THSR



Cần chú ý ở các địa điểm đến chơi, phải hỏi thời gian chuyến cuối quay về thành phố là mấy giờ, vì chuyến xe hay tàu thủy cuối cùng quay về bến, hay về thành phố, đi đến các nhà ga oto, tàu hỏa, tàu cao tốc có khi chỉ là 6-7pm thôi. Nếu không phải ở lại qua đêm ở nơi đến và thuê khách sạn giá đắt, muốn về muộn hơn thì thuê taxi cũng tốn.
 
5.11. Đỗ, gửi xe:


Chỗ đỗ xe ở TWN là mọi nơi có thể đỗ được, tất nhiên cũng theo quy định, tức là cả lòng đường hai bên dùng đường hai chiều, miễn là giữa đường vẫn đi lại được. Xe máy đỗ trên vỉa hè, hoặc lòng đường theo vạch kẻ. Xe đạp đỗ thoải mái hơn, vứt chỗ nào cũng được, nhưng phải khóa, thậm chí nhiều khóa, nếu không mất ngay.

Bãi xe oto thường đề giá đỗ xe theo giờ. Các nhà cao tầng đều tầng hầm đỗ xe, có nhiều chỗ đỗ xe tự động nằm xen kẹp giữa các nhà mặt phố, ngõ. Các khu công cộng như công viên, khu thể thao thì phần ngầm đều được trưng dụng làm bãi đỗ xe nhiều tầng hầm. Việt Nam không được như vậy thì tắc đường là hiển nhiên. Đỗ xe trên mặt đường thì cũng có vé, hoặc tự động hoặc có mấy anh chị chạy xe tay ga loại nhỏ vè vè ghi vé, chụp biển số, để sau này nộp tiền vào ngân sách.
 
5.12. Một số ý:


a/ Thời gian cuối giờ chiều ở điểm du lịch:

Một điểm hết sức lưu ý khi đến các điểm du lịch nằm cách xa trung tâm: Lúc này không còn nhiều phương tiện vận chuyển nữa, oto khách là phương tiện chủ yếu đi và về. Ở các điểm du lịch này, thường chuyến cuối cùng trở về trung tâm là 6pm-7pm, nếu không bắt được chuyến này, các bạn sẽ phải ở lại qua đêm ở điểm đến, trừ khi bạn nhắm mắt bỏ tiền gọi taxi mà thôi. Mà ở lại qua đêm thì giá thuê phòng lại khá mắc. Đây có lẽ là một trong những điểm chán nhất ở TWN, nhưng người ta cũng phải nghỉ ngơi nên quy định vậy. Hoặc điểm vui chơi, giải trì có gần trung tâm thì là đi xe bus tuyến, càng gần về tối thì chuyến càng thưa, có khi chỉ 6pm hay 7pm đã là chuyến cuối cùng về nhà ga hay về thành phố, nên tốt nhất vẫn nên quay về sớm. Còn ở trung tâm thì hoàn toàn yên tâm, các loại xe đều có thể phục vụ 24/24.


b/ Thuê xe oto ở TWN:

Phải tính toán rất kỹ, vì giá thường rất đắt, họ không tính số km mà tính thời gian thuê, lương của tài xế. Nên hạn chế thuê xe mà dùng phương tiện công cộng đã nêu trên, kể cả đi taxi thì vẫn rẻ hơn nhiều là thuê oto. Ở TWN thì giá xe oto rẻ hơn ta, giá xăng cũng bình thường, nhưng quan trọng là phí đỗ xe, gửi xe rất đắt. Kiểu luật hạn chế xe oto, đặc biệt xe cá nhân. Tất nhiên, bạn vẫn có thể thuê nếu biết được chỗ cho thuê với giá hợp lý, chỉ như đi taxi, vì ở đâu cũng vậy, vẫn có những dịch vụ làm thỏa mãn khách hàng.


c/ Trả tiền trên xe buyt:

Xe buyt không nhận tiền giấy (nhưng nếu bạn cố tính nhét vào hộp thì cũng chẳng ai cấm cả) nên trước khi lên buyt phải kiểm tra đủ tiền xu, có thể tìm máy đổi tiền ở ga tàu điện ngầm MRT để đổi tiền, chẳng nhẽ lại xin tiền xu hay đổi tiền xu trên xe. Xe buyt cũng không có đổi tiền, vì bạn phải tự cho vào hộp tiền bên cạnh bác tài. Nếu vé đi chỉ 20 tệ, bạn có đồng 50 tệ thì không ai trả lại 30 tệ cho bạn. Nếu bạn chỉ đủ trả 18, 19 tệ thì người ta cũng cho qua thôi. Bạn chịu khó hỏi người xung quanh, có thể được trợ giúp. Nếu muốn đi xe không trả tiền thì cũng có thể, nhưng chỉ đông quá thì được(?) Người dân rất tự giác, bạn không nên quỵt. Các phương tiện công cộng đều có chỗ ưu tiên, bạn hết sức chú ý để nhường người già, trẻ em, tàn tật,... Nói chung là bạn phải văn minh. Trả trước và trả sau thì chú ý hàng chữ trên đầu tài xế, chữ đầu tiên sáng đèn thì trả trước, chữ cuối sáng đèn thì trả sau; vì khi đi lên xe bạn có thể lên cửa đầu nhưng khi xuống mới phải trả tiền.


d/ Đổi tiền xu:

Ở chỗ bán vé tự động thường có máy đổi tiền giấy sang xu, dù máy bán vé vẫn được dùng cả tiền giấy. Bạn đừng quên đến mức cho tờ 1000 tệ vào máy để rồi hứng chọn 1000 tệ bằng tiền xu.


e/ Xe máy:

Nếu đi xe máy không có bằng lái, tốt nhất là phải đi nghiêm túc, hoặc nếu có va chạm mà không nặng lắm thì phải cố mà chạy ngay, đừng để công an đến hỏi, không có bằng sẽ phạt thôi rồi, hơn cả tiền xe máy (xe máy cũ đi được giá 30.000-40.000 tệ x 700VNĐ, cũng có nhiều loại xe giá thấp hơn). Nhưng cũng phải tinh ý vì có hệ thống camera giao thông ở những chỗ đông người, phương tiện qua lại. Nếu có bị thương thì cũng không được đến bệnh viện để bị bắt vì hệ thống quản lý chăm sóc sức khỏe đều bằng thẻ điện tử.


f/Đi bộ:

Đi thang cuốn: Dừng chân thì phải đứng về bên trái thang, đề lề bên phải cho người đi bộ đi thang.


f/Thang máy:

Lịch sự, văn minh rồi.
Bên trong: Người đứng gần bảng điều khiển thang và gần cửa: Phải giữ cửa thang cho mọi người ra hết thì mình mới đi ra. Người đi không thể không cám ơn người giữ, hoặc có thể không cần nói.

Bên ngoài: Tương tự, người đứng gần bảng điều khiển sẽ giữ nút mở để mọi người vào hết. Tất nhiên đa số sẽ không quyên cảm ơn người giữ cửa, hoặc cũng không cần.
 
Hà hà, mình thích bài chia sẻ này của bạn bởi vì khá thực tế - Bạn có thể gút lại những địa điểm đi có thể gọi là đáng giá ko nhỉ? Tks bạn!
 
24/4 này em đi Taiwan tự túc, 2 vợ chồng. Search Hotel ở Taipei thì mắc quá ạ, các bác nào đã ở KS nào giá tốt thì giới thiệu em với, em cảm ơn.
 
Mình muốn hỏi Tết Dương nghỉ 4 ngày làm 1 vòng quanh Đài Bắc thì có đủ để ăn uống, ngắm cảnh, shopping không vậy???
Xem video này thấy cũng hấp dẫn quá.

http://vietnamnettv.vn/du-lich/vong-quanh-dai-bac-don-nam-moi-a20141219160038492-c107.html

bạn đi lướt qua mà k vào thăm quan từng điểm nổi bật nhất ở Đài Bắc thì chắc chắn sẽ đủ. Riêng Đài Bắc cũng có quá nhiều điểm để đi rồi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,679
Bài viết
1,154,694
Members
190,157
Latest member
ngoisaotravel
Back
Top