What's new

Ký sự Ai Cập.

Chiếc Boeing của hãng Hàng không Egypt Air hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cairo – Ai Cập vào một buổi sáng sớm, khí trời còn khá mát mẻ. Giọng của phi cơ trưởng cất lên trên loa mời tất cả hành khách chuẩn bị hành lý xuống sân bay. Hòa theo dòng người đến khu vực kiểm soát hộ chiếu với visa Ai Cập trên tay mà tôi cũng hơi run, không rõ có trục trặc gì không?

Tay cảnh sát cửa khẩu gương mặt nghiêm nghị cầm cuốn Hộ chiếu Việt Nam hết lật đi lật lại, lại gõ gõ chiếc bút xuống bàn có vẻ khó hiểu cân nhắc ghê lắm. Sau một hồi đắn đó, anh ta chạy đến tay sỹ quan diện bộ đồ quân phục màu trắng tinh đang ngồi trong góc phòng để hỏi ý kiến. Tay này lướt mắt qua cuốn hộ chiếu màu xanh lá cây rồi gật đầu một cái…

Thế là…

“Nhật ký hành trình Ai Cập (bằng xe gắn máy)” với cụm từ “bằng xe gắn máy” trong ngoặc được phép ra đời!

Sở dĩ như vậy vì xứ sở của “Nghìn lẻ một đêm”, “Xác ướp Ai Cập”, của “Alibaba và 40 tên cướp” này thật khác xa với những quốc gia mà tôi đã từng đặt chân tới, khác xa với những trải nghiệm tôi có với các nước trong khu vực và Châu Âu, Mỹ. Rồi đến lượng thông tin ít ỏi tìm được về Châu Phi nói chung, Ai Cập nói riêng càng làm cho mọi thứ ở đây thêm đầy rẫy những điều ngạc nhiên khiến tôi đến tận bây giờ cũng không dám nói trước điều gì…

Nhưng cho dù đi với phương tiện gì, đi đâu đi chăng nữa thì mục đích của tôi là nhằm chia sẻ với các bạn những câu chuyện bình thường, những bức hình chụp bình thường về cuộc sống đời thường tại một đất nước Bắc Phi, với cách giải thích còn lắm hạn chế với mong ước rằng: Các bạn hãy lên đường khám phá thế giới! Thế giới quả là rộng lớn và thú vị! Hãy lên đường theo cách riêng của bạn. Đừng ngại ngần! Đừng sợ hãi!

Bởi vì…

“SỐNG ĐỂ ĐI – LIVE TO RIDE”
 
Một hạt cây chà là rơi rụng dưới đất... Chúng là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại sâu bọ vì bên trong ẩm, lại có đường ngọt:

IMG_3431_zpssinlmlsw.jpg


Chùm cây sai trĩu quả:

IMG_3433_zpst8npktg9.jpg


Đi sâu vào bên trong vườn, người dân trồng cả mía xen lẫn với chà là. Thời tiết trong này mát mẻ và dễ chịu hơn gấp trăm lần ngoài sa mạc (chỉ cách đó khoảng vài trăm mét):

IMG_3434_zpsslxh9agu.jpg


Tôi hái thử một quả còn xanh cho vào miệng nếm thử, vị chát và cứng gần như không ăn được:

IMG_3437_zps0jbv5tku.jpg
 
Người đàn ông này đang chuẩn bị tháo nước từ một hồ chứa nhỏ để tưới cho cây trong vườn. Cách khoảng một tuần người ta lại tháo nước vào vườn một lần. Chà là đang độ chín quả nên cần chăm sóc tưới tiêu đều đặn. Điều tốt là người dân địa phương xây dựng một nhà máy chế biến quả cây và xuất khẩu trực tiếp sang các nước Châu Âu với giá thành tốt. Còn trồng trọt xong mà không chủ động được khâu chế biến, tiêu thụ để rồi bị thương lái ép giá thì rõ ràng là không tốt.

IMG_3439_zps6oxhricf.jpg


Dòng nước xối xả chảy vào vườn cây:

IMG_3440_zpswlsjcsdt.jpg


IMG_3441_zpsu4am0aux.jpg


"Một cây trưởng thành có thể mất 20-25 năm. Hai đốt đầu tiên của cây cần 1 năm. Hai đốt tiếp theo cần 2 năm." Aiman giải thích cho tôi cách ước lượng tuổi của cây.

IMG_3444_zps95h4bher.jpg
 
IMG_20150717_085407_zpshsns9vnr.jpg


Ông già cưỡi lừa này phóng nhanh quá. Tôi dừng xe lại canh lúc ông chạy qua để chụp mà không kịp, đành bị lố:

IMG_20150717_085411_zpsfd9qjtzn.jpg


Chiếc xe tôi đang lái ở trên là thuê của Aiman, chứ không phải mua! Mua xe máy tại đây cũng phải sang tên đổi chủ, không có gì thay đổi !

Xe gắn máy tại Cairo và Brahyia 90% là xe Trung Quốc với các thương hiệu nhìn biết ngay xuất xứ “Hồ Cẩm Đào” như Dayun, Keweseki v.v… Người lao động, người có thu nhập thấp sử dụng chúng trong các hoạt động đi lại hàng ngày vì giá rẻ. Một chiếc xe dạng như hình bên dưới đời 2015 có giá hơn 7.000 bảng Ai Cập (18-20tr VNĐ). Giá rao bán trên mạng một chiếc đời 2014 khoảng 6.000 bảng, đời 2013 khoảng 5.000 bảng, đời 2011 khoảng 3.000 bảng. Những chiếc đời 2011 phải nói là khá “nát”, bề ngoài thường rất xập xệ và không đáng tin cậy cho lắm vì là xe Trung Quốc. Xe phân khối lớn mới có hiệu Honda, Kawasaki, Suzuki và giá cả thì cao tương đương như Việt Nam.

Điều kiện để lưu thông trên đường là xe phải có đăng ký, bảo hiểm và giấy đăng kiểm còn thời hạn. Nếu như tại VN , việc mua xe máy không sang tên là chuyện quá phổ biến và dễ dàng, ngay tại Mỹ tôi cũng mua một xe máy không cần sang tên, thì tại Ai Cập lại khác hẳn. Có lẽ là vấn đề an ninh (mà tôi sẽ tiếp tục chia sẻ ở các bài viết sau) và ý thức của người dân. Ý tưởng mua một chiếc xe máy khi đi du lịch, chạy xong rồi bán lại, là ý tưởng hay nhưng không khả thi tại Ai Cập, bởi vì khi du lịch bạn không có nhiều thời gian.

IMG_20150716_181735_zpssqzwdhow.jpg
 
Ốc đảo Barahyia có một khu quân sự ở đầu làng, có nhiệm vụ canh phòng, một trạm gác khác ở ngay giữa làng. Không như các quốc gia khác, các trạm gác dựng chướng ngại vật, rào chắn, thùng phi ngay trên đường, và quân đội (mặc dù tỏ vẻ thân thiện) vẫn súng tiểu liên, súng ngắn, áo giáp chống đạn, ngồi trong lô cốt, xe thiết giáp tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ở giữa làng là một ụ gác với xe thiết giáp và rào chắn là tấm thép kim loại chống đạn. Cảnh tượng giống như Việt Nam ta thời còn chiến tranh chống Mỹ trong phim tư liệu. Sinh ra và lớn lên trong thời bình, tôi chưa từng thấy cảnh quân đội canh gác làng mạc như vậy. Cảm giác luôn luôn có gì đó bất an, không hiểu tại sao nhưng cảm giác bất an cứ quanh quẩn trong tâm trí…

Dù sao cũng thông cảm với nhân dân Ai Cập đang ở tình trạng chính trị chưa ổn định. Nhóm Hồi giáo Muslim Brotherhood đánh bom xe khủng bố tại một số thành phố, ngoài ra còn lấy cảnh sát và quân đội làm mục tiêu tấn công. Ốc đảo trên sa mạc cũng không phải ngoại lệ: cách đây 4 tháng, chúng dùng vũ khí tấn công một trạm gác tại ốc đảo Frafara giết hơn chục người. Thêm nữa, sa mạc Sahara là khu vực biên giới chung giữa Ai Cập và Lybia. Lybia cũng đang rơi vào tình trạng phiến quân tấn công và mất an ninh. Nơi tôi đang đứng – Brahyia – cách Lybia chỉ 500km về phía Tây mà thôi… Bên trong mất ổn định với nhóm Muslim Brotherhood, bên ngoài biên giới Ai Cập với các nước láng giềng cũng xảy ra xung đột. Ác liệt nhất là miền Bắc Sinai (giáp với Israel). Bán đảo rộng lớn này từ lâu bị cá nhóm nổi dậy chiếm quyền kiểm soát và liên tục tấn công vào quân đội, âm mưu mở rộng lãnh thổ, tuần trước chúng đã lần đầu tiên tấn công bằng tên lửa vào chiến hạm trên biển của Hải quân Ai Cập.

Nên nhớ Ai Cập đang sở hữu kênh đào Suez với giá trị kinh tế lớn, Bắc Sinai là nơi giáp với khu vực này nên chính phủ hoàn toàn không muốn tình hình ở đây bất ổn… Thời sự tin tức những ngày qua chiếu cảnh các tiêm kích của không quân Ai Cập xuất kích bay lượn trên bầu trời, vừa phô trương thanh thế, vừa trấn áp nổi loạn tại Bắc Sinai cả trên không, trên biển và trên bộ. Bắc Phi, Trung Đông rõ ràng có phong cảnh đẹp nhưng là khu vực bất ổn nhất trên Thế giới…

Trở lại với ốc đảo Brahyia, nơi đây hoàn toàn bình thường, nhưng sự hiện diện của quân đội với độ sẵn sàng cao luôn khiến du khách cảm thấy có điều gì đó bất an… Mỗi lần lái xe qua các trạm gác, tôi cố tỏ ra bình thản nhưng thật sự chỉ muốn vượt qua thật nhanh. Sa mạc Sahara với nhiều ngóc ngách chưa được khám phá luôn vẫy gọi, mời chào. Vâng! Cairo có thể giữ cho mình bí ẩn Kim tự tháp Pharaon, Luxor cất giấu vẻ đẹp của các đền thờ thần cổ đại, còn Sahara là một kho báu bất ngờ Ai Cập gửi tặng cho du khách, kho báu của “Alibaba và 40 tên cướp”…

Ngọn núi đá đen nằm cạnh làng Brahyia. Không phải đứng ngắm nghía "người đẹp" từ xa...

IMG_3448_zpsxkmzelsi.jpg


... mà tiếp cận lại gần...

IMG_3453_zpsjpqwkxus.jpg


... sờ nắn, xoa bóp...

IMG_3454_zpsllsgz83p.jpg


... lật tới, lật lui...

IMG_3457_zpshnb55lkn.jpg


Vậy mới thật là đã!!!

IMG_3459_zpsi9hqkffe.jpg
 
Một dòng chữ Ai Cập cổ được giới khảo cổ phát hiện thấy trên một phiến đá vào ngôi đền nhỏ. Giới khảo cổ Việt Nam giải mã ý nghĩa của dòng chữ này như sau:

"Nếu bạn đọc topic đến thời điểm này mà chưa chịu Like hay Comment thì bạn sẽ phải nằm trong kim tự tháp" :D

(Phải) nằm trong kim tự tháp, cùng lắm là ... chết chứ gì. Chết mà được táng trong kim tự tháp thì cũng không phải là cái gì đó quá thiệt thòi.
Mặc dù biết bạn này đùa, nhưng comment ở đây, không phải là sợ "phải nằm trong kim tự tháp" :D


1. Ngay bài đầu tiên bạn nói :
Thế là…
“Nhật ký hành trình Ai Cập (bằng xe gắn máy)” với cụm từ “bằng xe gắn máy” trong ngoặc được phép ra đời!
Sở dĩ như vậy vì xứ sở của “Nghìn lẻ một đêm”, “Xác ướp Ai Cập”, của “Alibaba và 40 tên cướp” này thật khác xa với những quốc gia mà tôi đã từng đặt chân tới, khác xa với những trải nghiệm tôi có với các nước trong khu vực và Châu Âu, Mỹ

Lời Comment thế này : Bộ sách "Nghìn lẻ một đêm", tuy bản lưu truyền ngày nay được cho là xuất phát từ Ai Cập hồi thế kỷ XV, nhưng nguồn gốc của nó là tập hợp những truyện thần thoại Ba Tư cổ từ những thể kỷ IX hay X trước đó.
Về nội dung, tuy rất đa dạng trong nhiều câu chuyện, nhưng đại khái bối cảnh là việc cô nàng Sheherazade kể chuyện hầu ông vua Ba Tư để tìm cách thoát cái chết. Bối cảnh của các chuyện của nàng kể, xảy ra ở phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bagdad, Cairo và Damascus.
Ngày nay, khi nói [sứ sở "nghìn lẻ một đêm"], người ta ám chỉ vùng Trung Đông - đại diện của Ba Tư ngày xưa, giờ là Iran, Iraq; hay khi nói [thành phố "nghìn lẻ một đêm"], là người ta nói đến thành Bagdad.

Bạn nói Ai Cập là xứ sở của "Nghìn lẻ một đêm" nghe không hẳn sai, nhưng quá khiên cưỡng; nói Ai Cập là xứ sở của "Alibaba và 40 tên cướp" còn khiên cưỡng hơn nữa, vì dẫn truyện của nàng Sheherazade nói rằng anh em Cassim và Ali Baba là người Ba Tư, không phải Ai Cập.

(Có lẽ có truyện "Aladin và cây đèn thần" thì liên quan đến Ai Cập nhiều hơn)



2. Sau đó bạn có nói :
Kể từ sau chuyến đi Trung Quốc, tôi mới nhận rõ một điều, điều tôi chưa từng làm trước đó: Tìm hiểu phong tục tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, địa lý, kinh tế, thậm chí cả chính trị tại đất nước mà mình tới thăm sẽ giúp phong phú thêm trải nghiệm và bổ sung vào chuyến đi thêm nhiều điều thú vị. Du lịch lướt qua các danh lam thắng cảnh cũng tương tự như ngửi thấy mùi thơm của một ly café – như vậy chưa đủ - cần phải thưởng thức nó trong một khung cảnh phù hợp, với một lượng kiến thức vừa đủ về cách pha chế, nguyên liệu v.v… và v.v… để có thể nói là trải nghiệm.
Không biết có phải chuyến đi Trung Quốc ấy là chuyến này không : https://www.phuot.vn/threads/111242-Nhật-ký-hành-trình-Trung-Quốc-Tây-Tạng-bằng-xe-gắn-máy/page13
Nghe đoạn tự sự nói trên thật đầy tính triết lý, với những ví von tuyệt vời, tiếc rằng dù bạn nói như thế, nhưng khi tìm hiểu về Ai Cập, bạn vẫn còn chưa tìm hiểu kỹ.
Về việc gọi Ai Cập là [xứ sở của "Nghìn lẻ một đêm"], hay [sứ sở của "Alibaba và 40 tên cướp"], đã nói ở trên rồi.

Đây nói đến việc khác :

Thứ ba cũng không kém phần quan trọng là bất ổn chính trị. An toàn là điều khiến mọi người lo ngại khi đi du lịch. Nhưng tại sao lại có bất ổn chính trị? Ai Cập đã từng có thời gian ổn định 30 năm dưới thời của Tổng thống Hosni Mubarak. Ba thập niên làm tổng thống khiến nhiều người – nhất là lớp trẻ Cairo – không thích và xem ông như là kẻ độc tài, người đã làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, hạn chế tự do ngôn luận, khiến tham nhũng, lạm phát tăng cao cùng nhiều vấn đề khác

Đỉnh điểm của sự phản đối của dân chúng với chế độ T.T Mubarak là vào tháng 1 năm 2011 khi biểu tình bùng phát khắp cả nước, nhất là tại Cairo. Hơn 02 triệu người đã tập trung tại Quảng trường Tahir để thể hiện sự phản đối. Biểu tình nhanh chóng trở thành bạo loạn lật đổ, khi người dân dường như được tiếp thêm niềm tin từ “cách mạng hoa nhài” ở Tunisia, nơi lần đầu tiên một tổng thống Ả rập bị lật đổ bởi sức mạnh của nhân dân. Kết cục thì ai cũng biết, ông Mubarak bị bắt giam và Ai Cập có tổng thống mới thông qua bầu cử.

Tuy nhiên, phe ủng hộ T.T cũ thành lập một tổ chức gọi là Moslim Brotherhood thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công, đánh bom xe gây bất ổn. Mục đích là hạn chế số lượng khách du lịch tới Ai Cập và tổ chức này đã thành công, mặc cho nỗ lực của chính phủ mới cố gây dựng lại hình ảnh an ninh.
Chỗ này bạn viết nhầm lẫn nghiêm trọng. Cuộc biểu tình lớn năm 2011 khiến tổng thống Mubarak bị lật đổ là do lực lượng Muslim Brotherhood làm nòng cốt, chứ viết như bạn, người ta lại hiểu thành Muslim Brotherhood ủng hộ tổng thống (cũ) Mubarak.
(Có thể tạm coi) Muslim Brotherhood lật đổ Mubarak, thì người của Muslim Brotherhood là Mohamed Morsi lên làm tổng thống Ai Cập ngày 30.6.2012 thông qua bầu cử dân chủ, nhưng đến 3.7.2013 thì chính ông Morsi bị lật đổ bởi lực lượng quân đội Ai Cập (và dân chúng, dĩ nhiên). Kể từ khi Morsi bị lật đổ, tổ chức Muslim Brotherhood bắt đầu tổ chức các cuộc tấn công, đánh bom gây bất ổn.

Bạn viết :
6 giờ 30 phút sáng ngày Thứ 7, một tiếng nổ "BÙM" chát chúa xé nát bầu không khí yên tĩnh một buổi sáng sớm Ramadan tại Trung tâm Cairo!
...
Vụ nổ bom từ những phần tử quá khích Muslim Brotherhood (phe ủng hộ cựu T.T Mobarak) nhanh chóng được các hãng thông tấn lớn trên TG phát đi trên kênh thời sự nhanh...

Đọc đoạn bôi đậm tôi nghi ngờ quá, người dân thường như tôi còn thấy sai, làm gì có chuyện các hãng thông tấn lớn trên thế giới phát đi thông tin vớ vẩn [Muslim Brotherhood (phe ủng hộ cựu T.T Mobarak)] như thế được.


3. Đọc tiếp đoạn sau (qua cái post - đùa - đòi like với comment của bạn) tôi mới thấy có bạn Phanthanh cũng đã chỉ ra mấy cái điểm sai của bạn :
Mình xin có ý kiến với chủ thớt trong tinh thần dè dặt thôi, mong chủ thớt thẩm tra lại. Thứ 1, xứ "nghìn lẻ một đêm" hình như là vùng Iran và Irag hiện nay, với thành phố đặc trưng là Bá Đa, chứ không phải là Ai Cập. Thứ 2, tổ chức Anh em Hồi giáo ủng hộ tổng thống Mohamed Morsi chứ không phải tổng thống Mubarak. Nếu có gì không đúng thì xin bỏ quá cho.

Bạn Phanthanh góp ý rất lịch sự, và góp ý đúng, nhưng sau đó bạn vẫn vào tiếp tục paste tiếp bài, không đả động gì ý kiến góp ý của bạn ấy, coi như việc sai ấy là của ai chứ chả phải của bạn?

Sai, nhầm lẫn,... là chuyện bình thường trong cuộc sống, có cái sai sửa được, có cái không sửa được. Cái sửa được thì sửa chứ có gì đâu nhỉ?
Không biết bạn không đọc góp ý của độc giả theo dõi câu chuyện của bạn, hay thế nào?
Đoạn trước bạn "nhắc" khéo mọi người like và comment, nhưng lúc người ta comment vạch cái sai của bạn, bạn lờ đi như chả có chuyện gì? Like bạn đấy :D
Còn nếu bạn không sửa (những cái sai người ta chỉ ra) thì ít nhất bạn cũng nên lên tiếng - ngắn gọn - là "Tôi không sai" cho người ta biết để ... tìm hiểu lại. Hay việc lên tiếng đáp lại đó, bạn cho là không cần thiết?
 
@Tunbo, Phanthanh, doun: Các bác thông cảm, chủ thớt tuy là giảng viên nhưng kiến thức thường lắm :D. Với tinh thần duy ngã độc tôn nên tư tưởng vẫn còn bảo thủ, việc nhận sai vấn đề j đó hình như quá nguy hiểm với anh ấy :shrug:. Ở thớt kia, chủ thớt k nhận dạng đc đâu là Tibet và đâu là không thuộc Tibet, thông tin lằng nhằng, nhầm lẫn, đánh đố bạn đọc thì ở thớt này việc ấy cũng thường thôi =))
 
Last edited:
Không ai hiểu biết hết cái thế giới này. Không nên quá căng thẳng phê phán nhau với giọng cay cú.
Cái gì hay thì đọc, không thích thì bỏ qua. Chân tình thì góp ý. Có ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng của mình đâu nhỉ
Mang cái bực dọc vào người chẳng có lợi gì cho chính bản thân.
 
khoái bạn đông lâu rồi, doc rat nhiều topic cua ban, vẫn giọng văn đầy dí dỏm, mong duoc tiep tuc cùng bạn trên những chặng đường Ai cập....sức khỏe nhé bạn
 
Mỗi lần lái xe tại nước ngoài đều mang tới rất nhiều cảm xúc, và phải thú nhận là cảm xúc này điều khiển chiếc xe loạng choạng trong những mét đầu tiên. Lần nào cũng vậy, xe gì cũng thế, cứ loạng choạng… Nếu cứ đem những kinh nghiệm sẵn có của mình ra để suy luận thế giới thì thuê xe máy tại Ai Cập sẽ dễ dàng, như kiểu tại Việt Nam muốn thuê xe lúc nào chẳng có? Có phải vậy không?

Aiman theo Đạo Hồi, ông nội là người Lybia, không lạ gì trong làng có nhiều người gốc Lybia vì thời xưa nhiều bộ lạc từ Lybia tràn từ sa mạc qua đánh chiếm vùng đất nhiều tài nguyên nước này, nhiều người trong số đó định cự tại đây. Tôi thấy trong giọng nói cũng như cử chỉ Aiman có vẻ gì đó thành thật. Khi tôi đặt vấn đề thuê xe, lão tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên và đặt nhiều thắc mắc. Tôi có thể đọc thấy sự ngạc nhiên trong ánh mắt lão, khuôn mặt lão ngây ra một lúc: Xe máy thì có gì hay? Rồi nếu tôi gặp vấn đề gì (như tai nạn chẳng hạn) thì lão sẽ thấy rất áy náy. Lão cứ nhắc đi nhắc lại như vậy một cách ái ngại. Một cách chân thành, không có nhiều người cho thuê/mượn xe lại quan tâm đến vấn đề an toàn hành khách, vấn đề là đưa tiền đây rồi anh có thể đi, thế thôi! Nhưng có vẻ như Đạo Hồi nghiêm cấm (hoặc bản tính từng người) đã tạo nền tảng đạo đức xã hội tương đối tốt, đó là điều tôi cảm thấy.

Aiman một hôm mời tôi về nhà ăn tối một bữa cùng gia đình lão. Đây là dịp may để tôi có thể quan sát sinh hoạt trong một gia đình Hồi giáo. Với rất nhiều điều cấm kỵ dành cho phụ nữ, trong sinh hoạt nói chung nên tôi phải hết sức cẩn thận trong giao tiếp, ứng xử, hành vi để không mắc phải điều gì đó có thể khiến họ tức giận.

Khoảng gần 7h tối, tôi có mặt tại nhà Aiman. Nhà của người dân ở đây xây bằng đất thấp lè tè, bề ngoài nhìn rất lụp xụp, ngoài đường toàn đất cát còn tệ hơn nhiều vùng nông thôn Việt Nam. (Đối lập với các Nhà thờ luôn sang trọng, đẹp đẽ). Aiman sống trong gia đình lớn bao gồm gia đình người anh trai, bố mẹ. Thằng cháu trai Aiman mở hé cửa dòm dòm nhìn tôi một lúc xong chạy vào trong kêu toáng lên “Đến rồi”, thông báo cho cả nhà cùng biết. Vợ Aiman phải đeo khăn trùm kín mặt nên tôi không được phép ăn chung mâm (có lẽ khi ăn, người phụ nữ phải dỡ khăn lên để cho thức ăn vào miệng, và nguy cơ bị khách nhìn thấy mặt là rất cao), mà ngồi riêng một mâm tại phòng khách cùng Aiman. Thằng cháu Aiman tên là Admet bưng lên cho tôi và Aiman cái mâm gồm hai dĩa: Dĩa trái chà là màu vàng vàng, trái nào trái nấy căng tròn mập ú, và một dĩa dưa sọc. Tháng Ramadan đã rất vất vả, ở sa mạc lại càng vất vả hơn vì cơ thể con người cần rất nhiều nước. Âm thanh báo hiệu 7h tối vang lên, Aiman chụp lấy ly nước kê lên bờ môi nứt nẻ uống lấy uống để... Tôi thì giơ tay bốc ăn thử trái chà là màu vàng hấp dẫn và cắn một phát: một dòng nước ngọt lịm tứa ra mát lạnh, ngon lành không thể tả!

IMG_20150716_190550_zps7bvmwrq3.jpg


IMG_20150716_190720_zpsxiehybgz.jpg


Lão Aiman ăn vội vàng xong mấy trái cây thì đứng dậy xin lỗi, nói rằng lão phải tới nhà thờ nghe đọc kinh Koran, xong mới được về nhà ăn tiếp. Tranh thủ lúc Aiman vừa đi, tôi giao tiếp với thằng cháu Admed vài câu tiếng Anh, thằng này mới lớp 5 mà lớn tướng, tiếng Anh cũng không tệ, chúng tôi nói chuyện vài câu vui vẻ… Không khí đã thấy gần gũi hơn.

IMG_20150716_191055_zpsiunodb9i.jpg


"Có qua có lại, mới toại lòng nhau":

IMG_20150716_190910_zps8xjkacuf.jpg
 
Tranh thủ lúc Aiman và nhiều đàn ông trong làng đi vào Nhà thờ nghe kinh Koran, tôi ra khỏi phòng khách nói chuyện với mọi người trong nhà. Hầu hết họ đều vui vẻ và lịch sự, miễn là bạn tỏ ra khiêm tốn và tôn trọng. Bàn ăn gia đình nhà Aiman, trước khi ăn (ăn bốc) nên người dân có tục lệ rửa tay trong cái chậu nhôm kim loại. Họ thường dùng tay phải kẹp thức ăn bằng cái bánh như cái bánh rán, tay trái đôi khi cũng tham gia vào bữa tiệc ăn uống (nhưng không nhiều - vì tay trái được dùng vào việc khác... )

IMG_20150716_190449_zps61laikei.jpg


Cô bé gái 05 tuổi mắt tròn xoe, tóc xoăn tít kiểu Ả-rập không lẫn vào đâu được... Lúc đầu cô bé còn ngại nên đứng xa xa cách tôi một quãng, nhìn tò mò:

IMG_20150716_191426_zpsirgrdliy.jpg


Sau thấy tôi nói chuyện với ông anh cũng vui vẻ, dần dần cô bé cũng tiến tới chơi vui hơn:

IMG_20150716_192406_zpsbujevlla.jpg


Khoảng 15-20p Aiman đi lễ Nhà thờ về, dưới nhà dọn lên tiếp cho chúng tôi bữa ăn thứ hai thịnh soạn hơn. Bánh này do mẹ Aiman nấu, và tôi phải thừa nhận mặc dù mình không thích ăn bánh trong các bữa ăn, nhưng bà nấu rất ngon. Chúng tôi cứ thế dùng tay quệt, bốc, rơi xuống đất, lượm lên ăn, lại quệt, bốc... Aiman thấy tôi cũng bốc ăn khí thế nên tỏ vẻ khoái chí lắm.

IMG_20150716_193015_zpsw5f6rov0.jpg


IMG_20150716_193347_zps4n6didyy.jpg


Ăn xong, thằng cháu Admed dẫn tôi đi một vòng quanh nhà ra ngoài vườn. Tôi thấy nhà cửa của họ quá đỗi bình thường và nghèo. Phòng khách tôi ngồi là nơi sạch và đẹp nhất, còn lại trống trơn không có đồ vật gì quý giá. Admed bật đèn pin dẫn tôi ra vườn xem hai con ngựa, hai con chó dữ như chó săn, một bầy thỏ khoảng 5-7 con, và bầy gà tây cũng chừng 5-7 con. Thấy tôi có vẻ thích mấy con thỏ, Admed hăng máu mở lồng ra, nhảy vào chiếu đèn pin, bắt cho bằng được một con đưa lại cho tôi coi. Hậu quả là lão Aiman ra vườn phát hiện thấy la mắng Admed một hồi, cu cậu cứ tỉnh queo dứ dứ con thỏ bắt được cho tôi sờ vào mới chịu thôi...

Sau đó cậu dẫn tôi về lại khách sạn, cách chừng 1km. Chúng tôi vừa đi bộ dưới không khí ban đêm yên tĩnh mát mẻ của sa mạc, vừa cùng nhau trò chuyện vài câu ngắn ngắn tiếng Anh. Tôi cảm thấy dường như đây chúng tôi không phải đang đi dưới ánh trăng Ai Cập mà là đang đi tại vùng nông thôn Việt Nam nào đó... Tôi móc túi đưa cho cậu 5 đồng bảng dặn về nhà mua kem ăn, cậu bé cười sung sướng, lộ hàm răng trắng mẩy trong bóng tối.

Cô cháu nhà Aiman:

IMG_20150716_193546_zps9gkf0wyl.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,621
Bài viết
1,154,050
Members
190,152
Latest member
sportzwarrior
Back
Top