What's new

Lan man miền Bắc

Tháng chín.

Hà Nội vào Thu, những cơn gió nhẹ đầu mùa xua đi cái nóng oi bức cùng những cơn mưa nặng hạt. Không rộn rã như đầu Xuân, hanh hao uể oải như mùa Hạ, lạnh cắt da với những cơn mưa muộn mùa Đông, Thu Hà Nội đằm thắm với nắng vàng hoe lúc đầu ngày, ấm áp cuốn mọi người cùng ra phố.

Vào những năm 90, mình đến Hà Nội lần đầu cũng mùa Thu với hoa sen trắng đẹp đắm lòng, sen được bày bán trên những chiếc xe đạp cũ, vắt đầu quang gánh của bà cụ bán trà, trong quán nước đến các nhà hàng fine dining cùng các khách sạn boutique nhiều sao hiếm hoi thuở ấy; vậy mà không hiểu sao Hà Nội vẫn chỉ được nhắc đến với hoa xoan, hoa gạo, hoa sữa và nhiều loài hoa khác nữa nhưng lại không bao giờ đi cùng sen. Những năm đó Hà Nội hãy còn nghèo lắm, nét lam lũ, bươn chải in hằng trên phố xá, trên cốt cách, khuôn mặt, dáng người. Dễ dàng bắt gặp những hàng sửa giày dép, hàng bán các món đồ mây tre thủ công; không để chưng bày như bây giờ mà để dùng hàng ngày với đúng công năng mà những món hàng được tạo ra. Những chiếc xe mây trẻ em, những chiếc gối đan gối đầu buổi trưa Hè cùng chiếc quạt lá phe phẩy trên tay, những chiếc điếu cày như bóng dáng của người đàn ông trong mỗi ngôi nhà; những hàng nước cơ động với một hai ấm nước, vài chiếc ghế gỗ con con quanh hồ; khách ghé lại uống chén chè be bé, kéo nhanh hơi thuốc lào với mức giá rẻ không tưởng rồi vội vã ra đi.

Giờ Hà Nội hiện đại, nhộn nhịp, ồn ào, sôi động chẳng khác Sài Gòn và cũng xô bồ, bụi bặm như thế nhưng trong mình Hà Nội vẫn như ngày nào, chậm rãi, hiền hòa, rợp bóng cây.

Mình đã viết rợp bóng râm rồi sửa lại là rợp bóng cây vì sợ nhầm sang bóng râm của những tòa nhà đồ sộ, những căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại đang ngày càng nhiều ở Hà Nội để rồi một ngày, chắc cũng không còn xa lắm đâu muốn ngắm chút trời xanh sẽ phải ngước thẳng cổ như khi đi trên những con đường đánh số ở Newyork.
 
Hôm mình có thấy ngôi chùa này, có tính vào nữa nhưng lúc đó chạy hơi lố một chút nên định quay ra sẽ ghé, có điều lúc quay ra lại quên khuấy mất, giờ bạn nhắc mới nhớ.
 
Lạng Sơn.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.


Từ Cao Bằng mình xuôi quốc lộ 4A để sang Lạng Sơn. Trên đường đi có một đoạn chừng vài cây ổ gà, ổ voi đoạn gần Cốc Cưởm và non chục cây khác đoạn qua thị trấn Thất Khê đường đang chờ trải nhựa còn lại thì đều tốt. Đoạn đường này rất nhiều xe container nhiều bánh, loại dán nhãn“long vehicle” qua lại nhưng cách chạy không hung hãn tựa các hung thần trong Nam mà đủng đỉnh như các chú khủng long ăn cỏ hiền hòa, sẵn sàng nhường đường cho xe nhỏ.


Đoạn này mình không có hình nhiều, chỉ dừng lại chụp vài tấm nhà máy luyện cốc và khoáng chất Việt Trung vì cái lò cao bắt mắt.















 
Đoạn này mình không có hình nhiều, chỉ dừng lại chụp vài tấm nhà máy luyện cốc và khoáng chất Việt Trung vì cái lò cao bắt mắt.
Đến tỉnh lộ 230A thì ghé vào cửa khẩu Tân Thanh xem thế nào. Ba cửa khẩu chính ở Lạng Sơn mình đã ghé trong buổi sáng hôm ấy là Tân Thanh, Cốc Nam và Hữu Nghị.

Cửa khẩu Tân Thanh là cửa khẩu giao thương tiểu ngạch sầm uất nhất của Lạng Sơn;mình nghĩ đây cũng là nguồn thu chính của tỉnh và cải thiện cuộc sống người dân.


Chợ biên giới Lạng Sơn.







Cửa khẩu Tân Thanh với hàng dài xe container sắp hàng chờ qua lại.



















 
Một đường hầm ăn xuyên núi.























Câu nói “ải Nam Quan đến mũi Cà Mau” vẫn thường nghe có lẽ chỉ đúng trong một thời kỳ ngắn trong quá khứ còn nay thuộc Trung Quốc mất rồi (Nếu thích có thể lên tra Wiki có cả một bài viết dài, công phu.). Lân cận khu vực này,nay có cửa khẩu Cốc Nam, đây cũng là một cửa khẩu giao thương tiểu ngạch sầm uất tuy không thể sánh bằng Tân Thanh.

Cửa khẩu Cốc Nam.








 
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị dành riêng cho ngoại giao và du lịch khang trang nhưng vắng vẻ. Khu vực cắm mốc giữa hai nước phần đông là người Trung Quốc tham quan chụp ảnh, người Việt mình chẳng mấy ai. Từ phía Việt Nam sang, mốc 1116 nằm bên trái còn bên kia là mốc 1117. Lối đi ra cột mốc là một hành lang có mái che, bên Việt Nam mình là ngói đỏ, cột gỗ còn bên kia ngói xám cột đá thì phải, xa mình không thấy rõ. Các anh công an cửa khẩu phía Việt Nam thân thiện và nhiệt tình như hướng dẫn viên du lịch! Thật sự là điều hiếm thấy ở xứ ta dù đến nay phải ghi nhận ngành công an đã có những tiến bộ rất đáng kể khi giao tiếp người dân; điển hình gần đây khi mình đi làm lại CMND ở công an Tân Bình và đăng ký chiếc xe bên Nơ Trang Long đã rất vừa lòng cách họ nhận và sửa sai với người dân (lần đó vì ghi nhầm số sườn/số máy trên giấy đăng ký xe mình).

Cửa khẩu Hữu Nghị.





Việt Nam mình là ngói đỏ, cột gỗ còn bên kia ngói xám cột đá
















 
Hôm mình có thấy ngôi chùa này, có tính vào nữa nhưng lúc đó chạy hơi lố một chút nên định quay ra sẽ ghé, có điều lúc quay ra lại quên khuấy mất, giờ bạn nhắc mới nhớ.

Xin phép lan man thêm một chút về Đàm Thủy - Trùng Khánh, nơi con sông Quây Sơn chia đường biên giới ở thác Bản Giốc, vùng đất bằng phẳng ở trên cao, có những cảnh rất hữu tình sơn thủy, lọ mọ chút cũng không uổng bác ạ
20160325_083524 by namnhihn, on Flickr
 
Thị trấn Đồng Đăng khá nhộn nhịp sung túc với một trung tâm thương mại “hoành tráng”. Vài hình ảnh khi ghé đền Mẫu ở Đồng Đăng.














Cô áo tím trong ảnh không hiểu búc xúc điều gì mà cầu nguyện rất ghê, kéo dài cả hơn 10 phút, mình chờ để chụp mãi không được, quay một vòng trở lại vẫn cô đứng đó.







Phố Kỳ Lừa và nàng Tô Thị thì không ở Đồng Đăng mà là Lạng Sơn nên từ cửa khẩu Hữu Nghị ra thì chạy luôn về Lạng Sơn.
 
Xế chiều thì xách xe đi một vòng tham quan các điểm trong thành phố.






Di tích thành nhà Mạc là một quần thể rộng lớn gồm mấy đỉnh núi cao, thoạt trông đã thấy ngay lợi thế về quân sự; từ ngọn núi cao nhất ở đây có thể nhìn toàn cảnh thành phố Lạng Sơn. Di tích nàng Tô Thị trông chồng ngày nào cũng ở ngay đây.












 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,626
Bài viết
1,154,138
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top