What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Phủ Thống sứ

Cùng trên con đường Henri Rievere (Ngô Quyền) với khách sạn Metropole, nhưng ở phía bên kia đường, là quần thể công trình của Thống sứ Bắc kỳ.

Toà nhà trụ sở làm việc, tiếp khách chính của Thống sứ Bắc kỳ gọi là Phủ Thống sứ Bắc kỳ, tuy không lớn lắm, nhưng được xây dựng trong suốt thời gian 1901 - 1905. Phủ Thống sứ nhìn ra vườn hoa - quảng trường Chavassieux (vườn hoa Con Cóc), bên cạnh cũng là vườn hoà Paul Bert (Lý Thái Tổ).

Khi Nhật đảo chính Pháp, thiết lập Đế quốc Việt Nam, lấy toà nhà này là nơi làm việc, gọi là Phủ Khâm sai Bắc kỳ. Sau năm 1945, toà Phủ Thống sứ Bắc kỳ được gọi là Bắc Bộ phủ, và ngày nay là Nhà khách Chính phủ, đón tiếp Quốc khách. Tuy vậy cái tên Bắc Bộ phủ vẫn rất quen thuộc với người Hà Nội, cũng như hình ảnh cái cổng sắt, mái hiên sắt với ba vòng tròn đã rất thân quen.

38037045.jpg

Bắc Bộ phủ ngày nay, với mấy cây bách tán rất đẹp

38028137.jpg
 
Last edited:
Dinh Thống sứ

Kề bên Phủ Thống sứ là khối nhà là nơi ở, nơi làm việc của Thống sứ Bắc kỳ, cùng với một số cơ quan của phủ Thống sứ, gọi là Dinh Thống sứ. Dinh Thống sứ đối diện với khách sạn Metropole, một cạnh kề vào phố Foures (Đinh Lễ)

Nếu Phủ Thống sứ xây sát ra mặt phố, thì Dinh Thống sứ sâu vào trong tạo thành một khoảng sân rộng. Ngày nay Dinh Thống sứ là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Dinh Thống sứ xưa kia

38028141.jpg

Và Bộ LĐTBXH bây giờ

38028177.jpg
 
Last edited:
Bức ảnh này chụp một góc quảng trường Chavassieux, với đài phun nước Con Cóc ở giữa, phía trái là khách sạn Metropole với mái vòm cũ, và phía bên kia đường là Dinh Thống sứ.

Quảng trường này hiện tại gọi là vườn hoa Diên Hồng, nhưng người dân vẫn quen gọi là vườn hoa Con Cóc. Nhưng có lẽ sẽ quay lại sau, khi viết về các tượng đài của Hà Nội.

38028124.jpg
 
Last edited:
Phủ Toàn quyền

Cùng với việc xây dựng toà Phủ Thống sứ ở cạnh hồ Gươm, Toàn quyền Paul Doumer cũng quyết định chọn khu vực phía Tây của Hà Nội là nơi đặt Trung tâm của Đông Dương.

Vốn trong Sài Gòn đã có công trình Dinh Norodom là dinh Toàn quyền, khi Toàn quyền Đông Dương sinh hoạt và làm việc tại đây. Nhưng Hà Nội mới chính thức là Thủ phủ của Liên bang Đông Dương, nên cần phải có Phủ Toàn quyền tại Hà Nội.

Một phần của Bách Thảo được cắt ra làm Phủ Toàn quyền Đông Dương, khối nhà rất bề thế thể hiện quyền uy được xây dựng từ năm 1901, mãi đến 1906 mới xong. Theo thiết kế ban đầu, hai bên còn có hai khối nhà bổ trợ, tạo thành hai cánh của khối chính, tuy nhiên do thiếu tiền nên kế hoạch này không thực hiện được.

Phủ Toàn quyền có tính chất lễ nghi hơn là làm việc. Một khối nhà là khác là nơi làm việc của bộ máy cai trị được xây lùi vào trong vườn cây, do đó từ bên ngoài chỉ thấy toà Phủ đứng sừng sững. Dinh toàn quyền đó ngày nay là Toà nhà chính phủ.

38028343.jpg


Sau năm 1945, Phủ Toàn quyền Đông Dương đổi thành Phủ Chủ tịch, và đến cuối thập niên 90, theo phong trào, người ta xây thêm một đài phun nước với kiến trúc kệch cỡm ở đằng trước !

38028346.jpg
 
Last edited:
Căn phòng trang trọng nhất của toà Phủ Toàn quyền - hay Phủ Chủ tịch, là Phòng khánh tiết. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng nhất. Ảnh chụp cái này thì đành phải sưu tầm, không có cách nào khác.

38064376.jpg


38064379.jpg
 
Last edited:
Khu Phủ Toàn quyền Đông Dương nhìn ra bãi đất trống rất rộng, vốn trước kia là phía Tây của hoàng thành Thăng Long. Họ làm quảng trường lớn nhất Hà Nội tại đây, theo một số bản đồ quy hoạch thì nơi đây là một vườn hoa rất lớn, với một số con đường đan chéo.

Tuy nhiên, thời gian đầu sau khi xây xong Phủ Toàn quyền, thì khu đất vẫn còn trống trải, trong ảnh thấy cả trâu bò thản nhiên gặm cỏ, và một vũng nước lớn nằm giữa bãi đất. Toà cổng ba lối đi chéo vào Phủ Toàn quyền đến nay đã không còn.

38028356.jpg


Bức ảnh trên cao chụp toàn bộ khu Quảng trường (mà người Pháp dự định gọi là vườn hoa Puginier) khi đã hoàn chỉnh hơn. Con đường dài chính là Hùng Vương hiện nay, bên phải là đường Puginier (Điện Biên Phủ). Đường bên trái đi vào khu Phủ Toàn quyền, nay là vị trí của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vòng tròn chính giữa kia năm 1945 là nơi đặt Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập, hiện nay là vị trí cây cột cờ.

38028363.jpg
 
Last edited:
Phủ Chủ Tịch ngày nay, với cánh cổng sắt uốn, và hai chòi gác hai bên. Hai chòi gác này vuông vức giống như hai chòi ở Dinh Thống sứ, nhưng cửa nhìn về phía trước quá bé, nên trông có vẻ tăm tối.

Các chòi gác được xây ở những công trình sau này như Sở Tài chính (Bộ Ngoại giao ngày nay), viện Pasteur được thiết kế đẹp hơn nhiều hai cái này.

38028352.jpg
 
Last edited:
Bản đồ 1902

Tấm bản đồ vẽ Hà Nội năm 1902 cho thấy quy hoạch đã khá hoàn chỉnh.

Khu hoàng thành đã bị "xẻ" thành các mảnh, nửa phía Đông thuộc về quân sự, nửa phía Tây thành quảng trường. Phía bắc của thành cổ vẫn còn hồ nước lớn.

Trong khu phố cổ vẫn còn hồ Thái Cực, khu phía Nam thành cổ, phía Nam thành phố vẫn còn nước ngập mênh mông.

38013327.jpg
 
Last edited:
Nhà Hát Lớn

Năm 1901 không chỉ là năm xây Phủ Thống sứ, Phủ Toàn quyền, mà còn khởi công xây công trình tốn kém nhất, mất nhiều thời gian nhất, và có lẽ cũng là đẹp nhất của Hà Nội: Nhà Hát Thành phố.

Nhà hát xây từ năm 1901 đến 1911 mới xong, tuy thua xa Nhà hát Paris, nhưng là đẹp nhất trong số các nhà hát tại các thuộc địa của Pháp. Các tài liệu viết về nhà hát trên mạng có không ít, mà tôi thì chẳng thể viết hơn, cho nên chỉ đưa vài cái ảnh thôi.

38169982.jpg


38170238.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,639
Bài viết
1,154,259
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top