What's new

Mật mã Tây Giang: Hành trình đi tìm Bùa yêu

Chúng tôi là một bọn người Kinh, chưa vợ chưa chồng, đầu đôi thứ tóc, tuổi ngấp nghé ba mươi.
Như bao bọn người kinh ế ẩm khác, chúng tôi mơ mộng về những cuộc tình, kiểu tình yêu sét đánh, chí ít cũng như Chí Phèo - Thị Nở hay vợ chồng A Phủ. Nhưng tình nơi đâu mà sao chẳng đến???

Một ngày đầu hè, mặc kệ gió mùa về, mặc kệ bão số 1 đang biến hóa khôn lường trên biển, chúng tôi đọn đồ, quấn khăn rằn, áo mũ, bắt xe khách rẻ tiền, đi Tây Giang. Tôi mơ mộng, rộn ràng. Lũ người Kinh bạn tôi chắc cũng thế

Nơi ấy chả có gì, nhưng người với người vẫn yêu nhau nhờ bùa ngải. Đó chỉ là một truyền thuyết, hay là một sự thực hiện hữu trên dãy Trường Sơn.
Thôi thì đi mới tỏ.

Ngày bé, tôi níu áo ngoại rồi hỏi: Sao người làng mình cứ đi về phía Đông?
Bà tôi cười hiền từ: Vì người Việt vốn là dân đi Biển, đàn ông đi ra biển đánh cá, họ đi về phía Đông để kiếm cái ăn, còn phụ nữ, họ yêu thương đàn ông, nên đi về phía biển để chờ đợi.
Lớn lên, tôi không đi về phía Đông như bao người phụ nữ khác, lại cứ ngược lên phía Tây. Tôi không muốn chờ đợi người đàn ông của tôi, nên tôi nên núi tìm chàng. Hay chăng đó là lời bao biện, cho việc mê những con đường thuộc về phía Tây tổ quốc...

Bạn tôi hớn hở bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng chờ đợi. Kẻ thì bay từ Sài Gòn về Hà Nội để lên xe khách, đi cùng đoàn.
Ngày chúng tôi đi, gió sông Hồng thổi phần phật, có ngờ đâu rằng, hành trình đi tìm bùa yêu khó khăn mới chỉ bắt đầu.
18h30, tôi uống thuốc ngủ, co ro nằm trên chiếc giường bé tý tẹo của một chiếc xe chở toàn hàng là hàng. Những kẻ to xác, chắc vì mải nghĩ đến hạnh phúc bùa yêu, mà cắn răng chịu đựng đi ngủ. Đoàn người Kinh bỏ lại thủ đô mưa giông...
 
Mình sẽ viết tiếp bài, xin phép nợ các bạn ảnh minh hoa,vì chưa có time up lên. Mình sẽ edit bổ sung lại sau vậy nhé
 
Chuyến đi mới kết thúc không lâu, mà bây giờ đầu óc tôi đã lú lẫn tất cả. Tôi cố gắng để nhớ tên bản làng đầu tiên chúng tôi đến thăm ở Tây Giang, mà không được. Tôi chỉ nhớ nó nằm cách đường Hồ Chí Minh 5km, đường đất đỏ. Con đường mới mở, đi qua cầu treo, men theo vách núi và con suối nhỏ vào tận bản. Bữa ấy, trời chưa kịp mưa. Mà nếu mưa thì chắc lũ chúng tôi cũng không mò mẫm được vào bản Cơ Tu ấy.

Đó là nơi mà chúng tôi đã dành nhiều thời gian hơn tất thảy, để lê la trên từng góc nhỏ của nhà Gươi, và nghe Mẹ Cơ Tu kể chuyện.
Ở đó không có điện, nhưng mắt trẻ con vẫn sáng.
Ở đó không có nước sạch, nhưng lòng người vẫn trong.
imgp2098_1334244077.jpg

Bên bếp lửa hồng của Mẹ, một lũ người Kinh và mấy em nhỏ Cơ Tu nghe Mẹ kể chuyện. Đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh đã đi làm nương rẫy, chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ. Hôm ấy là cuối tuần, lớp học đóng cửa. Lớp học chính là bảng đen phấn trắng, bàn ghế kê giữa nhà Gươi.
Trong lớp học giờ đây, gã xế già lăn lóc ngủ. Đêm qua gã có một đêm trắng, tôi đoán vì rạo rực chuyện sắp tìm được Bùa yêu nên mất ngủ mà thôi.

Suốt cả chuyến đi ấy, điều lưu lại trong lòng tất cả là sự thân thiện, hồn hậu của những người con của rừng núi Trường Sơn. Những người Cơ Tu lúc nào cũng mở lòng, mở dạ để đón chào và kể chuyện cho chúng tôi nghe. Có thể là câu chuyện của cộng đồng họ, cũng có khi là câu chuyện của chính cuộc đời họ.

Bếp lửa ấm hồng của Mẹ cứ giữ chân chúng tôi mãi. Lúc ấy tôi đã ước, giá mà không phải đi tiếp nữa, cứ ở lại đây cho hết kỳ nghỉ có phải tuyệt biết bao. Nhưng còn bùa yêu, còn lời giục giã của mẹ cha đang để ở quê nhà, 6 người Kinh lại thu dọn sự thảnh thơi để lên đường.
 
Last edited:
Đọc những gì bạn viết, mình hình dung bạn có một chuyến đi thật thú vị! (c)
Một lối hành văn dí dỏm và sâu lắng! Tiếp tục chờ bạn đấy! (nhớ post thêm hình để thêm lôi cuốn và sinh động nhé!)
 
Chả hiểu sao mình load ảnh toàn lỗi, muốn update ít ảnh để các bạn đọc đỡ rối mắt vì toàn chữ là chữ. Tối nay mình sẽ thử lại, mình khỏi ốm rồi, cảm ơn mọi người!
 
Ngày còn mài quần trong giảng đường đại học, câu chuyện mà tôi nhớ nhất từ người thầy của mình là câu chuyện về tục săn đầu người của người Cơ Tu. Những sợ hãi xưa cũ đã không còn nữa khi tôi đặt chân đến mảnh đất vốn hoang dại của cộng đồng này.

Câu chuyện về những chiếc đầu người treo lủng lẳng quanh nhà Gươi chỉ còn trong quá khứ xa xôi. Một bản làng hùng mạnh, không còn là một bản làng có nhiều đầu người nhất. Thay vào đó, đầu thú rừng được treo khắp nhà, cùng với súng săn và cung tên. Thêm vài ba chiếc bằng khen, ảnh Bác Hồ được treo trịnh trọng. Cách mạng đã làm thay đổi tất cả, trong sợi dây hiền hòa và nhân ái.
Những căn nhà Gươi quá khứ nhuốm máu, máu tượng trưng cho mùa màng bội thu, cho sức mạnh của một tộc người - giờ đây trở nên bình lặng dưới trời Trường Sơn xanh thẳm.

Vẫn phảng phất lại đó, một chút gì đó của những ngày tháng sinh tồn cũ, tường nhà Gươi của người Cơ Tu không bao giờ bịt kín như các nhà cộng đồng khác, mà là những tấm ngỗ ngang, ghép thưa như chiếc cửa sổ dài. Tại đó, ngày xưa, khi những ngày cả bản làng tụ hội, người ta vẫn có thể quan sát được xung quanh, tránh kẻ thù và thú dữ.

Còn bây giờ, tường nhà ấy, là nơi mà lũ chúng tôi ngồi dựa vào, nhìn mơ màng về phía những nóc nhà lô nhô, nơi những đứa trẻ con mắt sáng, tóc xoăn, da ngăm đen đang chơi đùa, vui vẻ với bài ba chiếc kẹo rẻ tiền mà người lạ mặt mang đến.
imgp2061_1334244689.jpg
 
Last edited:
Mình là mình định like cơ nhưng mà thấy bảo chở hẳn 1 container bùa yêu về mà chả chuyển cho lũ Kinh già cái nào là mình dislike ế :T
 
Mình là mình định like cơ nhưng mà thấy bảo chở hẳn 1 container bùa yêu về mà chả chuyển cho lũ Kinh già cái nào là mình dislike ế :T
Lão trọc ạ, e là con buôn mà:D Không ngoan là cứ cho bọn Kinh già ế ẩm, còn có bạn chơi cùng. Chứ chả nhẽ mình ế 1 mình.
 
Mình đã từng biết đến tây, đông, nam giang rùi cũng đang ấp ủ 1 chuyến đi lên đấy. Bài viết của ban khá hay hvong mình sẽ có thêm chút kinh nghiệm trước khi đi...hóng............
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,645
Bài viết
1,154,414
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top