What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:

Ga Gorkovskaya trên đảo Petrogradsky



Một sân chơi trẻ em trong công viên



Chiếc cầu đi dạo trong công viên



Tượng đài kỷ niệm tàu phóng lôi Steregushchy. Năm 1904, thủy thủ đoàn tàu đã tự đánh đắm tàu và hy sinh cùng tàu để không cho nó rơi vào tay người Nhật. Theo tôi đọc tài liệu của phía Nhật thì do tướng lĩnh và quân đội Nga chỉ đàm phán đầu hàng với quân Nhật sau khi đã chiến đấu kiên cường và cạn hết lương thực và đạn dược (trong Chiến tranh Nhật-Nga 1904-05) nên người Nhật rất kính trọng tù binh Nga. Trong khi đó đối với quân Mỹ đầu hàng Nhật trong WW2, người Nhật đối xử tàn tệ và khinh miệt.







Hãy trông nhóm trồng vườn này: có thể nghĩ đây là một gia đình đến làm việc "Thứ Bảy". Nhưng rất có thể là công nhân lao động Nga thích mặc thế này cho tự tin chăng? Cực kỳ tò mò!



Nhà nguyện Ba Ngôi.
 

Tại đây, giống như trước Quảng trường Lubianka ở Moskva, cũng có một tảng đá từ Đảo Solovetsky. Ghi chú ở 4 góc là "Tưởng nhớ các tù của GULag", "Tưởng nhớ các nạn nhân của Khủng bố Đỏ", "Vì những người đấu tranh cho tự do" và một dòng trong "Bản Cầu hồn" của Anna Akhmatova "Хотелось бы всех поименно назвать..."



Ngay đó là một bác say...



Thay vào chỗ chiến hạm Rạng Đông là một tàu buồm làm nhà hàng nổi.



Cầu Troitsky



Thánh đường Hồi giáo



Mỗi khung cửa sổ đều có một mơ ước... Sankt-Peterburg là quê hương của "Bác sĩ Aibolit" của Korney Chukorsky và "Thuyền trưởng Vrungel" của Andrey Nekrasov.



 

Ngôi nhà của Piotr I ("Cung điện gốc" hay "Ngôi nhà Đỏ") xây năm 1703 trên hòn đảo ở cửa sông Neva vừa chiếm được từ tay Thụy Điển. Việc xây dựng rất chóng vánh có 3 ngày (từ 24-26/5) Đây là nơi ở đầu tiên của Sa hoàng và cũng là công trình đầu tiên của Sankt-Peterburg.

Địa điểm này do chính Piotr I chọn, ông ra lệnh đốn cây và dùng làm gỗ xây dựng ngôi nhà. Ta không biết ai là người đã xây nên ngôi nhà này, nhưng cách đẽo gỗ, xử lý gỗ súc, bố trí mặt bằng nhà và hình dáng cửa sổ được thực hiện theo kiểu dân gian Thụy Điển.

Piotr I yêu cầu mọi công trình ở Sankt-Peterburg đều phải có nét giống kiến trúc Amsterdam nên ngài ban hành một sắc lệnh theo đó ngôi nhà nào trong thành phố phải xây bằng khung gỗ hộp. Trong trường hợp đó, các súc gỗ phải được ốp bằng ván và sơn màu đỏ và thiết kế nhìn cho giống nhà gạch xây kiểu Hà Lan. Vết tích sơn phết như vậy được phát hiện khi trùng tu ngôi nhà này trong những năm 1973-1975.

"Cung điện gốc" là cung điện nhỏ nhất trên đời với kích thước dài 12m, rộng 5,5m và cao 2,72m (Piotr thích trần thấp). Gồm 3 phòng, một phòng làm việc 23,5 m2 nơi Sa hoàng làm việc, phòng ăn 17 m2 và phòng ngủ nhỏ 6,75 m2. Ngoài ra còn gian tiền sảnh nhỏ 5,3 m2. Bộ mái ban đầu có trang trí ở mỗi đầu một khẩu cối mortar với 2 viên đạn đang cháy. Các biểu tượng này (thất lạc vào tk 18) ám chỉ chủ ngôi nhà là một quân nhân.

Piotr chỉ ở có vài tuần trong cung điện này. Ông phải rời Peterburg vào cuối mùa hè 1703. Sau Đại chiến Bắc Âu trở về, một cung điện khác, Cung điện Mùa Đông ấm áp (nằm ở vị trí ngày nay là Cung điện Bờ sông) đã hoàn tất, nên ngài không còn cần cung điện nhỏ bé này nữa.

Năm 1723, theo lệnh Piotr, một vỏ bọc bằng gỗ được xây trùm lên để bảo tồn cung điện này để "gìn giữ cho thế hệ sau". Toàn bộ trở thành một "bảo tàng" đầu tiên trong lịch sử Nga. Sau đó, trong tk 19, vỏ bọc gỗ được thay bằng ngôi nhà gạch trùm lên.
 

Cung điện của Piotr.











Phòng ăn 17 m2. Bên trong là các vật dụng sắt và thủy tinh sản phẩm các xưởng của Nga.






Ta thấy dấu vết sơn màu đỏ và các vạch trắng để giả làm tường gạch xây. Các dấu vết này được phát hiện trong lần trùng tu 1973-1975.


 

Thuyền buồm. Đầu tk 18. Do chính tay Piotr Đại đế đóng.
Để ý khẩu pháo nhỏ ở đuôi thuyền - đây là khẩu pháo lệnh để thông báo thuyền của Piotr đi và về theo số phát pháo bắn ra đã quy ước trước.



Phòng ngủ (6,72m2). Gần chỗ chậu rửa ráy có cây gậy chống của Piotr và mẫu bàn tay rèn bởi chính tay Sa hoàng năm 1707.
Mẫu bàn tay rèn bởi chính tay Sa hoàng năm 1707. Áo khoác của Piotr - Đầu thế kỷ 18.



Căn phòng rộng nhất 23,5m2 là phòng làm việc của Piotr Đại đế. Trên bàn là ống tẩu của Piotr. Chiếc ghế bành gần bàn là chính tay Sa hoàng đóng ra. Từ 1740-1929 căn phòng này được dùng làm phòng nguyện.



Để ý khẩu pháo hiệu trên bàn viết, cạnh cây bút lông ngỗng. Khẩu pháo hiệu này có thể dùng làm pháo lệnh, có thể dùng để phát mật hiệu nhận biết địch ta (cả 2 bên cùng bắn, cộng lại tròn 6 chẳng hạn). Có lẽ trong Chiến tranh Trịnh-Nguyễn ở VN cũng dùng pháo hiệu như vậy chăng?


 
Bảo tàng còn trưng bày các hình ảnh liên quan

Đại chiến Bắc Âu giữa Thụy Điển và Nga. Bên trái là Vua Thụy Điển Karl XII. Bên phải là Sa hoàng Piotr I. Ở giữa là bản đồ vùng cửa sông Neva và hồ Ladoga cuối tk 17. Chú thích tiếng Nga cho hay, từ tk 9, sông Neva được xem như là khởi đầu của con đường vĩ đại từ xứ Viking tới Hy lạp.


Bản đồ thiết kế pháo đài tại cửa sông Neva của Thụy Điển năm 1664.



Hình vẽ bên trái mô tả cảnh quân Nga tấn công thành Noterburg năm 1702



Tranh vẽ cảnh trận Poltava ngày 27/6/1709.



Bản đồ vẽ khu vực phòng thủ cửa sông Neva của Thụy Điển năm 1698.



Bản quy hoạch đầu tiên của Sankt-Peterburg



Các mô hình quy hoạch mà Sankt-Peterburg học tập: Roma (ở trên) và Versailles (ở dưới).



Mô hình cung điện đầu tiên của Sankt-Peterburg
 

Nhìn từ phía Pháo đài Petropavlovsk. Bên trái là một tàu buôn treo cờ Anh, bên phải là tàu treo cờ Hà Lan



Ở giữa tất nhiên là thuyền buôn Nga.



Đây là "Cung điện đầu tiên"



Nữ hoàng Ekaterina I tương lai đang chăn gà.



Bản thiết kế phần vỏ để bảo tồn "Cung điện đầu tiên". KTS A.P. Pistsov. Tk 19.



Bên tráI; một phần bản thảo Sắc lệnh của Sa hoàng về việc xây dựng Sankt-Peterburg. Tác giả vô danh, đầu tk 17.
Bên phải: Cung điện đầu tiên trước và sau khi có vỏ bọc bảo vệ.



Các ảnh chụp vào cuối tk 19 - đầu 20.



Các vật dụng do Piotr tự tay làm.



Sinbad rời bảo tàng lòng đầy xúc động
 

Hãy xem các anh thợ sơn hàng rào người Nga. Chân đi dép tổ ong, áo xốc xếch lòi bụng phệ, cái xô đựng sơn y như thời Nikolenka, cây gậy sơn đương nhiên phải tung tóe mới đẹp. Ấy nhưng, họ vẫn là một dân tộc vĩ đại, một trong 3 dân tộc vĩ đại nhất thế giới: Mỹ, Trung Quốc và Nga. Theo Sinbad, Nga đại diện cho mối quan hệ giữa con người-thiên nhiên, trong khi Trung Quốc đại diện quan hệ con người-con người còn Mỹ là con người-xã hội. Không kẻ phàm trần nào đủ thẩm quyền phê phán một trong 3 dân tộc này.



Biển quảng cáo vở ballet "Feya Kukol" của Joseph Bayer (nhạc sĩ Nga), vở ba-lê mà Sinbad rất thích.



Dọc Đại lộ Kronverkskaya, đối diện Pháo đài Petropavlovsk. Sinbad thử đối đầu với gấu Misha.



Bảo tàng Lịch sử Pháo binh, thuộc một phần Pháo đài Petropavlovsk.
 

Tượng đài kỷ niệm các nhà cách mạng của Cách Mạng Tháng Chạp (1826): Kakhovsky, Muraviov, Apostol, Bestuzhev, Riumin.



Đài kỷ niệm Đại Công tước Mikhail Nikolaevich.



Nội dung trưng bày
1. Pháo tk 16- tk 19
2. Pháo tk 19-đầu tk 20.
3. Pháo thập niên 1930
4. Pháo và pháo tự hành 1941-1945
5. Pháo phòng không
6. Pháo và pháo tự hành sau 1945
7. Xe tăng và tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật
8. Tổ hợp tên lửa phòng không
9. Tổ hợp tên lửa chống tăng
10. Hệ thống đạn rocket phun lửa
11. Pháo binh nặng
12. Tổ hợp kỹ thuật công binh
13. Tổ hợp kỹ thuật trinh sát
14. Quảng trường
15. Xe tăng T-80










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,618
Bài viết
1,154,000
Members
190,148
Latest member
thuocphathai
Back
Top