What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Hy vọng bác Chitto không cảm thấy phiền khi mạo muội xen vào topic của Bác.
Xin góp thêm mấy hình ảnh về Nhà thờ Lòng sông (theo cách gọi của dân địa phương) tại Phước thuận - Tuy phước - Bình định (nằm sát Tp.Quy nhơn).

picture.php


picture.php


picture.php
 
Last edited by a moderator:
Theo những người đang ở trông coi tại Nhà thờ này (Các Xơ) , khu đất này đã được giáo hội sở hữu từ khoảng +/- 100 năm nay . Khu nhà ngang được xây dựng từ năm 1927 , nhà thờ chính được xây dựng vào năm 1934 , nay đã xuống cấp nhiều , đang giai đoạn sửa chữa lại một số hạng mục .

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php
 
Last edited by a moderator:
Nơi đây được lập ra để đào tạo những người quản lý các giáo phận từ Huế vào đến Ninh thuận .
Đây là giếng và bể chứa nước mưa để sử dụng (hiện nay bể chứa đã hỏng nhiều và không còn được dùng.

picture.php


Một điều đặc biệt là giếng nước nằm trong khuôn viên của nhà thờ này có nước ngọt , còn các khu vực xung quanh lại nước lợ (vì ở đây gần biển).
 
Last edited by a moderator:
Bị kết tội Đóng đinh

Sau khi bị bắt tại vườn Gethsemane, Giêsu bị giải đến trước các Tư tế Do Thái tại Jerusalem, và họ kết tội Giêsu phạm thượng khi tự cho mình là đấng Kitô, đấng Cứu chuộc, (cũng tức là Vua dân Do Thái) và kết tội chết.

Khi đó xứ Judea dưới sự cai trị của La Mã, và các án tử phải do tổng trấn Philatô nắm quyền khi đó phê chuẩn. Philatô không muốn xử tử một người không làm hại ai, cho rằng người tù không có tội. Ông ta đưa ra một tên giết người cướp của độc ác và bảo dân chúng chỉ được xử tử 1 người. Nhưng dân chúng điên cuồng đòi xử tử Giêsu, sẵn sàng thả tên độc ác kia.

Theo luật thời đó, chỉ lính La Mã mới được quyền xử tử. Trước áp lực của dân chúng và các tư tế Do Thái, Philatô buộc phải phê chuẩn án tử Giêsu, xử đóng đinh trên Thập giá.

Giuđa Itscariốt, trong cơn hoảng loạn, chạy đến đền thờ ném trả tiền bán Thầy, và treo cổ lên cành cây. Những đồng tiền ấy gọi là giá máu.

Những người lính La Mã - theo thông lệ - đánh đập tù nhân trước khi bắt tù nhân tự phải vác cây Thập giá đến chỗ đóng đinh mình. Một hình phạt khủng khiếp.


Hình ảnh từ bộ phim "Passion of Christ", bộ phim được coi là chân thực đến rợn người nhất về sự kiện này.

picture.php
 
Last edited:
Chặng đàng Thánh giá

Giêsu phải vác cây Thập giá của chính mình lên ngọn đồi Calvary (hoặc Golgotha), tức là đồi Sọ, bên ngoài cửa thành Jerusalem. Lính La Mã đội lên đầu Giêsu một vòng gai nhọn, chế nhạo gọi đó vương miện.

Giêsu bị đóng đinh trên đỉnh đồi, giữa hai tên tử tội khác cũng bị đóng đinh. Lính La Mã làm một tấm biển đề "Jesus người Nazareth, vua dân Do Thái" đóng bên trên đỉnh cây thập giá, mấy chữ này viết tắt tiếng Latin là INRI.

Chỉ trong ngày hôm đó, Giêsu chết trên thập giá. Người lính La Mã lấy giáo đâm vào cạnh sườn Giêsu để chứng tử, rồi cho người thân hạ xuống và đem chôn ngay trong ngày hôm đó tại chân đồi Sọ, vì hôm sau là ngày Sabath, không được làm việc.

Mười bốn điểm đánh dấu con đường Giêsu đã đi được gọi là 14 chặng đàng Thánh giá, từ chặng thứ nhất là nơi bị kết án, những lần ngã xuống dưới sức nặng của thập ác, nơi gặp bà Mary, lúc bị lột áo, bị đóng đinh, hạ xuống và khi đem vào mộ.

Hình ảnh Vòng gai, tấm biển chữ INRI, những chiếc đinh, 5 dấu máu (4 lỗ đinh ở tay chân, và vết đâm ở sườn) trở thành chứng tích thiêng liêng nhất đối với người Kitô giáo. Và hình ảnh Giêsu trên cây Thập giá là hình ảnh được vẽ, điêu khắc,... nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Hàng ngàn vạn bức vẽ, hàng triệu bức tượng mô tả thời khắc này.



 
Trong số vô vàn các bức tranh, tượng mô tả hình ảnh Giêsu bị đóng đinh của các tác giả hữu danh, vô danh, từ cổ đại, trung đại, cận đại đã từng được xem, tôi ấn tượng và thích nhất bức của danh họa Salvador Dali.

Bức tranh siêu thực với các chiều không gian đảo nhau rất ấn tượng, mô tả hình ảnh một người bị đóng đinh trên thập giá. Đó có thể là Giêsu, cũng có thể không (vì không có vòng gai, không có các cây đinh đóng ở tay chân), đó là cái nhìn của một Con Người xuống thế giới bên dưới. ...

Thực sự cũng không hiểu được ý nghĩa của bức tranh, chỉ cảm thấy nó in sâu vào tâm trí, mà mỗi lần nhìn thấy hình tượng Thập giá là dễ nghĩ đến nó.


picture.php
 
Last edited:
Phục Sinh

Cây gỗ chữ thập dùng để hành hình (Thập ác), từ sau Giêsu trở thành Thánh giá, là biểu tượng của Kitô giáo hiện nay.

Khi trước Giêsu đã nói rằng: Sau ba ngày ta sẽ sống lại, do đó các tư tế Do Thái nhờ lính La Mã canh giữ ngôi mộ khoét trong lòng đá dưới chân đồi Sọ nơi để thi thể Giêsu. Ngày hôm sau là lễ Sabath, mọi người đều phải ở nhà nghỉ ngơi, không ai đến thăm mộ ngoại trừ lính canh La Mã (không theo lệ Do Thái).

Ngày thứ ba (ngày chết là ngày 1, ngày Sabath là ngày 2, sau Sabath là ngày 3), bà Mary cùng những người phụ nữ đến để tẩm liệm lại thi thể Giêsu, thì nhận thấy trong mộ không còn gì nữa. Liền đó Giêsu hiện ra với Mary Madelena, rồi với các đồ đệ của mình trong căn nhà ở Jerusalem. Giêsu đã sống lại như lời tiên đoán, đó là ngày Phục Sinh.


Ngày Phục sinh là ngày nào, thì các nhánh Kitô giáo cũng không thống nhất với nhau. Ngày nay Chính thống giáo kỷ niệm khác với Công giáo.

Với Công giáo hiện nay, Phục Sinh được tính là Ngày Mặt Trời (Sunday = Chúa Nhật) đầu tiên tính từ ngày có Trăng Tròn đầu tiên tính từ sau ngày Xuân Phân. Cách tính này đến thế kỷ 16 mới cố định.

Năm 2009, Xuân Phân rơi vào 22/3, trăng tròn đầu tiên sau đó là Rằm tháng 3 âm lịch, do đó Phục Sinh rơi vào Chủ nhật 12/4, tức là một tuần nữa.

Nếu như lịch Do Thái hiện nay có Sabath là ngày Thứ Sáu (Friday), và vẫn lưu truyền chính xác liên tục từ cổ đại, thì Phục Sinh phải là Thứ Bảy (Saturday). Tuy vậy tính ngày mang tính truyền thống lâu đời, không thay đổi nữa.
 
Last edited:
Nhà thờ Mộ Chúa

Người Kitô giáo tôn thờ Giêsu là Chúa, và sự Phục Sinh của Giêsu là dấu chứng thiêng liêng huy hoàng nhất. Do đó nơi Giêsu chịu đóng đinh và Phục sinh trở thành nơi Cực Thánh, thiêng liêng nhất trên thế giới.

Thế kỷ 4, khi Constantine đại đế của La Mã theo Kitô giáo, ông cho xác định vị trí ngọn đồi Sọ của 300 năm trước, và ra lệnh dựng lên ngôi nhà thờ Mộ Chúa (Holy Sepulchre) ngay tại nơi đó.

Nhà thờ được các Hiệp sĩ Thập tự chinh dựng lại thật to, để làm nhà thờ, người ta đã phá toàn bộ cả ngọn đồi, để làm nhà thờ bao trùm lên cả đồi Sọ, nơi Giêsu bị đóng đinh, cả nơi Giêsu được hạ xuống tẩm liệm, cả ngôi mộ đục trong lòng đá cách đó một đoạn.

Nhà thờ Mộ Chúa ở Jerusalem ngày nay là nơi hành hương thiêng liêng nhất của người Kitô giáo.


Tảng đá được cho là thi thể Giêsu đã được đặt lên để tẩm liệm, sau khi hạ từ Thập ác xuống.
(Ảnh sưu tập trên Wikipedia).

picture.php

Lòng nhà thờ Cực thánh, nơi được cho là đặt thi thể Giêsu sau khi tẩm liệm, và cũng là nơi Giêsu Phục Sinh
(ảnh sưu tầm)

picture.php



picture.php
 
Last edited:
Thăng thiên

Theo kinh thánh Tân Ước, sau khi Phục sinh và nhiều lần xuất hiện với các đồ đệ (bấy giờ còn 11 người), Giêsu đã Thăng thiên, bay lên trời "ngự bên tay phải Thiên Chúa". Giêsu còn nói đến lần xuất hiện thứ hai của mình, ngụ ý ngày Phán xét cuối cùng, ngày Tận thế.

Các môn đệ đã chọn thêm một người để bù vào cho đủ số 12. Trong các lần hiện ra của mình, Giêsu đã chỉ định Phêrô (Peter) là người chịu trách nhiệm chính trong việc truyền bá lời giảng dạy của mình.

50 ngày sau khi Giêsu Phục Sinh, 12 môn đệ và bà Mary tập trung tại căn phòng Tiệc ly trước kia để cầu nguyện, họ vẫn còn yếu đuối và sợ hãi bị bắt, bị xử tội. Bỗng Thánh linh Thần khí Thiên Chúa tràn ngập, và đậu trên đầu mỗi người thành một lưỡi lửa. Từ đó 12 người tràn ngập lòng tin, sự dũng cảm, tràn ngập thần khí, đồng thời có thể nói được nhiều thứ tiếng khác nhau, và họ tỏa đi khắp nơi, rao giảng Tin mừng về Nước Thiên Chúa, tin mừng về Chúa Giêsu đã chết và Phục sinh.

Giáo hội Kitô giáo chính thức thành lập từ đó, và ngày đó gọi là lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Các tông đồ đi khắp nơi, cứ nơi nào có dân Do Thái sống là họ rao giảng, từ Damacus, Antiorch, sang cả phía Ai Cập. Tuy nhiên, họ vẫn chỉ dừng lại ở cộng đồng dân Do Thái.

Tiếp đó, cùng với 12 tông đồ, một vị khác rất nổi tiếng là Phaolô (Paul) tuy không phải đồ đệ trực tiếp khi Giêsu còn sống, nhưng có công lao rất lớn trong việc truyền bá ra ngoài các dân khác, và sang cả Roma, thủ đô đế quốc La Mã. Kitô giáo phát triển trong lòng tầng lớp dân chúng, giới cùng khổ, vì sự tiến bộ, nhân ái của giáo lý, hướng đến cái thiện một cách tuyệt vời.

Nhưng bản chất đó cũng ít nhiều bị thay đổi khi quyền lực và chính trị nắm lấy tôn giáo, đặc biệt là từ thế kỷ 4, khi Kitô giáo được Constantine đại đế của La Mã đưa thành Quốc giáo.


Hình ảnh Thánh thần Hiện xuống thành các lưỡi lửa trên đầu các Tông đồ, Phù điêu nhà thờ Phú Nhai, Nam Định

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,898
Bài viết
1,156,518
Members
190,255
Latest member
etaxi193
Back
Top