What's new
Khi đi phượt đến hội án bạn nên thưởng thức những món này

Không chỉ thu hút khách du lịch bởi cảnh đẹp nơi phố cổ, Hội An còn khiến người ta nhớ đến những món ăn ngon mang chất riêng. Lang thang phố cổ lúc đã lên đèn, thả đèn hoa đăng, lãng du trên thuyền hay thư thả thưởng thức những đặc sản của phố Hội trong không khí yên bình là những trải nghiệm không thể thiếu được đối với mỗi du khách khi đặt chân đến Hội An.

Cao lầu



Cao lầu là một món ăn đặc sản mà bất cứ ai khi đến Hội An cũng nên một lần ghé thử. Nguồn gốc của cái tên này rất thú vị. Khi xưa, các thương nhân tới Hội An buôn bán họ phải ăn món này ở trên “lầu cao” để vừa ăn, vừa trông coi hàng nên từ đấy cái tên Cao Lầu được hình thành.Một bát cao lầu đủ vị ngon có cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ vị chua, cay, chát, ngọt của rau sống, hương thơm của mắm, bột thơm, nước tương, nước thịt… và miếng tóp mỡ giòn tan trong miệng. Bạn có thể tìm ăn ở quán Bà Bé nằm trong khu chợ ngay đầu đường Trần Phú, quán đầu ngõ 69 Phan Châu Trinh, hay quán Hát ở ngã tư Trần Phú giao với Hoàng Diệu hay các nhà hàng cho khách nước ngoài ở dọc phố Bạch Đằng.

2. Ăn thử chiếc bánh mì "ngon nhất thế giới"



Cách đây không lâu, David Farley – phóng viên đài BBC chuyên viết về du lịch và ẩm thực đã nhận xét “bánh mì ở Việt Nam kỳ diệu nhất thế giới” sau khi ăn tổng cộng 15 ổ bánh mì ở nhiều tiệm khác nhau trên khắp Việt Nam. Một trong số đó có bánh mỳ Hội An.Thật vậy, ở Hội An có những tiệm bánh mì rất nổi tiếng với du khách nước ngoài, đó là bánh mì Phượng (Phan Châu Trinh), bánh mỳ Madam Khanh (Trần Cao Vân) và bánh mì bà Lành (Cửa Đại). Bánh mỳ Hội An với những lát thịt lợn, pate, dưa leo, rau thơm và loại nước sốt thịt đặc trưng vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua món ăn hấp dẫn này trong chuyến hành trình khám phá Hội An.Có nhiều mức giá cho bạn lựa chọn: từ 8 – 30.000 VNĐ/1 chiếc và tất nhiên là giá càng cao thì bánh mì càng ngon. Bánh mì thập cẩm luôn là sự lựa chọn số một.

Thưởng thức món mì Quảng đặc biệt



Mì Quảng là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Hội An. Nước Mì Quảng không đầy tràn như các món bùn khác mà chỉ xâm xấp nhưng thơm cay, đậm đà nhờ bí quyết pha chế và gia giảm đặc biệt. Ăn mì Quảng nhất định phải có các loại rau sống như cải con, búp chuối thái mỏng... ngoài ra không thể thiếu dĩa ớt xanh, đậu phụng quê rang, bánh đa, miếng chanh và chén nước mắm nguyên chất.Những gánh mì Quảng lề đường trông giản dị nhưng lại cho những tô mì tuyệt ngon!

Cơm gà

Cơm Gà là món ăn khá nổi tiếng ở Hội An. Món này được yêu thích tới nỗi có cả một tờ báo du lịch dành một phần để viết về nó. Bằng sự khéo léo tỉ mỉ, người Hội An đã dụng công chăm chút từ hạt cơm, thịt gà đến nước chấm và các đồ ăn kèm để món cơm gà của mình trở nên đặc biệt, khác hẳn món cơm gà ở những nơi khác.Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Cơm sau khi nấu sẽ có màu vàng của nghệ, mùi thơm của lá dứa và vị béo ngọt của nước gà.Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Gà sẽ được làm sạch, lấy hết tiết, rồi bỏ vào luộc lúc nước còn nguội. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng.Địa chỉ: Du lịch Hội An bạn có thể ăn cơm gà phố Hội ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh), cơm gà Bà Hương – Kiệt (hẻm) Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga….

Thịt nướng

Thịt nướng là món ăn ở đâu cũng có, thế nhưng ai đã một lần nếm thử thịt nướng ở Hội An đều phải thừa nhận thịt nướng ở đây ngon. Thịt dùng để nướng là thịt ba chỉ được ướp kĩ được ướp xong sẽ được kẹp vào que và buộc bằng lá dong để không bị bung ra.Trải một lớp bánh tráng cuốn lên lòng bàn tay, gỡ nhẹ lớp bánh ướt mỏng rồi cuốn kèm theo rau sống và thịt nướng, chấm vào nước xốt và đưa lên miệng, bạn sẽ cảm thấy vị ngọt đặc trưng của thịt heo cùng với hương thơm từ tỏi, hành, sả, chút cay cay của ớt hòa quyện với nhau thật khéo léo và vô cùng hấp dẫn. Một xiên thịt nướng thường có giá 5 ngàn đồng.

Bánh hoa hồng trắng (Có nơi gọi là Bánh bao "cặp kè" bánh vạc)



Đến Hội An, muốn dùng thử món đặc sản này, bạn đừng quên ghé vào nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ.Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Người ta đem gạo vo kỹ, ngâm với nước dứa nửa ngày rồi xả lại nhiều lần bằng nước giếng Bá Lễ. Sau đó, gạo được xay thành bột rồi chắt lọc qua khoảng 10-15 lần nước cho đến khi bột thật trắng, bột lọc càng kỹ thì bánh càng dai càng ngon.Tiếp đó, họ nhồi bột thành những thuôn dài rồi xoay vòng để tạo thành một miếng bột nhỏ. Miếng bột này lại được vê nhẹ vòng tròn để nong dần ra, từ từ trở thành vỏ bánh mỏng dính mà không cần phải cán bột như cách thông thường.Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An. Sau khi có nhân bánh, người ta cho nhân vào giữa vỏ bánh rồi túm lại thành hình quai vạc để làm bánh vạc và viền nhẹ vỏ bánh thành hình dáng như một hoa hồng để làm bánh bao. Nặn bánh xong, người ta đem hấp cách thủy chừng mười phút, bánh chín thì vớt ra. Cuối cùng là xếp bánh ra đĩa rồi cho một lớp hành phi lên và ăn cùng nước chấm pha chế từ nước luộc tôm. Bánh ngon là bánh có vỏ vừa trắng vừa mềm vừa dai, nhân thơm.Công đoạn làm bánh đã khá tỉ mỉ, đến nước dùng cũng không hề dễ dàng. Người pha chế nước mắm phải chú ý hội tụ đủ ba vị chua, cay, ngọt. Vị ngọt vừa đủ, không quá chua và đặc biệt ớt dầm vào chén nước mắm phải vừa là ớt xanh và đỏ. Có như vậy thì chén nước mắm mới thơm nồng và còn nguyên màu vàng sóng sánh.

Hoàng thánh



Hoành thánh là một món ăn đặc trưng của Hội An. Món ăn này có bán ở mọi nơi, từ chợ cho đến các nhà hàng. Hoành thánh bán cả ngày nhưng thích hợp nhất là ăn vào tầm giờ chiều để lót dạ trước khi ăn những món chính khác như là cao lầu, mì Quảng.Hoành thánh được chia làm 3 loại là hoành thánh súp, hoành thánh chiên và hoành thánh mì. Một tô hoành thánh súp sẽ có khoảng 5, 6 miếng bánh cùng với 2,3 lát thịt heo xíu mại ở trên. Còn tô hoành thánh mì thì có ít hơn, phần mì bên trong cũng được tự làm từ phần bột ban đầu. Sợi mì của hoành thánh nhỏ lại không quá dài nên dễ dàng thấm gia vị hơn, ăn lại mềm và ngon hơn rất nhiều. Giá của mỗi tô hoàng thánh đủ vị giao động từ 25.000 - 30.000 đồng.

(Huyền Thanh - Sưu tầm)

Nguồn :
http://hotelvietnam.net.vn/nhung-mon-an-nhat-dinh-phai-an-khi-den-hoi-an-p1.html
 
Re: Khi đi phượt đến hội án bạn nên thưởng thức những món này

đang đói mà nhìn mấy món này cầm lòng sao dc. K biết ở vùng nào ta
 
Cà Ri Chay và Bì Chay Ăn Với Bánh Mì Thơm Ngon

[ MÓN NGON DỄ LÀM ] Cà Ri Chay và Bì Chay Ăn Với Bánh Mì Thơm Ngon
[video=youtube;X6fGa0pNANo]https://www.youtube.com/watch?v=X6fGa0pNANo[/video]
 
Nét văn hóa trong ẩm thực Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới, với dân số trên 1 tỉ người, đồng thời là nước lớn thứ 7 về diện tích. Chính vì vậy, Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú. Trong đó, văn hóa ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng.

Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay. Có lẽ xuất phát từ cách ăn này mà đưa đến sự khác biệt rõ nét trong cách chế biến các món ăn. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của quốc gia này nên trong bữa ăn cơm vẫn là món ăn chính. Tuy nhiên, cách nấu cơm thì lại hoàn toàn khác. Gạo được xào với dầu hoặc bơ trước khi cho nước vào để nấu và khi cơm sắp chín còn cho thêm: tiêu, hạt cumin hay quế…
Bên cạnh đó, cách chế biến món ăn của người Ấn cũng chịu ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận và tôn giáo. Người Hồi giáo kiêng thịt heo trong khi người Ấn giáo lại không dùng thịt bò. Do đó thông dụng nhất vẫn là thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản. Các món thịt cũng được chế biến hết sức độc đáo.

Theo phong tục của người Ấn Độ, trong các bữa tiệc cưới hỏi hay các ngày lễ lớn thì món ăn không thể thiếu là cừu nấu với hạnh nhân, món thịt cừu nướng cũng được xem là món ngon nhưng có cách chế biến khá lạ. Thịt cừu được đặt trong nồi đất nấu trên bếp than hay bếp củi, trên nắp đặt than hồng. Như vậy, thịt cừu vừa thơm vừa giữ được vị ngọt nguyên thủy.

ZBye8E.jpg

Khi nói đến ẩm thực Ấn Độ không thể không nhắc đến gà Tandoori, người Ấn Độ ăn gà Tandoori ở “mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm”. Có thể nói nó là món ăn vừa bình dân nhưng cũng vừa sang trọng bởi nó xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày đến những bữa tiệc quan trọng, thịnh soạn.

Gà Tandoori không chỉ được ưa thích bởi vị ngon mà còn bởi màu sắc rất bắt mắt của nó, một đĩa gà Tandoori có thể biến một bữa ăn bình thường thành bữa ăn khá hấp dẫn và được ăn kèm với hành tây sống. Gà Tandoori chỉ dùng ngon khi mới vừa nướng xong, trước khi ăn nên vắt chanh lên miếng gà đó. Chính vị chua của chanh sẽ làm bớt đi phần nào độ cay. Để làm được món gà Tandoori, người ta phải lột toàn bộ da gà, để nguyên con. Để có mùi vị ngon thì phải kết hợp nhiều loại gia vị, trộn sữa chua, nước chanh nguyên chất, tỏi, gừng, rau mùi, hạt tiêu…

Sau đó, cho gà vào hỗn hợp gia vị trên rồi để trong tủ lạnh khoảng 8 giờ cho gia vị ngấm vào thân gà. Lấy gà ra khỏi tủ lạnh 30 phút trước khi nướng. Lúc này, gà được nướng lên có sắc màu vàng trông rất hấp dẫn.

FVYZgc.jpg


Món cà ri gà

Nhắc đến Ấn Độ không thể không nhắc đến cà ri – một món mà người nước ngoài coi là quốc hồn của ẩm thực Ấn Độ. Cũng giống như cơm của Việt Nam hay sushi của Nhật, cà ri là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Ấn Độ.

Có rất nhiều loại cà ri khác nhau, mỗi món mang một hương vị đặc trưng riêng bởi những nguyên liệu làm nên nó như: các loại rau tạo nên món Mixed Vegetable Curry và các gia vị làm nên món cà tím Masala (Baingan Masala) hấp dẫn, các món gà như Chicken Curry, Korma cay vừa, có thể không cay hoăc rất cay như Vindaloo, Kadhai thật ngon miệng… Và cà ri được nấu với rất nhiều khẩu vị khác nhau như: Cà ri trứng, cà ri hải sản, cà ri gà, cà ri bắp cải khô, cà ri rau củ… và thường nấu ở dạng khô.

Ngoài ra người Ấn Độ cũng dùng rất nhiều gia vị được làm từ trái cây như: dừa, me, xoài… để tạo độ chua, cay, béo cho món ăn và các gia vị này thường được rang khô trước khi nêm vào thức ăn để tạo nên hương vị đậm đà, lâu tan. Cùng ăn với cà ri là những loại cơm Như Biryani, Pulau.

2TBugs.jpg


Uttapam - một món bánh của Ấn Độ làm từ đậu lăng và gạo

Ẩm thực Ấn Độ có nét đặc biệt riêng bởi sự phối hợp hài hòa giữa các gia vị. Mỗi vùng miền của đất nước này lại có cách sử dụng gia vị cũng như chế biến các món ăn khác nhau. Sự đặc sắc trong các món ăn của miền Bắc Ấn Độ được thể hiện qua việc sử dụng một cách cân bằng các nguyên liệu thực phẩm như: sữa, bỡ sữa, sữa chua. Các món ăn thường không thể thiếu nước xốt.

Bên cạnh đó còn có một số các thành phần nguyên liệu khác được sử dụng thường xuyên như: ớt, nghệ và quả hạch… thì miền Đông lại có điểm đặc biệt của những món ăn vùng Orissa, Bengal và Assam thể hiện qua cách pha chế gia vị vào món ăn một cách tinh tế. Các món ăn tại các vùng này thường sử dụng mù tạc, cây thìa là Ai Cập, ớt xanh, sốt thì là.
Trong khi đó Các món ăn của miền Nam Ấn Độ có thành phần chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa và đặc biệt là nước cốt dừa, cà ri. Các món ăn của miền Nam Ấn Độ thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị như me, quả dừa, đậu lăng, cơm và một số loại rau. Các món ăn của miền Tây chịu ảnh hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha và các món ăn của Đông Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng của các nước lân cận như: Burma, Trung Quốc.
 
Lạ miệng với món Ốc Hương Nướng - Món ngon Phan Thiết

Ốc Hương là một món ăn rất được nhiều du khách ưa thích, có thể thưởng thức ở khắp các tỉnh thành ở Việt Nam. Nhưng với khách du lịch sành ăn, ngon và kích thích vị giác nhất chính là món ốc hương nướng trên bếp than hồng tại các quán ăn hải sản tại thành phố Phan Thiết.


Ốc hương là loài nhuyễn thể sống ở biển và là thực phẩm lành tính, cung cấp nhiều chất đạm, vitamin nhóm B và đặc biệt không có Cholesterol. Thịt ốc hương mềm, ngon ngọt và nhất là hương thơm (như tên gọi) nên là nguồn nguyên liệu để chế biến những món ăn ngon.


Riêng món ốc hương nướng nghe có vẻ mộc mạc nhưng qua sự sáng tạo của người dân vùng biển Phan Thiết món " ốc hương nướng" được nâng tầm qua những bí quyết trong cách nướng và chế biến món chấm ăn kèm!


Theo một số đầu bếp của các quán hải sản dọc đường Phạm Văn Đồng, ốc hương nướng trên bếp than hồng không thể làm nhanh theo yêu cầu của thực khách mà phải trải qua nhiều bước, nhiều khâu khi đưa ốc lên vĩ nướng.


Trước hết, nướng phải canh đúng thời điểm vảy ốc bong ra, để nguội bớt rồi chấm dầu ăn vào miệng ốc mới tiếp tục nướng tiếp. Chấm thêm dầu ăn để ốc hương nướng thêm vàng, thêm béo.


Với món chấm ăn kèm. Theo người dân Phan Thiết, ốc hương vốn kị nước mắm, dù là mắm ngon có tiếng của Phan Thiết cũng sẽ làm món ăn không còn ngon.


Để món nước chấm tăng thêm hương vị cho ốc hương nướng phải được pha từ gia vị, tương ớt, thêm chút tỏi thơm, vị ngọt của đường...Hay đơn giản là hổn hợp của chanh, muối, tiêu, ớt để ăn kèm sẽ thêm phần ngon miệng. Còn nếu thực khách thích vị cay có thể chọn xì dầu đặc, thêm chút me chua và vài lát ớt xắt cay là đủ.
 
Re: Lạ miệng với món Ốc Hương Nướng - Món ngon Phan Thiết

Ở Hà Nội cũng có nhưng mà chắc là không ngon bằng bản gốc rồi
 
Cá lóc chiên xù Phan Thiết.

Nếu kể tên những món đặc sản Phan Thiết thì không biết bao nhiêu là đủ. Với thời tiết như thế này thì thưởng thức một món ăn còn nóng, mới ra lò, thơm lừng là lựa chọn đầu tiên đối với những người đam mê ẩm thực Phan Thiêt. Và Cá Lóc Chiên Xù Phan Thiết là một trong những món được rất nhiều thực khách lựa chọn.



Những con cá to khoảng 1kg được làm sạch sẽ rồi mang chiên. Cá khi chiên không bị cạo vẫy nhằm giữ được cái vị ngọt của thịt cá và tạo thành màu vàng ươm đẹp mắt khi món ăn đã hoàn tất.



Và thưởng thức Cá Lóc Chiên Xù đúng điệu là cuốn với các loại rau sống như dấp cá, húng cây, húng lủi, quế, dưa leo, rau vạn thọ... Trong đó, rau vạn thọ và quế là hai loại rau không thể thiếu khi ăn kèm cá lóc chiên tại Phan Thiết.



Nước chấm ăn kèm là nước chấm me non, được làm từ những quả me non, xanh nên nước chấm có màu xanh khác biệt và vị chua rất riêng.



Tất cả gồm cá và rau cuốn vào bánh tráng dẻo chấm nước chấm me non tạo nên một sức quyến rủ khiến những ai đã từng ăn thì khó có thể quên.



Ngoài ra, nếu muốn đổi món bạn có thể gọi "Cá lóc hấp hành mỡ " thay thế nhưng cách ăn không khác nhau. Thịt ca hấp không săn và dai như món cá chiên xù nhưng bù lại, món cá hấp gần như được giữ lại trọn vẹn vị ngọt của cá.



Lớp mỡ hành được rưới đều lên trên càng khiến con cá trở nên thơm ngon, bóng bẩy hơn hết. Nếu lựa chọn vùng biển Phan Thiết làm nơi nghĩ mát thì bạn nhớ thưởng thức món cá " ngon lành " này nhé!.
 
Sò Điệp nướng hành mỡ - món ngon Phan Thiêt.

Trong các loại hải sản tươi sống dọc biển Miền Trung, nhất là vùng biển Phan Thiết , sò điệp khá phong phú, giá rẻ và cách chế biến rất đơn giản. Nhiều người cho rằng tuyệt nhất vẫn là món sò điệp nướng mỡ hành... Sò quạt là món ăn khá phổ biến trong thực đơn các món hải sản tươi sống Phan Thiết.



Sò điệp có hình rẻ quạt, trông rất đẹp. Chế biến món này ngon nhất là nướng mỡ hành hoặc nướng phô mai. Ăn tại bãi biển thường là nướng mỡ hành cho tiện. Sò rửa sạch đặt lên vỉ nướng và khâu rửa sò rất quan trọng bởi sò điệp có rất nhiều cát. Làm không sạch, cát còn lẫn trong thịt sò, ăn mất ngon.



Vì vậy, thường người ta ngâm sò trong nước và bỏ đói để sò "há miệng", thải cát ra ngoài. Người dân vùng biển Phan Thiết có bí quyết làm sò phải há miệng, nhả cát trong thời gian ngắn để kịp bán cho khách.



Sau khi làm sạch, nướng gần chín, hai mảng vỏ sẽ tự mở. Chan mỡ hành và một ít đậu phộng rang đập dập lên trên là có món hải sản tuyệt vời. Thịt sò quạt rất ngọt bởi chế biến khi còn tươi sống. Sò chết có vị hôi, không ăn được. Thịt sò dai và ngọt, cùng vị béo của mỡ hành, vị thơm và bùi của đậu phộng càng kích thích sự thèm ăn của thực khách.



Món này được chấm với nước mắm chua ngọt hoặc muối tiêu chanh. Dân địa phương khuyên thực khách nên nhắm chút rượu khi ăn vừa giúp tiêu hóa tốt và hạn chế dư đạm, khách không lo " chột bụng ".



Ăn sò nướng không thể vội. Khách tự nướng lấy mới hấp dẫn. Gắp thịt sò còn nóng hổi, ăn kẹp với rau răm, dắp cá thì thật tuyệt vời! Vị ngọt của sò, vị béo nhẹ của mỡ hành, vị cay cay của tiêu hòa quyện vào nhau, ngất ngây cả lưỡi! Nướng mỗi lần vài con hết lại nướng tiếp, nếu lại rai với ít bia, rượu...chuyện trò cùng bạn bè người thân sẽ thêm mặn mà...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,617
Bài viết
1,153,993
Members
190,148
Latest member
thuocphathai
Back
Top