What's new

Tây Tạng- Những ngày xanh nắng hạ

Tôi nghĩ ít có nơi nào có nhiều mây trắng giữa trời xanh đến thế

4776008077_a2f452bec4_z.jpg


4775806391_20d058d402_z.jpg


4776437864_29cc9624ed_z.jpg


và bầu trời lại gần với mặt đất đến thế

4775819369_4198a4b951_z.jpg


Một ngày bão giông gió cuốn của Hà Nội càng khiến nỗi nhớ những ngày xanh nắng của một nơi rất xa kia nôn nao nhiều hơn... Tôi sẽ chia sẻ cùng mọi người những kỷ niệm vui buồn đầy ắp trong hành trình đi tìm mây trắng vào những ngày tháng sáu trên xứ sở mái nhà của thế giới- Tây Tạng.

Hành trình của chúng tôi từ Hà Nội (2 người) như sau:

attachment.php


11 /6 : Hà Nội- Nam Ninh- Thành Đô
12/6 : Thành Đô- Lhasa
13/6 : Trên tàu Thành Đô- Lhasa
14/6 : Lhasa
15/6 : Tu viện Drepung và Sera
16/6 : Potala và Jokhang
17/6 : Tu viện Ganden và hồ Namtso (ngủ đêm tại Namtso)
18/6 : Từ Namtso quay lại Lhasa
19/6 : Lhasa- Gyantse, thăm Pelchor Chode, Dzong
20/6 : Shigatse (thăm Tashilhungpo)- Sakya
21/6 : Tu viện Rongbuk và Everest Base Camp (ngủ đêm tại EBC)
22/6 : EBC- Saga
23/6 : Saga- Paryang
24/6 : Paryang- Hồ Manasarovar (ngủ đêm tại khu vực hồ)
25/6 : Tới Darchen
26/6 : Ngày 1 của kora vòng quanh Kailash (ngủ đêm tại tu viện Dira-puk)
27/6 : Ngày 2 của kora quanh Kailash, vượt con đèo cao nhất của hành trình là Drolmo-la (5630m) (ngủ đêm tại tu viện Zutul- puk)
28/6 : Ngày 3 của kora quanh Kailash- Darchen- Tirthapuri- Guge Kingdom
29/6: Thăm Tsaparang, Tholing ở thung lũng Zanda
29/6: Guge Kingdom- Paryang
30/6: Paryang-Zhangmu
1/7 đến 4/7: Kathmandu

Thành Đô là địa điểm chúng tôi hẹn gặp và bắt đầu hành trình tới Tây Tạng cùng 2 nhóm bạn đồng hành bay từ TPHCM qua KL/BKK và 1 nhóm từ Bắc Kinh tới.
 
Last edited:
Hừm, ngày nào cũng vào đến mấy lần xem June làm gì, mà chả thấy làm gì, thật tình không biết phải làm gì :((
 
Trong lúc chờ June quyết định xem sẽ làm gì thì cho em hỏi hôm qua anh Quạt đã làm gì cùng June mà giờ nức tiếng gần xa???
 
Mời em sang topic Thơ văn nhà Phượt nhá !
Bạn June đang hóng bên í, chưa về đây ném đá được đâu ! =))
 
@ Lym, A Quạt & C Nheva: Thật tình là trong lúc chưa viết được gì thêm thì em đang phân vân không biết có nên đổi tên cái topic này thành "Tây Tạng mùa hè thì có những gì" mọi người thấy có gì hay ho hơn không????

Thôi để em quay lại với chuyến tàu Thành Đô- Lhasa và chuyện toilet đã nhỉ
............................................................................................................

Nói chung là cơ sở vật chất của tàu trong khoang giường nằm khá tốt và khá sạch. Trên tàu không hề nhiều các hành khách đến từ phương Tây mà đa phần là khách du lịch Trung Quốc và một số ít người Tạng. Người Trung Quốc thì có đặc điểm nói rất to và nói nhiều trong khi ở khoang giường nằm cứng không có cửa ra vào nên khá ồn ào và thi thoảng khói thuốc lá từ một số hành khách người Trung Quốc không hiểu có biết đọc nội quy tàu hay không bay luôn cả vào chỗ nằm của chúng tôi. Tôi nghĩ có lẽ ở khoang tàu nằm mềm với 4 giường/ khoang và có cửa tình trạng sẽ khá hơn nhiều.

Khởi hành từ Thành Đô lúc 9h tối ngày 12/6, con tàu dừng lại ở hầu hết các ga Quảng Nguyên, Baoji (Bảo Kê?), Lan Châu, Tây Ninh, Cách Nhĩ Mộc và Nakchu. Trước khi rời khỏi SimCozy chúng tôi được ông chủ khách sạn tặng 11 gói Vitamin C với lời nhắn kèm "the No 1 medicine to help you to refresh and avoid the high altitude sickness" nên lúc lên trên tàu ra sức cưỡng bức nhau uống dù mùi vị của nó cũng chẳng thơm ngon gì. Cũng vì thận trọng chuẩn bị sức khỏe cho cả hành trình dài mỗi ngày 3 bữa đều đặn chúng tôi đã uống đầy đủ các loại thuốc hoạt huyết dưỡng não, Diamox và các vitamin bổ dưỡng khác cho nên nhu cầu dùng toilet trên tàu đạt ở mức rất cao.

Tôi vẫn chưa quên ấn tượng một số toilet trên đường bộ đi Lệ Giang và Trung Điện từ vài năm trước và toilet trên chuyến tàu Nam Ninh-Hoài Hóa trong hành trình đi Hồ Nam nên lần này khá thận trọng với việc khảo sát toilet ngay từ lúc mới lên tàu. Nói chung nỗi vui mừng khi thấy trong toilet có đầy đủ giấy vệ sinh, nước rửa tay, nút xả nước có cả bằng 3 thứ tiếng Anh, Trung và Tây Tạng chẳng kéo dài được đến hết 2 giờ sau khi tàu khởi hành. Lavabo rửa tay cũng liên tục bị các hành khách người Trung Quốc làm tắc nghẽn bởi bã trà đã uống đổ xuống. Thật hiếm hoi khi được thấy những lúc toilet sạch sẽ trên tàu nên mỗi lần đi toilet là một lần phải có một người đi tiền trạm cho cả bọn và gửi thông báo cho những người còn lại. Nhân viên trên tàu nhiều lúc đi vào kiểm tra dọn dẹp nhà vệ sinh dù thấy bẩn cũng không hề dọn mà không hiểu vì sao.. Tới hết ngày đầu tiên, sau vài lần hứng đủ hậu quả tiền trạm, tôi kết luận với các bạn đi cùng trong nhóm về phát hiện của mình về một người phụ nữ Tạng không hề biết ấn nút Flush nên sẽ quyết tâm cải tạo tình hình.

Tới tận buổi tối đó tôi mới rình được lúc chị gái đi toilet. Đứng ngoài cửa toilet trong lúc tôi cũng khá căng thẳng lo nghĩ không biết làm thế nào để có thể nói chuyện với người Tạng được về mấy cái chữ người ta viết và cách hướng dẫn chị ta cách bấm nút thế này thế kia nếu mà chị ta vẫn để lại hậu quả như những lần trước đó thì đã nghe thấy tiếng xối nước ào ào. Thật ngạc nhiên và vui sướng biết bao sao chị ta tự dưng lại biến đổi thói quen lạ lùng thế mà không cần ai hướng dẫn!?.Tôi lập tức chạy về gọi đồng bọn ra tận hưởng một trong những lần hiếm hoi toilet sạch sẽ.

Chuyện toilet là thế nên Lym đừng ham hố chuyện đi tàu nữa nhé, ấn tượng về nó đậm nét hơn nhiều so với những cảnh quan trên tàu bắt đầu từ Tây Ninh trở đi bắt đầu rất đẹp với trời xanh mây trắng bỏng ngô rồi những đàn bò cừu dê nhởn nhơ trên những cánh đồng cỏ bát ngát, sông băng núi tuyết và đặc biệt là hồ Thanh Hải.

Lhasa tháng sáu đón chúng tôi bằng trời xanh mây trắng và hoa cải vàng rực rỡ dọc suốt chặng đường vào tới ga trung tâm.Lỉnh kỉnh với một đống hành lý chúng tôi là những hành khách cuối cùng rời khỏi tàu trong tiếng réo gọi vả cả quát nạt của nhà tàu.

Permit hoàn toàn không bị kiểm tra gì trong suốt hành trình trên tàu và kể cả khi tới Lhasa. 2 bạn guide của FITSnowland là Namsay và Pema chào đón cả đoàn bằng những dải khăn lụa trắng quàng quanh cổ.

attachment.php


Từ lúc đó tôi biết mình đã choàng lên mình tình cảm nồng ấm, sự hào hiệp mến khách và một mối nhân duyên nơi mảnh đất Chư Thiên này
 
Last edited:
Chúng tôi nghỉ tại FITSnowland nằm ngay trên phố Barkhor- khu vực trung tâm du lịch của Lhasa. Từ khách sạn chỉ vài bước chân là bạn đã tới chùa Jokhang- linh hồn của Lhasa và cả Tây Tạng. Khách sạn này nằm ở vị trí khá tiện lợi cho việc đi lại, mua bán và có đầy đủ các dịch vụ khách du lịch cần như internet (dù rất chậm), in sao đĩa CD/DVD hay giặt quần áo với giá cũng không quá đắt, đặc biệt nếu bạn lựa chọn việc ở phòng dorm phía ngoài.

Ở FITSnowland, một lần nữa 2 đứa chúng tôi lại gặp phải vấn đề với cái toilet trong phòng giá 50 tệ/ người và cũng rất buồn cho chúng tôi là toilet luôn là vấn đề nan giải trong suốt cả hành trình này.

Tôi nghĩ có lẽ không cần phải nói nhiều về Lhasa với cung điện Potala nằm ở độ cao so với mực nước biển nhất trên thế giới hay đền Jokhang vì gần đây thông tin chia sẻ về những nơi này đã rất kỹ lưỡng trong các topic bên mục Diệu kỳ châu Á, chỉ xin chia sẻ với mọi người một vài bức ảnh chụp phía ngoài Potala trong những thời khắc khác nhau trong ngày

Quảng trường trước mặt Potala khi bình minh lên

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Potala soi bóng dưới ao trong nắng hè gay gắt

attachment.php


Một góc khác phía ngoài Potala

attachment.php


Ngày thứ 2 ở Lhasa, một sự cố nghiêm trọng xảy ra khiến chúng tôi đã nghĩ không còn cơ hội vào trong Potala...
 
Last edited:
@ June: đổi tên thế nghe giản dị và hấp dẫn hơn đấy em ạ.
Hơn nữa sẽ rất tiện lợi cho em kể đủ thứ chuyện.
Tít kia hơi điệu đà và phảng phất style Bpk
 
Ngày đầu tiên ở Lhasa, chúng tôi khá thận trọng trong việc di chuyển vì vẫn khá mệt sau chuyến tàu dài. Lựa chọn nhẹ nhàng nhất cho ngày thứ 2 ở Lhasa là thăm thú các tu viện trong cự ly gần dưới 10km tính từ trung tâm là Drepung và Sera.

Drepung cách trung tâm Lhasa về phía Tây khoảng 8km, được coi là tu viện lớn nhất ở Tây Tạng và trên thế giới. Tại thời điểm năm 1951 tu viện này là nơi tập trung của cả 10.000 tăng sĩ nhưng hiện giờ con số tăng sĩ trong tu viện chỉ là vài trăm người. Hướng dẫn viên cho nhóm của chúng tôi quay sang thì thầm rằng hiện nay chính phủ Trung Quốc rất hạn chế số lượng tăng sĩ trong tất cả các tu viện ở Tây Tạng chứ không chỉ riêng ở tu viện này. Bản thân anh trước khi làm nghề dẫn tour du lịch cũng đã từng đi học vài năm ở chùa nhưng không đạt chứng chỉ tu vì nhà nước quy định một năm chỉ có một số lượng người nhất định được cho phép tu tại một tu viện. Chính vì thế nhiều khu vực từng là nơi sinh hoạt của các tăng sĩ trong Drepung giờ đã bị bỏ hoang. Một vài hạng mục khác trong tu viện cũng đang trong giai đoạn trùng tu, ngổn ngang gạch đá trên đường ra vào khiến tôi không còn hứng thú với việc chụp ảnh ở tu viện này. Tu viện Sera cũng không tránh được tình trạng bị giảm sút số lượng tăng sĩ như Drepung. Con số tăng sĩ 8000 một thời giờ cũng chỉ dừng lại ở vài trăm.

Chúng tôi tới Sera vào lúc 3h chiều để được mục sở thị hoạt động truy bài (monk debate) sôi nổi của các tăng sĩ phái Hoàng mạo trong một khu vườn rộng đầy cây xanh. Rất tiếc không thấy hoạt động đội mũ vàng như trong topic mà chị baxu từng viết mà chỉ thấy hoạt động có tính chất phô trương biểu diễn cho khách du lịch của một vài nhóm tăng sĩ. Thực ra để ý kỹ có thể thấy trong khi một vài nhóm các tăng sĩ đã cao tuổi chỉ ngồi lặng lẽ quan sát xung quanh thì chỉ có các tăng sĩ trẻ lúc thì hăng hái vỗ tay đánh đốp một cái

attachment.php


attachment.php


lúc thì phồng mồm trợn mắt và xem chừng có ý "dè bỉu" đồng môn vì có lẽ đã trả lời sai

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Nhưng cũng có lúc họ gửi lại những nụ cười thật tươi tắn

attachment.php


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,629
Bài viết
1,154,175
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top