What's new

[Chia sẻ] Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao

Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao


Xuân đã sang, sao vẫn còn gió đông.

Xuân, sao giá băng vẫn chen về nơi miền quê xa nghèo.

Xuân, sao trời như buốt lạnh.

Xuân, sao vẫn lòng vẫn lạnh giá…



Tôi đi Trung Nguyên những ngày xuân Sài Gòn mưa sao về quá sớm. Bầu trời quang đãng những ngày xanh nắng tháng 3 sao vội tối sầm khi chiều xuống. Một chiều hối hả chạy qua cơn mưa trên con đường nhiều những cơn trốt hoa dầu bay tung trong gió lốc, một đêm bó gối trong quán nhìn mưa lạ, nghe gió lạnh hun hút thông thốc lùa qua quán, sao thấy chùng sâu…


Rồi tôi đi.

Bạn hỏi, sao đi hoài?

Bạn hỏi, đi chừng nào về?

Bạn hỏi, lại đi một mình nữa sao?

Bạn hỏi, vẫn còn tiền để đi sao?

Bạn hỏi, không sợ những cơn mưa axit, mưa phóng xạ sao?


…….


Tôi hỏi, sao tôi đi?


Rồi tôi đi.


23.03.2011. Đêm tháng Ba, Sài Gòn mưa đổ trắng trời…​
 
09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …



Từ Gia Dụ Quan, tôi lên chuyến xe lúc 9 giờ sáng, đến thành Đôn Hoàng vào xế chiều. Bến xe Đôn Hoàng đã dời đến địa điểm mới nên tôi phải cõng balo đi lơn tơn vào phố một hồi mới xác định được phương hướng. Đi lon ton, gặp lại anh ku mắt vàng tóc xanh đi cùng chuyến xe cũng đang ngơ ngác đi tới đi lui. Nó bèn rủ rê đến ở cái Youth Hostel mà LP không nói đến nên lúc đầu tôi cũng hơi ngại. Chần chừ một hồi, 2 thằng nhảy lên taxi tới đó, mất 5Y cho 2 đứa, nghĩa là 2,5Y cho mỗi thằng. Ấn tượng đầu tiên là dân Đôn Hoàng rất thiệt thà!



Tới cái YHT đó, thì ra nó nằm gần cái bến xe hồi nãy tôi vừa nhảy xuống! Cái YHT này ngộ thiệt, là hostel cho dân du lịch bụi mà chủ nhân trẻ cùng nhóm nhân viên đều không biết tiếng Anh, được cái rất nhiệt tình nên hoa tay múa chân một hồi rồi cũng xong. Cũng may nhờ ở đây mà những ngày lang thang ở Đôn Hoàng thật tiện lợi, tỷ như lần mò đến được thành phố ma Yadan, hay biết được con đường chui vào đồi cát hát Minh Hà không tốn vé, tiết kiệm được 120Y (để rồi quy ra alcohol!!!)…



Xong xuôi, tôi có cả một chiều xanh, một đêm xuân để “khám”, “phá” Đôn Hoàng…



*******


Nằm sâu trong Gobi, cách thành Đôn Hoàng 180km về hướng Tây Bắc, hướng về Thổ Lỗ Phồn, “thành phố ma” Yadan chỉ cuốn hút được một số ít du khách tưng tửng không bị ánh hào quang của Mogao làm mờ mắt, còn đủ tỉnh táo để lò dò khám phá Dunhuang & Gobi.


P4100080-2.jpg



P4100119-2.jpg

Thành phố ma Yadan mờ trong gió cát Gobi.



……………………
 
09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …


P4100068-1.jpg

Nắng đã lên, Gobi vẫn gió cát từng cơn​


Giữa cát bụi Gobi, “thành phố ma” Yadan trải dài khoảng 25km từ bắc xuống nam và bề ngang đâu chừng 2km, nổi tiếng với những “pho tượng”, “kiến trúc” độc đáo được hình thành từ 12.000 năm về trước. Ngày xưa, xưa hơn nữa, nơi đây từng là lòng hố, lúc đó chắc Gobi còn tươi xanh cây lá… trải qua thời gian, miền xanh giờ là cát bụi, hồ xưa giờ khô khốc, gió bụi thời gian, sự xói mòn của nước…đã tạc vào thiên nhiên những “pho tượng”, “kiến trúc”… sinh động – điểm cuốn hút của Yadan.



P4100059-1.jpg

Không phải hình bị out mà vì những cơn gió cát. Những hạt cát nhẹ đã bị cuốn trôi đi hết, chỉ còn cát to, nặng như những hạt sỏi nhỏ nên khi gió nhẹ (!) chúng chỉ quẩn quanh bên chân, để chờ những cơn gió lớn bốc lên…​



Do thời gian có hạn và bão cát đang mùa… nên tôi không tìm thấy được các “pho tượng” do thiên nhiên, do gió dữ sa mạc,… chạm trổ thành những cung Potala (Tibet), chùa Thiên Đường (Beijing), Kim Tự Tháp & Nhân Sư (Ai Cập)… thu nhỏ ở Yadan, nhưng những gì tôi được chiêm ngưỡng trong một buổi sáng mùa xuân giữa sa mạc lạnh buốt, gió cát quất xước mặt, đẩy tôi đi liêu xiêu mỗi lần nhảy xuống xe, chui đầy vào quần áo, máy ảnh… quả là rất ấn tượng.



P4100102-1.jpg

Ở sa mạc, nhìn gần nhưng đi rất xa. Bạn có thấy cái “chấm người” bé xíu xa xa…?


.....
 
09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …



Chúng tôi đi Yadan từ rất sớm. Sở dĩ phải là “chúng tôi” vì phải gom đủ 4 người, vừa đủ 1 chiếc taxi, mới có giá đi Yadan hợp lý. Không có tuyến xe bus nào đến đây, mua tour trong ngày thì giá nó ở trên trời, nên phần lớn các bạn du lịch balo thường gom góp đủ người để cùng đi. Ban đầu, tôi cũng không tính sẽ đến đây, dự định là sẽ đi Mogao trước, nhưng khi chiều lang thang, đọc thêm về nơi này, xem loáng thoáng mấy cái hình về nó bắt đầu tò mò,… rồi khi đêm ngật ngưỡng lếch thếch lê thân về YHT, ku người Pháp (đến lúc rời Đôn Hoàng tôi cũng không hỏi nó tên gì, nó cũng vậy, nên không biết tên họ mà gõ vô đây) trong thời gian buổi tối la cà ở YHT đã gặp, bị gạ gẫm bởi 2 bạn người Hoa khác, cần phải lôi kéo thêm 1 đồng minh nữa để tiết kiệm chi phí, nên rủ rê tôi. Nghe nói chỉ mất 80Y cho cung đường hơn 360km đi về, có ghé các điểm du lịch khác nữa… nên tôi gật đầu cái rụp luôn. Mogao sẽ được lùi lại một hôm. Và dù đã mệt mỏi (!?) vì “khám” “phá” Đôn Hoàng cả một đêm dài, sáng hôm sau, 6.30g tôi đã phải lồm cồm bò dậy. Sở dĩ tôi phải “nhấn mạnh” 6.30am vì dù Đôn Hoàng cách xa Bắc Kinh nhiều ngàn dặm về phía tây nhưng vẫn dùng múi giờ Bắc Kinh. 6.30am ở Đôn Hoàng là khoảng 4.30am, nếu đúng múi giờ theo tự nhiên.


P4090003-1.jpg

He he, lang thang vào Gobi mùa xuân lạnh. 0độ đó nghe!


Hơn 180km, đường xấu, chỉ là đường đất, nên đi hơn 3 giờ mới đến nơi. Con đường này, thông tin trên mạng nói là nó chạy dọc theo Con đường tơ lụa ngày xưa. Điều này có thể đúng vì nó chạy ngang qua hoặc gần gần một số di tích của Con đường tơ lụa ngày xưa, trong đó có thể kể đến Ngọc Môn Quan lừng danh... Hơn 10 giờ sáng nhưng mặt trời vẫn còn ngủ nghê sau những đám mây dày và cả gió bụi sa mạc. Gió rất mạnh và trời rất lạnh. Mùa gió ở đây là từ tháng 2 đến tháng 6. Lúc taxi dừng lại, chỉ đi từ xe vào nhà bảo tàng của Yadan một đoạn ngắn mà gió quất rát mặt, xô tôi ngả nghiêng đến nỗi tôi phải quay mặt, đưa lưng về hướng gió để bước xà lui… vào nhà.


P4100115.jpg

Yadan vắng tênh – hiếm thấy ở các khu du lịch đất trung Nguyên.


Do chúng tôi đi rất sớm nên giờ này chỉ có 4 tên lang thang vào sa mạc, trên chuyến xe bus của khu bảo tồn, và thêm 1 bạn hướng dẫn nói tiếng Hoa cứ tủng xoẻn rổn rảng – bạn phải trả thêm chi phí 20Y cho việc này, dù chiếc taxi của bạn có thể đi vào sa mạc bình thường, nhưng lại bị cấm.



Thời khắc này là lúc gió đang rất mạnh, do vậy, dù mặt trời đã bắt đầu lên cao, nhưng vẫn rất lạnh. Hôm trước, lúc còn ở Gia Dụ Quan, nhiệt độ trong ngày dao động từ 0-11độC, theo bảng thông báo nhiệt độ ở khách sạn. Ở đây, giữa Gobi, chắc còn lạnh hơn nữa, nhất là có thêm sự hỗ trợ của gió.


giasamc.jpg

Yadan đầu ngày, bạn có nghe tiếng gió cát sa mạc thét gào?


HDV cứ tủng xoẻn, ku người Quảng Châu nhiệt tình dịch qua dịch lại cho ku người Pháp, tôi thì chui xuống cuối xe, nơi cửa sổ có thể mở ra được để chụp hình, nhưng cũng không mở cửa lâu được vì gió cứ thốc cát bụi tung tóe vào trong xe, vào trong máy chụp hình… Sau vài lần như vậy, cáu tiết, tôi kêu dừng hẳn xe lại và nhảy ào xuống sa mạc, kệ cho gió quất, kệ cho cát chui vào người, kệ cho lạnh giá làm tay cóng lên lẩy bẩy muốn rớt máy hình… Mấy tên kia lúc đầu xót cho những máy chụp hình đắt tiền nên ở lại trên xe. Dần dần nắng lên cao, gió bắt đầu nhẹ hơn… các tên đó mới nhảy xuống xe đi lon ton vào sa mạc. Tôi thì giờ đã có kinh nghiệm hơn (!?) - ở 4 mặt của chiếc xe bus, sẽ có một mặt được che chắn gió… tôi chui vào góc đó ngắm nhìn Yadan.


.....
 
09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …



Là bối cảnh cho những thước phim cuối của Hero, bộ phim kiếm hiệp nổi tiếng của đạo diễn tài ba Trương Nghệ Mưu, Yadan National Park ngày càng thu hút du khách nhiều hơn, sau khi bộ phim Hero đã lôi cuốn một số lớn khán giả trong và ngoài Trung Quốc. Nói đến Yadan, người ta hay nhắc đến những tác phẩm “điêu khắc” mà thiên nhiên đã tự tạo. Tuy nhiên, ngoài một số “tác phẩm” mà bạn có thể dễ dàng hình dung, các “tác phẩm” còn lại đòi hỏi bạn 1 trí tưởng tượng rất cao, để có thể hình dung ra đó là gì.


linhcu.jpg

Linh Cẩu đang giữ nhà?​


Còn tại sao Yadan còn có tên là Thành phố ma? Nhiều truyền thuyết. Rất nhiều nữa là khác. Theo bạn HDV (và 1 số tài liệu trên mạng) kể rằng là ngoài nhiều những bức tượng mang dang dấp của quỷ dữ, mỗi khi chiều đi đêm xuống, hoàng hôn đổ nắng đỏ như máu xuống Yadan, những pho tượng đó càng thêm hung dữ khắc nghiệt, rồi những cơn gió đêm bắt đầu hú hét gào thét những âm thanh như oán đất, trách trời, hờn than, nỉ non, khóc lóc… làm những đoàn khách thương ngày trước mỗi lần ngang qua đều sởn tóc gáy… và cho rằng đây là nơi trú ngụ của ma quỷ. Hơn nữa, việc tự nhiên giữa sa mạc mênh mông không một bóng người tự nhiên lại có những kiến trúc “từ trên trời rơi xuống” như vậy, chỉ có thể là do ma quỷ làm chứ còn ai vào đây nữa!!!



kimtthp.jpg

Kim Tự Tháp?


csn.jpg

Nhân sư?​


Tôi chỉ ở đây trong buổi sáng, nhưng cũng được nghe tiếng hú hét của lũ gió sa mạc điên cuồng, cũng đã lang thang bên những kiến trúc lạ lẫm của sa mạc, cũng ngơ ngác nhìn chúng lạ lùng đổi màu từ xám chuyển sang vàng lúc nắng lên… nên cũng có thể hình dung được nỗi sợ hãi của người xưa khi đêm xuống ở bên Thành phố ma Yadan này.


.....
 
Last edited:
09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …



Con đường và khu bảo tồn dừng lại ở “đoàn chiến thuyền trên đại dương” – những mô đá thẳng dài sắp xếp trên cát sẫm nhìn từ xa cũng giống giống những con thuyền thật. Chúng tôi được khuyến cáo không nên đi xa hơn khu vực đó vì cát lún, vì eo gió nên gió rất mạnh, vì thời gian có hạn… nhưng thật tình mà nói nếu có muốn đi xa hơn chỗ đó chắc mất cả ngày. Cát lún, làm bước đi rất nặng. Gió cát quất phần phật, làm cản bước tiến. Và nắng sa mạc giữa trưa đã xua tạn cái lạnh buốt ban sáng đi đâu mất. Đúng là thời tiết sa mạc có sự chênh lệch giữa đêm và ngày rất lớn. Gió mạnh vậy mà tôi đổ mồ hôi ướt đẫm khi lê bước chiêm ngưỡng những “tác phẩm” điêu khắc của thiên nhiên.


hithuyn.jpg

Đoàn chiến thuyền



Nào là Kim Tự Tháp, nào là rùa biển, nào là sư tử… nhưng “pho tượng” rõ nhất là pho tượng “Nhân sư” này, và đây cũng là 1 trong vài pho tượng được rào lại để bảo vệ. Bạn cứ tưởng tượng là họ sẽ làm một cái hàng rào sắt trong cát lún sa mạc như thế nào đi nhé! Và việc bạn có tưởng tượng ra “pho tượng” này có phải là nhân sư hay không thì cũng tùy bạn luôn há!


ludumc.jpg

Lều du mục?


nhns.jpg

Công?


Nắng đã rất gắt. Trên đường lang thang từ “ chiến thuyền trên biển” về, tôi vừa đi vừa tìm nhặt những viên đá sa mạc nho nhỏ có màu huyết dụ và màu trắng trong như ngọc rất đẹp. Mang theo chúng đi suốt hành trình, rồi về tới quê nhà, những lúc rảnh rỗi tôi thỉnh thoảng mang ra nhìn, tưởng như còn nghe đâu đây tiếng gió sa mạc hú gào giữa thành phố ma Yadan.



Rồi chúng tôi chia tay Yadan, tiến về Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời nhà Hán, sau 2000 năm vẫn còn, trong gió cát Gobi.
 
Last edited:
Re: 09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

Pho tượng "Nhân Sư" ở trên được các bạn Tàu gọi là "Khổng Tước". Các bạn có thấy giống con công không?
 
09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

@pcph, cảm ơn bạn, đó là lý do bpk đã để dấu (?) sau các chú thích. Có lẽ bạn đúng. Bpk có chỉnh sửa lại 1 vài chú thích.

………….


09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …




Vạn Lý Trường Thành, tôi vừa mới lang thang ở Huyền Bích trường thành, Gia Dụ Quan, vậy còn ham hố gì ở đây nữa?



Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng, không phải bắt đầu từ thời Tần Vương thống nhất Trung Nguyên, mà là từ thời Chiến Quốc trước đó, lúc đó chỉ là những trường thành rời rạc, của các vương quốc nhỏ. Chính Tần Thủy Hoàng mới là người xây dựng thêm, vừa củng cố những đoạn thành cũ, vừa xây mới những đoạn thành mới, nối các thành cũ với nhau, vừa nối dài thêm để che chắn cho 1 Trung Nguyên vừa thống nhất rộng lớn của mình. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được biết đến như một “kiệt tác” của Tần Vương.



Nhưng, Vạn Lý Trường Thành được “đề cập” nhiều nhất, còn hiện diện rõ nhất hiện nay là Vạn Lý Trường Thành của nhà Minh, cho dù sau thời nhà Tần, đã có thêm 3 lần nữa trường thành được xây dựng ở các vương triều Hán, Tùy, Nam Tống, rồi mới tới Minh. Về kiến trúc, Vạn Lý Trường Thành của nhà Tần, Hán, Tùy được xây dựng khác với Vạn Lý Trường Thành của thời Nam Tống, Minh. Do vậy, so với Vạn Lý Trường Thành nhà Minh còn được bảo quản khá tốt ở nhiều nơi, đoạn Vạn Lý Trường Thành nhà Hán, được xây dựng từ thế kỷ I trước Công Nguyên, vẫn còn tồn tại sau hơn 2.000 năm, giữa gió cát cuồng nộ của sa mạc Gobi, dù chỉ được xây dựng bằng những vật liệu đơn giản,… vẫn là một điều bí ẩn và có một sức hấp dẫn rất lớn với những kẻ giang hồ (vặt) tò mò tọc mạch, như tôi.



P4100128-1.jpg

Vạn Lý Trường Thành - hơn 2.000 năm giữa gió cát Gobi cuồng nộ…


…..
 
09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …



Tôi đến Vạn Lý Trường Thành của đời nhà Hán vào giữa trưa tháng 4. Nắng đã đổ lửa xuống sa mạc Gobi hoang vắng, biến sa mạc tê cóng buốt giá chỉ vài giờ trước đó giờ như chảo lửa. Chỉ thấy thênh thang mênh mang vàng cát bụi sa mạc, không một dấu hiệu mong manh màu xanh cuộc sống, dù một chút nhỏ nhoi… Nhưng, hơn 2.000 năm trước, nơi đây người ta đã xây dựng nên một bức tường thành hùng tráng, chỉ bằng rễ cây, bùn đất... Và chúng vẫn còn tồn tại đến giờ, dù dĩ nhiên là không nguyên hình nguyên vẹn, sau hơn 2 thiên niên kỷ giữa sa mạc cuồng nộ.


P4100146-1.jpg

Đoạn trường thành còn tương đối nguyên vẹn của Han Great Wall


Được Hán Vũ Đế cho xây dựng từ 101 trước CN, trong vòng 20 năm, lúc nhà Hán đang hùng cứ Trung Nguyên, ở đoạn Vạn Lý Trường Thành còn lại này, người ta thấy rằng chúng chỉ được làm từ rễ cây, đá sỏi nhỏ và bùn đất, được đầm, nén nhiều lần với một chất kết dính đặc biệt nào đó mà bây giờ vẫn chưa rõ - dù có nhiều giả thuyết giải thích cho việc chỉ với các nguyên liệu đơn giản vậy, trường thành có thể tồn tại giữa sa mạc cuồng nộ qua 2.000 năm. Chẳng thà chúng bị chôn vùi đâu đó, giờ khai quật được, chẳng thà chúng mọc lên ở những nơi môi trường không quá khắc nghiệt… còn có thể dễ hơn cho các nhà khoa học trong việc lý giải… chẳng thà…


P4100135-1.jpg



P4100136-1.jpg

Những gì người ta đã dùng để xây dựng nên trường thành.


Và có lẽ trong những VLTT tôi ngang qua, chỉ có đoạn thành này là “hàng thiệt giá đúng” chứ không phải bị “mông má” quá nhiều như ở những nơi khác, kể cả Gia Dụ Quan, Huyền Bích Trường Thành… chứ nói gì đến những đoạn VLTT ở gần Beijing.


...
 
09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …



Sáo rợ buồn chi lời chiết liễu
Gió xuân chẳng vượt Ngọc Môn Quan


(Vương Chi Hoán, Nguyễn Hiến Lê dịch).


P4100151-2.jpg

Ngọc môn quan.


Ngọc môn quan! Ngọc môn quan! Ngọc môn quan!.....

Tôi đến Ngọc môn quan ngày mùa xuân!

Không có gió xuân, nhưng có gió, rất nhiều gió.

Gió lạnh buốt. Gió lạnh tê tái. Gió cát quất rát – khi tôi dừng chân nơi đây lúc mai sớm.

Gió nóng hầm hập. Gió nung người. Gió cát bỏng rát – khi tôi dừng chân vào giữa trưa.

Không một tiếng sáo. Chỉ có tiếng gió rít. Chỉ có tiếng gió gào.

Không một nhành liễu. Chỉ hoang mạc xác xơ. Chỉ có đám cỏ vàng úa, vàng cháy, tưởng như lát nữa sẽ bốc cháy dưới cái nắng trưa sa mạc…


P4100149-1.jpg

Ngọc môn quan trưa tháng tư.


Ngọc môn quan!
 
09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …

09-10.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân giữa gió cát sa mạc Gobi …


“Nhạn Môn Quan ở phía Bắc chim nhạn bay kín trời, là nơi Chiêu Quân sang xứ Hồ. Ngọc Môn Quan ở phía Tây, nhưng không phải thò tay xuống đất là có ngọc cầm chơi, mà chỉ vì tất cả ngọc nhập vào đất Trung Hoa đều đi qua cổng này.

Ngọc Môn Quan là trạm biên giới xa nhất về phía Tây của Trung Hoa lúc đó. Khu vực này khoảng 373km². Ngọc Môn Quan được xây bằng đất hoàng thổ, dài 24,7m, ngang 26,5m và cao 10,7m.
Tục gọi thành Tiểu Phương Bàn, khoảng 90km về phía Tây Bắc của thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc là một trong những cái ải quan trong nối liền con đường tơ lụa với địa phận Trung Quốc được thiết lập 2 lần vào đời Hán và Đường, Ngọc Môn Quan là nơi văn nhân mặc khách ngâm vịnh của Trung Quốc từ ngàn xưa.

Ngọc Môn Quan bây giờ đã là phế tích, nằm chơ vơ trên đồi nắng, làm bạn với gió và những bụi cỏ có tên "cỏ gai lạc đà” vì chỉ có lạc đà mới có thể nhấm nháp được chúng mà thôi. Bên kia đồi là một hồ nước trắng bạc một màu sương tuyết, xa xa là trập trùng núi.

Ngày đó thương nhân mang đá quí và ngọc thạch từ phương Tây qua cửa quan này để đưa vào Trung quốc nên cửa ải này mang danh "Ngọc Môn", thế nhưng nó nằm trong một vùng sa mạc vô cùng hẻo lánh. Ngọc Môn quan không chỉ kinh hoàng đối với Huyền Trang mà đối với cả quan quân sống ở miền biên tái lạnh lẽo”
– Từ wiki & net.



Lúc ở trên xe, anh bạn người Pháp rất ngạc nhiên khi tôi và 2 bạn trẻ người Hoa rất phấn khích khi nói về Ngọc Môn Quan. Cậu chàng càng ngạc nhiên hơn khi xe dừng giữa đồng trống, xa xa, sau cánh cổng, sau hàng rào xiêu vẹo là mộ ụ đất như đã sạt lở gần hết nằm giữa đồng nắng cỏ cháy… Nhưng tôi nghĩ nhiều bạn sẽ hiểu rõ được sự phấn khích đó… Nhưng.


Ngọc môn quan, giờ còn đâu!


Cửa thành nổi tiếng mà người xưa kinh hoàng khi chuẩn bị ngang qua để tiến về Tây Vực xa xăm, từ Huyền Trang đến Hoắc Khứ Bệnh đến Trương Khiên…. tất cả đều khiếp sợ trước oai lực của thiên nhiên một khi bước qua thành đồn này.


Nhưng giờ còn đâu!


P4100153-1.jpg

Những gì còn lại của Ngọc môn quan.



Đến với Ngọc môn quan, nhiều người sẽ rất thất vọng. Nhưng, một trưa nắng, lặng ngồi bên bóng râm của chút gì còn sót lại của thành xưa oai hùng, nghe như trong gió cát lồng lộng của hoang mạc tiếng những đoàn quân xưa, tiếng huyên náo của hàng hàng lớp lớp những đoàn thương nhân cùng bao châu ngọc reo mừng vì đến được thành xưa, trong cái nắng chói chang dễ tạo ảnh ảo dường như sẽ thấy trong cát bụi sa mạc đoàn lạc đà xiêu vẹo trong gió cát bước về phía trước,… Nhưng chỉ chớp mắt, sẽ thấy một hoang phế, một cô tịch, một rệu rã… như những hư danh, những tham vọng của cuộc đời, nhiều cuộc đời giờ chỉ là những hạt cát ngàn năm quẩn quanh mãi bay trong Gobi, bên Ngọc môn quan…


Tôi sẽ khó quên được buổi trưa nắng ở Ngọc môn quan này!


Sao tôi có thể quên!


***


Tần ngần chia tay Ngọc môn quan, mà tôi biết rằng sẽ rất khó một ngày quay lại, tôi cùng các bạn lao tiếp vào Gobi, giữa những cơn gió trưa sa mạc mỗi lúc càng cuồng nộ. Để rồi ngỡ ngàng qua đồng cỏ vàng một ngôi làng xưa hiện lên rờ rỡ trong nắng trưa.


P4100200-1.jpg

Đồng cỏ vàng giữa hoang mạc…

P4100166-1.jpg

…bên ngôi làng xưa đổ nát ngoài kia.



….
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,638
Bài viết
1,154,257
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top