What's new

[Chia sẻ] Trường Sa ... viết về nơi tôi đã một lần đến

Trước hết tôi rất xin lỗi vì lời hứa viết ngay về chuyến đi của tôi để chia sẻ cùng các bạn những cảm nhận của cá nhân trong chuyến đi Trường Sa vừa rồi. Thật đáng tiếc vì thời gian vừa rồi quá nhiều việc cần giải quyết nên tôi chưa thể làm được, tuy vậy những cảm nhận trong chuyến đi này vẫn còn in đậm trong tôi không hề phai nhạt. Tôi luôn tin rằng mình có thể viết lại vào bất kỳ thời gian nào.

Hôm nay cho phép tôi quay lại diễn đàn, chia sẻ cùng các bạn những cảm nhận của cá nhân về chuyến đi với tôi đó là lịch sử. Những bài viết này, khi nhận được góp ý của các thành viên và bạn bè tôi sẽ gửi tặng các chiến sỹ, thủy thủ mà tôi đã rất ngưỡng mộ.

Có một điều tôi luôn mong muốn và chúc cho các bạn đang nuôi dưỡng ước mơ cháy bỏng "ra với Trường Sa" đó là hãy đừng dừng lại, tiếp tục ước mơ rồi một ngày ước mơ sẽ thành sự thật như chính ước mơ của tôi. Chỉ có điều rằng đó không phải là cuộc dạo chơi đơn giản, đó là thử thách các bạn phải vượt qua, nhưng tôi cam đoan đó thực sự là điều thú vị mà trong đời hãy cố gắng để được một lần cảm nhận.

Trong những bài viết của tôi, xin phép sẽ không đưa tên từng người cụ thể, hãy coi như tôi đang viết về các anh những người con của tổ quốc, đang hiến dâng tuổi trẻ của mình cho nhiệm vụ cao cả thiêng liêng "Giữ toàn vẹn vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc". Xin được cảm ơn tất cả những người đã cho tôi cảm hứng để viết được loạt bài này, và cũng xin được cảm ơn các bạn đã đọc và góp ý giúp tôi có cơ hội hoàn chỉnh hơn.

Cảng Lữ đoàn 125, nơi chúng tôi khởi hành ra Trường Sa:
canglu125.jpg


Tàu Trường Sa 19 bắt đầu rời cảng:
truongsa19rky.jpg


Những con sóng bắt đầu đón tàu chúng tôi:
songa.jpg


song1.jpg


Bình minh trên Biển Đông:
binhminh.jpg


binhminh1.jpg
 
“NHÀ HÀNG” TRƯỜNG SA LỚN

Vì đặc thù công việc, tôi cũng hay phải di chuyển đây đó cả trong và ngoài nước, việc ăn cơm hàng ngủ khách sạn là chuyện thường xuyên, nhưng quả thật tôi chưa có dịp được ngồi ăn ở đâu giống như ngồi ăn ở “nhà hàng” của các chiến sỹ đảo Trường Sa Lớn.

Nếu đi từ cầu cảng, vượt qua cột mốc chủ quyền “nhà hàng” nằm ngay bên tay trái cột mốc, dưới tán bàng ta, bàng vuông, tra. Tán lá ken dày đến mức bạn có ngửa mặt lên cũng khó mà nhìn được mặt trời chói chang ngay ở trên đầu, thi thoảng những cơn gió thổi qua lay động tán lá tạo ra các khe hở nhỏ để những tia nắng lọt qua tầng lá nhảy nhót dưới đất, trên mặt bàn ăn leo lên cả người thực khách trông thật vui mắt.

Đây là nơi đón tiếp các đoàn khách ra với Trường Sa, là điểm dừng chân đầu tiên của tất cả mọi người và đặc biệt hơn đây chính là “nhà hàng”, nơi tổ chức những bữa ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Những dãy bàn inox sáng bóng và ghế nhựa xanh được kê ngay ngắn, hướng ra phía đường băng, “nhà hàng” còn được tô điểm bằng một vuờn hoa lớn với những chậu cây cảnh được chăm sóc chu đáo, cắt tỉa gọn gàng. Mỗi bữa ăn đều là những buổi gặp mặt đông đủ nhất của tất cả các đoàn đang có mặt trên đảo. Như chúng tôi, ra Trường Sa có tổng cộng bốn đoàn quân số hơn 40 người nên phải chia nhau ra ở các phân đội khác nhau trên khắp đảo, đoàn nào có việc của đoàn ấy nên chỉ gặp nhau đúng vào bữa ăn ở “nhà hàng” để cùng nhau tán chuyện, khi đó “nhà hàng” không chỉ là nơi ăn uống mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu của mọi người. Giờ ăn và thành phần khách được mời đến dự bữa ở “nhà hàng” cũng được phổ biến theo cách riêng, trước mỗi bữa ăn khoảng 15 phút, hệ thống loa phóng thanh được lắp đặt trên khắp đảo phát đi thông báo tới từng phân đội.

Không sơn hào hải vị, không rượu ngoại tràn lan, nhưng không phải vì thế mà bữa ăn trên đảo kém phần hấp dẫn. Ở nơi đây thịt hay cá không phải là những món ăn được quan tâm, món đáng giá ở đây chính là rau xanh. Môi trường khắc nghiệt, phương tiện chế biến và thiết bị bảo quản không có nên rau xanh đã trở thành “của hiếm”. Phải được tận mắt thăm quan những vườn rau và chứng kiến các chiến sỹ chăm bón mới thấy được giá trị của những cọng rau xanh nơi đây. Để tránh gió bão và nước mặn, vườn rau được xây tường gạch vững chãi cao ngang đầu người, các chiến sỹ cũng “canh tác” khá nhiều loại rau khác nhau: rau cải, rau muống, mướp, bí, rau thơm, hành ... Khó khăn là vậy những không bữa ăn ở “nhà hàng” mà chúng tôi thiếu món rau xanh cùng với cá, thịt lợn, thịt gà. Bữa chia tay, là hôm trên đảo tổ chức mổ lợn, chúng tôi còn được thưởng thức món “khoái khẩu” của “dân nhậu” trên đất liền là lòng lợn. Hãy ra với Trường Sa để có cơ hội ngồi ăn dưới “nhà hàng” bàng vuông, để được hàn huyên với cán bộ chiến sỹ nơi đây và để thưởng thức những bữa ăn ngon với khung cảnh mà sẽ không bao giờ bạn có thể quên được.
 
Đây là một ít phụ nữ trên tàu em đi cùng, mà đen thế nào ấy phụ nữ đẹp vẫn đang "cối say" ở trong phòng, tìm mãi mới được một đội chị em. Mà đội này là còn đỡ đẹp hơn đội đang say đấy các bác ạ (Bạn nào mà có đọc được xin lỗi nhá):
8truockhilenbonu.jpg


Rồi tàu bọn em cũng được mon men đến gần đây này, các bác nhìn như thế này thử hỏi có xúc động khi bước qua mạn tàu lên trên bớ không kia chứ?
9caucangts.jpg


Tiếc quá lúc em chuyển xong đồ vác được cái máy ảnh ra bà con đã lên bờ hết cả rồi, tiếc ơi là tiếc thôi đành chụp một cái vậy:
10capben.jpg


Đây là hai bạn cún một đen một vàng đi cùng với bọn em cả chuyến này. Phần sau em sẽ có một bài viết về những chú cún ở Trường Sa:
11haichucun.jpg


Em chọn chụp cột mốc chủ quyền về đêm nhá, nhân tiện có văn công biểu diễn. Chỗ mấy cái đèn xanh xanh đằng sau mốc có một phòng các bạn VTV3 biến thành phòng thu âm, nhạc nhẽo tưng bừng phấn khởi lúc mọi người đi ngủ trưa.
12mocchuquyen.jpg


Giới thiệu với các bác đây là giường ngủ của em. Em cũng phải nói thật là đã cố tập gấp rồi nhưng chăn và màn không thể vuông nổi, thôi đành mượn cái miếng bìa để cho nó vuông luôn. Quan trọng ở đây, các bác nhìn thấy là quả "song quạt hợp bích" trên giường em, quả thật là khả năng cơ khí của chiến sỹ hơi bị được,áong quạt này mát ra phết các bác ạ, các bác quan sát kỹ nhé công tác điện gắn trực tiếp vào ... đầu giường lại có cả điều chỉnh tốc độ quay, nói chung là không có gì để nói, TUYỆT:
13giuongem.jpg


Và cuối cùng của sáng hôm nay là cảnh trăng, đèn ở Trường Sa gửi tặng các bác. Em ước gì em chụp ảnh giỏi như bác Đường Xanh (Greenline), viết hay như các bác nhà báo có phải ổn không. Thôi thì cứ viết cức chụp theo cách của mình cho nó tự sướng cái đã. Tấm này em khá là ưng, nhất là khi zoom to lên nhìn mặt trăng tròn vành vạnh:
14trangden.jpg
 
MÀU XANH TRƯỜNG SA

Đến Trường Sa Lớn, bạn sẽ thấy hai màu xanh đặc trưng: màu xanh thăm thẳm của đại dương và màu xanh ngát của những tán lá. Để viết đủ, viết đúng về đặc điểm của các loài cây chắc chắn tôi không làm được, bởi tôi không phải là dân chuyên nghiệp. Nhưng cũng xin được viết về một số loài cây mà tôi đã hỏi thăm những chiến sỹ trên đảo cũng không phải là dân chuyên nghiệp như tôi.

Màu xanh của cây lá trên đảo được tạo bởi các loài cây như cây tra, bàng ta, bàng vuông, bão táp, phong ba, dừa, nhàu, muống biển những chậu cảnh và cả những luống rau lên xanh dưới bàn tay khéo léo của những người lính đảo. Cây xanh trên đảo Trường Sa có sức sống mãnh liệt đến kỳ lạ, chúng lớn lên, xanh tươi mơn mởn, hiên ngang trước nắng gió khắc nghiệt của biển trời. Hầu hết những loại cây trên đảo đều có chung một đặc điểm là thân thấp, tán xoè rộng, lá to, dày và xanh mướt. Nếu chỉ nhìn tán cây thôi, sẽ không ai nghĩ rằng chúng đang mọc trên vùng đất san hô cằn cỗi và khắc nghiệt. Trước hết là cây tra, loài cây mà chiến sỹ trên đảo thường gọi đùa là “nho Trường Sa”, cây tra chiếm diện tích phần lớn của đảo Trường Sa, thân và cành đều mập có gốc khá to, lá tròn và dày, cuống lá đỏ mọng. Hoa và quả kết thành trùm gần giống như trùm nho, khi chưa chín quả có màu xanh của lá, ăn có vị chát và vị mặn mòi của muối biển, khi quả chín cả trùm quả lớn chuyển sang màu tím đậm ăn có vị ngọt. Đặc biệt nếu ăn gỏi cá trên đảo thì là non của cây tra là món rau không thể thiếu được, tôi có lẽ là người may mắn nhất bởi tôi được các chiến sỹ trong cụm chiêu đãi cả quả tra xanh, tra chín và món lá tra chua chua chát chát không cần chấm muối vẫn mang vị mặn của gió biển. Đặc biệt tra là loài cây rất dễ sống, chỉ cần bẻ cành cắm xuống đất là có thể mọc lên những cây tra non.

Sau tra có lẽ là bàng ta, để thích nghi với điều kiện sóng gió Trường Sa, thân cây bàng to nhưng không mọc cao như trong đất liền, những cây bàng nhiều tuổi cũng chỉ cao ngang những mái nhà hai tầng trên đảo, nhưng tán lại rất rộng, lá dày và xanh ngắt. Bạn sẽ thấy ấn tượng với bàng ta ngay khi đặt chân lên đảo, để tới được khu vực cột mốc chủ quyền nằm giữa đảo, bạn sẽ đi trên con đường rợp mát hai hàng bàng ta đều tăm tắp. Cũng như tra, bạn sẽ bắt gặp bàng ta ở bất kỳ đâu trên đảo Trường Sa.

Tấm lá chắn bảo vệ và ngụy trang tốt nhất cho các chiến sỹ trên đảo chính là cây bão táp. Gần giống loài cây bụi, bão táp có cành khá to nhưng lại không vươn cao mà thường nằm song song và cách mặt đất chỉ một vài mét, cành và lá đều mập mạp, lá đặc biệt dày và xanh và có sức sống vô cùng mãnh liệt. Khác với tra và bàng ta thường chỉ mọc ở phần diện tích phía trong của đảo, cây bão táp có mặt ở những nơi đầu sóng ngọn gió, tạo thành bức tường vững chãi bao quanh và bảo vệ vòng ngoài của đảo sát bên kè đá.

Đặc biệt nhất trên đảo Trường Sa chính là bàng vuông, cây bàng vuông lớn nhất trên đảo mọc ngay trước sân của khu nhà chỉ huy, cùng với tra và bàng ta làm thành cái ô che nắng tự nhiên rất đẹp, các chiến sỹ đã biến chiếc ô này thành khu “nhà hàng” dành làm nơi tiếp tất cả những đoàn khách trong đất liền ra thăm. Bàng vuông khác biệt với bàng ta khá nhiều, lá thon dài và xanh mướt, cuống lá đỏ tươi và đặc biệt nhất là hoa và quả bàng vuông, hoa bàng vuông màu xanh hơi giống con sò lớn có hai nắp mở ra ở phía trên, nhụy hoa như chiếc vòi chui qua khe hở giữa hai nắp vươn dài ra phía ngoài, mỗi nhành ra hoa chỉ có một bông. Quả bàng vuông có kích thước rất lớn, to bằng hai nắm tay người lớn, màu xanh có bốn cạnh với đường gờ nổi bật làm cho quả bàng gần như có hình vuông trong khi quả bàng ta có hình dạng gần giống hình thoi với hai cạnh và chỉ to bằng đầu ngón tay cái. Bàng vuông là món quà mơ ước cho bất kỳ ai đã từng một lần đến thăm Trường Sa.

Ở Trường Sa, cây phong ba cũng không phải loại cây chiếm ưu thế, cũng phải khó khăn tôi mới tìm thấy được một cây phong ba ngay sát bờ kè biển, theo mấy chiến sỹ ở phòng tôi ở thì cây phong ba này là cây to nhất trên đảo. Thân cây phong ba cao hơn bão táp, cây phong ba mà tôi đến chụp ảnh khá cao, thân cành già cỗi, lá xanh nhạt kết thành chùm ở đầu cành, dưới ánh nắng mặt trời lá cây phong ba như được trang điểm bằng một lớp phấn trắng làm cả tán cây bừng sáng và rất dễ phân biệt với những tán cây khác. Ngoài ra khi đến Trường Sa, khách cũng sẽ được nghe kể về cây nhàu, nhàu mọc thành từng khóm, thân cây vươn thẳng lá dài mà xanh gần giống lá xoài nhưng gân lá nổi rõ hơn, lá mọc từ chân lên đến ngọn cây. Tôi không có thời gian tìm hiểu kỹ hơn, nhưng được biết rằng dễ cây nhàu là một loại dược liệu quý. Muống biển cũng góp phần tạo nên màu xanh cho Trường Sa, rất dễ gặp những vạt muống biển xanh non, ở những khu đất mà tra, bàng, bão táp chưa kịp che phủ. Muống biển cũng giúp phủ một màu xanh lên những kiến trúc bê tông, những bãi gạch đá, bãi san hô mới được san lấp.

Ngoài ra trên đảo, còn có thể nhìn thấy rõ những khóm dừa, bụi mù u, phi lao, những vạt cỏ và hoa trinh nữa dọc hai bên đường băng và lối đi, những cây đa mới chồng, những vạt rau tăng gia của các phân đội quanh năm xanh tốt, những chậu cây cảnh mới được mang ra từ đất liền với hoa giấy, hoa sứ, hoa đá ... đã tạo ra sự khác biệt cho cảnh quan môi trường ở đảo Trường Sa.
 
HY vọng các chiến sỹ sẽ có thêm đồ chơi mới vơi món này !

"......Theo các tài liệu y học, cây nhàu (tên khoa học là Morinda citrifolia L. Rubiaceae) xa xưa thường mọc hoang. Người dân hái trái nhàu về chấm muối ăn như một ''bài thuốc dân gian'' chữa lị, điều kinh, giảm ho. Rễ, thân, lá cây nhàu cũng được dân gian phát hiện có những công dụng nhất định nên trồng nhiều ở miền Trung và Nam Bộ. Tại các chợ quê miệt Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là An Giang, dễ dàng tìm thấy trái nhàu được bán rất rẻ tại các sạp rau quả, dùng làm thực phẩm, chế biến thành trà uống như một thú tiêu khiển bình dị hoặc ngâm rượu với hy vọng nó có thể chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay.

Gần đây, Công ty Hùng Phát (TP.HCM) từng xuất thành công nhiều lô hàng nước cốt trái nhàu sang Hàn Quốc, Đài Loan, Úc... với giá 2 USD/chai và cả sản phẩm trà trái nhàu túi lọc. Nước cốt trái nhàu của Hùng Phát là loại nguyên chất, chắt ra sau khi ủ quả tươi suốt 3 tháng, không đường, không chất bảo quản, được các khách hàng ''ngoại'' ưng ý vì cho rằng có tác dụng trị tiểu đường. Cơ sở Hương Thanh (441/19/28 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Gò Vấp, TP.HCM) cũng cho ra lò sản phẩm ''Nước cốt trái nhàu mật ong'' khá thơm ngon mà không quá đắt tiền. Vừa qua, trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội kết hợp với Xí nghiệp Dược phẩm TW 25 TP.HCM sản xuất viên nang Uphamorin 500 có nguồn gốc từ trái nhàu, tác dụng: ổn định và hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch (khuyến cáo: không dùng cho các bệnh nhân suy gan, thận, tim và trĩ).
...........


MÀU XANH TRƯỜNG SA

........ Ngoài ra khi đến Trường Sa, khách cũng sẽ được nghe kể về cây nhàu, nhàu mọc thành từng khóm, thân cây vươn thẳng lá dài mà xanh gần giống lá xoài nhưng gân lá nổi rõ hơn, lá mọc từ chân lên đến ngọn cây. Tôi không có thời gian tìm hiểu kỹ hơn, nhưng được biết rằng dễ cây nhàu là một loại dược liệu quý. .................
 
Em ước gì em chụp ảnh giỏi như bác Đường Xanh (Greenline), viết hay như các bác nhà báo có phải ổn không.

Bác khiêm tốn rồi. Nhìn dòng thanks dài dằng dặc ở topic này là đủ hiểu mọi người hâm mộ bác đến mức nào. :D Em không dám nói chụp ảnh giỏi. Nhưng nếu đổi máy ảnh lấy "những khoảnh khắc may mắn" của bác thì em cũng đổi liền. :S
 
Nhìn các bạn câu cá ở topic bên cạnh mà thèm quá thể, bên em chỉ câu được cá dư thế này thôi, nhưng mà đảm bảo là vui và nướng ăn thì ngon tuyệt vời:
2cauca.jpg



Và để liên hoan buổi tối các thuỷ thủ chuẩn bị khá là nhiều món, quan trọng nhất là nhạc, nhạc trên tàu "máu" như trong bar nhá:
7lienhoan.jpg

Cá rạn san hô không to lắm. Bác câu được con cá hồng bé tí. Con này nếu lớn thì phải 20-30 Kg. Lưu ý cá rạn san hô cũng có nhiều con độc ăn vào bị ngộ độc ngay. Cho mình hỏi cái món gì hồng hồng vậy? Cá à?
 
Cá rạn san hô không to lắm. Bác câu được con cá hồng bé tí. Con này nếu lớn thì phải 20-30 Kg. Lưu ý cá rạn san hô cũng có nhiều con độc ăn vào bị ngộ độc ngay. Cho mình hỏi cái món gì hồng hồng vậy? Cá à?

Em đoán cái món hồng hồng trong ảnh không phải là cá mà là dưa hấu, vì nó xếp chung đĩa với bưởi, món này chắc mang ra chiêu đãi mấy anh lính đảo đã có công câu cá.
 
Vâng đó là bưởi và dưa hấu ạ, tối hôm đấy trên tàu bọn em tổ chức liên hoan ngọt lịm, vài bạn mặc váy, hoa quả và hát hò. Ầm ĩ cả biển khơi các bác ạ.
To bác Greenline: Rất cảm ơn bác, khi nào em có dịp em sẽ quyết nhờ bác chỉ cho em một ít kiến thức về chụp ảnh. Hôm trước em có down được quyển SHOT LIKE A PRO cơ mà chưa lúc nào ngó được bác ạ. Môn này cũng là môn em hâm mộ lắm đấy.
Sẽ làm việc liên tục để đêm về lại pót ảnh tiếp, hơi lâu một tí những được cái vui vì mang lại được chút ít thông tin phục vụ tất cả đại gia đình.
Trước khi ra với Trường Sa là em đã sang chỗ này, nên hôm trước em có hơi buồn cười bạn gì ấy một tí! Khi người ta lớn hơn người ta sẽ thấy những cái lớn nhỏ đi một tí và những cái rất nhỏ lại lớn hơn một tí.
Chỗ này là bên trong văn phòng C2CEN (Các bác search nhé) của USCG. Sau đó bọn em đi thăm một trạm GWEN chuyển đổi của US Air Force:
BTW: em không có trong này nhá vì em là thằng chụp ảnh!

uscgc2cen.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,246
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top