What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Nghi môn khu đền Cao hiện ra, với hàng loạt hàng quán hai bên, nhưng lúc này đã đóng cửa hết. Phía trên cổng, đỉnh núi mờ ảo trong mây mù...

picture.php

Trèo qua trăm bậc thang đá, đền Cao thờ An Sinh vương đặt ở vị trí cao nhất. Ngôi đền mới được dựng lại khá đẹp. Phía trước là một bệ đá theo đúng lối cổ của các ngôi đền Việt.

picture.php
 
Trong hậu cung đền thờ đặt tượng Yên Sinh vương Trần Liễu trong khám thờ chạm trổ cầu kì.

Lúc đó đáng ra đóng cửa rồi, nhưng vì có người khách xin vào dâng hương, làm lễ khấn khứa, rồi xin âm dương (trò này ở đâu cũng có mới sợ), nên tranh thủ vào chụp lén một cái... Do đó cũng không hỏi được đây là pho tượng cổ hay là mới làm lại.

picture.php
 
Last edited:
Yên (An) Sinh vương Trần Liễu là con cả của Trần Thừa, anh ruột của Trần Cảnh, hơn Trần Cảnh 7 tuổi. Khi Trần Thừa kế tục anh (Trần Tự Khánh), cùng Trần Thủ Độ nắm giữ quyền binh cuối triều Lý. Khi Trần Cảnh còn trẻ con - 7 tuổi - vào cung hầu Lý Chiêu Hoàng rồi kết hôn, lên ngôi vua, thì Trần Liễu 14 - 15 tuổi cũng lấy chị của Chiêu Hoàng là Thuận Thiên. Tuy thế có lần Trần Liễu còn vào cung cưỡng bức cung phi cũ của Lý Huệ Tông (cha vợ mình), nên Trần Thủ Độ rất ghét.

Đến khi Trần Cảnh 17 tuổi, Chiêu Thánh 18 tuổi mà không có con, Thủ Độ ép Thuận Thiên (đang có mang với Trần Liễu đứa con trai thứ hai) sang làm vợ Trần Cảnh. Trần Liễu khi đó 24 tuổi tức giận nổi loạn, nhưng đánh không lại Thủ Độ, Trần Cảnh phải xin cho nên mới được tha tội, nhưng không được ở Thăng Long nữa, mà về đất Yên Phụ làm vương ở đó. Trần Liễu mất năm 41 tuổi ở đây.

Trần Liễu có lý do để muốn ngôi vua về mình: Vì mình là anh trai Trần Cảnh, con trưởng của Trần Thừa là một. Hơn nữa Trần Liễu lấy cô chị, mà Thủ Độ lại bắt Lý Huệ Tông lại nhường ngôi cho cô em ! Nếu nhường ngôi cho chị thì hiển nhiên ngôi vua phải về Trần Liễu. Đã thế sau lại lấy luôn cả vợ mình ép gả sang em trai. Do đó di ngôn cho Trần Hưng Đạo phải lấy lại ngôi vua về cho mình.

Thực ra tôi thấy có một chút băn khoăn, đó là về các người con của Trần Liễu.

Đầu tiên là con trai cả Trần Tung, nhưng mẹ không có danh phận nên không phải Đích tử, Trần Tung sau đi tu, tức Tuệ Trung Thượng sĩ, người sau này ảnh hưởng đến Trần Nhân Tông.

Tiếp đó là Trần Doãn, là con của Trần Liễu và vợ chính Thuận Thiên, là Đích tử họ Trần. Tức là về Trần, thì Trần Doãn là con Trưởng tộc, về họ Lý là cháu Trưởng lớn nhất, đứng đầu cả hai họ; là người mà theo dòng trưởng thì đáng hưởng ngôi nhất.

Tiếp đến là Trần Quốc Tuấn, mẹ là người bình thường không danh phận.

Rồi Trần Quốc Khang, mẹ là Thuận Thiên, đang còn trong bụng mẹ thì Thuận Thiên bị bắt sang làm vợ Trần Cảnh. Thế là Quốc Khang sinh ra trong hoàng cung, nhưng chồng của mẹ lại chỉ là ông chú. Có lẽ Quốc Khang là người lạc lõng nhất.

Do vậy, nếu giả sử ngôi vua về nhành trưởng, thì cũng sẽ về tay Trần Doãn, chứ không phải Trần Quốc Tuấn. Do đó Trần Quốc Tuấn cũng không có động cơ gì để cướp ngôi vua cả. Giả sử Trần Quốc Tuấn có cướp ngôi của Thánh Tông rồi làm vua, thì thực ra là cướp ngôi 2 lần: một lần từ em họ, một lần từ anh ruột, do vậy Trần Quốc Tuấn không thể làm việc đó.
 
Last edited:
Trên đỉnh núi An Phụ là cả một bãi đất rộng bằng phẳng, mà đền Cao thờ An Sinh Vương chỉ nằm trong một góc.

Điều khá thú vị là đúng ở vị trí cao nhất của đỉnh núi lại có 2 giếng nước, một to một nhỏ. Khi tôi đến thì cả hai giếng đều rất đầy nước. Người ta bao nước giếng không bao giờ cạn, trong những ngày khô hạn nhất thì vẫn luôn có nước. Giếng to có từ hàng trăm năm trước, thành được xếp bằng đá, nước giếng chỉ dùng để cúng tế, làm lễ. Nước sinh hoạt thì lấy từ giếng nhỏ.


picture.php
 
Mạn phép các bạn, tôi xin góp một bài để mọi người biết rõ hơn về “Thăng Long tứ trấn”
được hiểu theo nghĩa gốc thì đó là bốn ngôi đền, còn nếu được hiểu theo nghĩa phái sinh thì đó là bốn kinh trấn.
Tứ trấn (4 kinh trấn hay nội trấn):

Năm Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490), vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 xứ thừa tuyên (sau đổi là trấn). Đến đây mới xuất hiện tên gọi các trấn như: Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây. Theo đó:

1. Trấn Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện) bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Phúc Yên sau này. Cụ thể, đó là các huyện: Đông Ngàn, Yên Phong, Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dương (5 huyện - thuộc phủ Từ Sơn); Gia Lâm, Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài (5 huyện - thuộc phủ Thuận An); Kim Hoa, Hiệp Hoà, Yên Việt, Tân Phúc (4 huyện - thuộc phủ Bắc Hà), và cuối cùng là: Phượng Nhãn, Hữu Lũng, Yên Dũng, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn (6 huyện - thuộc phủ Lạng Giang). Vì trấn lỵ ở Đáp Cầu, huyện Võ Giàng (phía Bắc kinh thành), nên Kinh Bắc cũng được gọi là trấn Bắc hay trấn Khảm.

2. Trấn Sơn Nam gồm 11 phủ (42 huyện), tương đương với các tỉnh: Hà Đông, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hưng Yên sau này. Cụ thể, đó là các huyện: Thanh Đàm, Thượng Phúc, Phú Xuyên (3 huyện - thuộc phủ Thường Tín); Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh, Hoài An (4 huyện - thuộc phủ Ứng Thiên); Nam Xang, Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục (5 huyện - thuộc phủ Lý Nhân); Đông An, Kim Động, Tiên Lữ, Thiên Thi, Phù Dung (5 huyện - thuộc phủ Khoái Châu); Nam Chân, Giao Thuỷ, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên (4 huyện - thuộc phủ Thiên Trường); Đại An, Vọng Doanh, Thiên Bản, Ý Yên (4 huyện - thuộc phủ Nghĩa Hưng); Thuỵ Anh, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Đông Quan (4 huyện - thuộc phủ Thái Bình); Ngự Thiên, Duyên Hà, Thần Khê, Thanh Lan (4 huyện - thuộc phủ Tân Hưng); Thư Trì, Vũ Tiên, Chân Định (3 huyện - thuộc phủ Kiến Xương); Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang (3 huyện thuộc phủ Trường An); và cuối cùng là: Phụng Hoá, An Hoá, Lạc Thổ (3 huyện - thuộc phủ Thiên Quan). Vì trấn lị ở phía Nam kinh thành, nên Sơn Nam cũng được gọi là trấn Nam hay trấn Ly.

3) Trấn Hải dương gồm 4 phủ (18 huyện), bao gồm các tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng và Kiến An sau này. Cụ thể, đó là các huyện: Đường Hào, Đường An, Cẩm Giàng (3 huyện - thuộc phủ Thượng Hồng); Gia Phúc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Vĩnh Lại (4 huyện - thuộc phủ Hạ Hồng); Thanh Hà, Thanh Lâm, Tiên Minh, Chí Linh ( 4 huyện - thuộc phủ Nam Sách); và cuối cùng là: Giáp Sơn, Đông Triều, An Lão, Nghi Dương, Kim Thành, Thuỷ Đường, An Dương (7 huyện - thuộc phủ Kinh Môn). Vì trấn lị ở phía Đông kinh thành, nên Hải Dương cũng được gọi là trấn Đông hay trấn Chấn.

4) Trấn Sơn Tây gồm 6 phủ (24 huyện), tương đương với các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, và Sơn Tây sau này. Cụ thể, đó là các huyện: Từ Liêm, Phúc Lộc, Yên Sơn, Thạch Thất, Đan Phượng (5 huyện - thuộc phủ Quốc Oai); An Lãng, An Lạc, Bạch Hạc, Tiên Phong, Lập Thạch, Phù Khang (6 huyện - thuộc phủ Tam Đái); Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khê, Hạ Hoà (4 huyện - thuộc phủ Lâm Thao); Đông Lan, Tây Lan, Sơn Dương, Đương Đạo, Tam Dương (5 huyện - thuộc phủ Đoan Hùng); Tam Nông, Bất Bạt (2 huyện - thuộc phủ Đà Dương); và cuối cùng là: Mỹ Lương, Minh Nghĩa (2 huyện - thuộc phủ Quảng Oai). Vì trấn lị ở phía Tây kinh thành, nên Sơn Tây cũng được gọi là trấn Tây hay trấn Đoài.

Đến đây chúng ta có thể thấy cho đến trước năm 1490, các trấn Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương và Sơn Tây chưa được biết đến như một đơn vị hành chính (mà cụ thể ở đây là đơn vị “trấn” trong trường hợp đang xét). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cho đến trước năm 1490, nội hàm của cụm từ “Thăng Long tứ trấn” chỉ là để chỉ bốn ngôi đền: Trấn Vũ, Kim Liên, Bạch Mã và Voi Phục; còn “tứ trấn” với nghĩa là bốn kinh trấn: Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương và Sơn Tây là nghĩa phái sinh sau năm 1490. Như vậy, vấn đề cách hiểu nào đúng, cách hiểu nào sai (được đặt ra ở đầu bài viết) lại được đặt ra với chính từ “trấn” (Nghĩa gốc và nghĩa phái sinh). Trong từng trường hợp cụ thể, nếu “trấn” (trong cụm từ “Thăng Long tứ trấn”) được hiểu theo nghĩa gốc thì đó là bốn ngôi đền, còn nếu được hiểu theo nghĩa phái sinh thì đó là bốn kinh trấn.

Tài liệu tham khảo:

- Việt sử thông giám cương mục (Quốc Sử Quán triều Nguyễn – NXB Văn Sử Địa – Hà Nội 1957, 1958, 1959).
- Đại Nam nhất thống chí (Quốc Sử Quán triều Nguyễn – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội, 1971).
- Từ điển địa danh lịch sử văn hoá Việt Nam (Nguyễn Văn Tân – NXB Văn hoá thông tin – Hà Nội, 1998).


© tác giả giữ bản quyền.
. đăng tải theo nguyên bản của tác giả ngày 29.11.2009.
. Trích đăng lại xin vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com.
 
Last edited:
“Thăng Long tứ trấn” được hiểu theo nghĩa gốc thì đó là bốn ngôi đền, còn nếu được hiểu theo nghĩa phái sinh thì đó là bốn kinh trấn.

Năm Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490), vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 xứ thừa tuyên (sau đổi là trấn). Đến đây mới xuất hiện tên gọi các trấn như: Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây
...
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cho đến trước năm 1490, nội hàm của cụm từ “Thăng Long tứ trấn” chỉ là để chỉ bốn ngôi đền: Trấn Vũ, Kim Liên, Bạch Mã và Voi Phục

Tôi không rõ bài bạn viết hay trích dẫn từ nguồn nào (nếu trích dẫn, xin vui lòng cho biết nguồn). Tuy nhiên tôi có một số phân vân.

Tất cả các bài viết đều nói đến 4 ngôi đền là Tứ trấn Thăng Long, điều này hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên tất cả đều không nói rõ là Từ bao giờ thì 4 ngôi đền được coi là Tứ trấn ???

- Có phải khi Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long không? Chắc chắn không. Vì đền Voi Phục ở phía Tây thờ Linh Lang là con trai của Lý Thái Tông, cháu nội Lý Thái Tổ. Vậy đền này không thể có từ khi xây dựng Thăng Long.
Có tài liệu nói đền này do Lý Thái Tông xây, tôi thấy cũng không thuyết phục lắm, vì ít khi cha lại xây đền thờ con, có tài liệu nói là thời Lý Thánh Tông, hợp lý hơn.
=> Đền Trấn Tây phải có ít nhất sau khi dời đô về Thăng Long vài chục năm.

- Đền Kim Liên có từ bao giờ? Không tài liệu nào nói rõ được cả. Trên wikipedia (không đủ độ tin cậy) viết là Lý Thái Tổ, nhưng không có kiểm chứng nào hết. Sử liệu chỉ cho biết là Lê Tương Dực (1510) xây lại từ một ngôi đền cũ nhỏ đổ nát.
=> Đền Kim Liên trở thành to lớn chính thức từ Lê Tương Dực.

Đền Bạch Mã có từ trước khi Lý Thái Tổ dời đô về, đền Trấn Vũ có thể trước, có thể sau khi dời đô.

Một điều nữa là hướng của 4 ngôi đình rất lộn xộn: Đền Trấn Bắc thì ngoảnh về Tây, đền trấn Đông thì ngoảnh xuống Nam; đền trấn Tây thì ngoảnh sang Đông, đền trấn Nam ngoảnh về Nam.

Thêm nữa là trong các cuốn sử, hình như không có chỗ nào đề cập đến các ngôi đền như là "trấn" cho Kinh thành Thăng Long cả. Có thể đây là lưu truyền trong dân gian hơn là trong chính sử.

Do đó cá nhân tôi nghĩ rằng việc tôn sùng 4 ngôi đền như là Trấn của Thăng Long rất có thể chỉ có từ sau đời Lê Tương Dực, sau khi ông này xây lại đền Kim Liên.

Nếu thế, thì khái niệm Tứ trấn Thăng Long là 4 ngôi đền xuất hiện sau Tứ Chính trấn là 4 xứ trấn thủ kia, nội hàm của "tứ trấn" phải là 4 Chính trấn, 4 ngôi đền chỉ là học theo.
 
Tôi không rõ bài bạn viết hay trích dẫn từ nguồn nào (nếu trích dẫn, xin vui lòng cho biết nguồn). Tuy nhiên tôi có một số phân vân.

Tất cả các bài viết đều nói đến 4 ngôi đền là Tứ trấn Thăng Long, điều này hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên tất cả đều không nói rõ là Từ bao giờ thì 4 ngôi đền được coi là Tứ trấn ???

- Có phải khi Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long không? Chắc chắn không. Vì đền Voi Phục ở phía Tây thờ Linh Lang là con trai của Lý Thái Tông, cháu nội Lý Thái Tổ. Vậy đền này không thể có từ khi xây dựng Thăng Long.
Có tài liệu nói đền này do Lý Thái Tông xây, tôi thấy cũng không thuyết phục lắm, vì ít khi cha lại xây đền thờ con, có tài liệu nói là thời Lý Thánh Tông, hợp lý hơn.
=> Đền Trấn Tây phải có ít nhất sau khi dời đô về Thăng Long vài chục năm.

- Đền Kim Liên có từ bao giờ? Không tài liệu nào nói rõ được cả. Trên wikipedia (không đủ độ tin cậy) viết là Lý Thái Tổ, nhưng không có kiểm chứng nào hết. Sử liệu chỉ cho biết là Lê Tương Dực (1510) xây lại từ một ngôi đền cũ nhỏ đổ nát.
=> Đền Kim Liên trở thành to lớn chính thức từ Lê Tương Dực.

.


Xin lỗi tác giả và mọi người vì quên không đăng xuất xứ của bài viết.

Bài viết được trích dẫn từ Newvietart.com.

© tác giả giữ bản quyền.
. đăng tải theo nguyên bản của tác giả ngày 29.11.2009.
. Trích đăng lại xin vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com.

:) Nhà mình ở gần Đền Kim Liên mình sẽ nghiên cứu kỹ hơn và post lên để mọi người tham khảo. Còn những ngôi Đền khác mình cũng sẽ cố gắng tìm hiểu vì gần đến Đại Lễ 1000năm Thăng Long và mình cũng rất thích đề tài về Tứ trấn Thăng Long. Viết vội để khởi hành chinh phục Tây Côn Lĩnh 1 mọi người thông cảm nhé ! (BB)
 
Cho iem khóc 1 tí cho tuổi thơ ạ.

Ngày xưa, hồi còn quần đùi rách chăn bò. Tôi với đám bạn thường cho trâu lên Yên Phụ 1 tuần/lần. Vì một lẽ đơn giản: vào mùng 1/4 âm lịch hàng năm, ở đây diễn ra hội. Mà hội hồi đấy trong mắt bọn trẻ con thì chỉ là cơ hội được ngắm mấy khẩu súng phun nước, mua được con chim thổi te te.
Đến hội, Yên Phụ đông lắm, tất cả các xã đều lũ lượt kéo nhau đi lên núi. Ngày xưa, đường lên chỉ có đường mòn, đi cả buổi sáng mới tới nơi chứ không như bây giờ.

Ngày xưa, nước giếng trong, mát lạnh, dùng được. Giờ thì đầy tiền lẻ.
Ngày xưa, Yên Phụ cổ kính, mộc mạc, đơn sơ. Giờ thì hoa hoè hoa sói, bán cả vé vào chùa. Rồi vàng hương nghi ngút, rồi chen chúc vái mông nhau.

Chả còn như thuở mang diều lên chùa thả.
 
Từ chân núi, con đường dẫn thẳng vào Suối Giải Oan.

Ai đến Yên Tử chắc hẳn cũng được nghe cái sự tích rằng khi xưa vua Trần lên đây tu hành, các cung nữ xin đi theo nhưng không được chấp nhận, đã gieo mình xuống suối tự vẫn, vua thương xót nên lập chùa ngay đó để siêu thoát vong hồn các cung nữ, nên gọi là chùa Giải Oan, và suối cũng gọi là suối Giải Oan luôn.

Tuy nhiên, ai đến cũng dễ nhận thấy dòng suối nhỏ thế thì làm sao gieo mình xuống mà chết đuối được. Với ngọn núi này, thì dù 700 năm trước, suối cũng không thể lớn được. Bên cạnh đó còn truyền thuyết các cung nữ ra Bình Khê và Nam Mẫu sinh sống, lấy chồng sinh con..., do đó chuyện có nhiều nàng chết đuối ở đây mang tính truyền thuyết nhiều hơn.


Trước kia để qua suối phải đi trên các hòn đá, giờ đã được bắc cầu đá vững chắc to đẹp rồi. Các công trình đá dựng gần đây đều bằng đá xanh Thanh Hóa, và thợ Ninh Bình tạo tác.

picture.php


xin lỗi đã hơi lạc đề so với vấn đề các anh chị đang bàn luận
báo chí vừa mới đăng Công ty thi công công trình cáp treo 2 đã tự ý xây dựng mấy cái cầu đá này và cơ quan nhà nước ở Uông Bí đã không hài lòng và đang yêu cầu phải ngưng cái công trình xây dựng làm hủy hoại cảnh quan ở Yên tử.:D
 
Cái cầu mà bạn nói không phải cầu đá dựng theo lối truyền thống này, mà là cây cầu xây trụ bằng xi măng được dựng cách cầu này khoảng 50 m xuôi xuống phía dưới.

Họ đã làm con đường mới, cầu mới, với ý định dựng thêm hàng quán bán hàng hai bên, biến nơi đây thành nơi nhộn nhịp kiểu chùa Hương. Tôi đã đứng đó xem họ lật đá, đào suối, nhưng chán quá nên cũng chả có cái ảnh nào chụp.

"Họ" là ai, là công ty xây cáp treo, họ muốn càng nhiều khách lên, khách đến tiêu càng nhiều tiền, vui chơi càng nhộn nhịp rộn ràng càng tốt.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,627
Bài viết
1,154,164
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top