What's new

Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Chả biết post đâu nên quăng tạm vào đây, mod nếu thấy chỗ nào phù hợp thì move giúp nhé.

Lâu nay, tên gọi đỉnh núi có độ cao 2.979 m (hoặc 2.971m) mà các đoàn đi xuất phát từ bản Xà Hồ (Trạm Tấu – Yên Bái) vẫn được gọi là Phu Song Sung, hoặc Tà Chì Nhù. Tên này bắt đầu từ đâu, mình không rõ lắm, có lẽ từ chuyến đi của quycoctu; tuy nhiên, tên gọi này chưa thống nhất. Khi nói chuyện với những porter trong các chuyến đi thì có nhiều người nói Phu Song Sung là đỉnh núi khác.

Nhân tìm kiếm thông tin cho một số chuyến đi, mình lấy được bản đồ khu vực Yên Bái dưới dạng bản đồ quân sự Mỹ năm 1954:
http://www.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nf48-10.jpg
(do một thành viên ttvnol.com chia sẻ)

Trong bản đồ quân sự, khu vực Yên Bái có 2 núi gần nhau là Phu Song Soung và Phu Luong; trong đó, đỉnh lâu nay vẫn gọi là Phu Song Sung/Tà Chì Nhù nằm trên núi Phu Luong.
attachment.php



Theo chú thích trong bản đồ quân sự thì Phu, Pha = mountain (núi).
attachment.php



Theo Google Maps, đỉnh lâu nay gọi vẫn gọi là Phu Song Sung/Tà Chì Nhù (nằm trên núi Phu Luong trong bản đồ quân sự) được đánh dấu với tên Phú Lương.
attachment.php



Vậy, nếu căn cứ theo bản đồ quân sự Mỹ 1954 và đỉnh núi được đặt tên theo núi thì tên gọi Phu Song Sung dành cho đỉnh núi có độ cao 2.979 m ở trên là không chính xác, mà phải gọi là Phu Luong.
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

À tiện thể bàn luận luôn cho để anh em nắm rõ thêm thông tin thôi mà.

Còn nhiều đỉnh phê lắm chú cứ đi hết đề rùi biết :3
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Em mới ngồi coi bản đồ địa hình, đối chiếu với google earth, thấy có 1 đỉnh, cũng ko phải là quá cao (2765m) nhưng đường đi lối lại có vẻ um tùm rậm rạp. Trên bản đồ địa hình có chú thích là "Phu Chiêm Ban". Hy vọng trên này mọi người đóng góp thêm thông tin.

Vị trí trên bản đồ địa hình:



Vị trí tương quan trên google earth:
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Sơ bộ về mặt địa hình thì có 3 đường khả thi.

1) Đường 1: xuất phát từ bản Mù (không rõ là Mù Thấp hay Mù Cao, cái này phải hỏi dân chuyên off-road); thấy trên Google Maps có vẽ đường đến bản Mù khá rõ và chỗ này chắc chắn có khu dân cư.

2) Đường 2: xuất phát từ chỗ yên ngựa, tức là đỉnh con dốc mà dân off-road hay gọi là dốc Tà Sùa /Tà Xùa (nằm trên con đường off-road Trạm Tấu – Bắc Yên); không rõ chỗ này có khu dân cư hay không (cũng phải hỏi dân off-road).

attachment.php


attachment.php


attachment.php



3) Đường 3: xuất phát từ mấy bản ở khu vực xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, Sơn La.

attachment.php
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Nhà cháu có mấy cái ảnh U Bò " đểu" góp vui vào topic cho nó xôm tụ ợ

Bình minh :
DJ9tkC.jpg



Nắng lên :
LtESf5.jpg



e7RczY.jpg



dc0HC5.jpg


gwPLaJ.jpg


Chúc các Cụ chân cứng đá mềm, khám phá thêm nhiều điểm du nịch mạo hỉm đẹp đẹp cho nhà Phượt!!!
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

- Theo các thông tin của bài báo về núi U Bò thì rất có thể nó trùng với Phu Chiêm Ban anh Sư thầy nhỉ?

- Ảnh của bác Rắn già đẹp ghê. Em cũng xin góp vài tấm, view từ từ đỉnh 3 Tà Xùa và Phu Song Sung:

1. Phu Chiêm, Ban view từ đỉnh 3 Tà Xùa:


2. Phu Chiêm Ban view từ đường lên đỉnh 3 Tà Xùa:


3. Phu Chiêm Ban view từ đỉnh Phu Song Sung (Tà Chì Nhù):


4. Ở góc view này, thấy được cả đỉnh 3 Tà Xùa và Phu Chiêm Ban:
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Code quà tặng lần 2 hạn dùng 01/04/2016
Code 3 trang phục Miss Fortune Mafia, Fish Hư Không và Yasuo Cao Bồi
WX6NHUG3REQQ9RTR
7CRE6FAF7F9HLA7E
LJ3WAPXXP33AJXJX
DFQMNR7J3HNHF977
6LJHH469P7YG6EQY
EQVE476LYN647GAX
QWDDU3RX3DDFGYNG
QFNDPALJYFC6NPGL
V4CGR7FGKDJT36RJ
YKKDLVAMWJFK6JNG
KQC33GFLW9D9ALDL

Các có thể vào vào đây để lấy code

hoặc vào xem danh sách chi tiết code tại :http://gamehacks.forumvi.com/t151-topic
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Về tên gọi Bạch Mộc Lương Tử, từ lúc vớ được bản đồ địa hình, mình cứ thắc mắc là tên đó từ đâu mà không thấy ghi tên trên bản đồ. Cho tới ngày hôm qua, đọc cuốn “Đất nước ta” của Hoàng Đạo Thúy (chủ biên), Huỳnh Lứa, Nguyễn Phước Hoàng (NXB Khoa học xã hội, 1989) mới thấy lòi ra 1 cái tên giông giống.

Trong bản đồ đính kèm cuốn sách (theo lời NXB là của Cục Đồ bản Trung ương xuất bản năm 1981) có ghi chú địa danh Bạch Mộc Lương (không có chữ Tử) cho đỉnh 2.998 m ở khu vực biên giới Việt – Trung.

attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Hai cái đỉnh 2.998 m và 3081 m chân núi thì ở Việt Nam nhưng đỉnh lại nằm bên phía Tầu rùi. Top 10 chuẩn đây nhé. Còn mỗi Nam Kang là chưa leo thui :3

1. Fan 3143 m
2. Putaleng 3096m
3 Pusilung 3076m
4. Bạch Mộc 3049m
5. Khang Su Văn 3020m
6. Tả Liên 2987
7. Tà Chì Nhù 2979m
8. Nhìu Cồ San 2967m
9. Lùng Cúng 2917m
10. Nam Kang Ho Tao 2867m

Thông tin từ website của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Thổ (Lai Châu):

http://laichau.edu.vn/phongphongtho/news/new7435/dieu-kien-tu-nhien-kinh-te-xa-hoi

"Địa hình
Địa hình núi trung bình và núi thấp xen thung lũng (gần 70% diện tích có độ dốc lớn trên 25o), không có cánh đồng lớn, có đỉnh núi Bạch Mộc Lương cao 2.998 m và sông Nậm Na chảy qua."

Vẫn là Bạch Mộc Lương chứ chưa thấy thằng con (Tử) chết bầm ở đâu :D
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Tổng hợp thông tin đến thời điểm hiện tại:

1) Fan Si Pan: 3.143 m; đã được đo đạc tại thực địa.

2) Pu Ta Leng: 3.096 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Nhóm anh Bodyparty là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.

3) Đỉnh chưa rõ tên: 3.081 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Nằm sát biên giới Việt – Trung, thuộc địa phận Phong Thổ – Lai Châu, trong khoảng từ mốc 83/1 và mốc 83/2.
Chưa có thông tin là đỉnh này thuộc Việt Nam hay Trung Quốc.

4) Phu Si Lung: 3.076 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Nhóm bạn Nhím là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.

5) Ki Quan San (Kuo Kouan Chan): 3.044 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Vẫn thường được dân du lịch gọi là Bạch Mộc Lương Tử.
Nhóm bạn singleboy là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.

6) Đỉnh chưa rõ tên: 3.020 m; tính đến 1991, chưa được đo đạc tại thực địa.
Nằm sát biên giới Việt – Trung, thuộc địa phận Phong Thổ – Lai Châu, trong khoảng từ mốc 79 đến mốc 80.
Nhóm bạn thanhlucky là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.
Theo thanhlucky, tên đỉnh này là Khang Su Văn / Khăng Chu Văn nhưng có lẽ không đúng (xem chi tiết trong topic này)

7) Bạch Mộc Lương: 2.998 m; tính đến tháng 10/1975, chưa được đo đạc tại thực địa.
Nằm sát biên giới Việt – Trung, thuộc địa phận Phong Thổ – Lai Châu, trong khoảng từ mốc 83/1 và mốc 83/2.

8) Ta Lien: 2.987 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Nhóm bạn thanhlucky là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.

9) Phu Luong: 2.985 m và 2.853 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Vẫn thường được dân du lịch gọi là Tà Chì Nhù hay Phu Song Sung (Phu Song Sung là núi khác có độ cao 2.613 m).

10) Nhìu Cồ San (Niu Co San): 2.950 m và 2.945 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Nhóm anh Bazo và Bodyparty là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.

11) Lùng Cúng (Lang Cung): 2.913 m và 2.771 m; đã được đo đạc tại thực địa.

12) Sa Phình (Phu Sa Phin): 2.879 m; đã được đo đạc tại thực địa; 2.874 m, tính đến năm 1984, chưa được đo đạc tại thực địa.
Vẫn thường được dân du lịch gọi là Tà Xùa / Tà Sùa.

13) Nam Kang Ho Tao: 2.875 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Nhóm bạn thuhuongbk là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên và gọi đó là Sinh Tcha Pao / Xi Giơ Pao (Sinh Tcha Pao là núi khác có độ cao 2.833 m)

14) Tao Phoung Chan: 2.860 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Theo Ngô Huy Hòa (hachi8), tên núi là Hâu Pông San hay Nhìu Cồ San bố.

14) Tả Giàng Phình / Ngũ Chỉ Sơn (Ta Yang Ping): 2.859 m; đã được đo đạc tại thực địa.

15) Xi Giơ Pao (Sinh Tcha Pao): 2.833 m; đã được đo đạc tại thực địa.

16) Fu Kho Luong: 2.810 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Thuộc địa phận Phong Thổ – Lai Châu.

17) Núi Pao: 2.805 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Thuộc địa phận Tân Uyên – Lai Châu.

Ghi chú: số liệu về độ cao ở trên lấy theo nhiều tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 do Cục Bản đồ – Bộ Tổng tham mưu – Quân đội Nhân dân Việt Nam ấn hành các năm 1975, 1979, 1984, 1991, không phải số liệu do khách du lịch đo bằng máy định vị. Việc đo đạc tại thực địa là do các tổ chức có chuyên môn tiến hành đo (theo ký hiệu trên bản đồ địa hình, nếu 1 cao điểm có ký hiệu tam giác màu đen và ghi chú bằng chữ màu đen thì là đã được đo đạc tại thực địa).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,620
Bài viết
1,154,031
Members
190,149
Latest member
inhopgiaycarton
Back
Top