What's new

[Chia sẻ] Tháng Tư ở nước Nga

Kế hoạch đi Nga đến bất chợt khiến tôi đờ ra mấy hôm không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng chuyến đi châu Âu năm ngoái mà ký ức hãy còn tươi mới đã giúp tôi dần dần xác định những việc phải làm. Đầu tiên là đặt vé. Phòng vé thân quen cho biết giá của VNA là tốt nhất, dịch vụ cũng “thân thiện” (đặc biệt với những người không biết một chữ Nga nào như tôi). Tuy nhiên, VNA không bay Nga hàng ngày, vì thế việc du di ngày đi vì lịch bay và cũng vì giá vé cũng phải tính đến. Tôi mua được giá khứ hồi bay Hà Nội - Moscow 920 đô la, không rẻ chút nào. Việc thứ hai là phải xem thủ tục visa Nga. Tìm trên mạng, chỉ thấy nhan nhản quảng cáo làm visa đi Nga của các công ty du lịch, tịnh không có một hướng dẫn “tự làm” nào. Tuy nhiên, sục vào trang web của Sứ quán Nga tại Hà Nội, bạn sẽ thấy có phần hướng dẫn xin thị thực, tuy đơn giản nhưng cũng khá rõ ràng, và nó đơn giản không phải tại vì trang web đưa thông tin sơ sài, mà tại vì yêu cầu thực sự đơn giản, nếu so với yêu cầu của visa Schengen thì đúng là một trời một vực. Tuy nhiên, để chắc ăn, tôi vẫn rình gọi vào số điện thoại của bộ phận thị thực (theo đúng lịch ghi trên trang web của sứ quán), gặp một chị người Nga. Vì biết là chị ấy nói được tiếng Việt, nên dù chị ấy chào bằng tiếng Nga, tôi cứ thao thao hỏi bằng tiếng Việt một cách hết sức tự nhiên. Và đây là yêu cầu hồ sơ visa: 1 thư mời của công ty du lịch (vì tôi nói tôi đi du lịch), vé máy bay khứ hồi (đã xuất, chứ không phải booking đặt chỗ), hộ chiếu (không cần phải copy), bảo hiểm du lịch, bản khai xin visa (load về từ trang web và điền tay vì không có form word để khai trên máy), 1 ảnh hộ chiếu và phí xin visa 50 đô la Mỹ. Lưu ý là không cần đặt hẹn trước, chỉ cần đủ hồ sơ mang đến sứ quán trong giờ làm việc ghi trên trang web để nộp. Và tiền lệ phí thì phải trả bằng đô la chứ không nhận quy đổi ra tiền Việt (tôi không biết trước điều này, nên hơi ớ người khi nghe mọi người xếp hàng bảo nhau, tuy nhiên, ở cổng nộp hồ sơ visa, luôn có một đội “cò” ôm hàng xấp hộ chiếu xin thị thực, và hãy hỏi đổi đô, họ sẽ sẵn sàng). Một điều nữa là dù đã ngồi nhà nắn nót viết bản khai xin visa (vì nhiều chữ phải biết bằng tên tiếng Nga, mà tôi thì không biết một tẹo nào), khi vào nộp, họ sẽ lấy ảnh đã dán của bạn trên bản khai ra, dán vào một tờ mới, giống y chang, cho bạn ngồi khai lại tại chỗ. Nộp 50 đô là và nhận hẹn 1 tuần sau đến lấy. Nếu bạn cần gấp, bạn có thể yêu cầu và trả 90 đô la.
Và tôi nhận visa sau đúng 1 tuần, không có cảm giác siêu hồi hộp như khi nộp visa Schengen. Có vẻ như là nếu có thư mời, bạn sẽ đương nhiên có visa. Visa thuộc dạng du lịch, thời hạn 30 ngày, vào 1 lần. Công ty làm thư mời cho bạn sẽ được ghi trên dấu visa. Vì thế, không phải là đương nhiên, mà lãnh sự quán sẽ dựa trên thống kê về lượng khách “không trốn lại” ở Nga của công ty cấp giấy mời để quyết định có cấp visa cho bạn không.
Và vì đơn giản vậy, tôi cũng khuyên bạn tự làm visa Nga, thay vì mua dịch vụ đắt đỏ của các công ty du lịch Việt Nam. Như bác Kimvanchinh có bảo tôi, giá có khi lên tới 500 đô la lận.
Hơn nữa, khi xem giá phòng ốc, xe cộ tàu bè ở Nga, tôi đều thấy có lựa chọn hỗ trợ về visa. Nghĩa là nếu bạn đặt dịch vụ của họ, họ sẽ xuất thư mời cho bạn (và tính phí), để bạn có thể xin visa. Tôi thấy phí thư mời thấp nhất là khoảng 35 đô la. Nhưng tôi không chắc về độ tin cậy của những thư mời này. Công ty xuất thư mời cho tôi (với giá hữu nghị là 50 đô la).
 
Ca5_zpse1d5d1ff.jpg
[/URL][/IMG]
(Tường và trần ở cầu thang)

Ca2_zps271cd856.jpg
[/URL][/IMG]
(Vườn Catherine nhìn từ lâu đài. Cây cối trụi lá, đen thù lù. Thiệt thòi của đi Tây vào mùa đông đây ạ)

Ca3_zps7b13442d.jpg
[/URL][/IMG]
(loáng thoáng màu xanh của cây thông)

Ca10_zps4964bd85.jpg
[/URL][/IMG]
(Bù lại, trời xanh ngăn ngắt, phản chiếu xuống mặt hồ xanh thẳm)

Ca1_zpse436e3b3.jpg
[/URL][/IMG]
(Nắng rực rỡ nhưng vẫn rét run)

Ca9_zpse24162da.jpg
[/URL][/IMG]
(Các khách mời của chúng tôi trong bữa trưa picnic)

Vì vườn rất rộng nhưng đang trơ trụi, và trời lại rất rét nên chúng tôi cũng không nán lại lâu, chỉ tiếc rằng nếu đi vào mùa hè sẽ đẹp lắm. Và hy vọng cây lên lá sẽ có đủ bóng mát để bạn dạo chơi đã đời. Chúng tôi đi tiếp sang Cung điện và Vườn Alexandre. Không như Cung điện Catherine, Cung điện và Vườn Alexandre nhỏ hơn và vắng vẻ hơn rất nhiều. Và chẳng có cái biển chỉ dẫn nào cho nên hồn cả. Thế nên, dù đã đọc ở nhà là phòng bán vé và lối vào ở sau hàng cột, thì chúng tôi vẫn cứ đi lòng vòng, vì không nghĩ lại vắng vẻ và khuất nẻo đến thế. Vé vào cửa ở đây là 250R. Nhưng hơi đắt nếu so với Cung Catherine vì có rất ít phòng trưng bày, và các hiện vật cũng sơ sài hơn rất nhiều. Có nhiều chỗ phải đi qua những phòng đang được sửa chữa, cảm thấy hơi không thích lắm.

Al1_zps77728fd6.jpg
[/URL][/IMG]
(Bảng tên ở cổng vào Alexandre Palace)

Al3_zps9dd8efff.jpg
[/URL][/IMG]
(Lối vào ở chính cái cửa nâu vàng phía trong hàng cột này)

Al6_zps4926deb3.jpg
[/URL][/IMG]
(Vườn xơ xác trước cung điện)
 
Al3_zpse885a00e.jpg
[/URL][/IMG]

Al5_zps25e0f120.jpg
[/URL][/IMG]

Al4_zps9fcc506e.jpg
[/URL][/IMG]
(Quả trứng này tuyệt đẹp)

Al1_zps4b7626c4.jpg
[/URL][/IMG]
(Lối mòn trong vườn phía sau cung điện. Thực ra, chúng tôi đã đi lạc ra tận đây sau khi bỏ qua lối vào ở hàng cột phía trước)

Al2_zps9f14ce74.jpg
[/URL][/IMG]
(Và tôi lại thích những bức ảnh này, khi mà cây cối xơ xác lại như những nét vẽ chì đơn giản lên nền trời xanh ngắt)

Al2_zpse9a9e464.jpg
[/URL][/IMG]
(Lũ vịt ngập ngừng bước trên băng mỏng)

Al4_zpsa2ea7bdb.jpg
[/URL][/IMG]
(Ra khỏi Alexandre Palace, chúng tôi gặp một đoàn thiếu sinh quân như thế này. Ở Saint Petersburg hình như có sự hiện diện dày đặc của quân đội, tôi nhớ đã gặp rất nhiều đoàn lính đi lại trong thành phố, các sĩ quan và học viên quân sự trên các chuyến xe buýt)
 
Vì ra khỏi Alexandre Palace cũng chưa muộn, nên chúng tôi lại đón xe chạy tiếp đến Pavlovsk. Xe thả chúng tôi ở cửa ga (gì đó, tôi đã quên tên và cũng quên cả chụp ảnh), chỉ cần sang đường đã là Pavlovsk Park. Tuy nhiên, nhìn trên bản đồ của Công Viên, chúng tôi nhận nó kinh khủng rộng, và mình lại đang ở một góc khác của Pavlovsk Palace, và chúng tôi sẽ không có đủ thời gian và sức lực để cuốc bộ xuyên qua vườn. Thế là lại quay ra bến, nhảy tiếp lên xe buýt đến tận cổng vườn bên kia, ngay phía Lâu đài. Chúng tôi không có tài liệu nên cũng không chắc phía trong lâu đài này có gì thật sự đặc sắc, mà vé vào cửa lại tới 450R lận, đắt hơn cả Catherine Palace. Thế nên chúng tôi quay ra, đi dạo vòng quanh cái một chút, trong lòng sung sướng vì đã tiết kiệm được những 900R, bù lại cho tiền nhảy lên nhảy xuống xe buýt nãy giờ.

Pa1_zpsb8401b2b.jpg
[/URL][/IMG]
(Vườn chắc sẽ phải đẹp lắm vào mùa hè xanh lá)

Pa2_zpsc26fd31d.jpg
[/URL][/IMG]
(một cái nhà cho chim làm trên cây)

Pa4_zps2adc502b.jpg
[/URL][/IMG]
(Bạch dương thân trắng. Đi Nga, nhìn thấy bạt ngạt bạch dương mà lại không biết cái lá nó thế nào, tệ thật):Dam

Pa5_zpsd5fbba4b.jpg
[/URL][/IMG]
 
Chúng tôi dành nguyên một ngày để đi thăm các điểm trong thành phố Saint Petersburg. Đấy là giới hạn của chúng tôi vì không có nhiều thời gian, còn nếu bạn thủng thẳng, bạn có thể đi cả tuần mà chẳng hết. Đầu tiên là đi Cung điện Mùa Đông - Bảo tàng Hermitage. “Đáp” metro đến bến Pushkinskaya, chúng tôi lên Đại lộ Nevsky nổi tiếng và đi bộ về phía sông Neva. Đại lộ rộng thênh thang, hai bên rực rỡ cửa hàng của hiệu. Tôi thấy đẹp hơn ở Matxcova vì các tòa nhà đều cổ kính và cao vừa phải , xe nườm nượp trên đường và người đi bộ nườm nượp trên hè. Chúng tôi dừng lại chụp ảnh ở nhà thờ Đức Mẹ Kazan với hai hàng cột như vòng tay ôm. Phía ngoài có tượng của Tướng Quân Barclai De Tolli và Nguyên soái Kutozov. Cũng giống như các nhà thờ khác ở Nga, nhà thờ Đức Mẹ Kazan có một lịch sử thăng trầm, đặc biệt qua giai đoạn trấn áp tôn giáo. Tôi không thấy mình có cái ảnh nào phía trong nhà thờ, có lẽ không được chụp nên mới vậy. Nhưng nhà thờ cũng rất đẹp, và được vào cửa miễn phí.

Sau đó chúng tôi đến Quảng trường Cung điện, quảng trường nổi tiếng của Sain Petersburg với phía Bắc là Cung Điện Mùa Đông nổi tiếng, phía Nam là Tòa nhà Bộ Tổng tham mưu hình với mặt tiền hình bán nguyệt dài 580 m. Phía trên chính giữa tòa nhà là hình ảnh Nữ thần chiến thắng trên cỗ xe. Giữa Quảng trường là Cột Alexandre I, được xây dựng năm 1834 theo ý tưởng của kiến trúc sư Auguste Montferrand, để kỷ niệm chiến thắng Napoleon của quân đội Nga. Cột có trọng lượng 600 tấn, chiều cao 47,5 m và được trang trí với tượng thiên thần với một cây thánh giá đang dùng cây thánh giá đè lên con rắn - biểu tượng của chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Đúng là quảng trường, rực nắng chói chang, đi vào mùa hè thì nóng phải biết. Mà tôi cũng không biết vào mùa cao điểm, xếp hàng vào thăm Cung điện có kinh hoàng như Bảo tàng Vatican hay không, có ra đến tận ngoài Quảng trường hay không?

H1_zps6501b018.jpg
[/URL][/IMG]
H2_zps1c60ee48.jpg
[/URL][/IMG]


H3_zps598803b2.jpg
[/URL][/IMG]
(Cột Alexandre và Tòa nhà Bộ Tổng tham mưu)

H4_zps2d8261eb.jpg
[/URL][/IMG]
(Từ Quảng trường Cung điện nhìn thấy mái vòm của Nhà Thờ Thánh Isac)

H5_zps0b0bdd89.jpg
[/URL][/IMG]
(Rất tiếc là chúng tôi không chụp được toàn cảnh Quảng trường, nhưng vào các thông tin, bạn sẽ thấy những bức ảnh chụp từ trên cao, giúp bạn hình dung rõ nét không gian của Quảng trường Cung Điện và các công trình kiến trúc xung quanh)

H6_zps09ebb3b7.jpg
[/URL][/IMG]
(Cổng chính vào Hermitage với hình tượng Đại bàng hai đầu vàng chóe. Bạn sẽ đi vào bằng cổng bên)

Để mua vé thăm bảo tàng Hermitage, bạn đi qua cổng vào từ phía Quảng trường Cung Điện, qua sân vào tiếp phía trong. Vé ở thời điểm tôi đi là 400R. Nếu muốn chụp ảnh, bạn phải mua vé cho cái máy ảnh của bạn, giá 200R. Chúng tôi có 2 máy và chỉ mua một vé. Máy còn lại gửi ở quầy gửi đồ và áo khoác trước khi vào bên trong. Và như tất cả các điểm thăm quan khác ở Nga, tất cả balo phải gửi ở ngoài, chai nước cũng không được mang vào trong. Hãy chuẩn bị tinh thần nếu bạn quan tâm đến tất cả các phần trưng bày của Hermitage. Đồ sộ như bảo tàng Louvre, bạn có thể sẽ mất cả ngày để đi từ phòng này sang phòng khác của 3 tầng trưng bày ở đây. Mà cũng chỉ là đi xem thôi nhé, vì tôi đọc được là bộ sưu tập của bảo tàng hiện bao gồm hơn 3 triệu hiện vật bao gồm những bức tranh và tác phẩm điêu khắc, nghệ thuật ứng dụng và các công trình nghệ thuật khác. Nếu mỗi hiện vật xem trong vòng 1 phút thì sẽ mất 8 năm để khám phá toàn bộ bộ sưu tập. Để xem hết tất cả các hiện vật cần phải đi bộ khoảng 20 km (???). Khi mua vé, bạn cần phải lấy sơ đồ trưng bày để xác định mình sẽ thăm gì ở đâu, và để không bị lạc giữa bạt ngàn các phòng, các hành lang, các khúc quanh và chỗ rẽ. Tôi không đi hết các tầng, mà chỉ đi ở tầng hai của Bảo tàng. Tuy chỉ vậy cũng đã “chùn chân mỏi gối”, đầu ong mắt hoa vì vô vàn các thứ đẹp đẽ hay ho khiến một người không có hiểu biết về nghệ thuật như tôi cứ phải ồ lên vì thán phục. Bước ra khỏi Bảo tàng sau 4 tiếng đồng hồ, dù chưa xem hết cũng không dám tiếc nuối, vì ở thành phố này còn bao thứ phải xem.

H30_zpsa5db7c70.jpg
[/URL][/IMG]
(Vé thăm quan và sơ đồ bảo tàng, trình bày rất giống với Le Louvre)

H27_zpsec5155ed.jpg
[/URL][/IMG]
(Choáng ngợp ngay lập tức khi qua cửa soát vé là Cầu thang Jordan nổi tiếng)

H29_zps9add1eea.jpg
[/URL][/IMG]

H28_zps3c6e1d34.jpg
[/URL][/IMG]
 
Last edited:
H26_zps5e7cd3f4.jpg
[/URL][/IMG]
(Họa tiết trang trí quanh sảnh rộng lớn của Cầu thang Jordan)

H2_zpscf38874c.jpg
[/URL][/IMG]

H1_zps5d32f19b.jpg
[/URL][/IMG]

H3_zps0241312d.jpg
[/URL][/IMG]

H6_zpsf5cd1bed.jpg
[/URL][/IMG]
(Ngọc xanh rực rỡ)


H4_zpsa3acf070.jpg
[/URL][/IMG]

H7_zps137af596.jpg
[/URL][/IMG]
(Vàng

H9_zpsa8477758.jpg
[/URL][/IMG]
(Bạc)

H10_zps42a4d39a.jpg
[/URL][/IMG]
(Đèn chùm lộng lẫy)
 
H11_zpsda692a9e.jpg
[/URL][/IMG]
(Căn phòng xa xỉ)

H12_zps24118142.jpg
[/URL][/IMG]
(Những bức tường "dát vàng" lộng lẫy

H16_zps0d711411.jpg
[/URL][/IMG]

H13_zps59f141e2.jpg
[/URL][/IMG]

H15_zpsf40c1b70.jpg
[/URL][/IMG]
(Đèn chùm lộng lẫy treo trên trần nhà lắp gương)

H14_zps64d9dfac.jpg
[/URL][/IMG]
(Căn phòng "deluxe" màu huyết dụ)

H17_zps1f85ae6f.jpg
[/URL][/IMG]
(Tranh)

H18_zps658171ef.jpg
[/URL][/IMG]
(Mô hình kỵ sỹ cưỡi ngưa)

H19_zpsa702897a.jpg
[/URL][/IMG]
(Hành lang trưng bày)
 
H22_zps950b4ec4.jpg
[/URL][/IMG]
(Phòng trưng bày tranh rộng lớn)

H23_zps3cc28bf1.jpg
[/URL][/IMG]
(Một góc phòng trưng bày "giản dị" với cụ già ngồi trông. Vì một mặt của Hermitage quay ra sông Neva nên đi vòng vòng trong bảo tàng, chúng tôi cứ ngóng ra dòng sông xanh thẳm ngoài kia. Tuy nhiên, qua 2 lớp kính, chúng tôi không thể chụp được bức "xuyên táo" nào)

H8_zps6aa91b1f.jpg
[/URL][/IMG]
(Tôi thích phòng thư viện khổng lồ và ấm áp này)

H25_zps16c765ef.jpg
[/URL][/IMG]
(Căn phòng đón nắng rực rỡ với hàng cột duyên dáng

H24_zps385212c4.jpg
[/URL][/IMG]
(the famous Peacock Clock. Khi tôi thăm Hermitage, chiếc đồng hồ này "đứng im", nhưng màn hình bên cạnh phát clip giới thiệu về nó và tôi vẫn có thể chiêm ngưỡng nó khi "hoạt động". Tuyệt hảo!!!)
 
Bác đi chuyến này, tổng cộng bao nhiêu ngày (tính luôn thời gian bay) và chi phí mất bao nhiêu vậy. Bác cho em xin lịch trình với. Em cám ơn
 
@tr4i000: mình đi tổng cộng 8 ngày, kể cả bay đi (ngày) và bay về (đêm). Có 3 ngày 3 đêm ở Matxcova & 3 ngày 2 đêm ở Saint Petersburg, 2 đêm trên tàu. Bảo đủ thì cũng tàm tạm có cái nhìn về hai thành phố này của Nga, còn nếu có nhiều thời gian hơn cũng thích vì đi lại đỡ phải vội vàng, được thủng thẳng ngắm nghía và cũng xem được nhiều hơn.
Chi phí thì vô thiên lủng. Đại khái tiền vé đi về khoảng hơn 900$, visa 100$, bảo hiểm 15$, vé tàu khứ hồi Mat-Saint khoảng hơn 200$, đi lại bằng metro, bus khoảng 1600R, vé vào cửa các điểm thăm quan khoảng 4000R (trong đó đắt nhất là Kremlyn hơn 1000R, mà còn mấy chỗ không vào vì đóng cửa). Mấy cái này tính theo đầu người. Ks ở Matxcova khoảng 6000R/đêm (ở trung tâm, bao gồm ăn sáng), ks ở Saint Petersburg khoảng 3200R/ đêm, chia đôi cho hai người. Còn lại ăn uống thì tùy nghi di tản, bữa nhẹ nhất là kebap thì chỉ 50-60R. "Hoành tráng" hơn vào nhà hàng, nhẹ cũng phải 600-700R/người, còn "nặng" thì vô biên.
Lịch trình thì như mình viết ở đây, theo từng ngày đó.

Bác đi chuyến này, tổng cộng bao nhiêu ngày (tính luôn thời gian bay) và chi phí mất bao nhiêu vậy. Bác cho em xin lịch trình với. Em cám ơn
 
@tr4i000: mình đi tổng cộng 8 ngày, kể cả bay đi (ngày) và bay về (đêm). Có 3 ngày 3 đêm ở Matxcova & 3 ngày 2 đêm ở Saint Petersburg, 2 đêm trên tàu. Bảo đủ thì cũng tàm tạm có cái nhìn về hai thành phố này của Nga, còn nếu có nhiều thời gian hơn cũng thích vì đi lại đỡ phải vội vàng, được thủng thẳng ngắm nghía và cũng xem được nhiều hơn.
Chi phí thì vô thiên lủng. Đại khái tiền vé đi về khoảng hơn 900$, visa 100$, bảo hiểm 15$, vé tàu khứ hồi Mat-Saint khoảng hơn 200$, đi lại bằng metro, bus khoảng 1600R, vé vào cửa các điểm thăm quan khoảng 4000R (trong đó đắt nhất là Kremlyn hơn 1000R, mà còn mấy chỗ không vào vì đóng cửa). Mấy cái này tính theo đầu người. Ks ở Matxcova khoảng 6000R/đêm (ở trung tâm, bao gồm ăn sáng), ks ở Saint Petersburg khoảng 3200R/ đêm, chia đôi cho hai người. Còn lại ăn uống thì tùy nghi di tản, bữa nhẹ nhất là kebap thì chỉ 50-60R. "Hoành tráng" hơn vào nhà hàng, nhẹ cũng phải 600-700R/người, còn "nặng" thì vô biên.
Lịch trình thì như mình viết ở đây, theo từng ngày đó.

Em tính sơ sơ chi phí tầm 2000~2500. Nếu mua vé giá rẻ, ngủ nhà trọ, ăn uống tiết kiệm thì chắc cũng tiết kiệm được thêm 200$.
1) Buổi tối bên đó có an toàn không bác nhỉ (e đọc báo thấy bọn đầu trọc cũng sợ sợ)
2) Em tính đi dịp Tết âm (được nghỉ nhiều ngày, k phải xin phép) mà mùa đó đi chắc rét teo quá. Nếu em vẫn đi thời gian này thì có OK không?
3) Bác cho em xin contact của công ty du lịch làm thư mời với

Cám ơn bác
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,728
Bài viết
1,155,209
Members
190,161
Latest member
Tranggg1102
Back
Top