What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Sa hoàng Nicholas II, tuy điều hành đất nước kém, đẩy nước Nga vào những cuộc chiến tranh mà lại toàn thua...Nhưng ông cũng có những tư tưởng vượt thời đại. Một trong những tư tưởng đó chính là cho phép tự do tôn giáo. Tuy là tín đồ ngoan đạo của Chính thống giáo, nhưng ông cũng cho Phật giáo được hoạt động ở Nga. Thậm chí còn nuôi một giáo sĩ tà đạo, dâm ô là Rasputin ngay trong cung.





Và vợ ông Sa hậu Alexandra xinh đẹp




Và góc phòng của bà


 
Cung điện mùa hè

Đến Cung điện mùa hè có 2 đường đi, đường bộ và đường thủy. Chúng tôi đi đến bằng đường thủy và về bằng đường bộ để tận hưởng cả hai. Nhưng cuối cùng thấy lại là lựa chọn chưa hợp lý. Vì chúng tôi đi vào tháng 10 thời điểm đó đã khá lạnh rồi. Mà đi đường thủy khởi hành vào buổi sáng sớm nên gió từ sông Neva và vịnh Phần lan thổi vào rất lạnh. May chúng tôi vừa qua tuổi thanh niên một chút chứ bác nào nhiều tuổi thì nguy cơ TBMMN rất cao. Vậy nên lời khuyên là hãy chọn ngược lại. Có nghĩa là đi đến bằng đường bộ và về bằng đường thủy vì thường về lúc 3- 4h chiều, lúc giờ trời còn ấm.





 
Đi bằng tàu thì đến bến tàu trên sông Neva đằng sau Cung điện mùa đông. Mua vé và lên tàu. Các chú mọi lang thang đứng ở đây mời chào đi tàu rất nhiều. À có một điểm đặc biệt tôi thấy là ở Nga có rất ít các chú mọi ( da đen) trong khi tây Âu thì đâu cũng ngập tràn. Có lẽ Nga quá khó sống cho các chú mọi chăng?
Mấy chú này mặc cái áo mầu cam, giống áo bạn đồng hành của tôi . Anh ấy chạy ra nói với chú ấy 1 tràng tiếng Pháp ý nói tao và mày có cái áo giống nhau và xin chụp ảnh cùng. Chú này lắc đầu và nói: “mày muốn chụp với tao thì mày phải mất 2.000 ruble ( 30USD)” Bố khỉ, mấy thằng này nó nghĩ nó là người mẫu nên đòi tiền sao. Tất nhiên là chúng tôi không trả tiền và cười vào mặt chúng nó. Chúng nó cũng nhe bộ răng trắng nhởn ra cười lại chúng tôi. Thế là hòa :D


Chiếc tầu chúng tôi đi tới Peterhof



Nhìn từ tầu ra pháo đài





Mấy chú mọi


 
Lên tầu tôi ngủ một giấc, cũng chẳng biết bao nhiêu phút nhưng khi mở mắt ra đã thấy bến cảng của Cung điện mua hè ngay trước mặt. Bước xuống tầu những cơn gió lạnh thổi từ vịnh Phần lan vào làm tôi vội vã che mặt bước đi. Mặc kệ cho gió thổi tung mái tóc vàng của nàng Natasa phía trước hay những cơn gió độc đột nhiên thổi đến làm tốc chiếc váy ngắn của những em gái Nga chân dài.


Bến cảng






 
Peterhof – Cung điện mùa hè


Sau chiến thắng Poltava, châu Âu bắt đầu biết tới tiếng tăm của Peter Đại đế. Họ giật mình khi thấy gấu Nga tỉnh giấc. Không còn ngô nghê như ngày nào, nay họ đã đánh bại được một trong đế quốc lớn nhất – đế quốc Thụy Điển. Chính vì thế mà chuyến đi Pháp của ông được đón tiếp hết sức trọng thị.

Mà chuyến đi này cũng có nhiều chuyện khôi hài. Peter vốn tính thẳng thắn ít nghi lễ mà lại thích tìm tòi nên ong cũng chẳng ngại ngần gì.( Ngày nay có mà các thế lực thù địch nó ném đá chết :D )

Khi bắt đầu đến Paris, Thống chế de Tesse được lệnh đi đón Peter cách Paris 40km. Khi gặp Thống chế sau khi chào hỏi, Sa hoàng thấy xe ngựa của Thống chế đẹp quá hơn hẳn cái xe nhà quê của mình nên đòi đổi xe với Thống chế. Vị thống chế này rất ngạc nhiên nhưng vì nể khách nên phải sang ngồi ở một cỗ xe khác. Đến Paris người Pháp dành cho ông ở khách sạn sang nhất Paris KS Lesdiguieres, vào khách sạn ông thấy phòng dành cho ông ( chắc cỡ President ngày nay, ngày xưa chắc gọi là Emperor hall) quá rộng rãi và hoang phí. Ông ra lệnh cho người hầu của ông chuyển một chiếc giường vào phòng thay đồ cho ông ở.

Khi ông gặp quan nhiếp chính nước Pháp bấy giờ ( cho Hoàng đế Louis XV mới 7 tuổi) ông cũng không tuân theo nghi lễ nào cả làm cả quần thần Pháp ngạc nhiên và được mô tả là “không có tý văn minh nào” *

Hôm sau nước Pháp dành cho Peter nghi lễ đón tiếp Nguyên thủ quóc gia. Sau khi cùng cậu bé Louis XV duyệt hàng quân danh dự xong. Lúc bước lên những bậc thang lên điện Tuilerries, thấy Louis XV lượt thượt với áo dài, tóc giả rồi còn đeo kiếm nữa. Peter vốn là con người hành động thấy sốt ruột ông bế luôn Louis XV lên rồi đi vào phòng lễ tân để hội đàm.Cả nước Pháp lại sững sờ trước những hành động của Peter, họ không ngờ một vị nguyên thủ mà lại hành động như vậy. Hôm sau một loạt báo chí đăng tin, phe cách tân thì ca ngợi hành động của Peter là thân thiện, không rườm rà....Còn phe bảo hoàng thì kêu đó là hành vi không văn minh, phá vỡ nghi lễ truyền thống. Nói chung là sự xuất hiện của vị Sa hoàng này là đề tài gây bàn tán ở khắp mọi nơi từ phòng khách salon của các vị công vương cho tới nhà thổ nhơ nhớp đầy gái bán dâm. Và đương nhiên kẻ thu lợi nhiều nhất chính là các ông chủ tòa báo.

Peter vốn tính phóng khoáng, đơn giản nên ông rất ngại các nghi lễ rườm rà. Ông cần dek gì tiệc chiêu đãi đặc biệt hay nghi lễ nọ kia. Cái ông muốn là đi thăm thú các nơi. Có khi người ta thấy buổi sáng ông đi bộ dọc đại lộ Champs – Elisees rồi đến quảng trường Concorde. Thậm chí chạy qua cả cửa gục Bastille trêu lính gác. Đến mức độ có một cậu bé bị giam trong ngục này nhìn thấy Sa hoàng nước Nga. Và 40 năm sau dưới bút danh Voltaire cậu bé này viết quyển sách “Lịch sử đế quốc Nga dưới triều Peter Đại đế”

Nhưng sự quan tâm của Sa hoàng không nằm ở trong thành Paris, mà ông quan tâm đến Versailles. Ông đưa phái đoàn đến ở đây cả tuần liền và lấy làm tiếc vì nơi đẹp thế này mà Hoàng đế Pháp bỏ hoang Ông thèm thuồng và ý định xây dựng một cung điện cho mình giống như Versailles ở Nga bắt đầu hình thành. Chính vì thế Peterhof ( Cung điện mùa hè ) còn có tên gọi khác là Versailles của Nga.**

Peter có thể là con người giản dị về nghi lễ, ăn ở loàng xoàng thế nào cũng được. Nhưng trong việc xây dựng cung điện thì ông lại hết sức khắt khe và sát sao. Ông mời các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, các kỹ sư giỏi nhất châu Âu thời bấy giờ về xây dựng cung điện cho mình nổi tiếng nhất phải nói đến Jean-Baptiste Alexandre Le Blond người Pháp và Bartolomeo Carlo de Rastrelli người Ý. Chính vì thế nên khi các bác đến đây tự hỏi “Wow sao bảo người Nga cục mịch mà xây được cái cung điện đẹp thế?” sự thực là đều do bàn tay của các KTS người tây Âu cả. Còn kiến trúc của Nga ư? Các bác cứ nhìn cái nhà Bưu điện Hanoi đó là một điển hình

Cái đặc biệt của cung điện này mà báo chí hay nói đến là rất nhiều các đài phun nước mà không cần dùng máy bơm. Thật sự ra thì làm dek gì có máy bơm từ thời đó. Bọn báo chí ăn theo nói leo là một lũ ngu dốt. Từ thời La mã cổ đại người ta đã dùng aqueduct dẫn nước từ trên các ngọn đồi về để dùng rồi. Peterhof chỉ áp dụng lại mà thôi.

Thời Peter I xây xong thì nó cũng chưa được như thế này đâu. Cho đến thời của cháu dâu ông Catherine đại đế thì bà lại tiếp tục cho xây dựng và hoàn thiện được gần như ngày nay.







-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*: Paris thời đó là kinh đô ánh sáng, nơi văn minh nhất thế giới. Người ta cư xử với nhau rất nhiều nghi lễ. Trong khi nước Nga lúc đó còn mông muội và con người Peter lại giản dị, thoải mái nên người Pháp rất ngạc nhiên
**: Louis XIV ở Versailles, nhưng chắt của ông là Louis XV khi lên ngôi còn quá nhỏ, mọi việc do quan Nhiếp chính Phillippe d’Orleans quyết. Mà ông này không thể thiếu các quý bà xinh đẹp ở Paris, nên ông mời Hoàng đế về Tuilerries)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top