What's new

[Chia sẻ] Ẩm thực Miền Trung ( Đà Nẵng)

ductrung

Phượt tử
Ẩm thực Đà Nẵng - Xem Thêm
Rượu Tà Vạt:D
Theo già Đinh Lương (72 tuổi), đồng bào dân tộc Cờtu ở thôn Phú Túc, xã Hoà Phú, Hoà Vang (TP. Đà Nẵng) - nghệ nhân sản xuất rượu tà vạt cho biết: cây Tà Vạt (tên gọi của đồng bào dân tộc Cơ Tu) mà người Kinh còn gọi là cây Đoát. Cây Tà Vạt mọc tập trung thành từng cụm ở các triền núi thấp, gần khe, hố... nơi đất có độ ẩm cao. Nhìn chung thân cây giống như cây dừa ở đồng bằng, rễ chùm, thân to, khoẻ, có nhiều đốt dày, bẹ lớn, lá thưa.
Ngày trước người ta dùng lá Tà Vạt để lợp nhà... Nhưng cái đặc sắc và hấp dẫn nhất của cây Tà Vạt là làm "Buoh Tà Vạt"- rượu Tà Vạt. Đó là loại rượu lấy chất dịch thơm, ngọt... từ buồng trái của cây Tà Vạt, cho lên men, uống rất thơm ngon và bỗ dưỡng, rượu có vị ngọt, đắng nhẹ, khay khay...làm tê tê đầu lưỡi, là loại rượu "khai vị" rất tuyệt vời và không thể thiếu được trong gia đình, lễ hội, ngày Tết của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Nhưng muốn làm rưọu Tà Vạt thì không phải là dễ... Trước tiên, người ta vào rừng, chọn những cụm Tà Vạt sống ở gần khe, hố, chọn những cây to, mập mạp... để "lấy rượu". Sau khi phát dọn quanh các gốc Ta Vạt đã chọn, tuỳ theo cây cao thấp, người ta làm một cái thang bằng cây và dây rừng từ gốc lên đến các buồng trái. Tiến trình" sản xuất rượu Tà Vạt cũng không kém phần gian nan và đầy tính nghệ thuật. Thường thường, mỗi cây Tà Vạt cho bốn, năm buồng, nhưng chỉ chọn lấy "nước" có một buồng có trái vừa, thích hợp.
Lý tưởng nhất là trái cỡ trái cau là cho nhiều nước và phẩm chất tốt nhất. Cứ 3 ngày một lần, người ta leo lên nơi gần buồng, dùng dùi cui - đẽo bằng cây rừng - đập nhẹ chung quanh cuống của buồng trái mà mình đã chọn. Mỗi lần đập khoảng một vài giờ. Sau 4 hoặc 5 lần đập, tiến hành cắt ngang cuống buồng trái. Sau đó dùng cọng cây môn nước giã dập và bịt ngay đầu mới cắt, bên ngoài bọc bằng lá rừng và buộc lại. Động tác này gọi là "nhử nước". Tuỳ theo cây, có thể nhử ba hoặc bốn lần mới ra nước, theo dõi khi thấy nơi mặt vết cắt, có nhỏ giọt nhanh, đều thì gạt bỏ lớp "chất nhử" và treo một cái can 10 lít để hứng. Có thể dùng ống nhựa, lồ ô, giang ... để dẫn nước vào can. Chất nước này, lúc vừa chảy ra thì hơi trong, thơm và ngọt. rất hấp dẫn với các côn trùng như kiến, ong... nên người ta phải bịt, che lại.
Để dung dịch này lên men, dùng vỏ cây chuồn (một loại cây chắc, nặng, có ròng màu đen), dần cho mềm rồi cho vào can rượu theo liều lượng thích hợp. Tuỳ theo khẩu vị, phong tục, tập quán từng vùng, từng bản mà người ta đưa vỏ cây chuồn vào can nhiều hay ít. Muốn rượu có nồng độ cao hơn, vị đắng, thì cho vỏ chuồn nhiều và ngược lại. Khi rượu đã xúc tác tốt với men thì có màu đục, trắng. Trung bình - thời điểm rượu chảy nhiều nhất - mỗi ngày đêm cho ra từ 5 đến 10 lít rượu/1 cây. Cứ mỗi ngày, hai lần, sáng và chiều người ta đi lấy rươu .Thông thường, mỗi người quản lý một cụm từ 5 đến 10 cây Tà Vạt. "Rượu Tà Vạt" cho rượu rất lâu, có thể đến hai, ba tháng mới hết. Càng về sau, cây càng hết chảy dần, trung bình mỗi cây Tà Vạt lấy được trên dưới 300 lít rượu. Tà Vạt ra hoa, có trái hầu như quanh năm, nên rượu tà vạt có thể " sản xuất" quanh năm.
Rượu Tà Vạt - một loại rượu thơm ngon, độc đáo, đậm đà bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc CơTu, một loại rượu "truyền thống" không thể thiếu được trong gia đình, lễ hội... Đặc biệt là uống mừng năm mới, xuân đến Tết về.
 
Cứ ai nói đến nấu ăn, ăn uống là e thik lắm. E cũng xin chia sẻ ít thông tin về mấy món đặc sản Đà Nẵng để mọi người cùng tham khảo.
" Đặc sản Đà Nẵng - Bánh tráng cuốn thịt heo

tqNIr.jpg

Có một món ăn ở thành phố Đà Nẵng mà khách từ Nam ra hay từ Bắc vào khi được mời ăn đều xuýt xoa khen ngon. Ngay cả những thực khách khó tính nhất cũng phải công nhận đây là một trong những món ăn ngon dù đó không phải là loại đặc sản nào mà chỉ là thịt heo, một thực phẩm bình thường vốn hay có mặt trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình.

Đã có một thời, Đà Nẵng vốn nổi tiếng với món bánh tráng thịt heo luộc ở phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ. Nhưng để nâng món ăn này lên thành đẳng cấp với thương hiệu hẳn hoi phải kể đến quán thịt heo cuốn bánh tráng Trần. Tiếp khách từ phương xa đến, họp mặt bạn bè, gia đình cuối tuần, nhiều người Đà Nẵng đã chọn quán Trần. Dù thịt heo vốn là món ăn hằng ngày trong gia đình nhưng đến với quán Trần, thực khách vẫn tìm được phong vị riêng của món bánh tráng thịt heo luộc.

I9D4b.jpg

Nếu chỉ nghe lời nhận xét của các thực khách, khó có thể hình dung được món ngon của Đà Nẵng. Đĩa thịt heo của quán Trần khiến thực khách ngạc nhiên khi ai nhìn thấy những lát thịt giữa 2 đầu nạc là lớp mỡ trắng ngà. Nhưng khi nhìn đến đĩa rau thì người ăn mới thật sự muốn nếm ngay hương vị của món này. Đĩa rau chỉ một gam màu xanh lá nhưng có nhiều sắc độ khác nhau từ nhạt đến đậm như màu xanh ngọc của dưa leo, màu xanh tím của lá tía tô, màu xanh nõn của xà lách, màu xanh lục của nhiều loại rau thơm khác và điểm xuyết vào đó là những lát chuối chát trắng ngà.

Sau khi đã thưởng ngoạn no nê bằng mắt, thực khách lại cảm nhận được mùi thơm không thể lẫn vào đâu được của chén mắm nêm xứ Quảng. Mắm được pha chế với vị cay đặc biệt từ ớt, tỏi, cộng thêm vị chua chua ngọt ngọt của ít lát thơm (dứa) băm nhuyễn. Rồi lại thêm dĩa mì lá nóng hổi với những lá mì dẻo mà thực khách khó có thể bóc ra được nếu không biết cách đặt nhẹ chiếc bánh tráng vào lá mì. Tất cả đã sẵn sàng cho một bữa ăn ngon miệng. Nhưng nếu chỉ ngon thôi chưa đủ. Để tạo nét đặc trưng riêng của món bánh tráng thịt luộc, quán Trần luôn chú trọng đến khâu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chỉ với món bánh tráng thịt heo luộc rất dân dã, đến nay quán Trần đã có hệ thống gồm 5 điểm quán trong thành phố. Với mỗi loại quán phục vụ cho từng loại đối tượng khách từ bình dân đến sang trọng, các quán của Trần đã tạo nên thương hiệu để món thịt heo luộc cuốn bánh tráng trở thành món ngon của Đà Nẵng khiến nhiều người, nhất là khách ở xa đến khi đã dùng rồi phải “nhớ mãi món ngon”

nguồn : http://didau.org/forum/am-thuc/1326-dac-san-da-nang-banh-trang-cuon-thit-heo.html "
 
Đà Nẵng đắt lòi, nhất là ở sát biển. VD: Mỹ Hạnh...
Cóp nhặt của dân bản địa nè, phù hợp dân bụi :

Cafe nhà hàng đến Memory Lounger của chị Kỳ Duyên cũng được.
Ăn thì cơm niêu ( Hồng Phúc hoặc quán bên cạnh Lê Duẩn - Nguyễn Tri Phương)
Ăn bánh nậm lọc
Ăn đố nướng linh tinh
Sau đây là Link;
http://www.webtretho.com/forum/archive/t-106217.html
http://investdanang.gov.vn/modules/n...109&Lang=vi-VN
Một link facebook, nhưng sợ bạn không online được nên paste thẳng: http://www.facebook.com/topic.php?ui...2546&topic=249
Đây là thông tin mình gom lại trên mạng, mọi người thêm các điểm khác để có danh sách phong phú hơn nhé.

Hải sản : Các mẹ nhớ đến quán Bà Thôi, đường Lê Đình Dương nhớ ăn cua rang me sốt ngon vô đối, mực tươi nướng, các quán hải sản dọc bãi biển Mỹ Khê view đẹp, giá thành hơi cao hơn 1 chút, cuối đường Lê Đình Dương có khá nhiều quán lẩu, hải sản bình dân, cứ làm ít mực tươi hấp, ngao hoa nướng mỡ hành và kết luận bằng món Lẩu cá Cu (1 loại cá đặc sản ở Đà Nẵng đấy).

- Lựa chọn thứ 2 là quán Thơ Ý - ở cuối đường Sơn Trà Điện Ngọc, ngay sát bãi biển nhé. Quán này ăn ngon - bổ - rẻ lại phục vụ nhiệt tình. Các mẹ có thể tham khảo các món như nghêu nướng mỡ hành, hàu nướng, mực chiên giòn..., giá vô cùng "hạt dẻ" nhé.

Hàu nướng mỡ hành ở quán Thơ Ý. Ảnh: Phúc Hiếu

Các món dân tộc: Mỳ Quảng - quán Bà Vị 155 Trưng Nữ Vương, bánh xèo + bún thịt nướng ở quán Bà Dưỡng ở Kiệt 11 Hoàng Diệu, bánh tráng cuốn thịt ở Quán Mậu 35 Đỗ Thúc Tỉnh - quán này dân địa phương hay ăn, chỉ bán bánh tráng cuốn thôi, hoặc quán Trần (có nhiều món khác như mỳ, bánh bèo) ở 300 Hải Phòng- quán này khách du lịch hay ăn.

Cháo: Quán cháo bà Hường 4 Hoàng Diệu, ở đây còn bán chả bò đặc sản Đà Nẵng ( giống giò bò nhưng vị hơi ngọt hơn, thơm mùi tiêu)

Món Trung Quốc: Nhà hàng Phì Lũ ở Nguyễn Trí Thanh - các món canh đậu hũ, cơm hành, cơm gà...

Cơm: Quán 3 Cá Bống 112 Nguyễn Tri Phương - cơm niêu cá bống Sông Trà kho tộ, ở đây còn bán mắm tôm chua ngon hơn cả của Huế đấy các mẹ ạ.

Trà, cafe: Trúc Lâm Viên - 5 Trần Quý Cáp nhé, quán trà cafe nhà cổ, không gian đẹp, đồ uống giá hợp lý, đầy đặn, có chỗ cho các con chạy nhảy.
Ốc mút ngon ở quán Hạnh hoặc quán Bé Hiếu đường Lê Duẩn - gần trường ĐH Ngoại Ngữ...

Một góc Trúc Lâm Viên - Đà Nẵng

Chè: Quán Xuân Trang cũng trên đường Lê Duẩn, có bán cả nộm bò khô khá ngon.

Quà bánh mua về làm quà: Một món bánh có thể mang về làm quà: Bánh khô mè bà Liễu- bánh vừng giòn thơm. Góc **********, Ngô Gia Tự, Cẩm Lệ - Ông Ích khiêm; bánh nổ, bánh lăn...

- Quầy thực phẩm Bé ti - Quầy 135 - Chợ Hàn Đà Nẵng: Chỉ cần gọi tới số 0511 837262 là được mang tận nơi , mình ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn cho mình

- Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, số điện thoại 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.

- Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn - Sđt: 05113812417) - hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà, không "ship" hàng.

- Tré Bà Đệ - đặc sản Đà Nẵng tại 81 Hải Phòng.

- Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt, ko mua sẽ tiếc đấy ạ như: tỏi và hành tím Lý Sơn, mạch nha- đặc sản Quảng Ngãi, thanh trà của Huế...

1. Bánh tráng cuốn thịt heo Trần: Nằm sát bên hông siêu thị Đà Nẵng.quán Mậu, Khuê Trung.
2. Hải sản tươi ngon ghé quán "Bà Thôi" trên đường Lê Đình Dương , và Mỹ Hạnh bên biển Mỹ Khê, ĐN có chỗ bán Hải Sản cũng ngon mà rẻ nữa. Không nhớ tên đường chỉ biết là chạy dọc đường mới xây dọc theo bãi biển (**************** thì phải), ra tới gần ngoại thành. Quán đó nó nằm kế đường rày xe lửa. ĐN nói chung hải sản thì ngon tuyệt và rẻ. Có 1 quán tên Tuyền thì phải nằm trên đường Trần Cao Vân, khúc gần Mệ Nhu, đồ hải sản rất tươi và rẻ...
3. Bún mắm "Bà Thuyên" trên đường Lê Duẫn, đối diện chi nhánh Mobifone,và Nguyễn Thị Minh Khai, đối diện sở công an, gần đối diện đường Ba Đình ( cái này ăn buổi sáng thôi)
4. Mì quãng số 1 Hải Phòng.
5. Bánh canh thì cứ đi dọc đường Nguyễn Chí Thanh, và quán Bánh Canh, bún, bột lọc vỉa hè (nằm giữa bệnh Viện C và sân vận động Chi ****)
6. Mì cá lóc đường Ba Đình
7. Bánh nậm lọc Hoàng Văn Thụ
8. Cháo vịt ghé cuối đường Phan Chu Trinh
9. Cao lầu + Cơm gà Hội An thì nằm trên đường Lê Đình Dương đối diện quán Trúc Lâm Viên
10. Bánh xèo bà Dưỡng Hoàng Diệu, đi qua nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương, ngó bên phải, đi chút là có cái bảng ngoài đường.
11. Bánh tráng tương, báng tráng đập Phan Chu Trinh, đi qua Lê Đình Dương một đoạn, ngó bên phải, chỗ nào vừa bán đồ ăn vừa có tiệm rửa xe ôtô .

12. Chè Hương cũng trên đường PCT này, thêm đoạn nữa có nước dừa,. Chè Xuân Trang, chè xoa xoa đường Trần Bình Trọng.
13. Ngoài ra còn một quán tập hợp tất cả các món ngon Đà Nẵng : K 71/5 Lê Lợi
14. Tré "Bà Đệ" trên đường Hải Phòng
15. Bánh Tôm Hồ Tây - đường Núi Thành
16. Quán hamburger, chè xa vẵn cũng ngon đối diện trường PCT trên đường Lê Lợi,còn mấy quán bánh tráng trên đường Lý Thái Tô, Lê Đình Dương, Huỳnh Thúc Kháng nữa..., còn có mấy

17. Quán nem lụi, bún thịt nướng ...dưới đường Yên Bái.
18. Bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh , đường Lê hồng Phong. Bún chả cá Lê Đình Dương

19. Đà Nẵng còn có nhiều quán nhậu nằm trên đường đi từ Suối đá, Sơn Trà , núi Ngũ Hành Sơn, Bãi bụt, Suối Tiên, Suối Mơ về thành phố, quán nhậu Tư Hề làm khá ngon thì phải. Quán nhậu ở ĐN đúng là nhiều vô kể! Ai đến ĐN thì nhớ đến quán nhậu Biển Xanh trên đường ****************, có món "gà lên mâm" ngon tuyệt. Quán thoáng mát, lại nhìn ra biển, không còn gì bằng!
20. Quán bún mắm tai nem: đi vào đường Trần Kế Xương, rẽ vào cái hẻm lớn nhất, ngon cực kỳ...

21. Quán bún riêu trên đường Yên Bái nữa...
22. Xôi gà, bún gà xin mời ghé Lê Hồng Phong, sát bên sân Tennis. Xôi gà,bún gà gần trường Trần Văn Ơn,chỗ ngã năm quẹo vào,xôi mềm dẻo,co chén canh nóng nữa,sữa đậu nành tự nấu,thơm phức,bún gà thì cay khỏi phải nói,tại đây là quán người Huế nấu,chỉ mở buổi sáng thôi.
23. Bánh ướt ở chợ nào cũng có, ngon tuyệt
24. Bún riêu Lê Đình Dương buổi sáng ,

25. Bún thịt nướng,nem lụi cũng ngay trên đường Hoàng Diệu,bún thịt nướng ở ĐN ăn nước tương khác với Sài Gòn,không phải nước mắm.
26. Bún nạm,giò,gân thì trên đường Hoàng Diệu,cạnh nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương,mở từ 5h,đến khoảng 7,8h là hết sạch rồi,mà nhiều quán ngon lắm..
27. Quán bán súp cua ngon tuyệt trên đường Phan Châu Trinh,có một vài ngõ quẹo, khác hẳn với mấy chỗ khác.
28. Ăn cháo ở ĐN cũng ngon,có mấy quán cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn,nấu với hạt sen cũng ngon luôn.
29. Bò kho đường Huỳnh Thúc Kháng, bán buổi sáng thôi . Cạnh quán này buổi chiều có bán bánh canh, ăn cũng được. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm, thấy mọi người ăn đông, bún mắm chợ Hòa Khánh vẫn là ngon nhất, sợi bún làm bằng tay chứ ko phải bằng máy như mấy chỗ khác, vừa rẻ vừa ngon.
30. Cafe sinh viên đường Bach Dang, gan Khach san Bach Dang .... Cafe Long gần Ngã Tư Quang Trung-Phan Chu Trinh. Cafe Nhac Hoa Tau : quan Ngoc Anh tren duong Tran Phu gan nga tu Quang Trung-Tran Phu.
31. Bún mắm và bún thịt nướng thì ăn ở gần Siêu thị Bài thơ,sau lưng Khu Ẩm Thực,ngon và rẻ.
32. Cơm gà thì ăn ở Hải Phòng ngon hơn,gần trường Phan Châu Trinh đó.

33. Đặc sản bê thui: trên đường Hải Phòng, gần tiệm mỳ quảng 1A
34. Óc hút, mít trộn: Đường Lê Duẩn 1 loạt quán, gần chè Xuân Trang, gần cầu quay sông Hàn.
35. Bánh tráng tương, đồ ăn vặt: đường Huỳnh Thúc Kháng, có thể vừa hát karaoke ở quán Thùy Trang vừa nhâm nhi bánh tráng tương, cóc, ổi, xoài dầm.
 
Những món ăn ngon – đặc sản của ĐN :
-- Bánh cuốn thịt heo Quán Mậu - Đường cách mạng tháng 8 đường vô nhà máy thuốc lá Vinataba, hoặc quán Trần 2- đường Hải Phòng ,gần siêu thị Bài Thơ (phục vụ nhiệt tình )
- Phở Bắc số 63 - đường Đống đa
- Mì Quảng bà vị - Đường Triệu Nữ Vương ngã tư Triệu Nữ Vương với Lê Đình Dương.
- Mì Quảng Bà Ngân - Đường Đống Đa gần ngã 3 Đống Đa Lý Thường Kiệt.
- Cơm gà Đường Hải phòng- gần trường Phan Chu Trinh.
- Bún bò Huế - Đường Nguyễn Chí Thanh đoạn ngã tư Nguyễn Chí Thanh và Quang Trung.
- Bún bò Đường Nguyễn Chí Thanh đoạn trước nhà hát Trưng Vương.
- Cơm niêu Đường Nguyễn Thị Minh Khai qua ngã tư QTrung Nguyễn Thị Minh Khai
-Khu ẩm thực gần siêu thị Bài Thơ
-Súp cua và chả: quán đường Hoàng Văn Thụ,đối diện Trung Tâm văn hóa Phường.
-Bánh canh: Nguyễn Chí Thanh hoặc đường Trần Phú đối diện nhà hàng Aspara.
-Bún mắm :quán nằm trên đường Hùynh Thúc Kháng(lưu ý: chỉ bán buổi sáng) hoặc nằm trong kiệt nhỏ lối vào Triệu Nữ Vương (bán cả ngày + bán bánh tráng đập dập nữa)
-Bún thịt nướng-nem lụi : gần siêu thị Bài Thơ hoặc dãy quán ở đường Hoàng Diệu
-Bún chả cá : đường Lê Hồng Phong
-Xôi gà –thịt – trứng : ngã tư Lê Duẩn- Ngô Gia Tự (chỉ bán buổi sáng)
-Bánh bèo-nậm lọc : đường Trưng Nữ Vương,cạnh trường Diên Hồng cũ ,nếu là buổi sáng thì quán nằm đầu đường Nguyễn Chí Thanh ( bán bánh bèo chén )
-Ốc hút: đường Lê Duẩn ( chỉ bán chiều tối)
-Bánh tráng nướng ướt/ khô (+thịt bò khô) : đường Ly’ Thái Tổ hoặc kiệt nhỏ gần Huỳnh Thúc Kháng
-Chè: chè Xuân Trang , chè Hương, chè ngã năm, chè Xavẵn …. Cho đến Sinh tố đường Lê Duẩn , đường gần chợ Mới ( quên tên rùi , cập nhật sau) :-D

I/ Đồ ăn no:

1. Bún mắm :

* Bà Thuyên (Lê Duẩn): bún mắm thịt quay nem chả, mắm ngon tuyệt cú mèo, húp được đã húp rồi. Cái nì thì hơi cao cấp 1 xí vì quán sá đàng wàng sạch sẽ mà. 8ngàn/tô ăn thêm miếng thịt way thì 5ngàn/miếng .
* Bà Lệ (ở góc ngã tư Nguyễn Hoàng với Nguyễn Văn Linh): bún mắm thịt luộc nem chả tai mui, mắm ngon ko thua gì bà Thuyên. Wán ni thì vừa ngon vừa rẻ hiehie: 3000/tô
* Bà mập ngã baTrần Bình Trọng and ngô ja Tự: bún nem chả tai mui. Quán này mắm ko được ngon cho lắm nhưng có cái chả mỡ chiên tuyệt cú mèo...ực ực...(mình lần nào cũng zớt 2 tô...chẹp chẹp). Bà chủ zất chi là tốt bụng ...xin rau là cho cả mớ luôn...có cái xin thêm chả thì tính thêm xèng thoai . Giá từ 3 đến 5K/tô. Quán ni cũng vỉa hè
* Bà chi đó ko bik tên ở đườg Trần Kế Xương: Bún mắm nem chả thịt quay tai mui cái gì cũng có. Giá cả cũng fải chăng khoảng 5K/tô. Nếu ăn thập cẩm thì có thẻ mắc hơn 1,2 nghìn gì đó. Chả mỡ ở đây cũng giống như bà mập.

2/Bún thịt nướng:

Chà cái này thì nhều vô số kể nè, thườg đi chung với bánh xèo nem lụi:
*Bà Dưỡng đườg ***********(trong hẻm): nước tương ngon số 1 ko đâu sánh bằng. Nhưng quánở trong hẻm hơi bị chật chội Trong cái hẻm đó cũng rát nhiều quán ăn theo nên fải chú ý vào đúng quán có cữ "BÀ DƯỠNG"
* Bà Ngọc: nhiều chi nhánh: Yên Báy, Pasteur, Đống Đa. Chỗ này được cái tương ngon và béo ...chẹp chẹp.
* Bà Trai Đống Đa (quán này ko có bánh xèo)rau ngon, thịt ướp cũng ngon . Rẻ hơn bà Ngọc
* Kim Anh and những quán lân cận: so so
* Bà Xuân (gần siêu thị): ở đây có cả bún mắm nữa, cũng ngon Nghe jang hồ đồn có mín ram cuốn cải mà chưa ăn thử nơi
Còn vài quán nhỏ lẻ nữa nhưng chẳg có tên nói sợ mọi ng tìm ko ra

3/ Bún bò:

Chậc cái này thì vô số kể, lại tùy khẩu vị của mỗi người nữa cho nên cũng chỉ nêu tên chứ ko bàn luận
* Bún bà Đào Nguyễn Chí Thanh (trong kiệt): quán này thì ai cũng biết rồi, khỏi nói nhiều
* Bà Hương Đống Đa
*Bà %*&$&*&^( quên rồi) đối diện nhà thờ con gà trên đường Trần Quốc Toản: nước ngọt zã man
Vân vân và vân vân...Cái món này thì hình như ăn ở đâu cũng ngon cả

4/Bánh bèo lọc nậm gói ít ram:

* Nguyễn Chí Thanh: có 2 quán đầu đường và cuối đường, quán nào cũng ngon.
* Hoàng văn Thụ (bà Bé)
*Trần Cao Vân (chỉ bán bánh bèo vào buỏi sáng từ 6-9h ) đối diện cái xí nghiệp gì dó của đườg sắt.
* Quán nhỏ nhỏ đường Nguyễn Du: siêu rẻ, gần trường Nguyễn Khuyến, bà chủ quán bị còng
Ngoài ra còn có thể dzô chợ ăn: Cồn or Hàn market chẳng hạn, ngon chán

5/ Mỳ Quảng:

* Bà Lữ: used to bán ở ***********nhưng lâu nay biệt tích giang hồ, h ko bik ở đâu (ai bik thì báo cho tui edit hỉ)
* Bà Vị: Triệu Nữ Vương or Ngô Wyền
* Hải phòng
* Đống Đa
Nghe bảo ở Hoàng Hoa Thám có quán ngon lắm nhưg ko bik cụ thể ở đâu cả. Nghe ông bác kiu mỡ gà thơm fức ăn với rau sống jòn rụm...

6/Hải sản:

Bà Thôi 96-98 Lê Đình Dương: bình dân, ăn được. Cao hơn 1 chút thì có Mỹ Hạnh bên bãi Mỹ Khê: đồ ăn ngon, chỗ ngồi rộng rãi, thoáng mát vì gần biển, fục vụ dễ chịu.

7/ Những món khác:

*Cháo bà Hường ngã năm, bánh canh Nguyễn Chí Thanh or Thanh Bồor Chu Văn An or Yên Báy..., Ốp la Chín Đen or Lê Thánh Tôn or...,bánh căn ***********or Nguyễn Trường Tộ(cái chỗ ni ngán lắm ), mì Hoành thánh Hìn Mập, Kimdy, Linh xồm chi đó...
* Quán chay Thú Y, Bồ Đề, bánh tôm hồ tây đườg Trưng nữ Vương, xôi gà bà Vui or bà Xuân or Nguyễn Thị Minh Khai, bánh tráng cuốn thịt heo Khuê Trung, bún chả cá Nguyễn Chí Thanh or Lê Hồng Phong or Lý Thái Tổ...,bánh cuốn Tiến Hưng or Nguyễn Chí Thanh...vân vân và vân vân

BÁNH TRÁNG TỔNG HỢP

1/ Quán đối diện trường Trưng Vương:

Quán ni thì tuy vỉa hè nhưng danh tiếng thì đã lẫy lừng từ lâu lắm rồi. Ko bik nó có từ khi nào nhưng bắt đầu ăn từ lớp 7 (hình như vậy) . Đừng nghĩ quán vỉa hè mà khinh hỉ! Nhầm! Vỉa hè mà mắc như con wỉ á...Mỗi tội hơi bị ngon nên... cũng đáng đồng tiền bát gạo. Hồi học cấp 2 sang lắm mới dzô đánh chén. Mà mỗi lần đánh chén là fải dọn cho sạch wán mới chịu dzìa
Thực đơn: rất nhìu món bao gồm:
a) Bánh trág: đủ loại từ kẹp giòn or dẻo, cuốn giòn or dẻo, trải, bánh khô chấm mắm ruốc (ực) . Ma favortite kind of bánh trág là BÁNH TRÁNG CHIÊN. Cái nì hắn jống bánh cuốn dẻo nhưg họ bỏ vô chảo dầu họ chiên liên...béo béo...cay cay bò khô...chấm tươg ớt ngọt ngọt...(ực....)
Ai hên tới lúc mới chiên đc ăn bánh nóng…Chậm xí nữa thì ăn bánh hơi nguội nhai hơi bị mỏi răg. Anw, vẫn ngon như thườg.(ực 1 fát cho hắn đỡ them đã T_T)
b) Xoài cóc ổi trái cây đủ loại: có thể chấm mắm ruốc hoặc ăn xoài mắm. Cái món ni chỗ ni làm hơi bị chua, mắm cũng tàm tạm ko xuất sắc lắm.
c) Cá or mực tẩm: cái món ni ngon nè, ướp thơm và thấm…chạp chạp. Ăn mực thì mắc hơn 1 chút $_$ nhưg ăn chơi mà sợ chi mưa rơi hì
d) Đồ uống: rất nhìu món như nc dừa, mít, xí muội, chanh muối, thơm, nhãn,….Mún chi cũng chiều hết
À quên cạnh quán ni còn có quán ốc hút nữa. Bà chủ mời nhiệt tình lắm nhưg chưa ăn bao h.

2/ Lê Đình Dương (cạnh Trúc Lâm Viên)
Quán này nghe jang hồ đồn có truyền thống mẹ truyền con nối thì fải
Các món thì cũng same same quán 1 nhưng có dzài điểm khác
Tương ăn bánh trág là tươg xì dầu fa chế rất ngon. Tương ni nên ăn với bánh dưới jòn trên dẻo là số 1.
Xoài mắm ở đây ngon hơn ở Trưng Vương. Xoài cắt nhỏ nhỏ (dễ chia, ko xảy ra tình trạng oánh nhau jành miếng to), nước mắm fa rất rất rất ngon…chạp chẹp ực.
Bò khô ăn cũng đc.
Đông sương & ya ua cũng là món trág miệng tốt
Nước uống thì ko đa dạng cho lắm. Nhưg nói chung ăn cay tét mỏ dzô thì uống cái chi lạnh mà chả ngon

3/ “Chuỗi nhà hàng ở Lý Thái Tổ” (gần nhà sách Phương )
Ăn rất jống quán Lê Đình Dương, đặc biệt về nc tươg xì dầu. Nhưg ở đây đồ ăn đa dạng hơn, có thể nói quán Lý Thái Tổ = đa dạng Trưng Vương + nc tương Lê Đình Dương
Ở đây có 2 quán nhưg nghe bảo quán ngoài đườg ngon hơn. Anw, ăn ở đây cũng nhìu nhưg có 1 lần ăn sang hôm sau đi học bị đau bụng …tào tháo dí . Báo hại quăng hết sách vở ba lô ở trườg fóng dzề nhà… quẳg luôn xe ngoài cổng may chưa có thằg nào chôm .
Chắc bữa đó bụng mình bị ngu hoặc là tới đợt chưa tấy jun Anw, mọi ng cứ feel free mà ăn

4/ “Chuỗi nhà hàng Huỳnh Thúc Kháng”
Ko có gì là xuất sắc cho lắm nhưg ko hiểu sao vẫn đông. Chắc là zo thươg hiệu với lại gần mấy wán karaoke---> tiện đườg đi hát ghé dzô ăn luôn ... yè hú’’’’’’’’’À mà quên mắm ở đây làm cũng đc, cuốn dẻo ăn cũng vừa miệng
Có 1 quán nằm fía dưới mấy quán karaoke Thùy Trang với Ngọc 1 tí. Quán này ăn thử 1 lần. Hic fa mắm cay toét óc , ăn mà nc mắt cứ trào ra , miệng mồm bốc hỏa , thở ra khói luôn. Ko bik chừ có cải thiện chưa nữa. Quán ni làm ăn rứa là ko đc, định dụ con người ta uống nc của hắn chắc Đừng hòng nghe, bà là bà đi guốc trong bụng chúng mày í!

5/ Quán trong hẻm Lê Đình Dương:
Hic ko bik tả đườg ra răg hè. Gần cái “Hội thánh truyền jáo Cao Đài” hay seo í . Đi dzô cái kiệt thấy chỗ nào đông thiệt đông thì dừng lại. Haha ko bik mọi ng thích ăn ở đây vì cảm giác hẻm hóc hay là vì rẻ đây. Nói chung ăn ở đây ko nhiều lắm vì để xe cực quá mà quán chi nhỏ hơn cái lỗ mũi nữa.

6/ Quán trong hẻm Lê Duẩn:
Đi đườg Lê Duẩn, qua ngã tư Ông Ích Khiêm gần tới Hoàng Hoa Thám thấy cái shop vải THÁI TUẤN. Bên tay fải hắn có 1 cái hẻm, bò dzô thấy cái hang bánh trág chìa ra thì dừg lại. BÁNH TRÁNG TRỨNG ở đây ngon và béo. Ai chưa biết bánh trág trứg thì nghe tả nè :
Bánh trág trải ra trên cái lò,quết chút mắm ruốc, đập trứg cút dzô, bỏ hành fi thơm thơm, bò khô cay cay, hành lá là ko đc thiếu khi đi với trứg. Gấp lại cho gọn gọn rồi nướg lên. Mùi mắm ruốc quyện với mùi trứg thơm lừg nức mũi…lại thêm mùi hành fi và hành lá kích thích vị jác. Ngửi mùi và nhìn bà chủ ngồi quạt mà cứ muốn gọi 20 chục dĩa 1 lần cho nó bõ cái công hít hà với nuốt nước miếng. Chẹp, má ơi chết con… Mỗi tội ăn hơi ngán

7/ Quán trong hẻm Phan Châu Trinh:
Ngay ngã ba Phan Châu Trinh & Chu Văn An có 1 cái kiệt to to, đi dzô trong đó ngó bên tay fải có 1 quán bánh tráng. Quán ni cũng bán BÁNH TRÁNG TRỨNG rất chi là ngon, ko ngán như Lê Duẩn. Có cả 2 options: trải và ốp la cho bạn chọn.
 
Hix hôm bữa đến Đà Nẵng mà hông có nhiều thời gian nên hông đi thưởng thức hết được các món ngon. Uổng ghê :(
 
banh trang cuon thit heo ten quan la TRẦn quan do dong khach lam,dac san cua da nang,dam bao ko ngon ko lay tien,con nhieu mon ngon lam,vi du nhu mi` quang~ tuy loan ne,nem cha? ne nhieu lam,em la goc nguoi da nang cho nen mon nao cung an roi
 
_MG_57341.jpg





Đặc Sản Chả Bò Đà Nẵng nay đã có mặt tại Sài Gòn CHẢ BÒ CHÍNH HIỆU ĐÀ NẴNG Địa Chỉ: 59 Thép Mới, Phường 12, Quận Tân Bình, HCM ĐT: 0932 665 339/ 0902 554 339 Website: www.chabodanang.vn

Đối với người dân Đà Nẵng, chả bò trở thành món không thể thiếu trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, giỗ chạp và cả ngày thường. Chả bò được làm bằng thịt bò đùi (loại 1) lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn và không được trộn bất kỳ loại thịt nào cũng như các loại bột ngũ cốc khác. Các phụ gia đi kèm là hành, tỏi, tiêu, ớt, đường, nước mắm, và một ít chất tạo dai phải đúng liều lượng, công thức của người trong nghề - bà Lê Thị Hường, chủ cơ sở nem chả có tiếng ở Đà Nẵng, người gắn bó với nghề hơn 50 năm nay cho biết - muốn chả bò ngon phải chọn được thịt bò thật tươi và từ khâu lọc thịt, xay thịt, trộn gia vị, gói chả đến khi chả luộc xong không nên quá 2 giờ đồng hồ. Như vậy mới giữ được sự tươi nguyên của thịt, vị ngọt dịu, tự nhiên của chả bò. Lá dùng để gói là lá chuối đã được rửa sạch và luộc qua (đảm bảo độ mềm, không bị gãy khi gói).

Ngoài nguyên liệu là thịt bò tươi nguyên chất để tăng độ béo và sự thơm ngon, trong quá trình xay thịt cần cho thêm một ít mỡ heo hoặc dầu ăn. Chả bò ăn kèm với tỏi, hành tươi, rau thơm, có thể chấm thêm tương hoặc nước mắm tỏi ớt tùy khẩu vị của mỗi người. Chả bò có mùi thơm đặc trưng rất khó quên, có vị ngọt dịu, không béo ngậy phù hợp với nhiều người, là món nhậu lý tưởng của các quý ông. Theo bà Hường: "Chả bò vừa chín tới mới giữ được độ ngọt, cho nên khâu luộc chả và thời điểm vớt chả rất quan trọng, lửa đều thì khoảng 45 - 60 phút phải vớt ra ngay. Nếu để chả quá chín, bề mặt sẽ bị rỗ (lủng lỗ), mà chất lượng cũng bị giảm. Chính vì vậy, ở khâu này tôi luôn tự đảm nhận".

www.chabodanang.vn 0932 665 339
 
Bánh hỏi - cái tên gọi thật ngộ nghĩnh, mới nghe qua thấy là lạ, nó là loại bánh được xếp vào hàng đặc sản nổi tiếng của Bình Định. Người người, nhà nhà ở đây rất ưa chuộng, món ăn bình thường, đơn giản mà ngon miệng ấy. Nhiều nơi ở Bình Định có các cơ sở làm bánh hỏi, và nhiều hàng quán mọc lên tự bao đời chỉ chuyên bán bánh hỏi. Dân phố thì có thói quen dùng bánh hỏi vào bữa điểm tâm buổi sáng trước khi bắt đầu công việc mới. Còn dân vùng thôn quê ở Bình Định thường dùng bánh hỏi vào bữa giữa buổi (gọi là nửa buổi và xế).
Bánh hỏi được làm từ gạo, ăn với lá hẹ, nước chấm đủ vị chua, cay, mặn ngọt; ăn vừa ngon, vừa bổ, có thể ăn no thay cơm. Đây là món đặc sản của Bình Định mà cả người nông thôn và thành thị đều ưa chuộng.



Bánh hỏi - cái tên gọi thật ngộ nghĩnh, mới nghe qua thấy là lạ, nó là loại bánh được xếp vào hàng đặc sản nổi tiếng của Bình Định. Người người, nhà nhà ở đây rất ưa chuộng, món ăn bình thường, đơn giản mà ngon miệng ấy. Nhiều nơi ở Bình Định có các cơ sở làm bánh hỏi, và nhiều hàng quán mọc lên tự bao đời chỉ chuyên bán bánh hỏi. Dân phố thì có thói quen dùng bánh hỏi vào bữa điểm tâm buổi sáng trước khi bắt đầu công việc mới. Còn dân vùng thôn quê ở Bình Định thường dùng bánh hỏi vào bữa giữa buổi (gọi là nửa buổi và xế).



Bánh hỏi được làm từ gạo ngon, thơm, trắng nhất. Sợi bánh nhỏ li ti như sợi râu bắp (ngô). Nó được những đôi tay khéo léo làm thành những thếp mỏng, hình chữ nhật, dài bằng hai ngón tay. Để bánh mịn, mềm, các sợi bánh không dính chụm vào nhau thì khâu nhồi bột phải thật kỹ và khâu bắc thành từng thếp trên vỉa tre phải nhanh và khéo.



Bánh hỏi rất hợp với lá hẹ. Ăn bánh mà không có lá hẹ thì mất một phần vị ngon. Hẹ tươi thái mỏng rắc lên bánh, dùng dầu (mỡ) phi thơm quệt một lớp thật mỏng lên từng thếp bánh để lá hẹ dính kết, không bị rơi ra. Nước chấm pha khéo cùng đường đen (đường kết tinh), vắt chanh, thêm một vài lát ớt đỏ tươi, tạo nên vị chua chua, ngọt ngọt, hòa cùng vị mặn của nước chấm, và vị cay của ớt đi với bánh hỏi thật là tuyệt! Bánh hỏi ăn kèm thêm một ít lòng heo, thịt ba chỉ hay chả lụa cuốn với bánh tráng mỏng thì càng ngon.Vị ngọt, thanh, bùi của bột gạo, vị cay the the của lá hẹ, cùng với vị béo của dầu, mỡ, khiến người ta bị quyến rũ. Bánh hỏi ăn không ngán như những thứ bánh khác, có thể ăn no, ăn thay cơm vì nó vừa ngon, vừa bổ. Hiện nay ở Quảng Ngãi, Phú Yên nhiều người cũng học cách làm bánh hỏi của Bình Định, nhưng không thể ngon bằng, có cảm giác như thiếu một cái gì đó. Đến Bình Định, bạn không chỉ được thưởng thức những đặc sản như bánh tráng dừa Tam Quan, bánh ít lá gai mà còn có bánh hỏi! Cái tên bánh thật mộc mạc mà thân thương lạ!
 
Mình người miền Nam, từng sinh sống và làm việc ở Đà Nẵng hơn 3 năm. Mình xin góp ý như sau
Chả bò bà Hường: mà hàn the rất nhiều, an vào thấy dòn hơn các loại chả khác, giá lại quá mắc so với chả bán trong chợ. chắc tiền thuơng hiệu là chủ yếu
Bánh tráng cuốn thịt heo Trần: nhìn đẹp mắt, quán sạch sẽ, phục vụ tốt. Nhưng miếng thịt heo ăn không ngon, hình như bị ép lại rồi, ăn không đã miệng, nếu dùng thịt ba rọi, hay loại thịt có 2 lớp mỡ thì ăn ngon hơn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top