What's new

Xuyên việt một mình ...

Thỉnh thoảng tôi bắt gặp ven đường những ngôi nhà nhỏ của đồng bào người Mông , với những hàng rào bằng đá bao bọc xung quanh dưới nhũng hàng cây xanh bao bọc ... nhưng thấy có cột điện , không biết nơi đây bà con đã có điện lưới quốc gia hay chưa ... nhìn thì rất đẹp nhưng sống thì chắc vất vả ... ví nhìn đâu cũng toàn đá là đá . Ở vùng này nước non chắc cũng thiếu thốn lắm ...

DSC_0164_zps4247a4de.jpg



DSC_0160_zpsceb50b36.jpg



DSC_0163_zps582c4075.jpg



DSC_0162_zpsaaeb51d6.jpg



DSC_0165_zps7b9d31f5.jpg



DSC_0161_zps4fac8663.jpg
 
Tôi đang đi trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.


DSC_0193_zps372c963a.jpg



DSC_0182_zps49d4cbd0.jpg



DSC_0183_zpsf3422fd0.jpg



DSC_0185_zps0b73dcb6.jpg
 
Trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng (Trời) . Chính nơi đây từng là giang sơn nơi Vua Mèo treo người không phục mình lên cột cho đến chết và sau vua Mèo là thổ phỉ hoành hành, lấy cán bộ mở đường làm bia tập bắn.

Nhằm mục đích giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi, năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc. Con đường này, về sau mang tên Đường Hạnh Phúc, được khởi công vào ngày 10 tháng 9 năm 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô v.v. của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định. Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15 tháng 6 năm 1965.


DSC_0202_zpsc2dd4884.jpg



DSC_0189_zpsd703532b.jpg



DSC_0191_zps93a9ddb8.jpg



DSC_0197_zps4b949dee.jpg



DSC_0206_zps281e68e8.jpg



DSC_0208_zps7e4a8bc2.jpg
 
Qua hơn 1.000 ngày đầu tiên con đường được thi công, cả vạn thanh niên xung phong và người dân các dân tộc vấp phải một bức tường thành đá khổng lồ dựng đứng là đỉnh Mã Pí Lèng. Để vượt bức tường đá này cần xây dựng một đường đèo men theo vách núi ở độ cao khoảng 1.600m. Tuy nhiên, khó khăn đến mức trong giai đoạn đầu nhằm mở một vỉa đường nhỏ mang tên “đường công vụ” rộng khoảng 40 cm trên vách đá (để công nhân về sau có chỗ đặt chân trên đó thi công phá đường rộng ra), 17 thanh niên trong đội cảm tử (giai đoạn này gọi là “Đội Cơ Dũng”) phải treo mình bằng dây trên các vách đá ròng rã trong 11 tháng đục đẽo hoàn toàn bằng bàn tay trần và những phương tiện thủ công [8]. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc.

DSC_0206_zps281e68e8.jpg



DSC_0209_zps375a6372.jpg



DSC_0198_zps2d71f87b.jpg



DSC_0199_zpsba370807.jpg



DSC_0200_zps49bbb293.jpg
 
Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam . Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau. Nằm giữa cao nguyên Đồng Văn trơ trọi đá, một bên là vách núi Mã Pí Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế, phía Bắc và Đông Bắc đèo trải dài trong tầm mắt là hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lơ thơ cây cối.

Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20 km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo . Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.


DSC_0192_zps975ea511.jpg



DSC_0194_zpsa2281baa.jpg



DSC_0203_zps26e4c74c.jpg



DSC_0207_zps8a034ee7.jpg



DSC_0211_zps98d208a1.jpg



DSC_0209_zps375a6372.jpg



DSC_0212_zps269b080d.jpg
 
Last edited:
Sông Nho Quế (phần thượng lưu, ở Trung Quốc gọi là sông Phổ Mai) là một con sông bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, xẻ qua cao nguyên Đồng Văn, qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc địa phận tỉnh Hà Giang để nhập vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Là chi lưu phía tả ngạn của sông Gâm, sông Nho Quế dài 192 km (phần ở Việt Nam là 46 km). Diện tích lưu vực 6.052 km² (phần ở Việt Nam 2.010 km²), độ cao trung bình 1.255 m, độ dốc trung bình 18,7%. Thung lũng dạng hẻm vực. Tổng lượng nước bình quân nhiều năm khoảng 2,69 km³ tương ứng với lưu lượng nước bình quân năm là 85 m³/s và môđun dòng chảy năm là 15,8 l/s/km².

Nho Quế có một chi lưu chính phía hữu ngạn là sông Nhiễm.

DSC_0201_zpsdbb9cab4.jpg



DSC_0199_zpsba370807.jpg



Ôi thiên nhiên mói tuyệt diệu làm sao ...


DSC_0192_zps975ea511.jpg



DSC_0195_zpse9f78e72.jpg



DSC_0196_zpse8537d9e.jpg
 
Thỉnh thoảng tôi bắt gặp cành những đứa bé chơi đùa trước những căn nhà mộc mạc ...cảnh tượng thật đáng yêu và ấm áp . Dù có thế nào thì cuộc sống vẫn tiếp tục ... và những đúa bé vẫn ra đời và bắt đầu những cuộc sống mới !!!


DSC_0171_zps9334bf6c.jpg



DSC_0170_zps516ab94c.jpg



DSC_0167_zps1d22a7ee.jpg



Những cái cổng nhà thật đơn sơ nhưng đầy chất hội họa ...


DSC_0172_zpsa5271066.jpg



DSC_0173_zps778d5650.jpg



DSC_0168_zps8edfd2af.jpg



DSC_0166_zpsfa838a26.jpg
 
Đoạn đường từ Đồng văn đi Mèo vạc có hơn hai chục cây số mà tôi đi mãi chưa tới ... hihi chỉ vì nó quá dẹp , làm phải dừng xe liên tục và đi bộ vào những nơi mà bà con dân tộc sinh sống để chụp được những góc chụp đẹp nhất .

Hihi con ngẽo của tôi chạy thật tuyệt ...

DSC_0180_zps6d3fd416.jpg



DSC_0177_zpsfe6ac99b.jpg



DSC_0176_zps9f4307af.jpg



DSC_0174_zps650b30a2.jpg



DSC_0178_zpsa16f08b5.jpg



DSC_0181_zps1d8c453d.jpg



DSC_0177_zpsfe6ac99b.jpg
 
...Tới mèo vạc quá buổi trưa đóí meo râu kiếm được quán cơm của 2 vợ chồng người mông mới mở ...rẻ mà ngon ...thịt nướng ...hột vịt chiên ...canh nấu bằng rau gì lạ lắm ...hihi lại tì tì rượu ngô ...cuộc đời thật sung sướng ....!!! Đi lang thang thế này ăn uống lúc nào cũng thấy ngon miệng ....


DSC_0213_zpsf0573d81.jpg



DSC_0214_zpse22c77c5.jpg



DSC_0223_zpsd8b66997.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,433
Bài viết
1,147,185
Members
193,499
Latest member
buyoldgmailaczrf
Back
Top