What's new

Xuyên việt một mình ...

Trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng (Trời) . Chính nơi đây từng là giang sơn nơi Vua Mèo treo người không phục mình lên cột cho đến chết và sau vua Mèo là thổ phỉ hoành hành, lấy cán bộ mở đường làm bia tập bắn.

Nhằm mục đích giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi, năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc. Con đường này, về sau mang tên Đường Hạnh Phúc, được khởi công vào ngày 10 tháng 9 năm 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô v.v. của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định. Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15 tháng 6 năm 1965.


DSC_0189_zpsd703532b.jpg




DSC_0197_zps4b949dee.jpg



DSC_0206_zps281e68e8.jpg





Ngồi đọc 1 lèo hết mười mấy trang ký sự chuyến đi của bác thấy hay quá, em thích nhất là những hình ảnh về phố cổ Đồng Văn và núi rừng Tây bắc hùng vĩ, đồi núi và đèo dốc ở Tây nguyên không thấm vào đâu :D. Chúc bác năm mới nhiều sức khỏe để thực hiện tiếp những dự định của mình
@ bác Tuan_coi:bác ở Lâm Đồng àh, hẹn có dịp nào đó sẽ giao lưu với bác nhé
 
Hehe ... gian hàng bán rượu của bà con rất tấp nập ... mà quả thật rượu ngô uống ngon thật , về sau này xuống Cao bằng , Lạng sơn cũng là rượu ngô mà uống chán hẳn ... hihi chắc uống phải rượu ngô dỏm ...

DSC_0351_797x1200_zps3eec48c6.jpg



DSC_0363_1600x1063_zps9699a800.jpg



DSC_0360_797x1200_zps9d388a1d.jpg



Hehehe thử rượu tại chỗ .....


DSC_0365_1600x1063_zps05504035.jpg
 
Trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng (Trời) . Chính nơi đây từng là giang sơn nơi Vua Mèo treo người không phục mình lên cột cho đến chết và sau vua Mèo là thổ phỉ hoành hành, lấy cán bộ mở đường làm bia tập bắn.

Nhằm mục đích giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi, năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc. Con đường này, về sau mang tên Đường Hạnh Phúc, được khởi công vào ngày 10 tháng 9 năm 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô v.v. của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định. Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15 tháng 6 năm 1965.


DSC_0189_zpsd703532b.jpg




DSC_0197_zps4b949dee.jpg



DSC_0206_zps281e68e8.jpg





Ngồi đọc 1 lèo hết mười mấy trang ký sự chuyến đi của bác thấy hay quá, em thích nhất là những hình ảnh về phố cổ Đồng Văn và núi rừng Tây bắc hùng vĩ, đồi núi và đèo dốc ở Tây nguyên không thấm vào đâu :D. Chúc bác năm mới nhiều sức khỏe để thực hiện tiếp những dự định của mình
@ bác Tuan_coi:bác ở Lâm Đồng àh, hẹn có dịp nào đó sẽ giao lưu với bác nhé

Hihi cám ơn bác đã khen .... mình trước đây ở Dalat sau này chuyển về Sg rồi , mong bữa nào được gặp bác trò chuyện ... Hihi bác nói đúng đồi núi và đèo dốc ở trong mình thì không hiểm trở và hùng vĩ như vùng núi phía Bắc thật !!!
 
Mính bắt gặp một cô bé chắc là con nhà khá giả ăn mặc đẹp lắm ... mà không biết là người dân tộc gì ... vì lu bu chụp ảnh quá nên không hỏi thăm được ....


DSC_0293_797x1200_zps9259ea82.jpg



DSC_0294_797x1200_zpsf367aeed.jpg



DSC_0297_797x1200_zps603e0e37.jpg



Thật đẹp và dễ thương ... bông hoa cùa rừng núi phía Bắc !!!


DSC_0299_797x1200_zpse1cff44b.jpg



DSC_0304_797x1200_zpse6234032.jpg



DSC_0301_797x1200_zps9932f18a.jpg
 
Chợ bò Mèo Vạc, Hà Giang là một nét độc đáo của đồng bào Mông, Dao, Lô Lô, Tày… vùng cao nơi cực Bắc của Tổ quốc, chợ họp vào chủ nhật mỗi tuần.

DSC_0332_1600x1063_zpsc7cca9e6.jpg



DSC_0339_1600x1063_zps5d051a5f.jpg



DSC_0337_1600x1063_zps71f33b50.jpg
 
Với đồng bào, phiên chợ bò không chỉ là nơi họ đem mua, bán trao đổi những chú bò mà mình chăm sóc mà như để “khoe” cái tài chăm sóc bò của gia chủ. Không ồn ã chào mời mua, các chủ bò kiên nhẫn cầm dây thừng chờ khách mua trả giá, nếu thấy vừa ý thì bán không thì dắt bò về để đến phiên chợ sau. Có lẽ sự mua bán ở đây không bị đặt nặng, đồng bào đến chợ để được gặp gỡ bạn bè, trò chuyện uống với nhau chén rượu sau những ngày lao động. Mỗi phiên chợ như vậy có hàng trăm chú bò được rao bán, thương lái mua bò chủ yếu là ở dưới xuôi lên. Việc chăn nuôi bò đã phần nào giúp bà con đồng bào nơi đây cải thiện kinh tế gia đìn


DSC_0335_1600x1063_zps9d654f78.jpg



DSC_0332_1600x1063_zpsc7cca9e6.jpg



DSC_0342_1600x1063_zps21acf12a.jpg




DSC_0330_1600x1063_zps6cc475df.jpg
 
Chợ phiên rực rỡ màu sắc ... cảnh mua bán tấp nập ...
Những mặt hàng được bán ở chợ phiên khá phong phú nhưng chủ yếu là các sản vật của núi rừng hay những mặt hàng do chính người dân nơi đây làm ra như: mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, thóc, ngô, đậu tương, các loại rau, thổ cẩm… Vào dịp cuối năm, ngoài những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống, phiên chợ còn có các mặt hàng đặc biệt để phục vụ ngày Tết như: gạo nếp, giấy trúc (hay còn gọi là giấy bản), tiền vàng, tranh ảnh, lịch năm mới, hoa ly, mía… Tất cả những sản phẩm địa phương được bày bán ở chợ là kết tinh của lao động, thể hiện sự cần cù, khéo léo của người dân vùng cao; đồng thời phản ánh nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Ở nhiều chợ phiên Hà Giang, người dân không dùng tiền để trao đổi mà dùng hiện vật. Họ thường mang xuống chợ con gà hay chục trứng để đổi lấy cái cuốc hay đôi thùng gánh nước…Những chú lợn cắp nách cũng được mang xuống chợ
Đến với những phiên chợ vùng cao, du khách mới cảm nhận được cái đẹp ẩn chứa trong đó, không phô trương, cầu kỳ mà mộc mạc, đượm tính nhân văn. Không gian phiên chợ không chỉ là không gian mua sắm mà còn là không gian của ngày hội. Bởi thế, mỗi phiên chợ vùng cao Hà Giang luôn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng du khách mỗi khi có dịp ghé thăm.


DSC_0268_1581x1050_zps4f5f49b2.jpg



DSC_0284_zps96038ba1.jpg



DSC_0314_1600x1063_zpsd3f396a0.jpg



DSC_0315_1600x1063_zps6d7f6399.jpg



DSC_0316_1600x1063_zps327ec343.jpg



DSC_0318_1600x1063_zpsd4469021.jpg
 
Ảnh đẹp truyền tải nhiều nội dung và cảm xúc! Rất cảm ơn bác Tuấn đã cho em cái tết ở Sg thật vui dù chỉ nằm ở nhà nghiền ngẫm 02 cái topic của bác
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,433
Bài viết
1,147,249
Members
193,498
Latest member
inandang01
Back
Top