Chúng ta đang đứng trước điện thái hòa. Điện Thái Hoà
Điện Thái Hòa là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải. Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu (theo wiki )
Lúc bấy giờ sân đại triều nghi chia làm 2 bậc: Bậc trên dành cho các quan văn, quan võ ấn quan (từ hàng tam phẩm trở lên chánh nhất phẩm). Hai bên sân có hai hàng trụ đá đề rõ phẩm trật để cho các quan xem đó mà sắp hàng cho thứ tự gọi là Phẩm Sơn.
Dưới cùng, gần cầu Trung Ðạo còn một hàng nữa dành cho các kỳ cựu hương lão, thích lý đến chầu trong những dịp khánh tiết. Với cách chia của sân Đại Triều Nghi, có thể nhận biết thứ bậc vua quan triều Nguyễn lúc bấy giờ
Hai góc sân có hai con kỳ lân bằng đồng thiếp vàng để trong lồng gương bằng gỗ sơn vàng. Hai con Kỳ Lân được trang trí ở hai góc sân có ý nghĩa là đời thái bình, đồng thời nó cũng là một biểu tượng nhắc nhở sự nghiêm chỉnh giữa chốn triều nghi. Kỳ Lân này hiện nay còn khá nguyên vẹn.
Bước vào bên trong là nơi nhà vua thiết triều. Nơi đây họ cấm chụp ảnh ( lý do đèn flash máy ảnh làm giảm tuổi thọ của đồ gỗ ) nên mình đứng từ xa và kéo lại chụp
Ngai vàng đc đặt trên 3 bậc. Theo quan niệm xưa, con người là 1 trong 3 yếu tố quan trọng trong thuyết tam sinh - tức: thiên - địa - nhân. Vậy muốn sống hài hòa, hợp nhất với tự nhiên thì bậc cấp vào nhà cũng thể hiện hòa hợp theo thuyết tam sinh : thiên - địa - nhân. Do đó 3 cấp chính là: thiên - địa - nhân.
mọi người để ý thấy có nhiều thứ rất mới, như vàng ở bên trên ( như cái rèm ) Mấy vị vua trước thì dùng bằng vải, nhưng đến khi vua Khải Định lên, ổng thấy rằng đồ này nhanh hỏng, và vị trí không trường tồn dc ( như ngai vàng ) nên chuyển sang đồ gỗ và mạ vàng. ( nghe nói về sau dân ta trùng tu lại hết mấy chục cây vàng, nghĩ mà
)
Nền nhà này tuổi thọ cũng dc hơn trăm năm, Gạch nát nền này "đập thùng" từ Bát Tràng vô thi phải
Còn mấy cái cột này bên trong toàn đổ bê tông không thỉ phải, thấy ở góc nhà có cái cột nằm thẳng cẳng.