What's new

[Đã đi] Hà giang - Đồng Văn dịp giỗ tổ ( 31/3 - 2/4)

Giỗ tổ được nghỉ 3 ngày muốn cùng anh em chinh phục 1 trong tứ đại đỉnh đèo Mã Pí lèng ( con đường hạnh phúc Đồng Văn - Mèo Vạc )
Lịch trình tạm tính như sau: ( nhờ anh em đi rồi góp ý )
ngày 1: Đêm 30/3 Đón xe đi Hà Giang: anh em tư vấn đi nhà xe nào có cho gửi và phục vụ tốt
* Sáng 31/3 khoảng 6h có mặt tại Hà Giang, ăn sáng và đổ xăng ( cháo Ấu Tẩu gần Cty Điện Lực )
Khoảng 7h xuất phát đi Quảng Bạ ( 50 km ) trên đường đi ngắm cảnh và chụp ảnh các điểm sau:
- Cổng trời Quản Bạ: là cổng trời đầu tiên của Công viên địa chất, Đây là nơi “cúi mặt chạm đất, với tay chạm trời” nơi đây quanh năm sương mù bao phủ, là cổng trời đầu tiên của Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Thung lũng kiến tạo Quản Bạ: Thị trấn Tam Sơn là 1 thung lũng tuyệt đẹp, lòng thung lũng được hình thành từ quá trình vận động tạo sơn của thềm lục địa vỏ trái đất, sự đứt gẫy của các khối núi đá vôi cách đây khoảng 400 triệu năm.
- Núi đôi Cô Tiên: Núi Đôi Quản Bạ thực chất là sản phẩm của quá trình rửa trôi, bào mòn đều đặn mà pha hoạt động cuối cùng của nó xảy ra cách ngày nay khoảng hơn 5 triệu năm. Đây là một dạng cảnh quan karst dạng đồi độc đáo của CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn vì thông thường, địa hình đá vôi thường lởm chởm, gồ ghề do quá trình karst hóa, bào mòn rửa lũa không đều trên bề mặt của đá vôi. Nhưng ngược lại, hình dáng của Núi Đôi Cô Tiên lại mang nét mềm mại và tròn trịa theo dạng bát úp giống như địa hình đồi ở các vùng đá lục nguyên. Thực ra, cảnh quan karst dạng đồi này có khá nhiều ở khu vực thung lũng Quản Bạ, nhưng chỉ có Núi Đôi Quản Bạ là đẹp nhất và nằm ở vị trí thuận lợi nhất để du khách có thể chiêm ngưỡng, vẻ đẹp kỳ diệu của Núi Đôi Quản Bạ là nguồn cảm hứng để cổ nhân tạo dựng nên những truyền thuyết vô cùng lãng mạn, đẹp như mơ và mang đậm tính nhân văn.
Chơi và phụp chẹt 9h Quảng Bạ đi Yên Minh ( 50 km ) Nhờ các huynh đệ chỉ giúp quán ăn ở Yên Minh
* Chiều 13h lên đường đi Đồng Văn (100 km ) lên Lũ Cú 50km đi và về.
+ Làng Văn hóa du lịch Thôn Sủa Pả A và Trúng Pả A: nằm cách đường quốc lộ 4C khoảng 700m, cách huyện Đồng Văn 32km, cách huyện Yên Minh 16km, cách biên giới Việt - Trung 10km. Hai thôn còn giữ được nhiều nét phong tục, tập quán cũng như văn hoá bản địa. Các ngôi nhà được chình tường, lợp ngói máng địa phương, tường xếp đá quây xung quanh nhà tạo nên những nét đặc thù của dân tộc Mông nơi đây. Hai thôn nằm trong thung lũng xã Phố Cáo với cảnh quan đẹp, địa hình rộng, bằng phẳng, xung quanh là những vách núi đá cao, trùng điệp. Hai thôn sống tương đối tập trung.
+ Làng Văn hóa thôn Lũng Cẩm trên: Nằm trên trục đường quốc lộ 4C, thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, nơi sinh sống của dân tộc Lô Lô và Mông. Nơi đây nổi bật với cảnh quan tự nhiên đặc sắc, đã đi vào phim ảnh và là nơi chọn làm làng văn hóa du lịch. Kiến trúc nơi đây lưu lại một thời trồng cây dược liệu quý (thuốc phiện) của vùng núi đá vôi.
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương:
Được xây dựng vào cuối Thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Khu nhà Vương là dinh cơ kiêm pháo đài của dòng họ Vương. Chủ ngôi nhà là Vương Chính Đức, ông có 4 người con trai, trong đó có Vương Chí Sình là nổi trội hơn cả, khi Vương Chính Đức già yếu đã giao lại quyền hành cho Vương chí Sình nối nghiệp cha. Cuối năm 1945 Vương Chí Sình được gặp chủ tịch Hồ Chí Minh và Người nhận làm anh em kết nghĩa đặt tên là Vương Chí Thành. Vương Chí Sình được bầu là đại biểu quốc hội khóa I, II của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Khu nhà Vương được xây dựng theo kiến trúc cổ Trung Quốc (đời Thanh) hình chữ Mục. Tổng thể khu nhà Vương gồm 4 nhà ngang và 6 nhà dọc đều làm 2 tầng với 64 buồng, tổng diện tích sử dụng là 1.940m2 gồm: Tiền dinh, Trung dinh và Hậu dinh. Phía ngoài của khu nhà được xây bằng đá và trình tường (kiểu nhà của đồng bào Mông), phía trong lịa ván, cột kèo gỗ, sàn lát gỗ, mái lợp ngói máng, hàng hiên cuối cùng được ốp ngói ống, đầu viên ngói trang trí hoa văn chữ Thọ. Bố cục ngôi nhà theo 3 lớp cao dần từ khu nhà ngoài vào khu nhà trong cùng. Hai góc nhà trong cùng xây 2 lô cốt bằng đá xanh dầy 0,7m chia thành 3 tầng. Từ ngoài vào có 3 sân: Sân tiền dinh, Trung dinh và Hậu dinh được lát bằng những phiến đá xanh to. Xung quanh khu nhà có xây tường đá bao bọc, tường dày 0,6m có nơi dày gần 1m cao 2,5 đến 3m chiều dài tường thành gần 240m. vào khu nhà phải qua cổng đá 15 bậc, cổng được xây, ghép đá khắc gỗ tinh sảo, cầu kỳ và uy nghi hình dáng của đại bàng vỗ cánh.
+ Lên Cột cờ Lũng Cũ:
* Tối ăn và ngủ tại Đồng Văn một số địa chỉ ăn ngủ
Khách sạn Hoàng Ngọc: 02193.856.020
Nhà nghỉ Lũng Cú: 02193.856.216
Khách sạn Khải Hoàn: 02193.856.147
Khách sạn Cao nguyên đá: 0946.437.686
Nhà hàng Lan Béo: 02193.856.148
Nhà hàng Tiến Nhị: 02193.856.217
Tối uống cafe và lang thang phố cổ
Ngày 2: 1/4 vệ sinh cá nhân ăn sáng và thăm thú Đồng Văn
+ Khu phố cổ Đồng Văn: Phố cổ phân bố trên diện tích hơn 10.000m2, bao gồm khu chợ và những ngôi nhà cổ thuộc hai thôn Quyết Tiến và Đồng Tâm.
Người hoạch định và kiết thiết Phố cổ là Lương Trung Tú - một Lý trưởng của Đồng Văn lúc bấy giờ. Để tiến hành xây dựng phố cổ, Lương Trung Tú đã đến Tứ Xuyên (Trung Quốc) mời thợ sang thiết kế, xây dựng và hình thành các ngôi nhà cổ từ cuối thế kỷ XIX cho đến những thập kỷ sau của thế kỷ XX, nhà sau nối tiếp nhà trước thành hai dãy nhà hình chữ L vây quanh chợ. Hiện nay, Phố cổ Đồng Văn còn 2 ngôi nhà cổ có niên đại trên 100 năm và 18 ngôi nhà xây dựng vào giai đoạn 1915 - 1930, trong đó có khu chợ cổ huyện Đồng Văn. Nhìn về tổng thể phong cách kiến trúc của Phố cổ có sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa với kiến trúc của cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc).
Cũng như các vùng miền đa dân tộc khác, Phố cổ Đồng Văn là khu vực đa sắc màu văn hoá. Người Tày chiếm đa số trong cộng đồng dân cư và có đời sống văn hoá nổi trội so với các dân tộc có số dân ít hơn. Tuy nhiên, mỗi dân tộc nơi đây vẫn bảo lưu được những nét sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc trưng của dân tộc mình.
+ Chợ phiên Đồng Văn: Chợ phiên Đồng Văn họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Chợ phiên là nơi giao lưu, trao đổi và buôn bán các sản phẩm nông nghiệp của người dân địa pương. Chơi ăn thắng cố uống rươi ngô ở chợ
* Chiều 13 h Đồng Văn - Mèo Vạc ( 50 km )
+ Tham quan đỉnh Mã Pì Lèng: Nơi được coi là đỉnh đèo có cảnh quan hùng vĩ, và đặc sắc nhất trên CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.
+ Ngắm tháp kim Pả Vi:
Tối về Đồng Văn ăn ngủ địa chỉ như ngày 1
Ngày 3 : 2/4 Đồng Văn - Yên Minh - Quảng Bạ - Hà Giang ( 150 km )
- Ăn sáng và vệ sinh cá nhân 8h lên đường về Hà Giang
- Dừng nghỉ và ăn trưa ở Quảng Bạ
- Chiều 13h về Hà Giang, có thời gian đi cửa khẩu Thanh Thủy ăn chiều ở HÀ Giang
- Tối lên xe về Hà Nội
 
Cung của bạn hơi bất hợp lý bạn ạ! mình xin phép đc góp ý nhé! Ngày đầu bạn chạy HG - ĐV sẽ mệt và gấp rút đấy vì như vậy thì sẽ k ngắm cảnh đc nhiều đâu. Mã Pì Lèng nằm trên đường từ ĐV đi MV nên bạn nên chạy sang MV luôn.
 
Anh em xem nhà xe Ngọc Cường có ổn ko Xe chay đêm 0904366279 18k giường nằm gửi xe máy 30k
book vé trước 1 tuần nhà xe giữ chỗ
 
Xin chủ thớt 1 xuất ôm dập dòm :) không biết đoàn mình dự kiến bao nhiêu xe vậy ạ?
Em tên Trinh, điện thoại 01634 không chín chín 112
Chờ tin từ chủ thớt ạ :)
 
Last edited:
Hiện tại đoàn mình đã có 10 ngừoi đi rồi. :). 8 Xế và 2 ôm. :). Tuyển thêm ôm nhiệt tình, năng nổ, trẻ khỏe. :)
 
Hiện tại đoàn mình đã có 10 ngừoi đi rồi. :). 8 Xế và 2 ôm. :). Tuyển thêm ôm nhiệt tình, năng nổ, trẻ khỏe. :)

Bạn Lame_Pham ơi, hay nhập vô với đoàn mình. Bọn mình thì đang thiếu xế trầm trọng đây.. Pm cho tớ số đt của bạn, có gì t liên hệ nhé
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,641
Bài viết
1,154,345
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top