What's new

Hồ Ba Bể mùa lá rụng với những đặc sản Bắc Kạn

Lá rụng rồi anh, có thấy không?
Lượn bay theo gió, chạm má hồng
Biển trời sông nước hồ Ba Bể
Em nhặt thinh không, vấn cõi lòng...


Tôi viết hồi ức về Ba Bể với cả tấm lòng của người dân nơi đây, giản dị mà ấm cúng, thân thiện mà gần gũi. Viết về Ba Bể với những trải nghiệm cùng các bạn đồng hành, với những luyến lưu của người đồng bào Bắc Kạn, tấm lòng của họ đọng lại trong tôi những cảm xúc ngân nga mãi. Cứ như những nốt nhạc bỗng dưng tinh tang trong khoảng không êm đềm, rót vào lòng những nỗi nhớ khôn nguôi.

Gửi cho các bạn của tôi, những người song hành đi với tôi chặng đường tới Ba Bể, gửi cho tấm lòng của người dân bản xứ hồ Ba Bể: Đấy là cảm xúc và tình cảm của tôi!

Trân trọng!
 
Xuất phát từ ý tưởng chuyến đi theo lời mời không thành, tôi ấp ủ một chuyến hành trình đi Ba Bể, vẫn muốn rủ rê thêm nhiều bạn để đi, nhưng dường như công việc đang cuốn lấy mọi người, vậy là tôi chỉ lên đường với vài người bạn.

Hẹn nhau mỗi người một phương tiện, đợi nhau ở bến xe Thái Nguyên, người thì đi ô tô đến, người thì đi xe máy qua, cuối cùng lúc gần 4h chiều chúng tôi mới bắt đầu từ Thái Nguyên tiến quân đi Bắc Kạn.

Đường đi từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn rồi rẽ vào Ba Bể rất đẹp, nhất là đoạn đường rẽ từ Bắc Kạn qua Ba Bể, con đường nhựa mới làm như còn nguyên mùi nhựa, mặc dù có nhiều chỗ núi lở xuống nhưng tựu chung, đoạn đường này đã được chính quyền dồn công sức làm cho người dân đi lại, cho du khách thuận tiện về Hồ Ba Bể thăm quan.

Chúng tôi bỏ qua các biển khách sạn, nhà nghỉ dọc đường đi, tiến quân thẳng vào vườn quốc gia Ba Bể, và vào thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể để chọn một nhà sàn ăn ở cùng người dân bản xứ. Để tiếp cận với đời sống của người đồng bào nơi đây.
 
Đến Ba Bể khi trời đã tối, chúng tôi chọn nhà sàn bác Thụ thôn Pác Ngòi làm điểm dừng chân.


Nhà bác đang phơi bún khô, món ăn rất riêng của người dân Ba Bể:


Ăn tạm bữa cơm muộn:


Quan trọng là tiền ngủ 50.000đồng/người/đêm

Và biển nhà ngủ của bác đây:

 
Nhìn từ dưới lên, nhà sàn bác Thụ - một chủ nhà hiếu khách, thân thiện, dễ thương:


Bác mời chúng tôi ăn cùng món bánh gai nóng hổi mới vớt ra. Bánh gai ở đây có 2 loại, một loại nhân đỗ xanh, một loại nhân lạc, nhân lạc bùi bùi, ngậy ngậy, không quá ngọt.

 
Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng của người dân tộc Tày, vào ngày này thường thi bạn sẽ được mời thưởng thức xôi ngũ sắc, thịt vịt, bánh gai (như bạn đã show hình), bánh nếp ruột trắng (pẻng tải) nhận đường hoặc đỗ. Ngoài ra trẻ em thường hay nhuộm móng tay, móng chân nữa trông ngộ nghĩnh lắm
 
Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng của người dân tộc Tày, vào ngày này thường thi bạn sẽ được mời thưởng thức xôi ngũ sắc, thịt vịt, bánh gai (như bạn đã show hình), bánh nếp ruột trắng (pẻng tải) nhận đường hoặc đỗ. Ngoài ra trẻ em thường hay nhuộm móng tay, móng chân nữa trông ngộ nghĩnh lắm

Từ từ em viết hết cho bác đọc, em mới viết thôi mà, còn nhiều món ăn lắm đó. Bác cứ bình tĩnh em liệt kê hết ra nha. Cảm ơn bác nhiều lém, có lẽ bác là người bản xứ ở Bắc Kạn ạ, liệu có lúc nào đó mời em một bữa ăn có nhiều món đặc sản không ạ?
 
Tối ấy, quây quần bên chén trà nóng, bác kể cho chúng tôi về các bản làng đồng bào quanh hồ Ba Bể


Và vô tình tôi cũng được hiểu thêm về phong tục tập quán của người đồng bào vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, chồng đưa vợ con về nhà ngoại, mang theo gà bỏ rọ, cứ từng cặp vợ chồng trẻ đèo nhau về để cảm ơn cha mẹ vợ đã sinh thành và nuôi nấng vợ mình. Đến rằm, nhà nào cũng gói bánh gai, cả nhân đỗ và nhân lạc, nấu xôi ngũ sắc từ quả trám đen. Quả trám thường có vị chát chát, vỏ ngoài đen, khi trám chín cây, ngâm vào nước ấm là nó sẽ nở tung ra, trộn vào gạo nếp đã ngâm rồi nấu xôi lên. Mùi thơm của gạo nếp và mùi của trám đen quyện vào nhau, cái dẻo thơm thì không thể nào lẫn được.

Đây là hình trám đen:


Hình ảnh một gia đình nhỏ về quê ngoại:


Đằng sau họ là con gà :D


Họ đi náo nức về thăm quê:

 
Lá rụng đầy mặt hồ đó thôi, anh có nhìn thấy đâu mà hỏi :D
Anh không nhìn thấy thiệt mà, cơ mà anh có nhìn mặt hồ đâu chớ...sợ say nước lắm í :D, cơ man chỉ nhìn thấy người và người thôi à, họ kĩu kịt cơ man nào là vịt, bánh...hồ hởi về bên nhà bố mẹ vợ, theo phong tục ăn rằm tháng 7 của người Tày, Nùng họ có một quan niệm là ngày rằm hum đó (theo lịch âm tháng 7) sẽ đến thăm hỏi gia đình nhà vợ, thắp hương để nói lên cái lòng biết ơn của họ đối với bố mẹ vợ, của chàng rể với bố mẹ vợ, cám ơn vì họ đã cho một người con đảm đang về làm vợ, làm dâu nhà họ í :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,431
Bài viết
1,152,761
Members
190,079
Latest member
Quynh258
Back
Top