What's new

[Chia sẻ] Búng Bình Thiên - nơi con nước đổi màu....

Búng Bình Thiên - nơi con nước đổi màu....

"Búng Bình Thiên còn có tên gọi là Hồ Nước Trời, thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam. Hồ nằm giữa ba xã biên giới của tỉnh là Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội, với chu vi rộng khoảng 300 ha vào mùa khô, tỏa rộng cả ngàn ha vào mùa nước nổi, và độ sâu trung bình là 4m. Với diện tích như vậy, Búng Bình Thiên được coi là một trong những hồ nước ngọt rộng nhất miền Tây Nam Bộ.

Truyền thuyết kể rằng, ở cuối thế kỷ 18, vào một mùa khô hạn, một viên tướng của nhà Tây Sơn đã dâng lễ vật cúng trời đất để tìm nước cho binh sĩ. Khi ông rút gươm đâm xuống đất thì có một dòng nước trào lên đọng thành hồ nước trong vắt. Từ đó, hồ nước được người dân đặt tên là Búng Bình Thiên hay còn gọi là Hồ Nước Trời.
Đây là câu truyện do người xưa đặt ra, cốt để nói lên ý nghĩa và cảnh xinh đẹp của hồ.

Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, theo tỉnh lộ 956, qua Cồn Tiên có xóm Chăm Đa Phước, đến km 23+100 là ngã tư Quốc Thái, quẹo trái đi khoảng 2,5 km là đến Búng Bình Thiên. Đấy là dấu tích còn sót lại của một thời nơi vùng miền này hãy còn nhiều đầm trũng.
Đến nay, hiện tượng nước hồ luôn trong xanh (trong khi các kênh rạch ở gần đó nước lại đục ngầu phù sa), và nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không chảy, vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.

Ngoài ra, cách Búng Bình Thiên khoảng vài trăm mét là tới làng của người Chăm với nhiều nét sinh hoạt văn hóa rất riêng và đặc sắc."


Mùa Nước Nổi lại về trên Tứ Giác Long Xuyên và cánh đồng Đồng Tháp Mười bao la, rộng lớn. Chúng tôi - những con người xa lạ - tạm gác lại cuộc sống mưu sinh tất bật và vội vã nơi thành thị, vác ba lô trên vai, đi tìm vẻ đẹp hoang sơ của Đồng Tháp Mười, chinh phục thượng nguồn con sông Mêkong huyền thoại trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu và khám phá vẻ đẹp huyền ảo của làng người Chăm bên Hồ Nước Trời.

Với tinh thần Phượt Không Mệt Mỏi, chúng tôi không đòi hỏi một kế hoạch thật hoàn hảo, chi tiết, mà đã sẵn sàng với tiêu chí: "Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên, lộ trình tùy hứng, mọi sự tùy duyên". :D

Tuy nhiên, để cung cấp một cung đường hấp dẫn khám phá Mùa Nước Nổi, chúng tôi đã track log lại lộ trình của mình như sau:

Ngày 01: - CoopMart Phú Lâm - TL10 - tt.Đức Hòa - TL824 (tới khúc cua quẹo phải ra N2) - đường N2 - tt.Thạnh Hóa - QL62 - tt.Tân Thạnh - QL62 - ĐCK79 - tt.Tân Hưng - TL842 - tt.Hồng Ngự - TL841 - cửa khẩu Thường Phước (cột mốc 240) - băng đò ngang - cửa khẩu Vĩnh Xương (cột mốc 241) - Phú Lợi, Phú Lộc, Phú Hữu, Đồng Ky - Búng Bình Thiên (Đi Búng cung này là đẹp nhất và khám phá được văn hóa Mùa Nước Nổi rõ ràng nhất. Rất tiếc, chúng tôi đi xuyên qua khu vực này trong một cơn mưa rả rích kéo dài, nên không quan sát được nhiều về cuộc sống của người dân bản xứ).

Ngày 02: - Búng Bình Thiên - TL956 - tx.Châu Đốc - Núi Sam (nếu dư thời gian, nên ghé núi Sam) - QL91 - bến đò ngang Thanh Bình (hoặc phà Năng Gù) - TL954 - TL942 - tt.Chợ Mới - tt.Mỹ Luông - TL848 - phà Cao Lãnh - QL30:
+ tt.Mỹ Thọ - TL847 - tt.Mỹ An - TL847 - tt.Tân Phước - TL865 - tt.Phú Mỹ - vừa qua cầu Phú Mỹ rẽ vào đường ven kênh Rạch Chanh - QL62 - tp.Tân An - QL1A - Sài Gòn hoặc
+ QL30 - QL1A - Sài Gòn (nếu đã trễ, nên về đường Quốc Lộ, tránh Tỉnh Lộ nhỏ vì không quen đường sẽ hơi nguy hiểm).

Hành trình bắt đầu....
( Sẽ có upload ảnh và hướng dẫn homestay tại nhà của một gia đình người Chăm ở Búng - cách thánh đường Hồi giáo Islam 50 mét - vào những post sau. :) )
 
Last edited:
Lộ trình track log bằng Google Map:
tracklog.jpg



Con đường Tỉnh Lộ 10 cửa ngõ Tây-Tây Nam của thành phố, nối liền khu công nghiệp Đức Hòa vào TP.HCM. Một thời được mệnh danh là "Tỉnh Lộ Tử Thần" vài năm về trước bởi nó phải gánh trên thân mình một lượng giao thông kinh khủng khiếp vào những giờ cao điểm. Những chuyến đua bão táp của nhóm người vận chuyển "làn khói trắng" luôn có sự rình rập của tử thần bay theo. Ngày nay, một bộ áo mới đang dần khoát lên con đường cũ hẹp khi xưa. Đã một thời đi về trên con đường này nhiều đến nỗi tất cả những thứ gọi là kỉ niệm học trò đều để lại trong ký ức.

Để lượn trên con đường N2 thẳng tắp và hoang vắng, các bạn có thể xuất phát ở CoopMart Phú Lâm - đường Bà Hom - đường Tỉnh Lộ 10 - thị trấn Đức Hòa - hết đường Tỉnh Lộ 10, quẹo trái theo TL 824. Chú ý khúc cua gấp ở Hữu Thạnh, quẹo phải để theo đường đất, băng qua một cây cầu gỗ cũ, và vòng xuống chân cầu Đức Hòa (bắt qua con sông Vàm Cỏ Đông) để lên đường N2.

Nét đặc sắc trên đường N2: đường thẳng, vắng, tốt, ít tiệm sửa xe, phong cảnh hai bên đường cực đẹp, có rất nhiều vườn đu đủ, vườn chanh, ruộng mía, ruộng thơm-khóm....tha hồ sáng tác ảnh.

Một số hình ảnh minh họa không đẹp lắm vào một ngày không đẹp trời:

IMG_0924.jpg

Thành viên độc hành suốt cả chặng hành trình, chuyên vận chuyển ba lô, lều chõng, và đặc sản.



IMG_0929.jpg

Chủ thớt, nhân vật chuyên dẫn cả đoàn vào những con đường lạc lối không biết lối ra, chỉ có thể "quay đầu là bờ" :)



IMG_0906.jpg

Xe của thớt, thích khung cảnh tĩnh lặng và bình yên nơi ngõ vắng. Chỉ một mình, một ngựa, một ba lô.



IMG_0935.jpg

Bảng chỉ dẫn cuối con đường N2: Quẹo trái đi về thành phố Tân An, quẹo phải theo Quốc Lộ 62 về Mộc Hóa để tiếp tục cuộc hành trình.
 
Last edited:
Kết thúc con đường N2 là thị trấn Thạnh Hóa, chúng tôi quẹo phải theo QL62 để về thị trấn Tân Thạnh. Tại thị trấn Tân Thạnh, các bạn có thể đi theo con đường TL829 để về chợ Trường Xuân, được coi là trung tâm của Đồng Tháp Mười (trước đây là chợ Phước Xuyên - nơi cất giữ nhiều kỉ niệm tuổi thơ của thớt - đã từng bôn ba khắp bến bờ ở đây từ thuở bé con). Chợ Trường Xuân nằm trên một ngã 5 sông (chỉ nhớ một con sông tên Nguyễn Văn Tiếp, xuôi dòng về Cai Lậy - Tiền Giang).
Tuy nhiên, con đường TL829 đang trong quá trình thi công(vẫn chưa biết là đã hoàn thành chưa, mọi người có thông tin đoạn này bổ sung giúp mình), nên con đường tốt nhất để dân phượt khám phá vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười là ĐCK79 (Đường cặp kênh 79). Ngoài ra còn có Đường 7 Thước nữa. :D

Quốc Lộ 62 đoạn từ Tân Thạnh về Mộc Hóa đang bán rất nhiều đặc sản Mùa Nước Nổi như: bông điên điển, bông súng, hẹ nước, cá đồng, rắn, chuột.....Thật tiếc, không có hình minh họa, vì thớt mãi suy nghĩ mông lung nên lướt nhanh đoạn này.

Tạm dừng ở đầu đường ĐCK79 để ăn sáng, vô tình bắt gặp một đám cưới rất thôn quê:

Chú rể đi trước:
IMG_0938.jpg



Đoàn rước dâu cất bước theo sau:
IMG_0939.jpg



Cột mốc đầu đường ĐCK 79, điểm giao nhau với QL62 (chiếc xe đò kia là xe rước dâu, không phải xe để đưa đón khách nhé, đường ĐCK79 rất vắng):
IMG_0941.jpg



Đường cặp kênh 79 về thị trấn Tân Hưng:
IMG_0944.jpg



Cảnh 2 bên đường ĐCK79:
IMG_0953-1.jpg



Mọi người chú ý khung này, cố gắng tìm góc chụp sẽ có một bức ảnh rất đẹp. Mình vừa chạy vừa chụp cho chuyến tiền trạm, nên ảnh chỉ có tính chất minh họa và giới thiệu cho những người đến sau:
IMG_0947-1.jpg
 
Dẹp hết công việc đang còn dang dở, lại muốn lên đường đi tìm không gian yên tĩnh, mình theo chân chủ thớt tìm về miền quê yên bình.

Không khí buổi sáng hơi se lạnh, con đường vắng lặng thẳng tít xa, chỉ có 3 chiếc xe chầm chậm trên đường, vừa hít thở cái không khí trong lành, vừa ngắm nhìn quang cảnh mùa nước nổi

e1a7447949319df4ccb2897fdec7310b_49919254.cimg1567.jpg


Hai bên đường bán rất nhiều chuột đồng

36795167d28ccede991856d5e80fa2ff_49919330.cimg1578.jpg


Khu vực nuôi ong ruồi lấy mật

103c4906e17c2f9d2bc523b1613288be_49919364.cimg1581.jpg


8037877a3a0252a3ee7197ae4394cb8d_49919384.cimg1585.jpg
 
Khung cảnh 2 bên đường ĐCK 79 thật quá đỗi bình yên và hoang vắng:
IMG_0965.jpg



Những ngôi trường ở vùng Đồng Tháp Mười luôn có tầng hầm để đậu xuồng và tránh lũ cao như thế này đây:
IMG_0962.jpg


Không thể thiếu hình ảnh của những chuyến đò ngang vùng sông nước được:
IMG_0963.jpg


Kết thúc đường ĐCK 79, lướt nhanh qua thị trấn Tân Hưng, chúng tôi theo TL 842 tiến về thị xã Hồng Ngự:
CIMG1598.jpg


Phía trước mặt là một biển nước rộng mênh mông, bờ kè đã được gia cố chắc chắn, sẵn sàng cho Mùa Lũ 2012:
CIMG1605.jpg

Tại ngã 3 này, nếu các bạn muốn về Tràm Chim - Tam Nông, quẹo trái 17km. Nếu muốn tiếp tục về thị xã Hồng Ngự, quẹo phải 15km. Chúng tôi đã quẹo phải để về cửa khẩu Thường Phước, nơi có cột mốc 240.

Cả bọn quyết định làm một vòng quanh thị xã Hồng Ngự để tìm chỗ nghỉ trưa. Một quán cafe võng thật mát, cô chủ quán thật dễ thương, và phịch...một chiếc võng rách đôi (ai có ảnh chỗ này, post cho mọi người cùng xem nhé :) ).

Chợ cũ Hồng Ngự, được xây dựng năm 1962: "Lác đác bên trong, chợ mấy người?"
IMG_0984.jpg
 
Last edited:
Một số hình ảnh khi bị lạc vào khóm An Thành ở thị xã Hồng Ngự. Sản phẩm từ làng nuôi cá bè trên sông, chỗ này nuôi rất nhiều cá lóc và cá lăng:
IMG_0979.jpg


Một góc làng nuôi cá bè:
IMG_0985.jpg


Rời thị xã Hồng Ngự, chúng tôi tiếp tục theo TL841 để về cửa khẩu Thường Phước. Ghé ăn trưa ở một quán trên đường TL841. Quán tên Út Được vừa mới khai trương, rất dân dã, món ăn ngon, chủ quán nhiệt tình, giá rẻ phải chăng.
Kinh nghiệm để thưởng đặc sản Mùa Nước Nổi ở khu vực này:tìm quán nhậu có view đẹp, nhìn ra ruộng nước mênh mông hoặc dọc sông lớn, đều được. Không gọi món trên menu, mà hỏi trực tiếp chủ quán những món có liên quan như: cá linh non nấu canh chua bông điên điển, cá linh non kho lạt chấm bông điên điển và bông súng, gỏi bông điên điển với tép rong. Ngoài ra còn có chuột đồng, rắn, các loại cá đồng,v.v....

Một số hình ảnh món ăn. Canh chua cá linh non, bông điên điển, bông súng ma:
IMG_0987.jpg


Bông điên điển xào tép rong:
IMG_0990.jpg


Một món sườn ram mặn cho một mem không ăn được cá:
IMG_0991.jpg
 
Kết thúc buổi ăn trưa, giông cũng vừa kéo đến, cả bọn rủ nhau ra bờ ruộng phía sau quán, ngắm nhìn đồng nước mênh mông cùng con sóng dữ:
IMG_0992.jpg


Gió to thổi tung cả tấm mành mành đang vây đàn cá lóc nuôi phía trong, lo lắng:
IMG_0993.jpg


Đã chuẩn bị sẵn với tư tưởng "không ngại mưa to, không sợ gió lớn" nên dù đã nghe đài báo bão đang đổ bộ vào vùng Phan Thiết, cả bọn vẫn tiếp tục lên đường về cửa khẩu Thường Phước trong cơn mưa rả rích:
IMG_0996.jpg


Mây của trời, gió cuốn đi đâu?
IMG_0997.jpg


Đường về cửa khẩu Thường Phước:
IMG_0998.jpg


Những ngôi nhà được dựng tạm để dân tránh lũ:
CIMG1636.jpg


Vì là vùng đất biên giới, chúng tôi không được phép chụp hình, nên cả bọn quyết định tạm dừng ở cầu Thường Phước, tìm đường về đò ngang qua Vĩnh Sương.

Bến đò ngang:
CIMG1640.jpg
 
Last edited:
Cơn mưa vẫn rả rích không dừng, đò ngang chờ mãi không thấy, chủ thớt quyết định gọi một chai Sting để chuẩn bị cho tăng tốc cho chặng đường còn lại.
Ngồi ở bến, lắng nghe từng câu chuyện của người dân địa phương, rồi bắt chuyện với một cô người Chăm, rồi cô chủ quán nước lại tiếp chuyện. Câu chuyện xung quanh chủ đề cái khăn rằn - mà người Chăm ở đây gọi là "ràng Miên".

Một hình ảnh về "ràng Miên" được cô chủ quán nước mang từ trên gác xuống cho xem làm mẫu để qua chợ Vĩnh Xương tìm mua:
IMG_1005.jpg


Hình ảnh từ bến đò:
IMG_1008.jpg

Ngồi lặng lẽ quan sát cậu bé trong bức ảnh này rất lâu (thật tiếc vì chỉ chụp thoáng qua mà không chụp cận cảnh). Cậu bé bị tật ở 2 chân, không thể di chuyển bình thường như bao đứa trẻ khác được. Tuy vậy, cậu vẫn rất vô tư và hồn nhiên cùng lũ nhóc trong xóm vui đùa dưới cơn mưa chiều. Có rất nhiều cảm xúc để lại nơi này, không thể diễn tả bằng ngôn ngữ lời văn được. Có lẽ, càng đi nhiều, càng thêm yêu quý cuộc sống này hơn nữa.

Đò đến, chúng tôi rời địa phận Hồng Ngự - Đồng Tháp. Bờ bên kia sông Tiền là cửa khẩu Vĩnh Xương, Tân Châu - An Giang . Bắt đầu chinh phục thượng nguồn con sông Tiền trên lãnh thổ Việt Nam:
CIMG1647.jpg


Ẩn hiện phía xa xa kia là nơi có cột mốc 240 ở Thường Phước:
IMG_1016.jpg


Để tìm đến cột mốc 241, các bạn đi theo con đường TL952, cứ đi hết TL này đến bờ sông: quẹo phải vô đồn biên phòng để xin phép trước, hoặc quẹo trái theo đường cặp bờ sông để ra cột mốc - đoạn này chỉ có thể đi bộ mà thôi.
CIMG1653.jpg


Lãnh thổ Campuchia:
CIMG1655.jpg


Lãnh thổ của nước Việt Nam thân yêu:
CIMG1657-1.jpg
 
Last edited:
Bạn ơi viết tiếp đi ,mình chờ xem ,lâu rùi kô đc về thăm quê nội ở búng Bình thiên nên chờ hình bạn post lên xem cho đỡ nhớ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,431
Bài viết
1,147,170
Members
193,497
Latest member
Kecthaihongphuot
Back
Top