Lối đi trên cổng còn hằn vết xe xưa:
Lối xưa ngựa cũ hồn thu thảo... Bao lượt chiến xa, thương xa để vết hằn lưu mãi tận bây giờ :
Thấy nói, khi xưa trên đỉnh cổng này còn có lầu gác rất đẹp. Cái này có lẽ thế thật vì những gì còn lại bây giờ đủ thấy đây thực sự là công trình nghệ thuật. Vòm cổng, bên ngoài bên trên còn những bức phù điêu khắc các sự tích Phật giáo:
Và cả kinh Phật bằng 5 thứ ngôn ngữ: Hán, Tạng, Khiết đan, Hồi hột, Mông cổ các nền văn hóa có giao lưu ở đây. Vậy cũng đủ thấy phạm vi giao lưu, tính quan trọng của cửa khẩu này.
Hắn vẫn rêu rao
đi và cảm, vậy mà ở đây không hiểu sao chả cảm được điều gì.
"Chả biết được!" Hình như câu cửa miệng đã vận vào nó? Hay hắn thấy “hảo Hán, hảo Việt” theo nghĩa phải đến đây chả có ý nghĩa gì với hắn thì phải. Ngay cả lần đầu tiên cũng vậy, hắn chỉ tò mò trên đỉnh cao nhất ở đây thấy được gì? Liệu còn kéo dài như người ta nó không? Tò mò vậy thôi. Chả phải ham hố:
"Lên trên đấy được phát giấy chứng nhận…" gì gì đó của mấy tay hướng dẫn viên địa phương. Chỉ muốn giải quyết tính tò mò của mình thôi. Hắn thuộc dạng hoài cổ rồi, già rồi. Chỉ thấy di tích cổ mới thích. Chứ phục cổ thì thây kệ thiên hạ chầm trồ hay chê bai, hắn cứ tưng tửng... tưng tửng... Vì thế khi thấy Vân Đài đứng lẻ loi, với những nét trạm trổ mòn theo thời gian, vết xe hằn những tháng ngày sôi động hắn như mê mẩn, nhẩn ngơ. Bây giờ người ta phủ kính lên, tấm kính đày chịu lực ngăn cách nền cổng với vết xe, như để bảo vệ nhưng hắn lại thấy, nước đọng thành giọt trên tấm kính, cây cỏ có được môi trường ẩm thấp, ấm áp thuận lợi để phát triến, vậy đá liệu có xâm hại không?
Hắn biết Bắc kinh khô hanh lắm, bất kể mùa nào người ta đều khuyên nên uống nhiều nước. Thân thể con người ta 80% là nước, không uống nước ở Bắc kinh thì thấy ngay: môi khô nẻ, cứng lại, dễ bị cảm nữa. Có lần hắn nói với HDV Bắc kinh là hình như bị cảm, thì nhận được lời khuyên là: uống nước hay ăn trái cây mọng nước như lê, nho, cam quýt...; chứ không phải uống thuốc?! Uống nước! Khi đó ngoài trời lạnh đến -3 độ! Gió rít từng cơn. Cả thung lũng như cái ống thổi để ông Thần Gió thổi cái lạnh từ phương Bắc vào hun hút. Nghi ngờ, nhưng mà người thì cứ ngây ngây như muốn sốt, quanh đấy thuốc thì chả có. Sốt ở thời tiết này, ở xa xôi thế này thì nguy cho mình thật, mất công, ảnh hưởng đến nhiều người thật. Thế là hắn cũng đành thử nghe theo. Ấy vậy mà hiệu quả! Uống hết trai nước khoáng lạnh giá thì thấy đỡ hắn, tất nhiên là uống từng ngụm nhỏ, như chiên thuốc vậy (lúc đó uống vậy cho đỡ lạnh thôi, không ngờ lại đúng cách). Thế mới biết mất nước nguy hại chừng nào. Bắc kinh khô hanh, ngay cả mùa hè đi dưới nắng chang chang cũng rất ít mồ hôi. Chỉ cần bạn đứng dưới bóng râm vài phút là ráo ngay. Chả phải bạn không ra mồ hôi đâu, không khí khô làm mồ hôi bay mất. Mất nước mà mình không cảm nhận được. Vậy nên phải bổ xung nước. Đấy mới là gốc của bệnh. Cách nghĩ hay thật.
Nhưng đấy là đối với con người. Còn khô hanh ấy lại là điều kiện tốt để bảo tồn cổ vật. Quây kính chưa hẳn đã là tốt. Mà thôi, đấy là việc của nhà chức trách. Họ chuyên môn cao bằng mấy mình ấy chứ, cứ
đốt đuốc soi mặt trời làm gì. Việc hắn là hôm nay đến ngắm cho thỏa, nhớ để lần sau có đến thì còn biết. Vậy cho nhẹ đầu.