What's new

[Chia sẻ] Hồi ký chapter 5: Côn Đảo – Địa ngục và Thiên đường

lukeme

Phượt thủ
Côn Đảo – 1 địa danh nổi tiếng trong lịch sử VN, 1 địa danh gắn liền với anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu, gắn liền với nơi giam cầm lãnh đạo cách mạng bấy giờ Tôn Đức Thắng, nơi mệnh danh là địa ngục sống cho những người sống đương thời. Nhưng lịch sử đã đi vào quá khứ, Côn Đảo bây giờ đối với tôi nó còn là thiên đường biển thực sự. Vì trải qua nhiều nơi tôi đặt chân đến thì bờ biển và dải cát nơi đây vẫn là nơi tôi ấn tượng nhất.
+ Di chuyển: phương tiện tàu thuyền và máy bay.
- Tàu thuyền: các bạn bắt xe hoặc tàu cánh ngầm là cảng Cát Lở - Vũng tàu để khởi hành đến Cảng bến Đầm – Côn Đảo.
o Thời gian di chuyển: 12-13 tiếng. Cụ thể xuất phát VT 17h chiều đến CĐ lúc 6h sáng hôm sau.
- Máy bay: hiện thời điểm tôi đi chỉ có VNA. Tương lai hy vọng JS, VJA mở thêm thì tốt cho dân phượt.
o Thời gian bay: khoảng 1 tiếng. Bay bằng máy bay nhỏ ATR72 nên khá là feeling khi có gió lớn :D.
o Chi phí: thời điểm săn vé được giá khá thấp 900k/lượt, khứ hồi 1t8.
- Khách sạn: ở Côn Đảo, có rất nhiều khu vực tùy theo nhu cầu và túi tiền các bạn. Vip thì các khu resort độc quyền các bãi biển như Six Sense, trung thì các resort gần biển ở trung tâm đảo, tiết kiệm thì tôi chọn các khu vực khách sạn nằm ở trung tâm cách xa biển 1 chút nhưng với phương tiện xe máy thì không gì không thể.
- Thời gian: tôi ở là 3 ngày 2 đêm tháng 3 năm 2014.
1510518_10152271694659568_1504852977_n.jpg


1003604_10152271630804568_873240996_n.jpg


1920626_10152271631309568_2145076913_n.jpg

1 góc CĐ từ trên cao
1618540_10152271638394568_1148900268_n.jpg


1157644_10152271638089568_2050671109_n.jpg

bản đồ ở sân bay
 
Last edited:
Ngày 1: Xuất phát từ sân bay TSN lúc 9h20 sáng, thời gian bay là 1 tiếng trên ATR72, đây cũng là lần đâu tiên tôi ở trên máy bay nhỏ, số lượng ghế cũng ít nên bay bằng cánh quạt, khi gần đến sân bay CĐ thì gió thổi khá lớn nên máy bay hơi chao đảo. Lúc hạ cánh thì hạ khá gấp vì đường băng trên đảo không dài như các đường băng thường.
1970714_10152271647894568_166856305_n.jpg


1545619_10152271648294568_1267614103_n.jpg

đường lớn ngay đối diện biển
Vì sân bay nằm cách xa trung tâm đảo nên từ đây khởi hành vào phải mất thêm khoảng 45p đi qua các khu vực bãi đầm trâu, bãi đất dốc của six sense, đi thêm 1 đoạn nữa là vào khu vực trung tâm. Khi đến được khách sạn thì cũng xế trưa. Do lag khá nhiều trong di chuyển nên 2 vc tôi nghỉ ngơi 1 chút để lấy sức khám phá.
1978894_10152271639499568_282459215_n.jpg

cổng chùa
Địa điểm đầu tiên tôi đến là Vân Sơn Tự hay còn chùa núi một, đi theo hướng nam cách trung tâm khoảng 10p xe máy. Đây cũng là chùa lớn nhất ở CĐ, thời điểm giữa trưa tôi đến thì không có ai nên 2 đứa tha hồ khám phá chụp hình, đường lên chùa qua hơn chục bậc thang là đến khu chánh điện lớn, từ đây phóng tầm mắt hết được toàn cảnh CĐ.
10003270_10152271639844568_1365426979_n.jpg


1794744_10152271643264568_310528630_n.jpg


1978758_10152271643794568_88738287_n.jpg

Đường lên chùa
1461830_10152271641324568_138239513_n.jpg


604074_10152271642859568_1548654958_n.jpg


1458443_10152271641789568_393366737_n.jpg


1796627_10152271640874568_1506778022_n.jpg

quanh cảnh trên chùa nhìn xuống
Đi lòng vòng tham quan rồi cũng tiếp tục khởi hành vì thời tiết khá nắng nên 2 đứa tiếp tục đi theo đường mòn về sâu hướng nam. 2 bên đường hàng cây cối mọc um tùm xa xa là bờ biển đưa tôi đi theo cảm giác như trở về trẻ thơ. Vừa đi vừa rêu la cùng đường chiều xế vắng người nên 2 đứa cứ chạy và chạy, băng qua các khu vực đậu thuyền đánh cá, các khu dân cư địa phương. Trải qua quãng đường dài gần 20 cây số, chúng tôi cũng đã chạm đến cực nam của CĐ.
 
Last edited:
1958500_10152271632049568_1781605495_n.jpg

Bờ biển dọc theo trục đường đi
1375127_10152271644469568_533133126_n.jpg


1531731_10152271644774568_1471822976_n.jpg


Sau khi nghỉ ngơi và rảo 1 vòng xung quanh, chúng tôi trở về và ghé địa danh nổi tiếng là nhân chứng sống ở CĐ bao nhiêu năm qua là di tích lịch sử của cuộc vượt ngục 198 chiến sĩ cách mạng. cuộc vượt ngục diễn ra chớp nhoáng để cướp thuyền trở về đất liền. tuy nhiên lại không thành công khi 81 người hy sinh và 117 bị bắt và tiếp tục bị giam cầm khổ sai.
1920065_10152271646064568_1441549673_n.jpg

biển đá ghi công
1896813_10152271646034568_403499673_n.jpg

1798636_10152271644914568_1749271582_n.jpg

khu vực cực nam CĐ
563236_10152271645069568_1989683504_n.jpg

Cuối con đường mòn là đây
Về lại thị trấn, tôi ghé qua địa danh An Sơn Miếu gần đó, Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu là nơi thờ người phụ nữ trung trinh tiết liệt. Bà đã dám ngăn cản chồng là vua Nguyễn Ánh bán nước cầu vinh. Miếu bà Phi Yến cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 2km về phía tây nam nằm trên đường Hoàng Phi Yến, khu dân cư số 3. Người dân ở đây xem bà Phi Yến như một vị thần phù hộ cho cuộc sống của họ. Vào ngày 18/10 âm lịch tại khu vực miếu Bà – Côn Đảo lại diễn ra lễ hội trang trọng do nhân dân trên đảo, và du khách tới du lịch Côn Đảo tổ chức để tưởng niệm và ghi nhớ công ơn của Bà Phi Yến.
 
10007460_10152271646309568_1955875293_n.jpg

Hồ sen rất đẹp khi trở về lại trung tâm.
10006979_10152271647334568_2021282167_n.jpg


1922523_10152271647519568_858493556_n.jpg

khu vực xung quanh chùa ASM.
1393578_10152271648139568_538111884_n.jpg

thêm 1 bãi đá gần trung tâm đảo
Kết thúc ngày 1 là chuyến thăm nghĩa trang hàng dương. Đây cũng là 1 trong những địa điểm không thể bỏ qua ở CĐ. Thời điểm tôi đến là khá muộn 8-9h tối. vậy mà cũng khá nhiều người đến đây. Nhắc đến CĐ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến anh hùng Võ Thị Sáu, vì vậy nên ngoài việc đến thăm và viếng chị Võ Thị Sáu, ở đây còn có nhiều vĩ nhân anh hùng khác như Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Võ Văn Cừ, Phạm Văn Đồng…
969358_10152271688879568_211934659_n.jpg

10012623_10152271689234568_1479272297_n.jpg

1016481_10152271690154568_1075367677_n.jpg

1912192_10152271690484568_676540199_n.jpg

1932283_10152271633039568_457533327_n.jpg

đền thờ bên trong quảng trường
quảng trường gần nghĩa trang hàng dương
1979721_10152271690929568_708630234_n.jpg


Sau khi để xe ngoài cổng, tự để đâu cũng được. vì trên đảo cũng như bình ba, phú quốc thì không có nạn trộm cắp như trong phố thị. Tôi đi vào quan sát thì thấy nghĩa trang rất lớn và khang trang. Phân chia theo từng khu rất rõ ràng. Và có các bản đồ chỉ dẫn nơi đến mộ chị Võ Thị Sáu, Tôn Đức Thắng… và mỗi khu vực nằm cũng khá xa.
Do trời tối nên tôi và cũng vắng người nên tôi chỉ đến viếng thăm mộ chị Võ. Vì diện tích khá lớn nên tôi cũng đi 1 thời gian và lần theo các đóm đèn mà những người mang đèn cầy theo đốt nên mới biết nơi được. Mộ chị nằm xung quanh các ngôi mộ khác nhưng nổi bật là hình tượng khuôn mặt trẻ trung trên bức tường sau mộ.
Ở đây ai đến cũng thành kính thắp hoặc chắp tay để viếng chị, 1 huyền thoại linh thiêng, 1 người hùng tuổi trẻ mà hy sinh vì tổ quốc quá sớm. Sau khi viếng, tôi đến khu vực chính là quảng trường lớn ngay giữa nghĩa trang, nơi tổ chức các hoạt động lễ hội hàng năm. Tôi tính đi bộ viếng tiếp nhưng do thời gian gần khuya nên đành về để nghỉ ngơi, hẹn 1 dịp khác sẽ quay lại.
 
971115_10152271649489568_451166745_n.jpg

Ngày thứ hai, tôi lên kế hoạch tham quan điểm dừng chân tiếp theo là di tích Trung tâm cải huấn phú hải – trại phú hải, đây là một trại giám lớn và cổ nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo do Thực Dân Pháp xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19.Tên gọi đầu tiên là Banh I, sang thời mỹ ngụy gọi là Lao I, sau đó đổi tên là trại cộng hòa, trại hai, và tên gọi cuối cùng là trại phú hải tên gọi này được sử dụng từ tháng 11/1974. Đây cũng là 1 trong những nhà tù nằm gần trung tâm. Đi qua cánh cổng tường, các bạn sẽ đi vào trong khu vực nhà lao được chia ra thành nhiều nhà tù nhỏ nằm 2 bên. Mỗi nhà tù có sức chứa cả trăm người. có những mô hình được dựng lại khá thực tế. Mỗi khám, xà lim sẽ có 1 bảng ở ngoài để ghi chú những anh hùng đã từng bị giam cầm ở đây, có nhiều người bị giam và đc giải cứu sau này là những chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo nhà nước ta hiện nay như ngô gia tự, lê đức thọ, trương mỹ hoa…
Các nhà tù, trại giam ở Côn Đảo được xây theo nhiều thời khác nhau, thời pháp qua thời mỹ có thể được tận dụng hoặc cải tạo ghê rợn hơn như hầm phân bò dùng để tra tấn tù nhân, sống trong hầm phân, nghê tên đã thấy rùng rợn rồi.
1383680_10152271648734568_2100167044_n.jpg


1009997_10152271648794568_664862325_n.jpg

cổng vào trại phú hải.
1383154_10152271649114568_1421232542_n.jpg


1513978_10152271650154568_2120806362_n.jpg


1896798_10152271650539568_883506536_n.jpg


1011626_10152271649549568_188845611_n.jpg


1016477_10152271649674568_1799837373_n.jpg


1899922_10152271649919568_1148703094_n.jpg
 
Tiếp tục khám phá các nhà tù tiếp theo chuồng cọp ở trại phú tường và nhiều chuồng khác chuẩn bị xây nhưng chưa xong như ở trại phú bình, trại khu B. Các trại giam này được xây rất tinh vi để né các nhà luật pháp quốc tế. mỗi nhà giam bên trong cách biệt trong diện tích rất nhỏ khoảng 1m2 ở trên là trần để bọn cai ngục đi tuần tra. Tra tấn thì đủ kiểu nào cũng có, tôi có minh họa trong hình để mọi người thấy rõ hơn.
1975032_10152271651544568_71480237_n.jpg


1976981_10152271652169568_978049502_n.jpg


1510543_10152271651109568_1672316821_n.jpg


1932379_10152271651319568_1748679917_n.jpg


1098395_10152271651384568_1756225460_n.jpg


1962689_10152271653319568_1967740639_n.jpg


1618471_10152271654229568_649913756_n.jpg

tái hiện cảnh tra tấn...
1010130_10152271654164568_1746243301_n.jpg


1964833_10152271655124568_353278840_n.jpg



Ở đây, các nhà tù còn được giữ khá nguyên vẹn dấu tích nên tôi vừa đi vừa tưởng tượng ra các cảnh hồi ức kinh hoàng ngày xưa. Đây cũng là điểm hơn nhà tù Phú Quốc, vốn được tái tạo lại nên không tạo được nhiều cảm xúc như ở CĐ.
Sau khi tham quan 1 vòng các nhà tù từ thời Pháp đến thời Mỹ, tôi tiếp tục ghé bảo tàng Côn Đảo để tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành nơi đây. ở đây cũng khá giống bảo tàng cội nguồn ở PQ. Tuy nhiên khác với PQ, chủ yếu là lịch sử hình thành đảo thì ở CĐ, đa phần là lịch sử từ Pháp thuộc xâm chiếm đảo, mở rộng xây dựng nhà tù đến khi Mỹ chiếm dụng lại làm nhà tù tinh vi hơn. Đúng như tên gọi Côn Đảo, nhắc đến tên là nghĩ ngay đến địa ngục trần gian, nơi khiếp đảm kinh hoàng với tất cả những ai đã tham gia cách mạng chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
 
1958447_10152271656164568_45931784_n.jpg


541950_10152271656064568_422716063_n.jpg


1379595_10152271656649568_229956500_n.jpg


1920146_10152271656914568_1993017243_n.jpg

trần như nhộng, tra tấn vào chỗ kín, đủ mọi hình thức được ghi lại wa hình chụp.
1239045_10152271657524568_1757198196_n.jpg


1959229_10152271659314568_763674993_n.jpg


1959889_10152271659714568_828441006_n.jpg


1958069_10152271660114568_626268238_n.jpg


1972380_10152271660489568_1127943409_n.jpg

các tiêu bản ở bảo tàng CĐ
 
1743727_10152271663549568_276587822_n.jpg


1924780_10152271664224568_1181031813_n.jpg


10006618_10152271664114568_1179565072_n.jpg


1926638_10152271663894568_960652041_n.jpg


1157640_10152271666184568_270034166_n.jpg


1925234_10152271666744568_327611249_n.jpg


10009856_10152271668774568_881859673_n.jpg


1911970_10152271664829568_394907860_n.jpg

tái hiện lịch sử hình thành đến khi trải qua địa ngục trần gian được ghi lại toàn bộ ở bảo tàng
 
1461321_10152271678759568_1885833534_n.jpg

1 chuồng cọp bị đánh bom sập
1904239_10152271679859568_965213763_n.jpg


1972342_10152271686444568_621842849_n.jpg


1009844_10152271688454568_1833198022_n.jpg

ấn tượng với tên gọi
1521876_10152271688839568_1844709478_n.jpg


1504937_10152271680209568_426064942_n.jpg


1896889_10152271680469568_702217906_n.jpg


1896889_10152271680469568_702217906_n.jpg

Trại phú bình cách xa trung tâm khoảng 5 cây số, mới hoạt động xây dựng thì được giải phóng.
1969343_10152271681204568_531372174_n.jpg


1970640_10152271680999568_1565950784_n.jpg

Biểu tượng hòa bình chị Sáu
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,430
Bài viết
1,147,119
Members
193,495
Latest member
tivi86
Back
Top