tramykt86nt
Phượt thủ
Mở đầu: Chào mừng bạn đến với quần đảo Nam Du!
Nam Du, tôi vừa từ đó trở về ngày hôm qua. Nếu bạn hỏi tôi Nam Du đẹp đến thế nào, tôi chẳng biết phải trả lời bạn ra sao. Như ai đó đã từng nói rằng điều quan trọng không phải là bạn đi đâu, mà là bạn đi với ai và cảm nhận về nó thế nào. Đừng tin những gì người ta nói, hãy cứ đi và nhìn nó bằng con mắt của chính bạn.
Chúng tôi, hai cô gái 86 và hai cậu trai 87, là bốn người còn sót lại trong nhóm mười người ban đầu lên kế hoạch thực hiện chuyến Nam Du. Chúng tôi vẫn quyết tâm đi, bởi nếu chần chừ và trì hoãn thì chẳng biết phải đợi đến bao giờ.
Lắc lư trên chuyến xe đêm với hai lần trung chuyển, cuối cùng cũng đến được bến tàu để mua vé đi Nam Du. Rạch Giá đón chào chúng tôi bằng một buổi sáng tờ mờ sương sớm, cái lạnh chỉ se se nhưng cùng với những đợt gió thi thoảng cũng đủ làm người ta khẽ co mình. Lấp đầy dạ dày rỗng bằng một tô hủ tiếu Nam Vang nghi ngút khói, tôi khẽ đặt lưng xuống võng và thiếp đi lúc nào không hay. Mặt trời nhoẻn miệng cười thật tươi, nhẹ nhàng đánh thức. Lưng khoác vội ba lô, rảo bước xếp hàng xuống khoang tàu.
Đây là loại tàu cao tốc tên Ngọc Thành, chở được khoảng 160 người. Mỗi ngày có duy nhất một chuyến ra đảo Nam Du lúc 8 giờ. Từ bến tàu Rạch Giá này, người ta cũng có thể mua vé đi thẳng ra Phú Quốc với cùng thời gian đi Nam Du, chỉ khác hướng. Tôi mới biết bơi, và trước giờ chỉ bơi ở hồ trong thành phố. Để chắc ăn, tôi tranh thủ lượn khắp các nẻo đường đêm giáng sinh, tìm mua cho mình một chiếc áo phao vừa vặn. Chỉ với tám chục ngàn để cứu mạng sống của mình, tại sao lại không? (Không nghĩ cái mạng của mình rẻ thế. Haha). Vừa lên tàu, tôi mặc sẵn áo phao, đảm bảo các khóa được cài đầy đủ, ngồi yên vị trên ghế gần lối đi và luôn trong tư thế sẵn sàng chạy ra cửa thoát hiểm. Phương với Becky nhìn tôi cười, bảo "Hầu như người ta chết vì không thoát được ra ngoài chứ chẳng phải vì không mặt áo phao". Được một lúc thuyền ra biển lớn và bắt đầu lắc lư hòa cùng vũ điệu của sóng, Phương ngồi lặng im. Nhìn sang Becky lúc này mặt mày hơi biến sắc, Phương khe khẽ "I start to scare". Đấy! Ông bà ta nói cấm có sai: "Cẩn tắc vô áy náy". Cứ như tôi cứu mạng sống của mình chỉ với vài chục ngàn, quá rẻ đi chứ lị.
Tàu ghé ngang Hòn Tre và Hòn Sơn để thả khách. Sau hơn hai tiếng rưỡi, Nam Du cũng hiện ra ở dải xa xa. Đây rồi, chào mừng bốn vị khách Damco Commercial đến với Nam Du!
(Xin được nói thêm một chút. Nam Du là một quần đảo gồm 21 hòn đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, trong đó chỉ năm hòn đảo có người sinh sống với dân số xấp xỉ 5000 người. Sau này tách thành nhiều xã, có một hòn đảo nhỏ hơn lấy tên là xã Nam Du. Nên hòn đảo chính còn lại phải lấy tên là xã Nam Sơn. Khách đến đây thỉnh thoảng hay bị nhầm là vậy. Nơi chúng tôi đến là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Nam Du, thuộc xã Nam Sơn).
Nam Du, rạng sáng 25.12.2014
Nam Du, tôi vừa từ đó trở về ngày hôm qua. Nếu bạn hỏi tôi Nam Du đẹp đến thế nào, tôi chẳng biết phải trả lời bạn ra sao. Như ai đó đã từng nói rằng điều quan trọng không phải là bạn đi đâu, mà là bạn đi với ai và cảm nhận về nó thế nào. Đừng tin những gì người ta nói, hãy cứ đi và nhìn nó bằng con mắt của chính bạn.
Chúng tôi, hai cô gái 86 và hai cậu trai 87, là bốn người còn sót lại trong nhóm mười người ban đầu lên kế hoạch thực hiện chuyến Nam Du. Chúng tôi vẫn quyết tâm đi, bởi nếu chần chừ và trì hoãn thì chẳng biết phải đợi đến bao giờ.
Lắc lư trên chuyến xe đêm với hai lần trung chuyển, cuối cùng cũng đến được bến tàu để mua vé đi Nam Du. Rạch Giá đón chào chúng tôi bằng một buổi sáng tờ mờ sương sớm, cái lạnh chỉ se se nhưng cùng với những đợt gió thi thoảng cũng đủ làm người ta khẽ co mình. Lấp đầy dạ dày rỗng bằng một tô hủ tiếu Nam Vang nghi ngút khói, tôi khẽ đặt lưng xuống võng và thiếp đi lúc nào không hay. Mặt trời nhoẻn miệng cười thật tươi, nhẹ nhàng đánh thức. Lưng khoác vội ba lô, rảo bước xếp hàng xuống khoang tàu.
Đây là loại tàu cao tốc tên Ngọc Thành, chở được khoảng 160 người. Mỗi ngày có duy nhất một chuyến ra đảo Nam Du lúc 8 giờ. Từ bến tàu Rạch Giá này, người ta cũng có thể mua vé đi thẳng ra Phú Quốc với cùng thời gian đi Nam Du, chỉ khác hướng. Tôi mới biết bơi, và trước giờ chỉ bơi ở hồ trong thành phố. Để chắc ăn, tôi tranh thủ lượn khắp các nẻo đường đêm giáng sinh, tìm mua cho mình một chiếc áo phao vừa vặn. Chỉ với tám chục ngàn để cứu mạng sống của mình, tại sao lại không? (Không nghĩ cái mạng của mình rẻ thế. Haha). Vừa lên tàu, tôi mặc sẵn áo phao, đảm bảo các khóa được cài đầy đủ, ngồi yên vị trên ghế gần lối đi và luôn trong tư thế sẵn sàng chạy ra cửa thoát hiểm. Phương với Becky nhìn tôi cười, bảo "Hầu như người ta chết vì không thoát được ra ngoài chứ chẳng phải vì không mặt áo phao". Được một lúc thuyền ra biển lớn và bắt đầu lắc lư hòa cùng vũ điệu của sóng, Phương ngồi lặng im. Nhìn sang Becky lúc này mặt mày hơi biến sắc, Phương khe khẽ "I start to scare". Đấy! Ông bà ta nói cấm có sai: "Cẩn tắc vô áy náy". Cứ như tôi cứu mạng sống của mình chỉ với vài chục ngàn, quá rẻ đi chứ lị.
Tàu ghé ngang Hòn Tre và Hòn Sơn để thả khách. Sau hơn hai tiếng rưỡi, Nam Du cũng hiện ra ở dải xa xa. Đây rồi, chào mừng bốn vị khách Damco Commercial đến với Nam Du!
(Xin được nói thêm một chút. Nam Du là một quần đảo gồm 21 hòn đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, trong đó chỉ năm hòn đảo có người sinh sống với dân số xấp xỉ 5000 người. Sau này tách thành nhiều xã, có một hòn đảo nhỏ hơn lấy tên là xã Nam Du. Nên hòn đảo chính còn lại phải lấy tên là xã Nam Sơn. Khách đến đây thỉnh thoảng hay bị nhầm là vậy. Nơi chúng tôi đến là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Nam Du, thuộc xã Nam Sơn).
Nam Du, rạng sáng 25.12.2014
Last edited: