Nepal - 02.2014
Cách tốt nhất để quên đi ưu phiền thực tại, là nghĩ về chuyến đi đã qua hay nghĩ đến chuyến đi sắp tới.
Mỗi chuyến đi dù xa dù gần đều mang lại cho tôi nhiều cảm xúc. Dù rằng những bước chân của tôi là quá nhỏ bé trên bề mặt địa cầu.
Nepal – Mặt trời trên núi tuyết
Tại sao tôi đi Nepal, một nước nhỏ và ít được biết đến? Nhiều người hỏi tôi câu đó, gia đình, bạn bè. Và thực lòng tôi cũng không trả lời được lý do chính xác là gì. Vì cao lắm mỗi năm đi được một, hai nước mà cũng chỉ còn khoảng 10 năm đủ sức khỏe để đi, nên việc chọn đi nước nào cũng là điều tôi cân nhắc rất kỹ lưỡng. Mọi việc bắt đầu vào ngày sinh nhật tôi. Ngày hôm ấy tôi vô tình đọc được một bài viết về Nepal trên chuyên mục du lịch của Vnexpress. Thế là tìm bạn đồng hành, rồi book vé. Tất cả như đã được một “thế lực” nào đó sắp đặt sẵn khi mọi việc đều diễn ra suông sẻ. Chọn Nepal, tôi đã phải bỏ qua chuyến đi Nhật mùa thu. Dù rằng chi phí đi Nepal lần này không hề rẻ hơn chi phí đi Nhật.
Nepal nằm giữa hai miền đất quá mênh mông về địa lý và quá vĩ đại về văn hóa là Ấn Độ và Tây Tạng. Nên Nepal thường là nơi trung chuyển để đến Tây Tạng, hoặc là nơi ghé thăm “kèm theo” khi đến Ấn Độ. Bạn bè tôi ít người biết đến nơi này. Trước kia, tôi cũng không nghĩ rằng Nepal là nơi sẽ có trong danh sách du lịch của mình, mặc dù tôi biết nơi đây có 3 điều nổi tiếng: đỉnh Everest, Lumbini và tượng đồng. Tôi không có tham vọng, cũng không đủ sức khỏe để chinh phục Everest, nên mục đích khi đến Nepal là 2 điều còn lại. Nhưng Nepal cho tôi nhiều hơn tôi đã tưởng.
Nepal không chỉ có núi tuyết là Everest. Và không cần chỉnh phục đỉnh Everest để có được cảm xúc chạm vào núi tuyết. Từ khi xem Mekong ký sự cách đây gần mười năm, rồi đọc các cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết hay Mùi hương trầm, Đường xa nắng mới,…thì hình ảnh những ngọn núi tuyết vĩnh cửu trong dãy Hymalaya luôn ám ảnh tôi. Những ngọn núi tuyết hùng vĩ mang đến cho tôi cảm giác vừa bí ẩn vừa linh thiêng. Là nơi khởi nguồn. Là nơi gần bầu trời nhất. Là nơi ta chỉ có thể vọng ngưỡng mà không bao giờ chạm tới.
Buổi chiều đầu tiên ở Kathmandu là lần đầu tiên tôi được vọng ngưỡng núi tuyết, dù khoảng cách là rất xa, chỉ có thể thấy được những chóp núi tuyết trắng. Thung lũng Kathmandu như một gương sen, núi non bao quanh trùng trùng điệp điệp hết lớp này đến lớp khác như những cánh sen. Những cánh sen này thay đổi màu sắc theo từng khoảnh khắc trong ngày. Có khi sen trắng màu trắng của tuyết, khi trắng màu trắng bồng bềnh của mây, có khi ửng hồng bình minh, khi nhuộm màu ráng chiều. Chùa Swayambhunath nằm trên một ngọn đồi trong thung lũng Kathmandu, là nơi có thể ngắm toàn cảnh thung lũng Kathmandu và ngắm hoàng hôn trên dãy núi tuyết bao quanh thung lũng.
[/IMG]
Ngày thứ hai, chúng tôi khởi hành đi Pokhara, một thành phố du lịch nổi tiếng của Nepal nơi có dãy núi tuyết Annapurna (một phần của dãy Hymalaya) mà đỉnh cao nhất tới 8.091m. Pokhara cách Kathmadu hơn 200km. Đồng hành với chúng tôi trên suốt chặng đường là dòng sông Trisuli xanh như ngọc và núi tuyết. Ra khỏi trung tâm Kahtmandu không xa là đã bắt gặp dòng sông Trisuli. Lúc đầu, sông và con đường ngang ngửa độ cao với nhau. Nhưng càng lúc thì độ chênh giữa mặt đường và dòng sông càng lớn dần, không biết vì đường càng lúc càng lên cao hay sông cảng lúc càng chảy xuống thấp? Dòng sông uốn lượn giữa các hẻm núi đá. Có một điều khác biệt giữa sông Trisuli và các con sông khác mà tôi đã từng thấy, đó là Trisuli có những bờ cát trắng mịn đẹp như bãi biển. Có lẽ do Nepal không có biển nên tạo hóa bù đắp bằng những bến sông đẹp như bãi biển chăng?
Nối 2 bờ sông Trisuli là nhiều cây cầu treo thế này. Hy vọng chất lượng những chiếc cầu này không tệ như cầu treo Chu Va vừa bị đứt ở Lai Châu.
Trên đường đi, chúng tôi ghé Siddha Cave, với hy vọng vườn quýt ở đó còn trái. Mặc dù không đủ sức leo lên đến tận Cave cũng như vườn quýt chỉ toàn lá chứ không có 1 trái quýt náo, nhưng tôi đã có 1 nơi tuyệt vời để ngắm núi tuyết và sông Trisuli. Một không gian thật thoáng đãng và yên tĩnh. Ở lưng chừng núi phóng tầm mắt nhìn xuống là dòng sông Trisuli xanh ngắt uống lượn, là dãy núi tuyết dường như rất gần. Có một ngôi nhà bằng đá không có người ở. Có một vườn quýt xanh lá. Có một cây xoài hàng trăm tuổi. Có những giọt sương vẫn chưa tan dù trời nắng. Có 1 cây khô. Và có những bậc thềm đá rất tĩnh tại
Cách tốt nhất để quên đi ưu phiền thực tại, là nghĩ về chuyến đi đã qua hay nghĩ đến chuyến đi sắp tới.
Mỗi chuyến đi dù xa dù gần đều mang lại cho tôi nhiều cảm xúc. Dù rằng những bước chân của tôi là quá nhỏ bé trên bề mặt địa cầu.
Nepal – Mặt trời trên núi tuyết
Tại sao tôi đi Nepal, một nước nhỏ và ít được biết đến? Nhiều người hỏi tôi câu đó, gia đình, bạn bè. Và thực lòng tôi cũng không trả lời được lý do chính xác là gì. Vì cao lắm mỗi năm đi được một, hai nước mà cũng chỉ còn khoảng 10 năm đủ sức khỏe để đi, nên việc chọn đi nước nào cũng là điều tôi cân nhắc rất kỹ lưỡng. Mọi việc bắt đầu vào ngày sinh nhật tôi. Ngày hôm ấy tôi vô tình đọc được một bài viết về Nepal trên chuyên mục du lịch của Vnexpress. Thế là tìm bạn đồng hành, rồi book vé. Tất cả như đã được một “thế lực” nào đó sắp đặt sẵn khi mọi việc đều diễn ra suông sẻ. Chọn Nepal, tôi đã phải bỏ qua chuyến đi Nhật mùa thu. Dù rằng chi phí đi Nepal lần này không hề rẻ hơn chi phí đi Nhật.
Nepal nằm giữa hai miền đất quá mênh mông về địa lý và quá vĩ đại về văn hóa là Ấn Độ và Tây Tạng. Nên Nepal thường là nơi trung chuyển để đến Tây Tạng, hoặc là nơi ghé thăm “kèm theo” khi đến Ấn Độ. Bạn bè tôi ít người biết đến nơi này. Trước kia, tôi cũng không nghĩ rằng Nepal là nơi sẽ có trong danh sách du lịch của mình, mặc dù tôi biết nơi đây có 3 điều nổi tiếng: đỉnh Everest, Lumbini và tượng đồng. Tôi không có tham vọng, cũng không đủ sức khỏe để chinh phục Everest, nên mục đích khi đến Nepal là 2 điều còn lại. Nhưng Nepal cho tôi nhiều hơn tôi đã tưởng.
Nepal không chỉ có núi tuyết là Everest. Và không cần chỉnh phục đỉnh Everest để có được cảm xúc chạm vào núi tuyết. Từ khi xem Mekong ký sự cách đây gần mười năm, rồi đọc các cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết hay Mùi hương trầm, Đường xa nắng mới,…thì hình ảnh những ngọn núi tuyết vĩnh cửu trong dãy Hymalaya luôn ám ảnh tôi. Những ngọn núi tuyết hùng vĩ mang đến cho tôi cảm giác vừa bí ẩn vừa linh thiêng. Là nơi khởi nguồn. Là nơi gần bầu trời nhất. Là nơi ta chỉ có thể vọng ngưỡng mà không bao giờ chạm tới.
Buổi chiều đầu tiên ở Kathmandu là lần đầu tiên tôi được vọng ngưỡng núi tuyết, dù khoảng cách là rất xa, chỉ có thể thấy được những chóp núi tuyết trắng. Thung lũng Kathmandu như một gương sen, núi non bao quanh trùng trùng điệp điệp hết lớp này đến lớp khác như những cánh sen. Những cánh sen này thay đổi màu sắc theo từng khoảnh khắc trong ngày. Có khi sen trắng màu trắng của tuyết, khi trắng màu trắng bồng bềnh của mây, có khi ửng hồng bình minh, khi nhuộm màu ráng chiều. Chùa Swayambhunath nằm trên một ngọn đồi trong thung lũng Kathmandu, là nơi có thể ngắm toàn cảnh thung lũng Kathmandu và ngắm hoàng hôn trên dãy núi tuyết bao quanh thung lũng.

Ngày thứ hai, chúng tôi khởi hành đi Pokhara, một thành phố du lịch nổi tiếng của Nepal nơi có dãy núi tuyết Annapurna (một phần của dãy Hymalaya) mà đỉnh cao nhất tới 8.091m. Pokhara cách Kathmadu hơn 200km. Đồng hành với chúng tôi trên suốt chặng đường là dòng sông Trisuli xanh như ngọc và núi tuyết. Ra khỏi trung tâm Kahtmandu không xa là đã bắt gặp dòng sông Trisuli. Lúc đầu, sông và con đường ngang ngửa độ cao với nhau. Nhưng càng lúc thì độ chênh giữa mặt đường và dòng sông càng lớn dần, không biết vì đường càng lúc càng lên cao hay sông cảng lúc càng chảy xuống thấp? Dòng sông uốn lượn giữa các hẻm núi đá. Có một điều khác biệt giữa sông Trisuli và các con sông khác mà tôi đã từng thấy, đó là Trisuli có những bờ cát trắng mịn đẹp như bãi biển. Có lẽ do Nepal không có biển nên tạo hóa bù đắp bằng những bến sông đẹp như bãi biển chăng?


Nối 2 bờ sông Trisuli là nhiều cây cầu treo thế này. Hy vọng chất lượng những chiếc cầu này không tệ như cầu treo Chu Va vừa bị đứt ở Lai Châu.


Trên đường đi, chúng tôi ghé Siddha Cave, với hy vọng vườn quýt ở đó còn trái. Mặc dù không đủ sức leo lên đến tận Cave cũng như vườn quýt chỉ toàn lá chứ không có 1 trái quýt náo, nhưng tôi đã có 1 nơi tuyệt vời để ngắm núi tuyết và sông Trisuli. Một không gian thật thoáng đãng và yên tĩnh. Ở lưng chừng núi phóng tầm mắt nhìn xuống là dòng sông Trisuli xanh ngắt uống lượn, là dãy núi tuyết dường như rất gần. Có một ngôi nhà bằng đá không có người ở. Có một vườn quýt xanh lá. Có một cây xoài hàng trăm tuổi. Có những giọt sương vẫn chưa tan dù trời nắng. Có 1 cây khô. Và có những bậc thềm đá rất tĩnh tại

